Trích lại từ blog Osin, lượt thuật tọa đàm với nhà văn Nguyên Ngọc, nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa.
…
Sự Im Lặng Của Trí Thức
Trí thức luôn là lực lượng được chờ đợi trước những thời điểm quan trọng. Kinh tế đang tiệm cận với những chuẩn mực của thị trường. Cấu trúc xã hội cũng muôn phần thay đổi. Các lực lượng khác của xã hội, bằng mọi cách, đã thể hiện mình. Trong khi, theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, “trí thức thì im lặng”. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng quan sát và có cùng nhận xét, nhưng vấn đề theo ông, bởi vì: “Chúng ta có một số nhà trí thức có tư cách nhưng không có một tầng lớp trí thức”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng lý do để Việt Nam chưa có được một “tầng lớp trí thức” là vì “tập tính dân tộc”. Mặt khác, theo ông Quốc, “không có tư hữu, không có tầng lớp sở hữu chủ làm sao có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa”.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói, trong lịch sử, Việt Nam chỉ có các nhà nho chứ chưa có các trí thức. Ông Nguyên dẫn nghiên cứu của giáo sư Trần Đình Hượu: Từ nhà nho truyền thống, đến thế kỷ 18-19, khi các đô thị như “kinh Kỳ, phố Hiến” xuất hiện, ta có những “nhà nho tài tử”; khi Pháp vào, ta có những “nhà nho cần vương”; đến thời du nhập tư tưởng phương Tây, ta có những “nhà nho cải cách” như Phan Chu Trinh, rồi “nhà nho cách mạng” như cụ Hồ.
Nhà nho bao giờ cũng đi trước nhưng với tính cách của “kẻ sĩ” chứ không phải trí thức. Trí thức (mà ta đang gọi hiện nay) chỉ có nhân cách với lõi là “kẻ sĩ” chứ tư cách trí thức với nghĩa có thái độ dấn thân, dám bảo vệ chính kiến thì rất yếu. Chính vì vậy, mà theo nhà sử học Dương Trung Quốc, có những bậc “đại trượng phu”, trước thời cuộc, khi dân chúng chờ đợi họ lên tiếng cho Dân tộc thì họ chỉ có thể “giữ lấy lề” cho chính mình.
…
Một Không Gian
Nhưng, trí thức khó có thể giữ được thái độ độc lập khi không có một không gian đủ rộng để họ bày tỏ chính kiến. “Không gian” đó gần như đã bị triệt tiêu khi, theo ông Nguyên Ngọc, văn nghệ, học thuật đã bị phân tuyến “hoặc đúng, hoặc sai; hoặc ta, hoặc địch” và diễn đàn chỉ có chỗ cho những người nhiệt tình, a dua chứ không còn chỗ cho những người tỉnh táo tranh biện và muốn đóng góp một cách thực sự có ích cho Cách mạng.
…
Theo nhà văn Nguyên Ngọc, “trí thức bắt đầu bị hạ nhục liên tục” trong các đợt “chỉnh huấn” sau khi các cố vấn Trung Quốc xuất hiện ở Việt Nam (từ năm 1950, một năm sau khi Đảng Cộng sản nắm quyền ở Trung Quốc), đỉnh cao là thời kỳ “Nhân Văn Giai Phẩm”. Ông Ngọc nói: “Vợ tôi cho đến giờ vẫn còn giận nhiều người, nhưng tôi thì tôi hiểu họ. Có những người “đánh” chỉ để tự vệ cho mình, có những người muốn tránh đấu tố bạn bè, đồng nghiệp thì đành phải cáo ốm vô nằm viện. Ngay như Nguyễn Tuân, vốn tự coi là người ngang ngạnh nhất cũng phải than, ‘Tao sống được tới giờ này là nhờ biết sợ’. Muốn làm kẻ sỹ lúc đó cũng khó. Nguyễn Huy Tưởng đã phải viết rằng, nhiều khi rất muốn từ chức nhưng từ chức thì vợ con biết lấy gì mà ăn”.
Nhưng, nếu so sánh với Nga thì theo ông Nguyên Ngọc: “Số phận các trí thức Nga còn bị đối xử tàn khốc hơn nhiều, nhưng có lẽ nhờ đứng trên một nền tảng văn hóa lớn và một nền độc lập lâu dài mà trí thức Liên Xô, thay vì chỉ là những “trí thức thuộc địa” như ta, vẫn có nhiều nhân vật đáng kính trọng. Nếu như có khá nhiều trí thức của ta chỉ là ‘cương trực vặt’ thì trí thức Liên Xô vẫn có những người như Bulgakov, thà xin Stalin “ban” cho một chân kéo màn ở nhà hát để kiếm sống nhưng tác phẩm thì không khuất phục. Hàng ngày Bulgakov vẫn lặng lẽ viết, cho dù phải 40 năm sau, tác phẩm của ông mới được công bố”.
Nhưng, không chỉ là số phận cụ thể của những con người. Trong một thời gian dài, những sản phẩm cổ động, tuyên truyền đã bị “định chuẩn” là nghệ thuật. Mặc dù, ông Dương Trung Quốc lưu ý, phải đặt tất cả những điều đó trong bối cảnh lịch sử đương thời. Nhưng, ông Nguyên Ngọc vẫn cho rằng, vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” cùng với chiến dịch đấu tố trong hệ thống đại học mà đối tượng là những nhà trí thức lớn như Trương Tửu, Trần Đức Thảo… khiến cho những người như Hoàng Tụy mà cũng bị đấu tới 130 cuộc, hàng loạt những trí thức tên tuổi phải cởi áo giáo sư, đã để lại những hậu quả về mặt dân trí lâu dài và không thể nào khắc phục. Nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Lúc đó chúng ta đã từng có một nền giáo dục đại học đàng hoàng. Những trí thức khá nhất của chúng ta đều là học trò của những người thầy bị đấu tố đó”.
Hình Thành “Tầng Lớp”
Hầu hết những trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến đều vì “độc lập dân tộc”. Tuy nhiên, theo ông Nguyên Ngọc, khát vọng lớn nhất của trí thức là tự do. Đó là lý do vì sao khi hòa bình lập lại thì nhu cầu dân chủ và tự do xuất hiện. Trong tình huống ấy, theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, nếu không có một không gian tự do đủ để tiếp cận với sự thật thì không thể nào tạo ra và tồn tại một tầng lớp trí thức thực sự.
…
Với những tiến bộ công nghệ hiện nay, theo nhà văn Nguyên Ngọc, “càng siết thì sẽ càng rạn nứt”. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng cần phải có “một nền chính trị tham dự thay vì tuân phục” thì mới nâng cao dân trí được. Bao cấp, đặc biệt là bao cấp về chính trị, nhiều khi sẽ dẫn đến sự trói tay cả một dân tộc. Không chỉ hình thành một tầng lớp trí thức dủ mạnh và có tư cách, theo tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa, “Giữ quốc gia thời nay không thể chỉ duy nhất trông cậy vào nhà nước, (phải có) một xã hội dân sự phát triển như trăm nghìn thành lũy mới mong gìn giữ được những gì đã thuộc về người Việt Nam”
Huy Đức- Mỹ Lệ lược thuật
Bình loạn Mao Tôn Cương, như thường lệ:
- mấy bác Phạm Xuân Nguyên, Dương Trung Quốc ở hội thảo nói kinh phết nhỉ nhưng lúc khác có vẻ không được thế
- thực ra bác Nguyên Ngọc em thấy mới là kinh nhất, và cũng nhất quán với những gì bác ý nói và viết
- bác Nguyên Ngọc thì nhất quán, có phẩm tính trí thức nhất
- chứ mấy bác kia thì cũng trích đông trích tây chứ có thấy nói gì kinh lắm đâu. nói ko có trí thức thì ai chả nói được. rồi Nhân Văn thì bảo là phải đặt vào thời điểm đó. bác Nguyên thì cũng chỉ đến "nền chính trị tham dự thay vì tuân phục"
- bác DTQ dù sao cũng là đương kim chính trị gia nên chắc phải lo giữ thân
- bác Dương Trung Quốc, và nhất là bác Phạm Xuân Nguyên, có vẻ đã đi theo hướng "giữ lấy lề" cho chính mình. một số bác khác kiểu Nguyễn Đình Thi và Chế Lan Viên, các "trí thức quan chức" thì đã đi theo con đường sám hối 1 số người khác, như Phùng Quán thì theo ý kiến cá nhân em không đủ tầm tư tưởng. bác ý suffer vì thời đại nó thế
- trong nhóm Nhân văn giai phẩm xe ra cũng chẳng có ai thực sự là có tầm tư tưởng. Có Nguyễn Mạnh Tường.
- ý em là cả về tư tưởng nghệ thuật
- à, về nghệ thuật thì có Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần
- đấy, cũng có Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyên Ngọc, Trần Quốc Thảo, Trương Tửu. Chế Lan Viên có thể coi là có tư tưởng, nhưng không dấn thân. có tư tưởng nhưng đã đầu hàng quan trường
- Chế Lan Viên hình như được coi là người thông minh nhất trong lứa nhà văn đó. Nhưng có ai đó đã bảo là những người thông minh nhất thường khó mà đứng về phe nước mắt
- bác ý cũng chọn easiest way. ừ em cũng đang định bảo thế. rất có thể mình cũng sẽ chọn con đường đó
- hi hi
- để chọn phe nước mắt cần phải có sự gàn dở và dũng cảm nhất định. những người tỉnh táo và thông minh ít khi chọn con đường ấy
- gàn dở kiểu Trần Dần và Phùng Quán, hai người có vẻ can đảm và bướng bỉnh nhất
- Trần Dần là gàn dở, nhưng em hơi có cảm giác (có thể biased bởi bài viết của Phạm Thị Hoài) là đã chọn phe nước mắt vì gàn dở thôi, chứ về tư tưởng thì vẫn có tư tưởng đầu hàng
- à nghe nói là Nguyễn Hữu Đang mới là linh hồn hướng dẫn hoạt động nhóm đó ông này vì thế bị tù nặng nhất dù gần như ko trực tiếp viết gì. Còn “trí thức phò chính thống” như Phạm Thị Hoài nói thì trong bài này gọi là nhà nho, chứ ko phải trí thức. Nhà nho thì có hai tư thế: hoặc tham gia giúp vua hoặc lui về ở ẩn, mặc việc nước.
- ừ, nhà nho chưa biết đến cái “vị thế thứ 3”. Thực ra khi nhắc đến "nhà nho tài tử" thì cũng đã có dáng dấp
- kiểu Cao Bá Quát. nhưng như Cao Bá Quát thì hành động vì tự do cá nhân mình, vì tính cách mình theo kiểu Trần Dần
- ừ, không phải vì sống chết cho lý tưởng. có lẽ 80 năm chưa đủ để tạo nên tinh thần tr
í thức tự do phương Tây
- thực ra tiếp xúc với lý tưởng trí thức Tây thì cũng đã có. Trong hàng ngũ trí thức thời Pháp thì có Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo nữa. Nhưng ông Thảo thì hơi ngộ chữ, ông Tường tỉnh táo hơn có điều thế hệ đó vẫn bị lóa mắt bởi cách mạng và bởi tư tưởng Nho giáo là trung quân, là đặt độc lập lên trên những thứ khác, tức là họ có cái để bấu víu vào cho việc thỏa hiệp
- nhưng sau Nhân văn thì em nghĩ đã là sụp đổ hàng lọat về niềm tin. sau đó với giới trí thức, chỉ còn là sợ hãi, nhất là khi ko còn niềm tin cả vào anh em bạn bè
- ừ, chính sách chia để trị. với lại trong chế độ toàn trị thì nhà nước là nguồn duy nhất cung cấp dinh dưỡng, trí thức còn ít tự do hơn cả nho sĩ dưới thời phong kiến
- có thể trị được, nhưng niềm tin ko có nữa. Vấn đề lúc đó ko còn là tự do, vấn đề lúc đó là phải sống.
- có thể phải bây giờ, đến thế hệ những người như Nguyễn Tiến Trung mới ra được một lớp mới
- Nguyễn Tiến Trung là chính trị gia. Thực ra con đường của NTT là con đường làm chính trị. Trí thức thì không làm cách mạng, họ đưa ra tư tưởng
- các trí thức cỡ 40-50 tuổi hầu như chả có tiếng nói gì trong xã hội mình
- nhưng có thể cũng bắt đầu có ở lớp 30-40. bạn Phan Việt dịch Suối Nguồn, anh Bình với NXB Tri Thức. Có thể đấy là những người xung quanh chúng ta, chúng ta không lùi đủ xa để nhìn thấy rõ ràng đấy là 1 trào lưu trí thức và sẽ có ảnh hưởng trong xã hội
- trong giới nhà báo thì có lẽ bác Huy Đức cũng đóng góp đáng kể, ví dụ như cuộc hội thảo đó
- ừ, và bác Xuân Bình cũng là 1 tiếng nói tự do, mặc dù bác ý thiên về chủ nghĩa yêu nước hơn là đưa ra tư tưởng mới.
Hmm...Bình loạn thế mà có nhiều điều hạp khẩu mình nhỉ. Hehe...không dám phán đúng sai mà bác, cứ mồm em em ăn.
ReplyDeleteThế nào là nhà tri thức: Intellectual? Tôi nghĩ nếu so với tiêu chuẩn của thế giới thì chắc chẳng có ai:
ReplyDeletehttp://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/11/3B9E42D0/
mấy cái ông như Nguyên Ngọc phát ngôn lung tung tự PR để đánh bóng thương hiệu , với tâm lý phản đời, để mọi người "à ông ấy là trí thức".
Trí thức mà lại có cả Bình NXB Tri Thức (Cảnh Bình???) nữa cơ à: loạn cả giá trị.
ReplyDeleteGiờ có lẽ có nhiều tiền, có mấy nghìn mét đất, mấy trăm ngàn cổ phiếu bluechíp, hoặc dịch được năm ba cuốn sách là thành tri thức cả.
ReplyDeleteCác bác nhà nọ nhà kia (ko tính nhà báo, nhà phê bình) lâu lâu gặp nhau tán chuyện hay phát biểu thì ... chậc, thôi cũng được, nhưng dù sao mình cũng mong các bác ấy tập trung vào sáng tác, tập trung phản ánh cái tư tưởng, quan điểm thời cuộc của mình một cách có hệ thống và thuyết phục hơn qua các tác phẩm (văn học, nghệ thuật, v.v.). Như thế thì cũng đỡ mang tiếng trí thức salon, vừa có tác phẩm để đời, vừa có giá trị tuyên truyền lớn hơn. Còn nếu tự thấy khả năng sáng tạo ko đủ thì nên dồn vào việc phổ biến kiến thức, các tư tưởng lớn của nhân loại -- dù sao đó cũng là những tác phẩm lớn, trình bày có hệ thống chứ manh mún vụn vặt như những bài phát biểu buôn chuyện bâng quơ kiểu này. Tớ nghĩ trí thức nên là người làm + viết nhiều, nói ít -- để phân biệt các nhà hoạt động chính trị (nói + tuyên truyền + "hành động" nhiều, chứ viết + tư tưởng riêng chả có mấy). Tất nhiên là ai vừa làm trí thức vừa làm nhà hoạt động chính trị được thì tốt quá, nhưng có lẽ trăm năm cả thế giới mới được vài người.
ReplyDeleteNgưỡng mộ quá.
ReplyDeleteKhông phải ngưỡng mộ bác Linh đâu (em ko phải gay). Mà là ngưỡng mộ kiều nữ Today20 với đoạn "Bình loạn Mao Tôn Cương" rất hay :D
Đúng là cặp trai tài gái sắc (Linh & Today20). GATO!
@Long: Thế nào là so với tiêu chuẩn thế giới? Tiêu chuẩn thế giới là cái gì ở đây?
ReplyDeleteThực chất cái danh sách trong link của cậu là danh sách 100 trí thức công cộng (public intellectuals) hàng đầu, hiểu theo nghĩa những trí thức có ảnh hưởng rộng tới công chúng bằng cách này hay cách khác, ví dụ như Noam Chomsky viết sách chửi đế quốc Mỹ, Richard Dawkins viết sách chửi tôn giáo và giải thích thuyết tiến hóa. Chữ public intellectuals nhấn mạnh chữ "public".
Một điều đáng buồn cười ở Việt Nam là với những người có học chút ít, ai cũng tự nhận mình là trí thức khi cần thiết, và ai cũng không dám tự nhận mình là trí thức (và không công nhận ở Việt Nam có trí thức hay cho rằng rất ít) khi cần thiết. Chữ "trí thức" có vai trò như một cái name tag mà người ta có thể tùy tiện gắn vào mình hay bỏ ra tùy lúc. Đó có thể là một bước thụt lùi so với thời phong kiến, khi các nhà nho có sự tự nhận thức rõ ràng vai trò mình là nhà nho, là tầng lớp "sỹ" trong xã hội. Trong hồi ký Nguyễn Hiến Lê, ông Lê kể chuyện bác ông là thầy đồ sống nghèo khổ không khác gì nông dân, nhưng luôn mặc áo màu trắng chứ không mặc màu nâu như nông dân, như là một cách để tự đánh dấu mình là nhà nho.
Sự tùy tiện trong việc đánh giá/tự đánh giá chữ "trí thức" này có lẽ từ cái mặc cảm do hệ tư tưởng Marxist quy kết đủ thứ tội danh cho trí thức, như là kẻ đi cùng đường với cần lao nhưng dễ dao động, lung lay ý chí.
@Hiếu: Người sáng tác vẫn sáng tác, đó là công việc của họ. Còn những người lý luận phê bình vẫn cần làm tiếp công việc nghiên cứu lý luận, phê bình,. Các nhà báo thì làm việc viết báo và các nhà sử học thì lật lại lịch sử để nghiên cứu, xem xét. Đó cũng là các công việc của họ. Như tọa đàm bàn tròn kia giữa vài nhà sử học, phê bình văn học, nhà văn, nhà báo… cấp tiến về sự tồn tại của tầng lớp trí thức trong xã hội Việt Nam, cũng như các vấn đề cụ thể liên quan tới phong trào Nhân Văn Giai Phẩm là rất đáng chú ý, và có thể tạo ra những biến chuyển nhất định trong cách đánh giá vấn đề của mọi người. Tiếc là cuộc tọa đàm này còn hơi có tính riêng tư và không thực sự công khai, rộng rãi.
Ở đây, còn một vấn đề: tại sao khi tôi bàn thảo về người trí thức thì với việc đó, người ta lại coi tôi là PR để được coi là trí thức (@Long) hay trí thức salon (@Hiếu). Việc này có phản ánh cái mặc cảm của những người có học ở Việt Nam không (tạm tránh từ “trí thức” vậy).?
Trí thức today20 là nàng nào và có dễ thương không nhỉ?
ReplyDeleteChết chết, bạn Fortunate V nói thế, vợ anh Linh lại đến cào mặt tớ ra bây giờ :((
ReplyDeleteEm thấy cái tọa đàm như trên là "làm" đấy chứ anh Hiếu :p mà em thấy cái bọn vừa làm vừa lên báo nói năng búa xua ở những nơi không phải VN là hơi bị nhiều chứ sao anh bảo trăm năm thế giới mới có vài người :p Hỏi bạn Nhị Linh, bạn ý lại chả táng cho cả danh sách dày như từ điển vào mặt ấy à :-D
Em tdna vừa leo lẻo nịnh bợ mình giờ đã quay ngắt sang hỏi em này là em nào :-D đúng là bạc bẽo :-D
ReplyDeleteThì mình cũng nói là các ông ngồi lại buôn thì cũng chả có gì sai. Vấn đề mình muốn nói là dường như trí thức của chúng ta buôn hơi nhiều, trong khi những tác phẩm (chỉ cần gọi là tác phẩm thôi, ko cần phải lên tới mức để đời kiểu như "Thi nhân VN" đ/v nhà phê bình hay "Số đỏ" đ/v nhà văn) lại chẳng có là bao. Ví dụ như bao nhiêu năm qua, nền văn học VN có được bao nhiêu tác phẩm, qui mô thế nào khi so với thời gian và số lượng nhà văn? Trong khi những lần "tọa đàm" như trên, nếu mà ko chính thức chắc nhiều vô kể.
ReplyDeleteP.S: Tớ ko có liên hệ gì đến bác Linh ở đây, đừng có nhạy cảm quá như thế.
@today20: Hơ hơ, đang nói về các cụ lại nhận vơ về mình thế. Các đ/c theo tớ vẫn chưa là trí thức được, mặc dù tương lai rất có thể là trí thức, nếu miễn cưỡng thì cũng ép hạ thành trí thức non. Trong khi bạn Nguyễn Tiến Trung thì tớ rất vui lòng gọi bạn ấy là nhà hoạt động chính trị. Đấy là quan điểm của tớ thôi, chứ ko phải là degrade gì đâu nhá (bản thân mình cũng còn lâu - if ever - mới thành trí thức, theo tiêu chuẩn của mình). Vì thế cho nên, relax nhớ, đừng có bắt chước bác Linh over-sensitive là tớ ngại lắm, lần sau mà comment chắc phải uốn lưỡi, nhầm, uốn tay cả chục lần thì chán.
ReplyDeleteĐâu biết today20 là nữ trí thức nào. Mình mỗi ngày nịnh bợ vài ba nữ trí thức, nên thật tình không nhớ các nữ trí thức A, B, C là ai và đã nịnh bợ họ ở đâu và lúc nào.
ReplyDeleteMình nói đơn giản thế này, nếu có tư tưởng vĩ đại hay tri thức sâu sắc thế nào, các trí thức An Nam ta nên gạch đầu dòng từng ý một cho mọi người dễ theo dõi, ví dụ triết học Mác-Lê là kim chỉ nam của đời tôi, ủng hộ, ủng hộ; hay mô hình XHCN ở nước ta thực chất là phong kiến theo kiểu vua tập thể, đả đảo, đả đảo; hoặc số phận con người trong chiến tranh Việt Nam thương đau quá, thương đau, thương đau.
Thế, cho nó nhanh. Chứ ai như các trí thức mình, cứ viết vòng vo, tràng giang đại hải; trong khi dân mình, toàn thằng lười đọc, tương lai phía trước của 70% dân số nước ta - các bạn nông dân - là khoảng trời đằng sau đít trâu, lấy đâu ra thời gian mà nói chuyện lý luận chữ nghĩa rông dài.
Về cơ bản, mình luôn ngưỡng mộ các nữ trí thức. Chứ còn các tri thức đực rựa Việt Nam, nghe các bác ấy lý luận, chẳng bằng làm bát mắm tôm chấm với đậu phụ mà ăn.
đây là 1 bài rất đáng đọc trên báo Xuân của SGTT.
ReplyDeleteMà entry nào của anh cũng gây tranh luận nhỉ.
Cá nhân em cho rằng bác Nguyên Ngọc là một trí thức đáng kính trọng. Về những người khác thì em không nói.
ReplyDeleteCopy từ Wiki:
Ông viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về cuộc kháng chiến chống Pháp của người Ba-na, tiêu biểu là người anh hùng Núp và dân làng Kông-Hoa, dưa trên câu chuyện có thật của Đinh Núp. Sau này cuốn truyện được dựng thành phim.
Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy tên là Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, là chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của quân khu V. Thời gian này ông sáng tác truyện Rừng xà nu. Trong cả hai cuộc kháng chiến, ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.
Sau chiến tranh ông có thời gian làm tổng biên tập báo Văn nghệ và đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo. Ông được coi là có công phát hiện nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài... Tuy nhiên sau đó báo Văn nghệ bị chính thức phê phán là "chệch hướng", Nguyên Ngọc bị thôi chức tổng biên tập, thay bằng Hữu Thỉnh.
Hiện nay ông tham gia tích cực vào phong trào đổi mới tư tưởng giáo dục ở Việt Nam. Ông đã dịch một số tác phẩm lý luận văn học như Độ không của lối viết (Barthes), Nghệ thuật tiểu thuyết (Milan Kundera).
Và hiện giờ Nguyên Ngọc đang làm sachhay.com.
;)) về cá nhân, em nghĩ việc dịch và giới thiệu Nghệ thuật tiểu thuyết và Độ không của lối viết vào thời điểm mà bác ý đã làm được, đã có những tác động rõ ràng đến văn học và phê bình Việt Nam. Em nghĩ bác Nguyên Ngọc là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực của mình, có tư tưởng rộng mở, có tác động đối với đời sống văn học nghệ thuật, và nhất quán trong sự dấn thân. Em nghĩ như vậy khá đủ để gọi bác là trí thức. Còn dĩ nhiên em không đi so bác với Chomsky ;)) Hay Camus ;)) Hay Littel :-D
Btw, sau buổi "tọa đàm" bí mật với nữ trí thức, tớ phát hiện ra tớ hơi bị "nhạy cảm" khi comment. Thế nên bạn nào ko nhạy cảm mà bị tớ vu oan nhạy cảm, cho tớ xin lỗi. Bạn nào đọc mà ko hiểu gì cả thì cứ skip là xong. OK? :-D
ReplyDeleteAnh Hiếu dạo này thật là degrade cả về reading skill lẫn rationalization :-? thật là dấu hiệu rõ nét của tuổi tác :p
ReplyDeleteĐã xin lỗi rồi mà cũng ko tha, lại còn ghép cho bao nhiêu tội lỗi khác nữa. Lần sau mình cứ học tập bạn Minh Minh là xong!
ReplyDeleteƠ lúc nãy anh cũng đồng ý thế rồi, giờ lại bảo em ghép thêm tội lỗi :-? thật là tiền hậu bất nhất, rõ ràng không thể thành trí thức được rồi ;))
ReplyDeleteBac Hieu co mot cai to khong thich la luc nao cung bao la to over-sensitive. Tat nhien, to cung co mot cai do la to cung hay nghi bac Hieu biased va prejudge trong hau het cac y kien cua bac, hehe.
ReplyDeleteCung footnote la trong comment tren cua to, to hoan toan khong vo* gi ve cho minh tu comment cua bac. Tu "tri thuc salon" cua bac theo to hieu la bac danh cho nhung nguoi tham gia toa dam tren, va ca nhan to cho rang nhan dinh do la phien dien, va ca?m ti'nh thoi.
Thực ra cái này không liên quan lắm và có thể hoàn toàn là phiến diện, nhưng tớ cảm thấy hình như tư duy cảm tính lại nặng nề hơn trong những người học khoa học kỹ thuật như bác Hiếu hay Minh Minh, so với những người học khoa học xã hội như tớ hay em Grass chẳng hạn (tất nhiên ở đây, bác Hiếu có thể cho rằng ngược lại mới đúng, tức là tớ cảm tính hơn bác), trong khi lẽ ra điều này phải ngược lại, vì tớ nghĩ tư duy KHKT cần logic và rationalization rất nhiều.
ReplyDeleteMột giả thuyết của tớ có thể là bởi các bác học KHKT, có một sự tách bạch rất rõ ràng giữa cái đúng và cái sai, tới mức gần như có một niềm tin vào một chân lý tuyệt đối, và phủ nhận triệt để với những ý kiến đi ngược niềm tin đó. Một nghiên cứu mà có lần tớ cũng giới thiệu trên blog nói rằng tỷ lệ tham dự các tổ chức khủng bố cực đoan Hồi giáo của các kỹ sư cũng cao hơn nhiều lần so với những người học khoa học xã hội, không biết là có liên quan tới vấn đề này không?.
Cái này chỉ là một hypothesis thôi, có thể hoàn toàn là falsified.
Theo y em ban G khong duoc dai dien cho gioi KHXH :P, ban G ma happens to become a scientist (natural science), thi ban will be equally good va tu duy cua gioi KHXH VN noi chung thap hon muc noi tren qua nhieu :P:P:P
ReplyDeleteHehe, tớ vừa "tọa đàm" với nữ trí thức thích làm nữ hoa hậu kiêm nữ tỉ phú cũng về chuyện này xong. Có thể tóm tắt thế này bác à.
ReplyDeleteMặc dù so sánh kiểu tự nhiên với xã hội hơi buồn cười và chắc có nhiều người phản đối, nhưng tớ cứ so sánh vậy (ấy là rào trước đón sau kẻo mọi người lại bảo là phiến diện cực đoan, hehe, nói trước rồi nhá!).
Tớ thấy hầu hết những tranh luận mà kiểu argue both side (mà các bác gọi là logic với rationalization nọ kia) thực ra là rất hời hợt (nói nhỏ, nếu dân XH tranh luận thì còn hời hợt hơn!). Nói đi nói lại vài cái chung chung rồi à ừ tâng bốc nhau, thế là hết. Như vậy cực chán, và thế thì tớ chả tham gia làm gì (dân tự nhiên ko thích kiểu buôn dưa lê nói nhiều mà chẳng được cái gì, trừ khi ... flirt, hihi). Thế nên, với khả năng tư duy (mà dân tự nhiên luôn tự hào), nhìn được both sides cũng ko phải là cái gì quá khó, e rằng nhìn thấy both sides nhiều quá rồi oải quá lại chẳng muốn tranh luận nữa thì mới buồn (cho người khác!). Nhưng để có thể đào sâu đào kỹ, tranh luận lâu lâu chi tiết một chút thì ko thể cứ đứng mãi ở giữa được, phải take side (tất nhiên là phải chọn side nào mình thích hơn, controversial hơn). Mà đã take side rồi thì càng cực đoan, càng máu lửa, càng sâu (nhưng ko có nghĩa là ko logic, ko rationalize nhá) lại càng hay. Như thế cần tư duy máu lửa, dám đi đến cùng và ... cái đầu lạnh (chứ ko được nhạy cảm như dân xã hội! hehe, lại trêu bác Linh rồi!)
Vậy thôi ạ. Riêng cái câu này của bác "Cái này chỉ là một hypothesis thôi, có thể hoàn toàn là falsified." cũng thể hiện thái độ trung dung sợ take side rồi, quan điểm của mình thì cứ phát biểu chứ việc gì phải thêm cái "falsified" để back up làm gì. Hihi, lần này ko sợ bác Linh nhạy cảm nên cứ viết phóng tay, sướng thật! :-D
Cung phai cam on anh Linh vi nhan dip nay em moi di tim bai ve tri thuc Viet cua PTH de doc tu dau den cuoi, so well-written and with much humour and wit :D, and intelligence of course :)
ReplyDeleteEm dong y la see both sides doi voi dan tu nhien khong qua kho dau, con taking side thi hoi bi kho voi dan xa hoi, hihi :)
ReplyDeleteBác Hiếu, sở dĩ tớ nói cái hypothesis ấy có thể falsify là vì nó có thể falsify chứ không phải là rào đón gì. Cái này có lẽ do tư duy học kinh tế của tớ. Có thể có rất nhiều các lý thuyết, các mô hình tưởng như là có lý nhưng nếu lập luận ngược lại cũng hoàn toàn có lý như thế. Chỉ có thực nghiệm và sự chặt chẽ, logic mới có thể falsify chúng. Vì tớ không thể kiểm nghiệm được nên tớ nêu hypothesis ra và tất nhiên phải giải thích đó là hypothesis và có thể hoàn toàn falsify.
ReplyDeleteTớ không nghĩ trong tranh luận thì cần phải cực đoan và càng cực đoan, càng máu lửa thì càng...hay. Tớ nghĩ cái quan trọng trong tranh luận là phải biết lắng nghe ý kiến người khác, bảo vệ ý kiến của mình một cách hợp lý phù hợp với quan điểm (và đôi khi là cả lòng tin) của mình (chứ không phải bảo vệ lấy được, bất chấp logic và chân lý, chỉ để chứng tỏ là mình giỏi bảo vệ ý kiến), thậm chí còn cần ghi nhận những điểm mà người tranh luận với mình nói đúng, và trong thâm tâm mình cho là đúng (chứ không phải trogn thâm tâm mình cho là đúng nhưng mình vẫn cố nói là sai). Đấy là quan điểm tranh luận của tớ, có thể khác bác.
@hoaianh: Vấn đề anh nêu ra không phải "see both sides". cái này cả bác Hiếu cũng phản biện không đúng. Mà lại cách take sides một cách cực đoan, và cố tình đẩy nó tới cực đoan nhiều khi không cần thiết và không có ích gì ngoài việc chứng tỏ bản thân mình là người cực đoan (và giỏi bảo vệ cái side mà mình đứng).
ReplyDeleteĐồng ý hay không những ý kiến trong buổi nói chuyện này tùy thuộc quan điểm mỗi người.
ReplyDeleteNhưng chắc các bác cũng đồng ý với Juriste rằng việc đăng và đồng ý cho đăng (dù mới chỉ trên khuôn khổ blog) cũng đã rất đáng chú ý.
Bác Linh toàn tranh luận theo kiểu nhận mình làm quan tòa luôn như thế thì còn nói làm gì :-D Chẳng phải tự nhiên khi ra tòa xét xử, ngoài quan tòa ra còn có bên công tố và bên luật sư -- bên nào cũng cố sống cố chết cãi mình đúng. Có như vậy thì mới ra nhẽ, quan tòa + bồi thẩm đoàn mới có căn cứ để phán xét được vấn đề. Đề nghị chuyên gia về luật cho ý kiến!
ReplyDeleteĐằng này bác cứ đẩy các yếu tố đạo đức, cảm tính vào tranh luận (nào là kết tội người ta cực đoan, nào là ko chịu công nhận cái đúng của người khác, blah blah blah) Người ta take side, nếu anh cũng take side thì ta tranh luận, đằng này anh cứ cố gắng đứng giữa (mà thực ra chả biết giữa nó nằm ở đâu trừ khi biết được 2 đầu) thì làm sao mà bảo người ta từ bỏ quan điểm của mình được, lại còn cứ khăng khăng khép người ta vào mấy cái tội cực đoan, ko rationalize gì đó thì ... ngại quá đi :-(
Sau khi anh LInh mention "tu duy hoc kinh te" thi em het dam comment gi nua :D
ReplyDeleteMột vài ví dụ cho tính thiếu rationalization và thiếu tập trung của bác Hiếu trong topic này nhé.
ReplyDeleteVí dụ topic này bàn về cuộc hội thảo và các ý kiến trong đó, nhưng ý kiến của bác thì không đề cập tới các nội dung hội thảo mà chỉ bảo là phí thời gian và còn kết luận họ (không cụ thể là ai ở đây) là trí thức salon mà không hề đưa ra bằng chứng hay lý luận tại sao lại coi họ là trí thức salon.
Tiếp theo, khi tớ giải thích là những người tham dự vẫn làm các công việc của họ và bản thân việc tham dự hội thảo cũng liên quan tới công việc của họ thì bác lại bảo là tớ over-sensitive và bác không ám chỉ tới tớ (khi nói thế, tớ mới ngỡ ngàng là hóa ra cũng có thể hiểu comment trước của bác như một ám chỉ với tớ). Tức là ở đây bác cũng chỉ nhàn đàm sang vấn đề cá nhân là tớ (và cả em Grass) mà không đề cập tới nội dung bác muốn phản biện. Tiếp nữa, khi nhàn đàm sang chuyện so sánh tự nhiên xã hội (mà tớ nêu hypothesis-rất-có-thể-sai là dân tự nhiên thường cực đoan hơn dân xã hội trong các ý kiến và dễ cảm tính hơn- một hypothesis mà tớ thấy khá là ngạc nhiên), bác cũng lại nhân tiện nhàn đàm sang một số vấn đề không liên quan như khả năng nhìn thấy both sides, rồi tư duy của dân tự nhiên tốt hơn, rồi dân tự nhiên không buôn dưa lê trừ khi tán gái...rồi lấy ví dụ tớ nêu hypothesis của tớ chỉ là hypothesis (chứ không phải là fact) có nghĩa là tớ không dám take sides...Tóm lại là các ý kiến của bác rất tản mạn, khái quát hóa và cảm tính, thậm chí còn hay tấn công vào người tranh luận bằng cách quy kết một số thuộc tính nào đó vào họ trong khi lại không tập trung vào các luận điểm được đưa ra để tranh luận. Như thế thì nói như em today20 là cái reading skills và việc rationalization của bác có vấn đề rõ ràng là có lý. Có cảm tưởng là ít khi bác thực sự đọc xem người khác muốn nói gì trong tranh luận.
@hoaianh: Anh chua hieu y em. Em co the noi cu the ra duoc khong?
ReplyDelete@Hieu: Bác nói tớ tranh luận trong vai trò quan tòa và không take side, vậy theo bác thì sides ở đây là những cái gì, và bác đã take side như thế nào, có được không?
A, em chi doan la tu duy hoc kinh te khac voi tu duy cua cac nganh khac nen chac la tranh luan khong the thong nhat duoc.
ReplyDelete@hoaianh: Tranh luận là để tranh luận, không phải để thống nhất. Em làm anh nhớ tới tên quyển sách ở Việt Nam mà anh thấy hơi buồn cười "Tranh luận để đồng thuận".
ReplyDeleteCó tư duy của "dân tự nhiên", "dân xã hội" thì sao lại không có tư duy của dân kinh tế nhỉ? Còn có khác hay có giống các ngành khác hay không, khác như thế nào thì tất nhiên là anh không biết. Có điều câu nói của em, anh thấy hơi lạ lùng, thực ra anh vẫn chưa hiểu ý em ở đây cụ thể là gì hay hàm ý gì?. Could you be more straight on that point?
E hèm, hít một hơi cho vui vẻ cái đã :-)
ReplyDeleteTớ phát biểu ý kiến khá rõ ràng (ở 2 cái reply đầu tiên). Chỉ có đoạn PS là vì tớ (vốn bị ám ảnh rằng bác lúc nào cũng nhạy cảm, qui kết tớ nọ kia) nên tớ đã phải chú thích + xin lỗi. Nói lại nhé, tớ xin lỗi vì lúc nào cũng nghĩ bác nhạy cảm, vậy là rõ rồi nhỉ. Thế thôi chứ ko có gì lạc đề hết! Sau đó bác lại mở đầu chuyện tranh luận thế nào, so sánh tự nhiên - xã hội ra sao. Tớ thấy bác thoải mái thì tham gia cho vui, còn ko thì ... rất tiếc.
Bây giờ trở về những gì tớ đã nói ở cái reply đầu. Tớ ko muốn quote lại, bác cứ đọc xem tớ cực đoan chỗ nào, kết tội người ta trí thức salon ra sao? Tớ chỉ bảo là "tọa đàm" vậy cũng ok, nhưng nếu tập trung sáng tác thì đỡ mang tiếng trí thức salon, v.v. Tại sao tớ đưa ra ý đó là vì tớ nghĩ ko có nhiều tác phẩm được sáng tác tính theo tỉ lệ qui mô thời gian, nhà văn (ok, bác nào có dẫn chứng thì giúp với, thx!) Tớ take side là đó, trí thức theo tớ nên thiên về sáng tác hơn là "tọa đàm", chẳng nhẽ vậy ko rõ?
Hy vọng bác đọc hết. Bác có thể ko thích tớ tranh luận hay áp đặt ý kiến về chuyện đọc hiểu rationalize (chiêu này cũ quá) blah blah blah của tớ thì tùy thích. Tớ chỉ hơi ko thích vì bác nhạy cảm, mà cái này thì tớ xin lỗi rồi. Còn lại bác đọc hiểu vẫn tốt lắm, tớ hy vọng thế!
@Hiếu: Thực ra take sides của bác hơi irrelevance ở đây. Tớ hiểu đó là quan điểm của bác nhưng trong vấn đề này tớ không take side (trí thức thiên về sáng tác hay tọa đàm) đơn giản là vì đó không phải là điểm tớ muốn nói. Do vậy việc bác kết luận tớ không dám take side (hay take both sides) hay là quan tòa là không chính xác. Thực chất đây là một luận điểm bác đưa ra và tớ không phản bác hay đứng về phía bác trong luận điểm đó.
ReplyDeleteTrong phần trên, có lẽ tớ cũng hơi nóng. Sorry bác nếu tớ cũng "quy kết" bác thiếu chính xác. Chắc cũng bởi tớ cũng bị ám ảnh là lúc nào bác cũng kết luận là tớ nhạy cảm.
Thôi chuyện này cũng nhạt và cũng không liên quan tới chủ đề topic, có lẽ nên dừng ở đây.
Các bác cho em hỏi ké một câu: Phải như thế nào thì mới được gọi là trí thức? Có định nghĩa chuẩn nào không ạ?
ReplyDeleteEm co doc ky lai comment thi tu duy kieu "mo hinh A co ly nhung lap luan nguoc lai cung co ly" thuc ra cung pho bien o nhieu nganh, ke ca nganh cua em. Em find it hard to argue with such thinking, sau mot luc thi nguoi ta chi co the noi u thi no co the the nay va co the the kia va the la cham dut cuoc tranh luan.
ReplyDeleteChua ke em con thay cai thinking process trong do mot lap luan hoan toan co ly sau do qua kiem chung va logic chat che thi lai sai la rat problematic, co ma no sai tu dau roi chu lam sao ma co ly duoc.
Phương tây - Mĩ coi trọng những thành tựu (như số lượng publications, research papers, khả năng ứng dụng/phổ biến/ảnh hưởng của tư tưởng/lý thuyết của họ đối với public...) của scholars đạt được khi đánh giá họ. Trong khi ở VN ta thì hơi kết luận cảm tính và hay dùng từ "trí thức" như một tính từ (no offense to anybody here). Ví dụ "Ồ, anh/chị kia có vẻ trí thức". Rồi hay có kiểu "toạ đàm bàn tròn" nhận định "trí thức" mà nhiều khi không đề cập rõ định nghĩa "trí thức" và tiêu chí "thế nào là trí thức?" hay phân loại "trí thức quốc doanh" (tức là phò chính quyền đương nhiệm) hay "trí thức tự do" (có tư tưởng khác biệt chính kiến) và tư tưởng của họ có độ ảnh hưởng thế nào đến chính quyền và public. Những buổi "bàn tròn" thế này đọc sướng (do trước giờ ít) nhưng chưa đủ thỏa mãn vì chỉ mới đả động nhè nhẹ lớt phớt.
ReplyDeleteEm cũng là dân kinh tế (mặc dù chỉ có bằng trung cấp) nên suy nghĩ rất giống bác Linh về "tư duy học kinh tế".
ReplyDeleteEm xin trích 1 đoạn về thói quen không "take side" của economist:
Các nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay! Câu chuyện "The one-handed economist" được kể từ thời Tổng thống Harry Truman. Ông Truman bảo, "Xin quý vị kiếm cho tôi một nhà kinh tế học nào chỉ có một tay thôi, an one-handed economist, để tôi hỏi ý kiến!" Tại sao? "Bởi vì các nhà kinh tế mỗi khi góp ý kiến với tôi họ đều nói, 'On the one hand' (nhìn từ phía này thì ...), sau đó lại nói, 'On the other hand' (Nhìn từ phía khác thì...). Tôi không thể nào quyết định được!" Không cứ ông tổng thống Mỹ mà bất cứ nhà quản trị hay bà nội trợ nào cũng muốn có một kinh tế gia "một tay," cho mình nghe một ý kiến nhất định thôi. Không ai muốn nghe các ý kiến kiểu "Một đằng thì .., nhưng mặt khác thì ..." Nói kiểu Việt Nam cho đúng thì phải dịch "The one-handed economist" là "Nhà kinh tế một mặt," vì người mình hay nói "một mặt thì ... nhưng mặt khác thì..."
Ngô Nhân Dụng - Kinh tế là những câu chuyện đơn giản
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Kinh_te_la_nhung_cau_chuyen_don_gian/
Mặc dù ngưỡng mộ kiều nữ today20 và khâm phục chị Phạm Thị Hoài, tớ suy nghĩ hơi khác về tư cách của trí thức Việt Nam.
ReplyDeleteĐồng ý là trí trức Việt Nam hầu hết là "quan văn" và "phò" (chính thống), nhưng không đồng ý với 4 chữ vàng chị Hoài tặng cho họ là "dương vật buồn thiu" :-)
Trong 1 xã hội phong kiến trước đây và vẫn khá trọng nam khinh nữ như hiện nay, trí thức Việt Nam chủ yếu là các sỹ phu hay các tu mi nam tử. Có thể rất nhiều người trong số họ là "buồn thiu", nhưng ít nhất có mấy người vẫn "tươi tắn hoạt bát". Đó chính là bác Linh em, bác Hiếu, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Huy Đức và mấy người tham gia tọa đàm ở trên.
ơ bạn Fortunate, tớ không có ý kiến gì hết về độ tươi tắn hay buồn thiu của trí thức VN :-D sao lại có tớ cạnh chị Hoài thế này :-D
ReplyDeleteBác Linh có kiểu tranh luận mình không thú lắm, thường soi vào bản thân người đối thoại bằng cách nêu cảm tưởng về cá nhân hay xu hướng cá nhân của họ, thay vì ý kiến của người ta. Cách đây không lâu, bác Linh còn bảo mình theo xu hướng chính trị này nên tranh luận như thế kia, bây giờ lại bảo mình cảm tính, nên ý kiến như thế nọ.
ReplyDeleteVới lại, tớ nghĩ, bác Linh nên tạo chủ đề và xem mọi người nói gì nghĩ gì hơn tạo chủ đề xong lại nhảy vào tranh luận và thuyết phục người khác cũng nghĩ như bác. Thiên hạ bách tính, biết mấy cho vừa.
Thực tế bao giờ mình cũng rất nhẹ nhàng, vui vẻ là chính.
@hoaianh: Về ý kiến của em thì lúc nãy anh cũng định trả lời nhưng máy tính đang virus và anh cũng chán nên thôi. Nhưng anh cảm thấy cái cách em comment có phần mỉa mai "tư duy kinh tế" như thế là unfair (đối với anh).
ReplyDelete@Minh Minh:
Về việc Minh Minh không thích cách tranh luận của tớ, tớ không có ý kiến gì. Nhưng nói chung, tớ luôn hướng tới (nhưng có thể không phải bao giờ cũng đạt) việc trình bày và tranh luận hoàn tòan dựa trên lý trí, logic.
Về việc nhiều khi tớ tham gia tranh luận trong chính các post của mình thì đó là do quan điẻm viết blog của tớ. Tớ coi các entry trên blog tương tự như các post trên forum trong đó người khởi lập topic có thể thường xuyên nêu ý kiến và tranh luận trong topic đó. Chứ mục đích viết blog của tớ không phải chỉ là viết bâng quơ một cái gì đó rồi xem thiên hạ nhận xét thế nào. Việc tớ tranh luận trên blog của tớ, do thế, cũng không phải là để tìm cách thuyết phục thiên hạ nghĩ giống mình mà là để làm rõ thêm ý kiến của mình thông qua va chạm khi tranh luận.
tức là thông qua tranh luận để tự hiểu thêm mình phải không ạ?
ReplyDeleteNếu như thế thì thật tốt, chứ còn tranh luận để xem ai đúng, ai sai, tranh luận để thể hiện cái tôi thì chán lắm!
Bởi "bút chiến" thực chất cũng là 1 dạng chiến tranh. Mà thế giới chưa đủ mâu thuẫn, đau thương và mất mát hay sao?
Xin trích một đoạn "For new intellectuals", đồng tác giả của Suối nguồn:
ReplyDeleteNhìn lại lịch sử, những nhà trí thức như một nghề thực sự mới chỉ xuất hiện gần đây: họ có mặt từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp. Trong xã hội nguyên thuỷ không có những nhà trí thức thực sự mà chỉ có những thầy lang phù thuỷ. Đến thời kì trung đại cũng vậy, mới chỉ có những nhà tu hành. Sau thời Phục Hưng và trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời, những người có trí tuệ, như các triết gia, nhà văn, hay những nhà khoa học họ chưa có được vị thế, chưa được xã hội công nhận như một phương tiện để kiếm sống. Họ phải phụ thuộc vào cơ may đựợc thừa hưởng một gia tài hay sự trọng vọng và giúp đỡ về tài chính từ những nhà bảo trợ giàu có. Tiền bạc của cải không phải được kiếm ra trên thị trường tự do mà giành giật được hoặc từ những cuộc xâm lược, bằng vũ lực, bằng quyền lực chính trị hoặc từ mối thân tình với những người nắm quyền lực. Thương nhân phụ thuộc vào mối quan hệ thân tình hơn là những người trí thức.
Thương nhân và trí thức là hai nghề tồn tại song song, như hai anh em cùng được sinh ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp. Cả hai đều là con đẻ của chủ nghĩa tư bản – nếu một bên bị diệt vong thì cả hai cùng đều không thể tồn tại tiếp được nữa. Nhưng trớ trêu thay bi kịch chính là ở chỗ này, chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau, và phần hậu quả nặng nề hơn sẽ dành cho trí thức.
Khong co sao, let's face it, life is unfair :))
ReplyDeleteCảm ơn bác Long. Đề nghị các bác "không buồn thiu" giải thích thêm :-) Em đọc đoạn sau nhưng chưa hiểu mấy
ReplyDeleteHistorically, the professional intellectual is a very recent phenomenon: he dates only from the industrial revolution. There are no professional intellectuals in primitive, savage societies, there are only witch doctors. There were no professional intellectuals in the Middle Ages, there were only monks in monasteries. In the post-Renaissance era, prior to the birth of capitalism, the men of the intellect—the philosophers, the teachers, the writers, the early scientists—were men without a profession, that is: without a socially recognized position, without a market, without a means of earning a livelihood. Intellectual pursuits had to depend on the accident of inherited wealth or on the favor and financial support of some wealthy protector. And wealth was not earned on an open market, either; wealth was acquired by conquest, by force, by political power, or by the favor of those who held political power. Tradesmen were more vulnerably and precariously dependent on favor than the intellectuals.
The professional businessman and the professional intellectual came into existence together, as brothers born of the industrial revolution. Both are the sons of capitalism—and if they perish, they will perish together. The tragic irony will be that they will have destroyed each other; and the major share of the guilt will belong to the intellectual.
For the New Intellectual - Ayn Rand, 1961
Tớ thấy đoạn trên chỉ nói là doanh nhân và trí thức đều là con đẻ của chủ nghĩa tư bản (thực ra Marx cũng nói thế từ lâu) chứ chưa có gì mới cả. Đoạn dưới chưa hiểu ý của Rand khi nói là doanh nhân và trí thức sẽ hủy diệt nhau, có thể vì đoạn trích chưa hết ý nên không biết bà ấy giải thích thế nào cho ý này?
ReplyDeleteNhư vậy theo bà Rand, trí thức "chuyên nghiệp" ra đời như là một hệ quả của cách mạng công nghiệp. Trí thức là con trai của chủ nghĩa tư bản.
ReplyDeleteĐối với nước ta, chủ nghĩa tư bản không tồn tại hay là nó bị biến dạng thành một thứ quái thai nửa phong kiến nửa CNXH. Do đó cái gọi là trí thức cũng tất yếu bị què quặt hay chết yểu...
Đoạn về quan hệ giữa "con phe" và trí thức thì em thực sự chưa hiểu.