Wednesday, January 30, 2008

Entry for January 30, 2008

1. Bài về Nguyễn Mạnh Tường trên CAND. Tất nhiên là bài không đề cập gì tới những liên quan của ông Tường với Nhân văn giai phẩm và 30 năm im lặng của ông sau đó.
Giáo sư, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường: Chữ tài liền với chữ tâm

2. Tường thuật về buổi hội thảo cuốn sách "Những kẻ thiện tâm" của Jonathan Littel.
'Những kẻ thiện tâm' - cuốn sách 'bất thường và kỳ dị'
Cuốn này thường được báo chí so sánh (có lẽ bởi tương đồng về quy mô đồ sộ và chủ đề chiến tranh) với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy và Cuộc sống và số phận (tiếng Anh là Life and Fate)
của Vasily Grossman. Cuốn Cuộc sống và số phận lấy bối cảnh trận Stalingrad và phê phán chủ nghĩa Stalin. Cuốn này được một số người cho là tiểu thuyết Nga vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 (một cuốn khác cũng thường được xưng tụng tương tự là Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov).
Các dịch giả tiếng Nga ở Việt Nam mà chọn dịch cuốn này có phải là hay không (dù dịch và in cuốn này có thể sẽ lỗ)?

3. Người Việt mua sách online nhiều thứ tư thế giới
Cái khảo sát này thật khó tin, theo đó thì 54% những người tham gia khảo sát ở Việt Nam từng mua sách online.
Trong những người quen của mình, hình như rất ít người từng mua sách từ các dịch vụ trực tuyến. Dù gì thì con số 54% cũng là quá cao, ngay cả đối với giới educated.

9 comments:

  1. Tôi nghe nói là Cuộc đời và số phận đã từng được dịch và giới thiệu trên báo Văn nghệ hồi cuối những năm 80'. Tôi chỉ nghe nói thôi chứ thực sự thì chưa nhìn thấy.

    ReplyDelete
  2. Google vĩ đại. Vừa comment xong thì tìm thấy 1 phần ở đây:
    http://www.nuocnga.net/forum/viewtopic.php?t=3317&sid=cd7952e77c6cf3f8be079d7d07569eca

    ReplyDelete
  3. =)) So funny, cái hình mà evan gọi là bìa sách tiếng Việt thực tế là giấy mời hội thảo của L'espace. :))

    À, cuốn Life and fate nếu có ai dịch thì sẽ có người in đây. :))

    ReplyDelete
  4. Tác giả Trần Duy Hiển của báo CAND có thể tham gia cuộc thi "da mặt dày nhất thế giới". Không hiểu đ/c Hiển đã đọc trang nào trong quyển hồi ký của LS Nguyễn Mạnh Tường chưa? Đó là quyển "Un Excommunité, Procès d'un intellectuel" (NXB Quê Mẹ, Paris 1992).

    LS Tường đã viết thư cho Võ Văn Ái ở Pháp về việc in quyển hồi ký:

    "Tôi chờ đợi điều tệ hại nhất đến với tôi, tuy vẫn mong là nó không tới. Nhưng nếu người ta đẩy sự dã man đến độ dành cho tôi cùng sự đối xử như các nhà trí thức khác từng bị cáo buộc là nói xấu chế độ, thì tôi sẽ vững vàng đón nhận những thử thách mà tôi biết sẽ cam go lắm. Tôi đã quyết định, nếu điều đó cuối cùng xảy ra, thì tôi sẽ tuyệt thực tới chết. Ở tuổi 84 này tôi đã trải qua cái tốt nhất và cái xấu nhất của cuộc đời, và tôi không cảm thấy nuối tiếc phải lìa bỏ cõi đời, vì suốt cuộc đời tôi, tôi đã chu toàn bổn phận của một trí thức trước nhân dân và trước lịch sử."

    Em quen cháu nội của LS Nguyễn Mạnh Tường. Cụ Tường có một người con trai duy nhất. Kể ra chính quyền mình cũng không đối xử quá tệ bạc với con cháu của cụ Tường. Bác H (con trai cụ Tường) đã từng làm tới chức Vụ phó của một bộ trong chính phủ.

    ReplyDelete
  5. Trích 1 số đoạn trong hồi ký "Bản án một người trí thức" của LS Nguyễn Mạnh Tường:

    "Họ là những cái thùng rỗng tuếch khua ầm ĩ. Mở miệng ra là nói Mác, nhưng không bao giờ đọc sách vở của Mác, hoặc nếu ngẫu nhiên đọc một trang trong cuốn Tư bản luận cũng chẳng hiểu ất giáp gì." (tr. 27)

    "Ðất nước mất đi bản sắc, chỉ nhắm mắt bắt chước, sao chép (sự tàn ác của) Liên Xô và Trung Quốc (Le Vietnam perd sa personalité pour devenir le reflet, le fac-simile de l'Union soviétique et de la Chine)." (tr.84).

    "Người ta thường giặt quần áo bẩn trong nhà. Vì có quá nhiều quần áo bẩn ngày nào cũng phải giặt, nên người ta đã cảm thấy cần thiết phải qui định là thế giới Việt Nam là thế giới đóng kín cửa, cũng như toàn thể cái thế giới cộng sản vậy. Ở bên trong người ta tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm con người. (tr. 134)

    "(Chúng ta) nhất định ngăn chặn không cho những thảm họa tương tự tái diễn trong tương lai." (tr. 153)

    "Nhà tôi ước mơ bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè, nhưng không làm sao kiếm nổi vốn liếng và tiền đấm mõm cho công an và cán bộ thu thuế để bọn họ cho chúng tôi được yên thân."(tr. 253).

    "Tôi phải làm gì bây giờ ? Tôi không thể đạp xích lô như vài đồng nghiệp trẻ, không phải vì sợ những lời thị phi, nhưng chỉ vì tôi đã già rồi." (tr. 255).

    "Bạn bè cho gia đình tôi một con chó rất khôn. Chó có tuổi, chúng tôi chẳng còn gì cho con vật đáng thương ăn cả. Con chó kiệt sức rơi nước mắt, buồn bã vĩnh biệt chủ"(tr. 256).

    "Trong chế độ này đói kém là chuyện thường. Nước da nhà tôi và con gái tôi xanh mét, tấm thân gầy gò. Nhưng cả hai cắn răng chịu đựng, họ sợ làm tôi buồn nên chỉ khóc thầm trong đêm khuya. Tôi biết lắm nhưng giả vờ không biết. Tôi cũng không ngăn được giọt lệ xót xa khi thấy vợ con cắn răng chịu đựng bao nỗi cực khổ, không có hạt cơm lót bụng." (tr. 257).

    ReplyDelete
  6. @Fortunate V: quyển hồi ký của LS Nguyễn Mạnh Tường có on-line không? hoặc có thể mua ở đâu? (tớ ở Mỹ, nhưng có thể order from Quê Mẹ if needed).

    "Tất nhiên là bài không đề cập gì tới những liên quan của ông Tường với Nhân văn giai phẩm và 30 năm im lặng của ông sau đó." Các "nhà báo" VN là chuyên gia về một nửa sự thật. Tớ nhớ có một lần bàn về Nguyễn Hiến Lê trên blog bác Linh, có một friend của bác Linh rất ngưỡng mộ NHL và đã đọc hồi ký của ông (xuất bản tại VN), nhưng cô ta rất ngạc nhiên khi tớ nói rằng hồi ký đó đã bị cắt bỏ một phần ba; nxb Văn Nghệ tại Mỹ mới xuất bản complete version. Tiếc rằng complete version đó không có on-line. Hôm nay talawas có đăng trích đoạn phần bị cắt bỏ đó, kèm theo commentary của Dung Khanh, nhưng tớ không thích commentary đó lắm, nó dễ gây phản cảm.
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12137&rb=0401

    ReplyDelete
  7. @VietPundit: Tớ cũng đang đọc hồi ký Nguyễn Hiến Lê, bản in ở Việt Nam, đúng là bị cắt bỏ 6 chương (trong tổng số 33 chương), ngoài ra không rõ trong các chương có đoạn nào bị cắt bớt không (hy vọng là không). Tiếc là bài trên talawas chỉ tóm tắt ý và một số trích đoạn chứ không có nguyên bản các chương bị cắt.


    ReplyDelete
  8. @Linh: tớ cũng tiếc là talawas không đăng nguyên bản các chương bị cắt; tớ không thích lắm kiểu trích đoạn, vì đó là chủ quan rồi, có thể tác giả sẽ bị quote out of context (có thể thôi). Hơn nữa, commentary của người trích Dung Khanh nào đó có vẻ "nói thêm" cho NHL, tớ thấy không nên; tốt hơn hết là let the text speak for itself.

    ReplyDelete
  9. @VietPundit: em chỉ có sách in nguyên bản tiếng Pháp (NXB Quê mẹ của bác Võ Văn Ái) do một người bạn ở Pháp tặng. Hình như là chưa có ai dịch sang tiếng Việt và xuất bản một cách trọn vẹn cả. Hơi lạ là không có bản tiếng Việt online nào, toàn các trích đoạn ngắn thôi (như trên Tạp chí Thế kỷ). Các trang mạng về sách Việt như Vnthuquan, thuvienVietnam hay Đặc Trưng cũng không có cả bản tiếng Pháp hay tiếng Việt.

    Mấy năm trước em có gắp và hỏi trực tiếp con trai của cụ Tường, bác ấy trả lời là gia đình không có bản tiếng Việt của quyển hồi ký. Không hiểu là bác ấy nói thật hay vẫn e ngại gì đó.

    ReplyDelete