Saturday, January 26, 2008

Entry for January 26, 2008

A challenge from within for the World Bank

Bài về kinh tế gia trưởng mới của World Bank Justin Lin Yifu. Có lẽ là lần đầu tiên công dân của một nước đang phát triển đảm nhiệm vai trò nhà kinh tế trưởng của World Bank?
Nhân vật Justin Lin Yifu này có vẻ khá nhiều mâu thuẫn. Sinh trưởng ở Đài Loan nhưng lại đào tẩu sang Trung Quốc năm 1979 bằng cách bơi vượt biển, bỏ lại cả vợ con ở Đài Loan trong khi đang là sĩ quan quân đội Đài Loan. Có bằng tiến sĩ kinh tế ở Đại học Chicago, pháo đài của chủ nghĩa tự do mới-theo đó cần giảm thiểu vai trò của nhà nước- nhưng lại cho rằng nhà nước là thể chế quan trọng nhất và chất lương nhà nước quyết định thành công hay thất bại của phát triển. Việc bổ nhiệm Lin làm nhà kinh tế gia của World Bank có phải là nhát đinh đóng lên chiếc quan tài cho lý thuyết Đồng thuận Washington (Washington Consensus) vẫn là kim chỉ nam cho hoạt động của các thể chế tài chính quốc tế trong 20 năm qua (dù 10 năm gần đây có sự thay đổi và xét lại từ sau khủng hoảng châu Á). Định hướng chính sách của WB có thay đổi nhiều sau sự bổ nhiệm này không?
Đoạn này trong bài báo cũng thú vị:

"Lin has written about the famine during the Great Leap Forward, managing to take on the theories of the great Indian economist Amartya Sen, without ever using the word democracy. That's quite a feat, since one of Sen's most famous ideas is that famines occur only in the absence of democracy.

Lin has mentioned "luck, geography and culture" to explain the different economic trajectories of Africa and East Asia. Africa's bad "luck," though, and China's, too, during Mao's long rule were dictatorships that abused and personalized power."

Link các bài viết học thuật của Lin (không phải là rất nhiều, đáng chú ý là từ năm 2000 tới nay Lin gần như không có nghiên cứu gì thực sự mang tính học thuật cho dù vẫn là giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc trường Đại hoc Bắc Kinh và giáo sư Đại học Bắc Kinh- có lẽ giai đoạn này ông ta chủ yếu làm tư vấn chính sách).

3 comments:

  1. Tin này thú vị đấy. Cảm ơn bác Linh. Em có vài bình luận

    1. Đúng là lần đầu tiên một người không phải da trắng, công dân của một nước đang phát triển được cử làm Kinh tế trưởng (và Phó Chủ tịch cao cấp) của World Bank. Những người giữ vị trí này trước đây đều khá nổi tiếng trong giới học thuật kinh tế và chính quyền các nước Phương Tây: J. Stiglitz (Giải Nobel 2001), F. Bourguignon và N. Stern (hiệu trưởng Paris và London School of Economics), S. Fischer (Phó giám đốc điều hành IMF, Thống đốc Ngân hàng TW Israel), Lawrence Summers (Bộ trưởng tài chính thời Clinton và Hiệu trưởng Harvard)... Từ trước tới giờ, chưa có người Trung Quốc nào đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức quốc tế. Đối với Ngân hàng phát triển châu Á ADB (một WB “nhỏ” ở châu Á), Nhật Bản luôn dành lấy vị trí Chủ tịch bất chấp sự thèm muốn từ lâu của Trung Quốc. Rõ ràng là Trung Quốc đã trở thành một thế lực mạnh về chính trị và kinh tế của thế giới, nhưng đóng góp về nhân sự của Trung Quốc cho các tổ chức quốc tế đầy quyền lực như WB, IMF, UNDP còn rất hạn chế. Theo em Chủ tịch mới của WB, đồng chí Zoellick, là dân ngoại giao nên muốn “hài hòa” các lợi ích. Việc này chắc chắn sẽ làm hài lòng Trung Quốc.

    ReplyDelete
  2. 2. Đồng chí Lin Yifu quả thật có một bản lý lịch “khá kỳ lạ”. Được quân đội Đài Loan bỏ tiền cho đi học MBA. Vượt biển trốn sang Trung Quốc 1979, rồi tốt nghiệp thạc sĩ ở Bắc Kinh về Chủ nghĩa Mác và Tư tưởng Hồ Chí Minh (í lộn, tư tưởng Mao Trạch Đông) năm 1982. Năm 1986 đồng chí lấy bằng Tiến sĩ ở Chicago. Sau đó vừa làm ở Trung Quốc vừa đi dạy ở các đại học nước ngoài. Về học thuật thì đồng chí Lin không thể bằng các Chief Economist của WB trước đây, tuy nhiên về thực tiễn trong kinh tế vĩ mô (của Trung Quốc) thì đồng chí có nhiều kinh nghiệm.

    Vị trí Chief Economist trước đây thường liên quan chặt chẽ với vấn đề ý thức hệ. Biết đâu các bạn Mỹ và đồng chí chủ tịch Zoellick đã điều tra kỹ và biết rõ là đồng chí Lin là người của tình báo Đài Loan cử sang Trung Quốc (sau một vụ bơi vượt biển rất kỳ lạ) hehe

    ReplyDelete
  3. 3. Theo em Đồng thuận Washington (Washington Consensus) chưa thể chết được. Mặc dù Trung Quốc và đồng chí Lin luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà nước (và lờ tịt khái niệm “dân chủ”), nhưng không ít các khuyến nghị của Washington Consensus được áp dụng ở Trung Quốc như tự do hóa thương mại, tư nhân hóa, đầu tư nước ngoài, v.v. Có thể đồng chí Lin biết cách nói “khéo léo” khi làm việc ở Trung Quốc, chứ em không tin một Tiến sĩ, đệ tử của Milton Friedman ở pháo đài của Neoliberalism lại suy nghĩ hoàn toàn trái ngược với các đồng môn của mình được.

    Thử nhìn lại gần 10 năm trước, khi Joseph Stiglitz ngồi ở vị trí Chief Economist của WB (1997-2000), ông ta từng lên án quyết liệt các chính sách tự do hóa thương mại của WTO, các liệu pháp sốc của IMF dựa trên Washington Consensus. Stiglitz cũng là người phê phán trường phái Chicago về vai trò của nhà nước. Tuy không cực đoan như Lin, nhưng Stiglitz đã đề cao và nhắc đến một vai trò giới hạn của nhà nước (third way). Thế mà chính sách của WB hay IMF có thay đổi nhiều đâu, Washington Consensus vẫn chưa đem đi chôn được.

    Cuộc đấu tranh “ai thắng ai” bây giờ khó có kết cục rõ ràng như thời chiến tranh lạnh!?

    ReplyDelete