Monday, January 28, 2008

Entry for January 28, 2008

Vài phim xem gần đây (chú ý có thể có spoiler)
1. Lust, Caution.
Phim này thì đúng như Roger Ebert nhận xét: Less sense, more sensibility (chơi chữ vì Ang Lee đạo diễn phim Sense and sensibility). Đạo diễn vẫn rất tinh tế và chi tiết nhưng nội dung phim khá là vớ vẩn. Lý An có vẻ hợp với các phim hơi có nữ tính, nhìn từ quan điểm phụ nữ mà thực ra cả Sắc Giới và Brokeback Mountain đều là chuyển thể kịch bản từ các nhà văn nữ.
Vậy phim này có gì hay. Thứ nhất là khẳng định chân lý sex+ money= love (tất nhiên là trong một số điều kiện nhất định). Thực ra một số nghiên cứu cũng cho rằng nếu hai người hòa hợp tình dục thì cũng dễ phát sinh tình cảm tương tự yêu đương (tức là gia tăng một số hoócmon giống như khi yêu đương say đắm). Hơn thế, ngay cả cái người ta gọi là chất hóa học (chemistry) hấp dẫn hai người với nhau khi mới gặp mặt thực chất chỉ là một dự đoán về sự hấp dẫn tình dục. Vai trò của money thì không rõ ràng bằng, nhưng trong phim đã thể hiện một cách tuyệt vời trong đoạn khi em diễn viên chính (hình như tên là Duy?) thì thầm vào tai anh Lương: "anh, chạy đi anh" sau khi đeo trên tay chiếc nhẫn kim cương nặng trĩu, cho dù sau đó nàng phải trả giá bằng tính mạng của bản thân nàng và các chiến hữu (tất nhiên lúc đó nàng không nghĩ và biết trước mà chỉ là phản ứng hơi có tính bản năng). Một chiếc nhẫn kim cương có thể chỉ là một chiếc nhẫn kim cương nhưng với nhiều phụ nữ, có thể đó chính là bằng chứng tình yêu (thế nên các anh giai Beatles mới phải gào lên rằng "anh có thể cho em nhẫn kim cương nếu em muốn nhưng... money can't buy love). Cái "bằng chứng tình yêu" ấy có thể là chỗ bám duy nhất với những người chưa thực sự hiểu tình yêu là gì (và có lẽ đa số nhân loại là như vậy).
Phim còn vài chi tiết hay (và hơi buồn cười) nữa. Ví dụ chi tiết cô Duy phải ân ái với một đồng chí để có kinh nghiệm tình dục và cho hết trinh trước khi hiến mình cho anh Lương. Nhưng sau đó thì anh Lương mất hút khiến kinh nghiệm mới học được của cô Duy thành uổng công (nhưng có lẽ chính sự so sánh giữa việc làm tình vô cảm trong quá khứ với người đồng chí và làm tình cuồng nhiệt với anh Lương sau này lại càng là tác nhân khiến cô Duy không dứt khỏi anh Lương được, và bị phụ thuộc vào anh không chỉ về thể xác mà cả về tinh thần- đó cũng là một chi tiết tinh tế không được nói rõ ra). Chi tiết "chuẩn bị" uổng công này làm tớ nhớ tới phim Black Book (một phim có chủ đề khá giống) khi cô Do Thái rất công phu đi nhuộm lông ở dưới thành blonde để rồi bị anh sĩ quan Đức phát hiện ra là Do Thái nhờ màu của chân tóc trên đầu. Cả hai sự việc đó đều là những sự trớ trêu có tính gợi tình.
Một chi tiết rất hay nữa là đoạn nhóm sinh viên giết chết gã tống tiền, khán giả như được sống trong cảnh đó, và đứng trước các lựa chọn và cảm giác của người trong cuộc.
Phần kết của phim thì tớ cũng không chắc là đã hay, cảm thấy nó hơi feminist quá. Nếu lựa chọn giữa cái kết như trong phim và 2 cái kết sau đây thì mọi người (những ai đã xem) nghĩ kết nào hay hơn.
1. Em Duy bị các đồng chí giết vì phản bội.
2. Anh Lương giết các đồng chí của em Duy nhưng em Duy vẫn sống cho tới hết chiến tranh, sau này lấy chồng đẻ con bình thường như mọi người.
Nói tóm lại, phim này xem khá hay, tinh tế, hợp với tư duy người châu Á nhưng hơi buồn ngủ. Các cảnh sex mà mọi người khen ngợi tớ thấy quay đẹp và chân thực nhưng cũng không quá gợi tình.
À mà cảnh quay Thượng Hải trong phim cũng rất đẹp. Hóa ra hồi 1942 dân Thượng Hải đã đi xích lô trong khi ở Việt Nam hồi đó vẫn là xe kéo tay. Không biết xích lô bắt đầu có ở Việt Nam từ bao giờ?

2. No Country for old men.
Một phim vừa dữ dội căng thẳng, khốc liệt và đẹp như tranh, lại vừa ám ảnh. Anh em nhà Coen có lẽ là những người làm phim có tính triết lý nhất ở Holywood hiện nay, trong khi phim của họ vẫn có tính giải trí rất cao.
Một chủ đề của các phim nhà Coen hình như là số phận. Con người dù có cố thế nào đi nữa, có chủ động, anh hùng, dũng cảm, thông minh... thì cũng chỉ là một con ốc trong bánh xe số phận và những gì sẽ đến sẽ đến. Liên quan tới số phận còn là sự hiện diện của cái ác, cái ác tồn tại độc lập, khách quan, không lý do, không giải thích, hay đúng hơn nó còn là lý do, là sự giải thích. Thế giới trong phim nhà Coen có vẻ như là một thế giới theo mô hình của tôn giáo Manichean, thế giới lưỡng phân trong đó cái ác tồn tại song song với cái thiện, bình thản và thản nhiên như là số phận.

3. Beowulf.
Phim này hóa ra hay hơn mình tưởng. Kỹ xảo tốt, nhất là đoạn đánh nhau với rồng. Cốt truyện chặt chẽ, logic, có ý nghĩa. Xem có tính giải trí tốt, nhất là không bị một số thứ bực mình như một số phim nhiều kỹ xảo khác (chẳng hạn Transformers).

4. Mongols
Phim của Kazacstan về cuộc đời Thành Cát Tư Hãn. Phim không có gì đặc biệt, nhân vật Thiết Mộc Chân (THành Cát Tư Hãn) trong phim có phần quá "hiền", thiếu đi sự quỷ quyệt, quyết đoán và tàn nhẫn của ông vua này trong lịch sử. Xem phim xong vẫn không hiểu tại sao ông này thống nhất được Mông Cổ và chinh phục nửa thế giới. Xem ra bí quyết chinh phục thế giới của ông chỉ dừng lại ở việc chọn vợ cho tốt. Thiết Mộc Chân trong phim xuất sắc và quyết đoán nhất là ở việc chọn được cô vợ tốt từ năm 9 tuổi, đúng như lời bố ông nói "Đàn ông là phải tự chọn vợ cho mình". Có lẽ đó là tài năng lớn nhất của Thiết Mộc Chân như ở trong phim (bên cạnh việc chọn vợ có đôi chân thật khỏe vì cô vợ như thế sẽ "give the man more pleasure" như lời ông bố).

29 comments:

  1. em thích diễn xuất của nhân vật Wang Chai Chi (Vương Giai Chi?). facial expression thuyết phục, khả năng điều khiển giọng nói rất tốt. duy chỉ có body language có vẻ còn hơi cứng. cái kết của Lust, Caution shock nhưng giống như là nó "buộc phải thế," để cái kết khác như anh nói thì thành ra tầm thường quá rồi.

    ReplyDelete
  2. may em gai con thieu kinh nghiem tinh duc nhu em Duy khong the lam cach mang ..hehe ....Phai la mot em tung trai chuyen chan goi, tim vo tan nat, cam thu dan ong moi thich hop voi chieu my nhan ke

    Chua xem duoc phim nao ...hic

    ReplyDelete
  3. Bác Linh xem phim cũng nhiều rồi mà vẫn xem phim theo kiểu "trí thức New Yorker" . No Country For Old Man là chuyển thể từ tiểu thuyết, tất cả những cái " số phận, vỏ ốc, cái ác..." nó đã có từ trong tiểu thuyết rồi, không phải là cái để minh chứng cho khả năng làm phim của anh em nhà Coen. Nếu phim No country for old man mà chỉ có như vậy thì nếu là Micheal Bay làm thì có khác gì anh em nhà Coen? không chừng có khi còn làm tốt hơn.

    Ý kiến cá nhân của nhà em thì anh em nhà Coen hơi được overated, Fargo, Big Lebowski ... đều thường thường, ngoài cốt truyện ra thì không còn gì hơn để nói, may ra được O Brother where art thout còn có đôi chút khác lạ nhưng chủ yếu cũng là do mấy bài hát. Nếu để so sánh với đối thủ chính năm nay là Paul Thomas Anderson thì anh em nhà Coen kém hơn khá nhiều. Mặc dù cả 2 phim này nhà em đều chưa được xem nhưng theo phong cách vẫn thường có của các tác giả thì chắc chắc There will be blood sẽ có những xử lý cảnh độc đáo mang dấu ấn riêng của Anderson. Xử lý độc đáo là cái mà anh em Coen chưa bao giờ có.

    Cũng liên quan đến chủ đề trên là phim Nga tranh giải Oscar năm nay - 12. Ai cũng nhận ra ngay phim này nhái lại 12 angry men (1957) của Sidney Lumet. Với 12 Angry Men, ngay cảnh đầu tiên Lumet đã dùng một cú long take , cú máy đó rất phức tạp và không chỉ để tạo ra ấn tượng thị giác đơn thuần , nó còn có ý đồ rất rõ ràng trong việc giới thiệu từng nhân vật, tính cách ban đầu, vai trò trong câu chuyện và thời điểm xuất hiện của nhân vật chính. Cách xử lý đó là độc đáo và ngay từ đầu đạo diễn đã tạo được ấn tượng mạnh. Phim 12 năm nay chắc chắn không có đoạn đó, sài lại thủ pháp đó sẽ bị chê cười ngay , người ta còn phải cho thêm thắt nhiều thứ khác như mâu thuẫn sắc tộc, vấn đề chính trị Nga-Chesnia, rồi hình như cuối cùng còn tìm ra thủ phạm... thành ra nó mất đi cái tính phổ quát như của bộ phimănm 1957 . Chỉ vậy thôi cũng đủ khẳng định là nếu có xem thì xem 12 Angry Men là quá đủ rồi.

    ReplyDelete
  4. No Country for Old Men hình như dành được nhiều thiện cảm không chỉ trong giới phê bình mà cả số đông khán giả Mỹ. Điểm khán giả cho trên imdb thuộc vào loại cực cao (8.7). Dù là các phim mới ra thường rating cao, nhưng hiếm phim nào được như vậy. Điều này quả là thú vị. Nó ngược với truyền thống Mỹ, vốn là các phim tròn trĩnh đèm đẹp thường được chuộng hơn những phim độc đáo khác thường. Ngay cả giới phê bình Mỹ vốn cũng không đi chệch ra xa khỏi quỹ đạo này. Vậy nên khổ thân Kubrick, kỳ tài vô tiền khoáng hậu mà ko giành một giải Oscar nào.

    Nhưng cũng có thể No Country for Old Men dễ được nguời Mỹ đồng cảm, vì nó mang tính chất hoang dã và độc địa của miền Tây, vốn sẵn có trong máu của đa số người Mỹ.

    ReplyDelete
  5. Thoi cho bao gio co There will be blood thi nhan xet tiep :)

    ReplyDelete
  6. Phim Mongol khắc họa rất tuyệt vời ý chí quyền lực kỳ dị của Thiết Mộc Chân. Thường người ta vẫn khắc họa ý chí sinh tồn của một cá nhân nào đó, vì nó là thứ ý chí phổ thông, ai cũng có. Nhưng thứ ý chí vươn tới quyền lực ở cùng mức với ý chí sinh tồn, thậm chí vượt trên cả ý chí sinh tồn, thì chưa ai khắc họa được. Vì nó hiếm có trong đời thuờng, chẳng ai hiểu phải mô tả nó thế nào.

    Phim không sa đà vào việc minh họa những phẩm chất lòe loẹt đáng ngờ của các vĩ nhân lịch sử. Chỉ tập trung biểu đạt cái chí của một con người. Anh hùng lấy chí làm đầu. Có lẽ như thế mới thực là tinh chất.

    ReplyDelete
  7. @Le: Le có thể nói rõ xem phim Mongols mô tả ý chí quyền lực của Thiết Mộc Chân thế nào không? Tớ thấy nhân vật Thiết Mộc Chân trong phim cứ giả giả, rất thiếu tính thuyết phục.

    ReplyDelete
  8. Tâm lý nhân vật được phản ánh qua ấn tượng. Phân tích ấn tượng phim một cách chặt chẽ thì ít ra phải xem lần thứ 2 mới nói chính xác được. Xem lần 1 thì chỉ nói sơ sơ thế này thôi.

    Ấn tượng đầu phim là một nước Mông Cổ dã man, đa số mỗi cá nhân hoặc là cúi đầu làm nô lệ cho kẻ mạnh, hoặc là chết cả nhà. Đọng lại ở cảnh Thiết Mộc Chân khi còn bé, đeo gông bỏ chạy vào hoang mạc, cô độc quỳ trong đêm.

    Ấn tượng thứ hai cảnh Thiết Mộc Chân giành lại được người vợ bị kẻ thù cướp. Đêm tối ngồi chia vui trong ánh lửa trại với bằng hữu. Sự rạn nứt ngay lúc đó đã hình thành. Người ngồi đây nhưng ý chí đã ở chỗ khác. Người vợ lặng lẽ ngồi phía xa đã cảm thấy điều ấy.

    Ấn tượng thứ ba là cảnh Thiết Mộc Chân rời bỏ người anh em kết nghĩa. Rồi tùy tùng bị giết sạch sau trận truy đuổi đẫm máu. Thiết Mộc Chân bị đày xuống làm nô lệ, bán đi lang bạt. Thần thái con người lúc này chỉ tiết lộ qua ánh mắt, được đạo diễn xử lý làm rõ qua lời sấm của nhà sư.

    Ấn tượng thứ tư là sự quả cảm của người vợ. Lặn lội đường xa cùng con nhỏ tìm cách cứu chồng. Dọc đường vừa phải bán thân, vừa phải cơ trí quyết đoán mới giải phóng được cho Thiết Mộc Chân. Ý chí thép của người vợ dồn cả trong thân hình nhỏ nhắn và ánh mắt vững vàng một cách bình dị. Đối diện lại là ánh mắt thâm trầm và gương mặt phong sương của Thiết Mộc Chân.

    Ấn tượng thứ năm là cảnh Thiết Mộc Chân vừa mới được giải phóng, chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc ngắn ngủi với vợ, đã lại bươn bả lên đường. Không tùy tùng phò tá, chỉ một thớt ngựa. Để lại phía sau người vợ nhỏ bé cùng hai đứa con bé lũn cũn trên thảo nguyên rộng lớn.

    Ấn tượng thứ năm là hình ảnh Thiết Mộc Chân khi đã lập được đại binh, đọc quân luật trước toàn quân. "... Kẻ làm hại tới sứ giả, giết không tha. Kẻ quăng vũ khí, bỏ chạy trên chiến trường, giết không tha..."

    Ấn tượng thứ sáu là cảnh quân tinh nhuệ cảm tử của Thiết Mộc Chân phi ngựa băng băng trên chiến trường, thà chết không lùi bước.

    Do xem phim không tập trung nên đọng lại chỉ mới có 6 ấn tượng này ;) Nhưng rõ ràng là chúng liên quan tới nhau rất mật thiết. Cái này kiến thiết cho cái kia.

    ReplyDelete
  9. diving bell n butterfly di anh! voi there wil be blood nua. hay lem! em xem black book roi. em thay tinh tiet do dau co "chuan bi uong cong" dau anh. em kha thich blackk book

    ReplyDelete
  10. Bác Linh xem phim cũng nhiều rồi mà vẫn xem phim theo kiểu "trí thức New Yorker" . No Country For Old Man là chuyển thể từ tiểu thuyết, tất cả những cái " số phận, vỏ ốc, cái ác..." nó đã có từ trong tiểu thuyết rồi, không phải là cái để minh chứng cho khả năng làm phim của anh em nhà Coen. Nếu phim No country for old man mà chỉ có như vậy thì nếu là Micheal Bay làm thì có khác gì anh em nhà Coen? không chừng có khi còn làm tốt hơn.
    --> Nói vậy là sai. Nếu như bạn YoutaM chịu khó đọc cuốn tiểu thuyết này sẽ thấy một trong những đoạn nói về số phận trong phim này (và theo tui là một trong những đoạn hay nhất của phim) chính là cuộc đối thoại của Javier Bardem với người đàn ông trong tiệm xăng không hề tồn tại trong sách. Nếu như Michael Bay làm phim này thì chắc chắn phim sẽ là một mớ hổ lốn những cảnh máy quay quay vòng vòng nhân vật chẳng có lý do, cảnh cắt xoẹt xoẹt xoẹt thật nhanh chứ không hề có sự chậm rãi căng thẳng từ tốn mà anh em nhà Coen làm ra. Anh em nhà coen, như mọi khi, làm về cái ác vừa tàn bạo lạnh lùng nhưng lại chất chứa trong đó sự mỉa mai châm chọc đến rợn người.
    No country for old men còn xuất sắc về mặt kỹ thuật làm phim, đặc biệt là âm thanh trong phim này cực kỳ xuất sắc. Cả bộ phim chỉ có một cue nhạc duy nhất, và đó cũng là lần duy nhất mà người xem thấy kẻ ác sợ hãi. Còn lại đều là âm thanh, mà độc đáo nhất chính là tiếng gió, tiếng xe và dĩ nhiên, tiếng khẩ súng bắn gia súc được sử dụng như nhân vật trong phim.
    P.T.Anderson làm There will be blood gần như một character studies hơn là một phim, với một câu chuyện không lý giải mà mang tính áp đặt nhiều hơn. Thực tế là P.T.Anderson không có dấu ấn đặc trưng như Coen Brothers. Phim của P.T.Anderson mỗi phim là một bản phim độc đáo riêng, nhưng chúng không có những điểm chung và thống nhất về phong cách (ta có thể gọi đó là sự phong phú đa dạng) nhưng lại có điểm chung về chủ đề: cha con. Luôn có có mặt nỗi cô đơn và khoảng cách giữa cha và con trai trong các phim của P.T.Anderson. Đơn giản vì ông này rất thương cha của mình và ân hận vì đã không yêu thương cha của mình như thế khi cha ông còn sống.

    ReplyDelete
  11. Bạn phanxine hình như xem hết hay gần hết các phim tranh Best pictures giải Oscar năm nay có thể nhận định theo cá nhân bạn thì phim nào là xứng đáng hơn cả?

    ReplyDelete
  12. 995,168
    là con số mới nhất truy cập vào blog của Linh , tôi không (chưa)phải là bạn Linh , tôi không viết blog nhưng lại hay đọc những dòng rất hay từ Linh , xin đừng đóng cửa blog khi đủ 1 triệu Linh nhé , những trang viết của Linh dem rất nhiều hạnh phúc cho mọi người đấy ! Cảm ơn và chúc Linh toại chí !

    ReplyDelete
  13. @Linh: chưa xem Michael Clayton - không thích mấy phim về luật lắm vì nói nhiều mà mình chả hiểu họ nói gì hic hic...
    trong 4 phim còn lại thì No Country for old men là xứng đáng nhất vì tính triết lý lẫn tính hấp dẫn của nó (nôm na ta gọi theo kiểu VN là kết hợp thương mại và nghệ thuật). Juno là nhẹ kỳ nhất, thích phim này như một phim nhỉnh hơn phim teen, nhưng thấy phim không xứng đáng đề cử Oscar nữa chứ đừng nói là đoạt giải. Ba phim còn lại, gồm No Country for old men, Atonement và There will be blood thì Atonement khá xúc động - và rất thích cái không khí buồn bàng bạc của mình này cũng như cách dựng phim cực kỳ độc đáo, nhất là nếu đọc truyện rồi càng thấy cách dựng phim này làm toát nên được tinh thần của truyện, trong khi There will be blood thì rất quyết liệt táo bạo, một phim mà xem xong vẫn còn ngơ ngác không hiểu thật ra là sao, con người ấy là sao, cấu trúc phim bị phá vỡ hoàn toàn. Tương tự là No Country for old men, cấu trúc phim cũng thay đổi, nhất là việc chuyển đổi nhân vật chính khá hay và bất ngờ. Có điều thích No country for old men hơn vì thấy nó xảy ra tự nhiên hơn, trong khi There will be blood giống phim làm để tranh Oscar vậy.

    Mà tui cũng nghĩ No country for old men đoạt Oscar... trừ khi các thành viên Viện Hàn Lâm nhát hít (vì cô giáo của tui nói lần đầu xem sợ quá đã không dám xem hết, về sau nhiều người bắt phải xem lại nên ngồi xem lại thì mới thấy nó hay hahaha)

    ReplyDelete
  14. nếu là em thì em sẽ thích cái kết 2 hơn cho phim Sắc, Giới. Không hiểu sao sau khi xem xong Match Point và gần đây là 8mm2 thì mình càng ngày càng khoái những kiểu kết như vậy. Những cái kết kiểu có hậu xem ra ngày càng khó thuyết phục những khán giả như mình.

    ReplyDelete
  15. Kết như phim nó mới càng đúng với cái tên "Lust, Caution". Với em, Giai Chi đáng yêu hơn vì cô đã rất đàn bà trong giây phút quyết định ấy, dù sau đó phải trả giá.

    ReplyDelete
  16. "Lust, Caution" mình có xem nhưng mà tiếng Tàu không có phụ đề nên không hiểu mấy, với lại hành động đấm đá thì ít mà nói năng đối thoại thì nhiều nên mình càng ghét càng không thích xem. Thế cho nên mình chỉ tua tua xem những đoạn mà các bạn ấy quất nhau thôi. Vậy mà cuối cùng vẫn biết nội dung phim. Đại loại là có một chú mật thám Hán gian làm tay sai cho Nhật. Xong rồi có một lũ sinh viên Tàu yêu nước Tàu tìm cách giết chú mật thám Hán gian kia, bằng Mỹ nhân kế. Nhưng nàng mỹ nhân sau khi quất nhau một số lần với tên mật thám thì sướng quá và yêu hắn luôn (vì tên Hán gian này có kỹ thuật mần tình thuộc diện đại cao thủ tình lâm). Mọi chuyện êm xuôi, đến lúc hai người vào tiệm kim hoàn, cô kia định ra tay nhưng tay mật thám tặng nàng phát kim cương, nàng sướng quá lâng lâng hương vị tình yêu nên không giết hắn mà bảo hắn chạy đi. Tên kia sực tỉnh, tẩu như phi và gọi đồng đội tới, tóm cổ tất cả các thể loại sinh viên Tàu âm mưu ám sát hắn. Hết phim.
    Nhận xét là phim này nội dung bình thường, mấy pha quất nhau cũng chán.

    ReplyDelete
  17. Đã xem được 4/5 phim tranh giải best picture. No country for old men năm nay chắc thắng giải phim, đạo diễn, kịch bản chuyển thể và nam diễn viên phụ. Juno chắc được kịch bản gốc. There will be blood chắc chắn giành giải nam chính. Atonement cùng lắm là được giải nhạc nền. Michael Clayton về trắng tay. Nếu Oscar đúng như thế thì hợp lòng miềng. Bạn L nên xem Michael Clayton với The Great Debaters, tranh luận, hùng biện, cãi cọ xôm trò, rất giống với cái "air" trong các entry & comment của bạn.

    ReplyDelete
  18. Bạn phanxine hình như bị lẫn lỗn giữa chủ đề và chi tiết. Khi tôi nói về chủ đề (No country) bạn lại nói về chi tiết (đoạn hội thoại thêm), khi tôi nói chi tiết (xử lý của P.T.Anderson) thì bạn lại nói về chủ đề (character studies) . Cho nên tôi không cần phải nói tiếp là tôi sai hay đúng vì bạn có nắm dược tôi nói cái gì đâu . Mà bạn phanxine hô hào làm phim kiểu Hollywood mà lại tỏ ra coi thường anh Bay quá nhỉ. Thiết tưởng bạn phải có các nhìn khác cơ đấy. Nhưng ok, đồng ý với bạn về P.T.Anderson, mỗi phim một kiểu độc đáo, có điều hình như bạn không nhận ra đó chính là dấu ấn của Anderson. Còn anh em nhà Coen, ngoài việc câu chuyện này cũng hay (biết chọn kịch bản hơn Micheal Bay) thì chẳng có dấu ấn riêng nào, khả năng dạo diễn của họ cũng như tất cả các đạo diễn tốt của Mỹ.

    @hollyaput: Năm nay No country có thể sẽ là phim hay nhất, nhưng dạo diễn thì anh em Coen khó mà lấy được, nếu không có bất ngờ gì thì P.T.Anderson mới là ứng cử viên số 1.

    ReplyDelete
  19. về phim Lust and Caution, theo em nếu chọn kết thúc 1 thì ko được vì nhóm SV kia cũng là nạn nhân của lòng yêu nước tự phát theo kiểu youth spirit (và về sau còn có institute điều khiển nữa), đến giết tên tống tiền mà phải vật lộn như thế thì máu lạnh lùng ko hề có ở những người SV này (em thấy cảnh giết tên tống tiền này là cảnh hay nhất và đáng nói nhất trong phim), đến lúc bị bắn vẫn còn mếu máo. Còn nếu để cho cô Thang Duy sống qua chiến tranh thì nhân đạo quá rồi, nhưng nó chỉ đi với điều kiện anh Lương phải thực sự yêu cô và thấy được sự phi lý trong tất cả những chuyện “lý tưởng yêu nước” mà cô bị rơi vào (lúc đầu cô đi theo cách mạng cũng chỉ vì mến mộ anh SV cao to đẹp trai trưởng nhóm chứ ko hề có động cơ yêu nước hay căm thù ai rõ ràng, bảo phải giết tên đó là giết thôi; nhưng rồi anh chàng đẹp trai ngày càng tỏ ra ngớ ngẩn và thiếu cá tính và làm cô thất vọng, nên mới có câu đại loại như “3 years is too late for a kiss”; và nói xa hơn, việc cô đến với anh Lương cũng chỉ vì cô cũng chẳng còn chỗ nào bám víu, và việc cô bảo anh này chạy đi cũng do 1 phần cô đã quá chán cái tổ hợp yêu nước kia rồi chứ ko hoàn toàn vì yêu anh này). Nhưng đương nhiên phim là Lust and Caution chứ ko phải Love and Caution, nên anh Lương vẫn kí giấy xử tử, và về nhà nhìn cái giường ngồi khóc, và em nghĩ khóc vì cuối cùng, những chuyện đã xảy ra giữa 2 người vẫn ko đủ để giải thích cho căn nguyên của mọi chuyện, và cuối cùng anh Lương là người bị confused nhất giữa love và lust. Nếu giải thích để justify cho Lý An rằng ông cố tình để mọi chuyện như vậy để chỉ ra cái phi lí của những lý tưởng này nọ thì thôi cũng tạm chấp nhận. Còn nếu ông làm phim này để focus vào nhân vật nữ hi sinh vì lý tưởng thì thôi rồi, quá chán, quá thiếu muối, phim xem xong mà cứ thấy kì kì, và thấy tội nghiệp cho nhân vật cô Thang Duy.
    Còn các cảnh hot trong phim thì em thấy ko khác hardcore là mấy, như anh nói ko gợi tình là đúng rồi, vì đó chỉ là sự kết hợp của 1 bên muốn chinh phục và chiếm hữu để chứng tỏ sức mạnh của mình (anh Lương) và 1 bên là sự cố gắng vô vọng trong việc tìm kiếm 1 nơi để thuộc về (cô Thang Duy – nên có câu cô nói “Buy me an apartment”).
    Nói chung phim này xem giải trí cũng được, nhưng thế thì xem phim của Vương Gia Vệ sướng hơn. Em đang chờ My blueberry nights :)

    ReplyDelete
  20. @YoutaM: YoutaM chưa xem No country for old men mà biết là phim này “chẳng có dấu ấn riêng” gì cả thì cũng lạ. Nói như YoutaM thì phim này chỉ được cái là kịch bản hay và cái giỏi của anh em nhà Coen chỉ ở chỗ chọn được kịch bản hay và làm phim giống như rất nhiều đạo diễn tốt khác? Và nếu kịch bản ấy vào tay Michael Bay thì phim này vẫn có thể được đề cử Oscar như thường?

    Về cái kết của Lust, Caution: Đúng là nó hơi gây sốc nhưng tớ thấy nó chẳng có ý nghĩa gì ngoài cái cliché muôn thủa là đàn bà thì sốc nổi, nhẹ dạ, và dễ bị quyến rũ bởi lust và money, còn đàn ông thì tham lam, khó lường, và rất nhẫn tâm nếu cần thiết. Trong khi đó một cái kết anti-climax kiểu như nàng Chi kia được tha về (còn các đồng chí bị giết sạch) sau đó lấy chồng sinh con, tới năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng thì ra quảng trường xem nhân dân treo cổ tên Hán gian người tình cũ xem ra thú vị hơn. Ít ra sự tầm thường ấy nó vượt ra được những drama giả tạo, công thức, và có tính ironic.
    Nhưng Lý An xem ra vẫn chỉ sở trường là làm các phim sến. Dù có nghệ thuật và khéo léo đi chăng nữa thì cũng vẫn là sến.

    Vừa xem Juno, a nice comedy with excellent music, nhưng đúng là được đề cử Oscar thì hơi quá. Thậm chí mình cũng không nghĩ nó là best comedy of the year.

    ReplyDelete
  21. Đùa chứ hỏi thật bác Linh, nhà em viết lách tối nghĩa quá, hay về phía có vấn đề gì mà bác lại phải hỏi lại thế nhỉ ?

    "không có dấu ấn riêng" là danh cho anh em Coen, nếu bác thích bắc cầu sang No country thì coi như đó là một thể loại dự báo tỉ số đi. Pele cũng hay đoán sai ngôi vô địch Worldcup lắm.

    ReplyDelete
  22. Bạn lonelily nếu là người thích VGV thì ko nên kỳ vọng vào My blueberry nights. Phim này xem còn lại rất ít chất VGV, có chăng chỉ là màu sắc, nhạc, một vài cách quay, cảnh quay thôi.

    Thoại thì Mỹ rồi, hiển nhiên (phim này bác VGV ko làm một mình theo kiểu ngẫu hứng như mọi khi nữa). Em Norah Jones chỉ nên nghe hát, đóng phim dở kinh khủng.

    Lust kết thúc như bác Lý An hay đấy chứ, hợp lý ;)

    ReplyDelete
  23. Em chua xem There will be blood nen khong biet noi gi, nhung ma xem No country for old men thi moi lan anh Bardem xuat hien lai thay lanh xuong song, khong biet ke xau so xui xeo co ra di hay khong :(
    Sau khi xem xong thi thiet thay 2 trieu tu nhien roi xuong dau cung khong dam cam, tu nhien thay chi vi may trieu ma tan nat nhu vay thiet cung khong dang.
    Doan thoai giua Anton va ong gia ban xang qua hay, khong biet bao nhieu phan dialogue trong phim nay lay tu truyen ra nhung dialogue that la hay.

    ReplyDelete
  24. Trời, tò mò No country quá mà nghe dân tình kêu nào lạnh xương sống nào ko dám ngồi xem hết nên ko dám đi xem :((

    ReplyDelete
  25. chi FR moi bi hu doa nhieu do da so roi :P

    ReplyDelete
  26. @YoutaM: "Bạn phanxine hình như bị lẫn lỗn giữa chủ đề và chi tiết." Chậc, Sumo võ đoán ("theo phong cách thường có của tác giả") rằng phim No Country ko có dấu ấn riêng, nên Phanxine đưa ra một số chi tiết của phim mà theo bạn ý là thể hiện được dấu ấn riêng. Như vậy là hợp lý, có gì là lẫn lộn đâu? Sumo chưa xem cả hai phim mà vẫn comment so sánh tài năng tác giả thể hiện trong quá trình sản xuất ra chúng, như thế là thiếu nghiêm túc. Comment như vậy chỉ relevant cho các phim mà Sumo đã từng xem chứ không chứng minh gì được cho hai phim đang bàn ở đây. Pele dự đoán tỉ số World Cup cũng sai, nhưng hình như không ai thực sự bận tâm tới các dự đoán của Pele.

    ReplyDelete
  27. Cám ơn Le, nói chung những bạn chưa xem phim nhưng thích bình luận rất to tát thì thôi, mình đầu hàng!

    @YoutaM: muốn thấy được chủ đề thì cần phải xem chi tiết, chủ đề phim xuất thân từ các chi tiết nhỏ trong phim. Nếu là người hiểu về phim ảnh sẽ thấy rằng cùng một tác phẩm văn học, ngay cả cùng một kịch bản phim, hai đạo diễn khác nhau vẫn làm ra hai phim khác nhau và nhìn nhận ra hai chủ đề khác nhau. Còn chuyện P.T.Anderson "mỗi phim độc đáo riêng la dấu ấn" thì cũng như nói 'phong cách là không phong cách', tui xin bó tay chịu thua bạn. Ngoài ra, hô hào làm phim như Hollywood thì đâu có nghĩa không được khinh thường anh Michael Bay? Tui thấy phim anh ấy sến thì tui bảo sến, tui đi xem phim anh ấy giải trí nhưng tui vẫn chẳng việc gì phải tôn thờ, nếu không nói là cười vô mấy màn quá sến của anh ấy (như hồi xem Transformers tui cứ không nín được cười cả phim). Nói theo kiểu so sánh giới giang hồ thì đi chơi gái cho sướng nhưng đâu bắt phải đem các em ấy lên tôn thờ?
    Và tui nghĩ bạn cũng chẳng biết tui đang nói gì vì bạn có xem phim đâu mà nắm với chả bắt!

    @Linh: Phim của Lý An có truyền thống sến xưa nay. Tui thích phim của Lý An cho đến khi nó gần hết, bao giờ cũng thế. Tui nghĩ có lẽ vì set up hay quá nên chẳng có cái kết nào có thể xứng đáng nữa cả. BBM là điển hình, sến không tả nổi đoạn kết, xem bực cả mình. Đúng kiểu Quỳnh Dao (không ung thư thì cũng tông xe). Lust Caution cũng vậy. Có điều tui thích cái đoạn anh Lương thấy cái nhẫn, nhìn nó... lúc đó tui hồi hộp lắm. Tui sợ anh ấy được Lý An bật đèn xanh cho chạy ra nơi xử bắn hoãn lại việc giết em Thang Duy vì chút rung động tình người. CHuyện đó xảy ra chắc tui bay đá màn hình luôn quá... hahaha

    À, bạn nên xem Persepolis. Nhất là trong tình hình nón bảo hiểm nước ta được chấp hành nghiêm chỉnh. Hihi....

    ReplyDelete
  28. Persepolis len phim bi mat kha nhieu detail trong comic nhung xem cung de thuong :), co le lai thua Ratatouille roi.
    Anh Michael Bay duoc mot cau bat hu trong Team America: I miss you more than Michael Bay missed the point :))

    ReplyDelete
  29. Khong tim thay phu de The diving bell and the butterfly o dau ca :(, thoi danh van dong het von tieng Phap con sot lai de xem vay :)

    ReplyDelete