Saturday, January 5, 2008

Entry for January 05, 2008

Các cuốn sách đọc trong thời gian qua (ở Việt Nam).
1. Chốn xưa của Lý Nhuệ: Tàm tạm, nhưng hơi nhạt, không hay bằng Ngân thành cố sự cũng của cùng tác giả. Đọc xong chẳng nhớ gì.
2. Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương: Theo tôi, Nguyễn Bình Phương là một trong vài ba cây bút đáng đọc nhất của văn học Việt Nam hiện nay. Thoạt kỳ thủy không thực sự ấn tượng và mang tính tiểu thuyết như Ngồi nhưng nói như Thụy Khuê, đó là một "bài thơ dài đẫm máu và nước mắt, đẫm tang thương, đầy huyễn mộng"...
3. Viên ngọc trai của John Steinbeck: Bình thường, nặng tính kể lể. Đoạn kết hơi shock và chưa hiểu tại sao tác giả lại cho cái shock đó.
4. Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng: Không thích như với Và khi tro bụi. Chưa thực sự hiểu dụng ý của chị Phượng trong cuốn này, ngoài các tình tiết kiểu Rashomon. Có vẻ như trong hai tác phẩm của chị Phượng, đều có một motif về mối quan hệ chị em gái và mặc cảm tội lỗi vì sự tồn tại của người sống. Trong cả hai cuốn truyện, đều có cuộc hành trình của một nhân vật trên cơ sở sự thôi thúc của người chị/em gái ở cõi âm và mặc cảm vì việc mình “sống” của người ở cõi dương. Mưa ở kiếp sau có sự hòa quyện giữa âm và dương, sự hòa quyện các identity khá mạnh mẽ, và có sự cảm thông sâu sắc với số phận người phụ nữ, bị đàn ông dẫm đạp, lấy làm trò vui và rũ bỏ (cảm hứng từ truyện Kiều?).
5.
Cậu ấm ngây thơ (Botchan) của Natsume Soseki. Ai đọc Kafka trên bờ biển nếu để ý có thể thấy là Kafka đến thư viện để đọc hết các tác phẩm của Natsume Soseki. Cuốn này là một trong các cuốn sách được đọc nhiều nhất ở Nhật Bản. Nhưng nội dung cũng bình thường, không có gì đặc biệt. Nếu so sánh với một cuốn khác của Soseki là Kokoro thì Botchan không có sự phân tích tâm lý sắc sảo và sự thể hiện tính cách Nhật rất đặc trưng như trong Kokoro.
Đang đọc:
6. Tập truyện Người đàn ông có đôi mắt trong của Cấn Vân Khánh. Mới đọc hai truyện ngắn đầu tiên, không có gì đặc biệt . Văn phong có phần dễ dãi và hơi sến. Cảm xúc Hương đầu mùa cho gái văn phòng.
7. Huynh đệ phần 1 của Dư Hoa. Mới đọc được 150 trang, đọc khá nhanh, khá hấp dẫn.

11 comments:

  1. Toc do doc that kinh hoang! Co le vi troi ret nhu em G noi?

    ReplyDelete
  2. Toàn mấy quyển mỏng dính chị Mưa ạ :p Trong đám này thì 3 quyển tương đương 1 quyển bình thường thôi ;)) nên ngày 3 cữ cafe kèm đọc sách thì cũng chưa sao :p

    ReplyDelete
  3. "6. Tập truyện Người đàn ông có đôi mắt trong của Cấn Vân Khánh. Mới đọc hai truyện ngắn đầu tiên, không có gì đặc biệt . Văn phong có phần dễ dãi và hơi sến. Cảm xúc Hương đầu mùa cho gái văn phòng"

    Siêu sao có ảnh hưởng trong giới blog cứ bình sách thế này là sẽ trở thành mối thù truyền kiếp của các nhà văn gái sến cho mà xem ;-)

    ReplyDelete
  4. Cảm ơn anh Linh đã mua sách của em, đúng là cuốn Người đàn ông có đôi mắt trong em không ưng ý bằng cuốn Khi nào anh thuộc về em.Nhưng anh cứ thử đọc hết cuốn đi nhé. Chúc anh vui vẻ!
    Anh dịch thơ rất hay!

    ReplyDelete
  5. Thực ra mình không thích 50 trang cuối cùng của Và khi tro bụi, và toàn bộ cuốn Mưa ở kiếp sau, hơi nặng nề và khiên cưỡng. Thậm chí motif hơi cũ kĩ nữa.

    ReplyDelete
  6. Anh Linh oi, mua Thoat Ky Thuy o dau? Em tim ko ra

    ReplyDelete
  7. Quyển Mưa ở kiếp sau đọc xong có cảm giác như được viết khá ẩu, hoặc do khâu chế bản gõ lạch cạch thế nào mà nhầm thế nên có những chi tiết khá buồn cười, kiểu như đoạn Chi bảo Mai đến gặp cô Tâm xin thêm tiền để đóng viện phí cho cha, cô Tâm cũng ậm ừ phụ nữ VN toàn là nàng Kiều bán mình chuộc cha gì đó, thế mà khi đưa tiền cho em Mai thì lại hỏi "Em nói em phải chuyển tiền gấp để nộp viện phí cho mẹ?....", mau quên thế mà mới hôm trước hôm sau thôi đấy.
    Huynh đệ thì cứ theo phong trào thừa thắng xông lên, đào mồ bới mả quá khứ của các nhà văn Khựa, thật sự ngán. May mà những đoạn viết về tình huynh đệ của 2 đứa trẻ khá hay. Tuy nhiên đọc xong chỉ ám ảnh sao con người lại có thể tàn ác một cách hồn nhiên và vui sướng như thế, chỉ chờ khi có điều kiện là bùng phát chứ không hẳn do thời cuộc đưa đẩy gì cả. Ah, anh mua đủ cả 2 tập đấy chứ.
    Thoạt kỳ thủy thì đúng là bố của nhạt, khen được, hay chính xác hơn là bình phẩm được như TK thì mình chỉ có cách gọi bằng cụ, hehe

    ReplyDelete
  8. @Cấn Vân Khánh: Cảm ơn em. Anh sẽ đọc hết cuốn sách của em. Chúc mừng em đã có hai cuốn sách xuất bản.
    @PA: Anh không nhớ là mua ở Đinh Lễ hay ở hiệu sách Đông Tây trên Nguyễn Chí Thanh.
    @Crimson Mai: Huynh đệ đúng là vẫn trào lưu bới mồ mả CM văn hóa. Nhưng lại có thể đặt câu hỏi sao các nhà văn như Mạc Ngôn, Dư Hoa có thể bới mồ mả ghê thế mà không sợ bẩn tay cũng không bị độc giả Trung Quốc và giới kiểm soát văn hóa TQ cấm bới hay chửi bới là ghê tởm trong khi ở Việt Nam, các bác như Dương Thu Hương mới bới ra có một tí đã vào tù sống lưu vong, đến gần đất xa trời như bác Tô Hoài cũng mới chỉ bới ra he hé, vừa bới vừa thủ mấy miếng võ phòng thân. Xem ra nhà văn và người đọc VN vẫn "hiền" quá, không có cái quyết liệt sòng phẳng với quá khứ như ở TQ.
    Thoạt kỳ thủy thì anh cho là một experiment của NBP và đó là một experiment thú vị. Văn đàn VN cần có thêm những người dám có các experiment như thế.

    ReplyDelete
  9. @Linh: "Xem ra nhà văn và người đọc VN vẫn "hiền" quá, không có cái quyết liệt sòng phẳng với quá khứ như ở TQ."

    Thế thì mời đồng chí Linh làm thử 1 quả quyết liệt sòng phẳng xem thế nào, chứ nói khơi khơi thế thì ai mà chả nói được.

    ReplyDelete
  10. @Thuy Ha L: 1. Tôi không phải nhà văn.
    2. Tất nhiên là ai cũng nói được. Tôi cũng không cho là những câu tôi nói ra, người khác không nói được hay không được nói.

    ReplyDelete
  11. Phục Mr Linh ở độ kiên trì. Rất nhiều cuốn được coi là hay (nói chung) mà nhà em đọc không quá được 50 trang. Lâu lâu trước, đọc "Thoạt kỳ thủy" thấy cũng được. "Cậu ấm ngây thơ" (Botchan) cũng thường thường thôi ,tất nhiên thường thường của tầng lớp trên.

    ReplyDelete