Tuesday, January 8, 2008

Entry for January 08, 2008

  1. Hà Nội trời đang đẹp, rét vừa phải, hanh hao, không nắng, không gió. Buổi đêm đi trên các đường phố Hà Nội rất thích.
  2. Sáng ngồi với bạn Nhị Linh rút ra vài cuốn có thể sẽ mua: Trông lên rất đẹp của Vương Sóc (xem văn trẻ Tàu thế nào), Đất dày của Lý Nhuệ (theo Nhị Linh thì cuốn này có thể là kiệt tác của văn học Trung Quốc hiện đại) và Nửa kia của Hitler (một kiểu lịch sử giả tưởng?). Những kẻ thiện tâm thì chắc cũng hay nhưng mà đắt quá nên nhất quyết không/chưa mua. Các cuốn khác có thể cũng sẽ mua: Mẫu thượng ngàn, Tiểu luận bằng tiếng Pháp của Phạm Quỳnh, Tuyển tập Kawabata. Nhưng mà như thế thì cũng tốn tiền quá.
  3. 3h30 chiều mà buồn ngủ quá, lại đi café vậy.
  4. Trong số sách hiện nay còn cuốn nào nên mua/đọc không nhỉ? Văn học hiện đại VN còn cuốn nào nên đọc?

17 comments:

  1. Kì lạ mua sách thì cứ suốt ngày than xót tiền....Càfê thuốc lá một chầu cũng hết bằng đấy tiền nhé....Đi chơi với gái còn tốn hơn...

    Đề nghị từ nay không tiếc tiền khi mua sách .

    ReplyDelete
  2. Bạn Linh thấy thế nào ấy chứ! Tớ thấy trời vẫn rét. Bạn Linh vẫn còn ở HN hả?

    ReplyDelete
  3. Mẫu thượng ngàn mượn đọc hay đọc e-book cho vui đi anh, mua về tiếc tiền lắm :D.

    ReplyDelete
  4. thứ nhất, bắt đầu yêu Hà Nội rồi đấy. Dù sao cũng phải tỏ lòng yêu Hà Nội chứ ai lại hờ hững vậy.
    Thứ hai, khi mua sách thì đừng nói tới tiền, còn khi đã tiếc tiền mua sách thì nên... rủ tớ đi uống cafe

    ReplyDelete
  5. Your daily life in Hanoi sounds very smooth, peaceful and enjoyable :).

    ReplyDelete
  6. Thấy anh nhắc đến Mẫu thượng ngàn, lại thêm Crimson chê nên muốn comment. Đọc MTN như xem phim cổ trang của Tàu, viết không chắc tay lắm. Nên mua thêm vài chick lit mới ra :D

    ReplyDelete
  7. Mẫu Thượng Ngàn ko bằng Hồ Quý Ly. Tới giữa truyện, nhạt nhẽo hẳn. Có cảm giác, từ đoạn giữa Nguyễn Xuân Khánh viết cho xong.

    ReplyDelete
  8. haha, thì MTN cũng đầu voi đuôi chuột như đa số các tiểu thuyết hụt hơi của VN bây giờ thôi mà, nhưng dày và hơi bị đắt so với giá trị thực.

    ReplyDelete
  9. Có On beauty của Zadie Smith đọc khá hay. P.S I love you cũng được nhưng hơi sến.

    ReplyDelete
  10. Trông lên rất đẹp, Đất dày, Tuyển tập của Kawabata đều đáng bỏ tiền ra mua anh ạ. Mẫu Thượng Ngàn thì đọc ebook thôi chứ ko hay lém, cùng ý kiến với các anh chị ở trên.
    Truyện VN thì anh kiếm cuốn Utopia- một miếng để đời của nhà văn VŨ Bão đi, đọc hài phết:D
    Enjoy những ngày xuân tuyệt vời ở Hà Nội anh nhé:x

    ReplyDelete
  11. Em thấy bác Linh như đang trên thiên đàng vậy. Ngày ngày đọc sách thánh hiền, tiếp là đi cafe với gái đẹp, lên Vincom xem phim, đi dạo phố đêm Hà Nội, rồi về chui vào chăn ấm... Chả có gì tuyệt vời hơn. Bill Gates hay Tom Cruise cũng không được may mắn như bác!

    ReplyDelete
  12. đấy, thấy chưa, hở ra tí là lại quay lại với văn hoá bọn Tàu rồi nhé!

    Ở HN mà nhàn nhã thì thích lắm hihi... ở SG mà nhàn nhã không chịu nổi vì nhìn ra đường xe cứ gọi là chạy vù vù làm mình xót cả ruột, không ngồi yên được. Nên hồi xưa tui muốn nghỉ việc thì xin việc ra HN, sống một tháng khoan khoái nhàn nhã xong thì quen nếp, mất cả năm sau mới đi làm lại được hehehe

    ReplyDelete
  13. Em thì chỉ xin "cố vấn" cho anh Linh 1 quyển thôi! Đó là tập truyện ngắn

    Người ăn gió và quả chuông bay đi

    của bác Phan Nhật Chiêu. Theo ý kiến cá nhân của em thì rất đáng đọc. :)

    ReplyDelete
  14. Có bạn bảo Mẫu thượng ngàn không bằng Hồ Quý Ly. Mà HỒ Quý Ly thì mình từ chối đọc tiếp sau 100 trang, nên kg mua Mẫu thượng ngàn là đúng rồi!:)

    ReplyDelete
  15. Theo tớ thì nếu đã đọc Hồ Quý Ly thì nên đọc Mẫu Thượng Ngàn. Vì đó là một cặp. Hồ Quý Ly (đại diện tính cha, nam quyền trong văn hóa Nho giáo của VN) và Mẫu thượng ngàn (đại diện Tính mẹ, nữ quyền tiềm ẩn trong văn hóa dân gian)....

    Đọc để thấy ý đồ của tác giả...

    Còn hay hay không thì tớ nghĩ còn tùy từng người đọc...

    ReplyDelete
  16. Mua gì chứ quyết không mua không đọc sách Tàu. Ơ, mà có tuyển tập Kawabata à, sao tớ không nhìn thấy nhỉ.

    ReplyDelete