Monday, October 23, 2006

Nước Nga và chủ nghĩa dân tộc

Ôi nước Nga thân thiết của tôi ơi

Nhà gỗ thông xanh khoác áo choàng tượng chúa...
Một màu xanh mát ngắm nhìn thuê thoả
Một màu xanh tít tắp tận chân mây

Như một kẻ hành hương từ xa đến
Tôi ngắm nhìn mãi đồng ruộng của Người
Bên lối vào le te bên thôn xóm
Những cây phong gầy guộc lá reo vui
... (Exenhin)

Nước Nga trong thơ Exenhin, trong tranh Levitan đẹp như thế. Và con người Nga vẫn được biết tới như những người mộc mạc, hồn hậu, chân chất.

Nước Nga bây giờ ra sao?
Đọc một loạt bài viết về nước Nga trên các diễn đàn của một số bạn đang sống ở Nga có thể thấy là nước Nga hiện nay rất có thể là nước mà tệ nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra nặng nề nhất trên thế giới. Và qua vụ án sinh viên Vũ Anh Tuấn, khi mà bồi thẩm đoàn, đại diện cho những công dân bình thường, xử trắng án cho thủ phạm, thì có thể thấy sự phân biệt chủng tộc ấy không chỉ dừng lại ở một số nhóm dân tộc chủ nghĩa cực đoan mà là hiện tượng phổ biến trong xã hội. Nó còn tệ hơn các phiên tòa bất công ở miền Nam nước Mỹ những năm 40-50 trong các vụ án giết người da đen như trong các phim/truyện To Kill the Mocking Bird, In the Heat of the Night, Missisipi Burning. Trong các phiên tòa đó, ít ra một số kẻ thủ phạm cũng bị xử dù với mức án nhẹ hơn mức đáng bị xử. Và so sánh cách mà các nhóm phân biệt chủng tộc ở Nga ngang nhiên tấn công người nước ngòai giữa đường phố ấy với các vụ tấn công người da đen của hội KKK ở nước Mỹ cách đây 50 năm thì cũng có thể thấy là KKK chẳng ngang nhiên và nhận được sự dửng dưng, thậm chí khích lệ ngấm ngầm của cảnh sát, của công chúng như thế. Ít ra các thành viên KKK cũng còn bịt mặt.

Đó là chuyện nước Nga, một xã hội đang ngày càng hoen ố về tệ nạn phân biệt chủng tộc trong thế kỷ 21 trong khi các thành lũy kiên cố nhất xưa kia của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc như miền Nam nước Mỹ, Nam Phi hay Đức ngày nay đã và đang tiến dần tới sự hòa hợp và bình đẳng chủng tộc. Nước Nga thì ngược lại, đó quả thực là nỗi hổ thẹn và nỗi nhục mà người Nga nên tự cảm thấy.

Tại sao trong 70 năm XHCN, ở nước Nga không có mấy dấu vết của chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà chỉ trong vòng 10 năm từ ngày XHCN sụp đổ thì chủ nghĩa dân tộc cực đoan lại lây lan đến thế?

Ở đây có lẽ có hai nguyên nhân chính: thứ nhất, người Nga vốn dĩ có tư tưởng dân tộc cực đoan rất mạnh, điển hình có thể thấy qua các tác phẩm của Dostoevski. Thời Liên Xô cũ, người ta xóa nhòa đi khái niệm dân tộc và thay vào đó bằng khái niệm công dân Liên bang XHCN. Thế nhưng khi Liên Xô cũ sụp đổ và khái niệm công dân Liên bang XHCN trở thành một trò hề thì tạo ra một khoảng trống trong identity của người Nga và khiến nhiều người trong số họ tìm tới chủ nghĩa dân tộc như là một cố gắng bù đắp và tìm kiếm identity. Điểm khác của chủ nghĩa dân tộc thế kỷ 19 và chủ nghĩa dân tộc thế kỷ 20-21 ở Nga là chủ nghĩa dân tộc cực đoan thời Nga hoàng gắn liền với tôn giáo (Chính thống giáo), chứ không phải chủng tộc. Chủ  nghĩa dân tộc cực đoan ngày nay ở nước Nga trên thực tế là một thứ chủ nghĩa vay mượn từ chủ nghĩa Quốc xã của Hitler- vốn là thứ chủ nghĩa dân tộc của người German chứ không phải của người Slavơ.

Nguyên nhân thứ hai, thì nhiều người nói rồi, do sự khủng hoảng về mặt kinh tế, chính trị, do sự sụp đổ của người khổng lồ chân đất và khó khăn kinh tế khiến người Nga mất đi vị thế ngạo nghễ, chúa tể, "anh cả" thời chiến tranh Lạnh và phải đối mặt với việc nhiều người nước ngoài- trong mắt người Nga, vốn luôn là inferior hơn họ- trở nên vượt trội họ về nhiều mặt. Lòng tự trọng bị thương tổn cùng với sự ghen tị, hằn học lại càng đưa đẩy họ tới với chủ nghĩa dân tộc.

Nước Nga, từ xưa tới nay, vốn thiếu căn bản của một nền dân chủ và nền văn hóa-văn minh như ở châu Âu. Người Nga vốn chỉ quen sống bằng đức Tin (Chính Thống giáo hoặc CNCS) trong một chế độ chuyên chế quan liêu nặng nề (Sa hoàng hay Liên bang XHCN), khác với xã hội Tây Âu dựa trên nền tảng Lý trí- Dân chủ- Bình đẳng. Giờ đây cả thể chế chuyên chế lẫn đức Tin của họ đều không còn, không khỏi khiến người Nga hoang mang. Và trong cố gắng tìm lại mình đó, chủ nghĩa dân tộc xuất hiện như một niềm tin thay thế, một thứ hào quang AQ ru ngủ nhiều người thoát khỏi nỗi cay đắng hiện thực (tao không bằng mày bây giờ nhưng cụ cố nhà tao chả bằng mấy lần cụ cố nhà mày). Và kết quả là những người nước ngoài phải hứng chịu cơn giận dữ đáng tởm và là một vết nhơ của nước Nga.

Còn thái độ của người Việt thì sao: liệu chúng ta có nên có một nỗi hổ thẹn và nỗi nhục nào không (như những người Nga có lương tri cần cảm thấy trước tệ nạn phân biệt chủng tộc trong xã hội họ) ?. Đọc thêm blog của em GT về cuộc biểu tình "dự định" của người Việt trước cửa sứ quán Nga. Tình cờ, đọc trên trang Wikipedia mới biết hôm nay cũng là ngày kỷ niệm Cách mạng Hungary 1956. Vâng, 50 năm trước, người Hungary có biểu tình chống lại người Nga.

23 comments:

  1. "Và qua vụ án sinh viên Vũ Anh Tuấn, khi mà bồi thẩm đoàn, đại diện cho những công dân bình thường, xử trắng án cho thủ phạm...": To doc thay noi "thu pham" vu em Tuan thuc chat ko phai la thu pham ma do bi ep cung nen nhan vay thoi. Vi ko du chung cu nen boi tham doan ko the ket an duoc.

    ReplyDelete
  2. Vừa đọc một bài trên Newsweek, nước Nga trở thành một nước phát xít mới! Ông Putin đàn áp rất mạnh những người bất đồng chính kiến nhưng lại dửng dưng đối với lũ skinhead vì lũ này chỉ chống người nước ngoài không chống chính phủ! Mình có anh bạn người Pháp đem lòng yêu một em người Nga, bố mẹ em ấy không vui vẻ vì bảo anh này không phải tóc vàng mắt xanh!
    Chỉ thương những người Việt từ lâu sinh sống ở nước Nga, bây giờ luôn sống trong sợ hãi!

    ReplyDelete
  3. Kết cục một phiên tòa là kết quả 3 tiến trình. Điều tra của cảnh sát. Cuộc tranh biện giữa công tố viên với luật sư bên bị cáo. Cuối cùng mới là nhận định của bồi thẩm đòan. Việc xử trắng án có thể do ảnh hưởng kỳ thị chủng tộc từ bồi thẩm đòan. Xong cũng có thể do cảnh sát điều không tìm ra bằng chứng thuyết phục buộc tội các bị cáo (với giả thiết họ bắt đúng người cần bắt). Hoặc cũng có thể là công tố viên làm tròn nhiệm vụ. Nhưng trắng án thì nhiều khả năng do cảnh sát điều tra kém nhiều hơn là do bồi thẩm đòan thiên vị. Nếu báo chí đăng rõ ràng diễn biến cuộc xử án thì mới khẳng định chắc chắn được.

    ReplyDelete
  4. 1. Ý tớ không hoàn toàn là về vụ Vũ Anh Tuấn- nó chỉ là một việc trong nhiều vụ việc.
    Vấn đề là sẽ rất khó biết được là quyết định của bồi thẩm đoàn đó có đúng hay không. Trong các trường hợp còn ngờ vực, thường bồi thẩm đoàn chọn giải pháp an toàn là tha bổng cho bị cáo.
    Anyway, nội dung bài viết của tớ có hai ý chính
    1. Nguồn gốc và thực trạng tệ phân biệt chủng tộc ở Nga.
    2. Thái độ của người Việt.
    Trong ý 1 có một cái assumption là quyết định của bồi thẩm đòan chịu ảnh hưởng bởi tệ phân biệt chủng tộc. Ngay cả nếu giả thuyết này không đúng thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm tới nhận định trên (ví dụ: lời kể của các nhân chứng về sự phổ biến và làm ngơ của cảnh sát và dân chúng với các hành vi tấn công người nước ngoài). Ở đây còn một điều là chúng ta không biết rõ thành phần bồi thẩm đoàn gồm những ai. Trong một vụ án có yếu tố phân biệt chủng tộc (hate crime) thì nếu bồi thẩm đoàn toàn gồm người Nga trắng cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng tới tính trung thực và công bằng.
    @FR: Cái bài trên VNN đó tớ cũng đọc, nó cũng chỉ là một giả thuyết thôi. Thậm chí không loại trừ là việc nó được dịch ra và đưa lên là có dụng ý "làm nguội".

    ReplyDelete
  5. Về vụ của Tuấn, thì dù gì đi chăng nữa người Nga cũng đã không làm tròn trách nhiệm của mình (cảnh sát, Viện kiểm sát hoặc Bồi thẩm đoàn) và cho thấy sự thờ ơ của mình.
    Hơn nữa, đâu phải chỉ có vụ án của Tuấn?!
    Về sự thoái hóa của thanh niên Nga ngày nay, em được xem mấy clip của bọn "Format 18" gì đó quay cảnh chúng hành hung người nước ngoài ngay trên tàu điện hay đường phố một cách dã man và hèn hạ (nhiều tên vây quanh đánh đập 1 người, và dĩ nhiên là đánh lén để họ không kịp chống đỡ). Biểu tượng của bọn này lại là Hitler, lẽ ra là kẻ thù của cả dân tộc Nga. Thật hết ý kiến với bọn lợn này, chúng nó không phải con người B-)

    ReplyDelete
  6. Tớ đồng ý với điểm thứ hai của bạn Linh. Đúng là khi LX sụp đổ, người Nga cảm thấy như bị phản bội vì đã mất đi niềm tự hào (kiêu hãnh) của một nước lớn.

    Cộng vào đó là người Nga không hề giỏi trong làm kinh tế, nên từ tiểu thương đến triệu phú, tỷ phú đều là người gốc ngoại quốc. Ở chợ thì tràn ngập các bạn đầu đen (Việt Nam, Trung Quốc, Trung Á), tỷ phú Abramovic nhìn tên họ thì có vẻ là gốc Do Thái. Bác Stalin hình như cũng là gốc Do Thái thì phải.

    Nhưng nhìn đi thì cũng phải nhìn lại là tại sao giờ người Nga ghét người Việt. Nhiều lý do lắm, nhưng tớ thấy cái lý do chính nhất vẫn là người Việt mình đánh mất tình yêu của họ. Một ví dụ nho nhỏ, cách đây 4 năm khi tớ mới sang, thì các bạn Việt Nam đi chợ Vòm chạy xe biển đỏ ngoại giao nhan nhản. Toàn các xe lada bẩn rách mà đeo biển ngoại giao. Hỏi ra thì các bác SQ VN bán biển, một năm các bác thu bao nhiêu tiền đấy. Nhục không tả được.

    Còn trong mắt tớ, tớ vẫn gặp rất nhiều người Nga tốt, và yêu quý tớ (heheh không phải là người VN nói chung mà là riêng cá nhân tớ nhá). Ví dụ như bà giáo tớ chẳng hạn, bọn bạn tớ vẫn bảo bà ấy suốt ngày nhắc mày, suốt ngày bảo mày quay sang học tiếp. Sao bà ấy quý mày thế mà chẳng quý gì tao hehehe.

    ReplyDelete
  7. Stalin là người Georgia (Gruzia). Có Trosky là người Do Thái. Stalin vốn nghi kỵ người Do Thái (vốn tham gia Cách mạng tháng 10 và phong trào công nhân rất tích cực nên về sau các phong trào Cộng sản ở châu Âu và Mỹ đều được gắn vào mác Communist+ Jewish), nên cuối đời ông này xảy ra vụ án các bác sĩ Do Thái, làm dấy lên phong trào bài Do Thái trong xã hội Nga (vợ của Molotov, tay chân đắc lực của Stalin cũng bị ông ta đày đi lao động cưỡng bức vì là người Do Thái).

    Còn lý do người Nga ghét người Việt và người nước ngoài khác vì họ giàu thì chắc cũng tương tự lý do châu Âu thế kỷ 19 ghét người Do Thái vì họ giàu. Nói chung là nước Nga vẫn còn là một nước lạc hậu so với châu Âu.

    ReplyDelete
  8. Noi chung la du dinh di Nga tam thoi lui lai vo thoi han, da la dan dau den mui tet da vang sinh song thi bua bai lung cung lam an thi nho nhang cau tha thi cu phai di nhung noi co melting pot vang trang den lan lon thap cam la cam giac de hoa nhap nhat.

    ReplyDelete
  9. Có bài này về tệ nạn phân biệt chủng tộc ở Nga và thái độ của chính quyền Putin:
    http://www.iht.com/articles/2006/10/22/europe/web.1022russia.php
    Trích
    "On Oct. 5, Putin gave such simmering feelings a public endorsement, denouncing the "semi-gangs, some of them ethnic" that control Russia's wholesale and retail markets, where many migrants work. He said markets should be regulated "with a view to protect the interests of Russian producers and population, the native Russian population."

    ReplyDelete
  10. hihi sodzi, minh cha biet lam sao de danh tieng Viet trong Lab ca

    ReplyDelete
  11. "Nước Nga của người Nga" là chủ kiến của B. Eltsin, mang lại danh chính ngôn thuận cho neo racism ở bển.

    Nhưng em hỏi thực lòng, các bác chưa từng phát điên vì dòng người đổ vể các thành phố lớn ở VN để lao động mùa vụ và gây ra những vấn đề xã hội tệ hại? Em không thể không thông cảm với người Nga, tất nhiên là chỉ với những (đa số) người bực bội nhưng đã không (thể) làm gì xấu.

    Với cả, xin các bác thứ lỗi, em đã từng quá yêu nền văn hoá của họ để thay đổi lòng mình theo thời cuộc :).

    ReplyDelete
  12. Đọc những thông tin đầu tiên về phiên toà, mình cảm thấy nghẹt thở.
    Nếu nạn nhân không phải là Tuấn, mà là một Mr K nào đấy đến từ Mỹ hoặc Pháp, Đức, những người Nga ngu dốt và độc ác kia có dám vậy không?
    Mình không phải một “phần tử quá khích” đâu, nhưng đáng lẽ sau phiên toà này những người VN bình thường chúng ta phải có một cuộc biểu tình lớn chưa từng có trước cửa ĐSQ Nga. Không phải để đập phá cái gì. Thậm chí chỉ là một khối người im lặng để biểu hiện sự bất bình của lương tri. Nhưng đã không có cái gì tương tự xảy ra. Báo chí có lên tiếng. Một số bloger lên tiếng. Nhưng chưa đủ. Những gì chúng ta đã làm trước những bất công như vậy vẫn còn quá quá quá ít. Mỗi lần nghĩ như vậy mình lại có cảm giác là mình đã mắc nợ.
    Những phân tích của bạn về người Nga hiện nay rất hay. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những năm tháng sống trong một môi trường phi tự nhiên, giả tạo, không được là chính mình cũng làm nhân cách con người ta méo mó đi?

    ReplyDelete
  13. @hoaianh: Đọc xong cái comment của bạn nhỏ gần hết lọ V-Rohto T_T

    ReplyDelete
  14. Em Hoaianh download ca'i Unikey ở đây:
    http://www.unikey.org/

    ReplyDelete
  15. @HA: Khó chịu một chút không có nghĩa là phân biệt đối xử hay ngấm ngầm đồng tình với các hành động tội ác chống lại người nhập cư (hay người ngoại tỉnh lao động chân tay). Hai cái đấy khác nhau nhiều lắm và thực tế nó thể hiện trình độ văn hóa/văn minh, và mức độ định kiến và tiếp nhận cái khác biệt của xã hội.
    @myselfvn: Tớ nghĩ khi sống lâu trong môi trường giả tạo, người ta sẽ dần dần bào mòn khả năng phân biệt cái tốt/xấu và cả lòng tự trọng và tự tin vào giá trị của bản thân. Nói thế thì có thể hơi to tát nhưng có thể đúng là như vậy.
    @hoaianh: Nga cũng là một trong những điểm đến mà anh thích. Nhưng tình hình thế này thì chắc phải hoãn vô thời hạn. Đến một nơi mà người bản xứ nhìn mình một cách khó chịu và unwelcoming thì đến làm gì.

    ReplyDelete
  16. bác Linh cho phép em copy bài của bác về đăng lại trên trang web của trường Ams cái nhé, tks bác trước luôn :D

    ReplyDelete
  17. @Linh: Bạn không đọc kỹ mình đã mắng rồi :(. Có 3 điều

    Mình quy lỗi cho một cá nhân, dã lấy địa vị lãnh đạo để khởi xướng cổ suý một hướng đi cực đoan nhằm tranh thủ các cơ hội chính trị.

    Mình cũng chỉ thông cảm với những-người-khó-chịu-mà-không-làm-gì-cả đấy chứ

    Cá nhân mình, hơi cảm tính gái, không vì thời cuộc mà thay đổi cảm nghĩ đã có trước đây với nước Nga (chả lẽ nước Nga chỉ nghĩa là duy nhất nhóm người xấu đó), còn mọi người hoàn toàn có thể có cách suy nghĩ khác.

    (Off-topic :()

    ReplyDelete
  18. Hichic, sorry bạn HA, tớ đâu dám "mắng" bạn :D.

    Thực ra cảm tính với nước Nga thì tớ vẫn có rất nhiều cảm tình, phần nào do cả phụ, mẫu, huynh, cữu đều từng đi Nga, ngày bé ăn cơm có thêm miếng thịt cũng phần nào nhờ những bàn là, nồi cơm điện, dây mayso mang từ Nga về :D. Lại còn sách báo, tranh ảnh in màu đẹp bằng tiếng Nga mà hồi bé toàn lấy ra xem, dù chẳng hiểu chữ nào. Nhưng càng vì có cảm tình mà lại càng thấy khó chịu về những gì xấu xí đang diễn ở ở nước đó.
    À, mà nhớ cho tớ cái vụ Nhà hát Lớn nhé, híhí.

    ReplyDelete
  19. Copy bài này về quang cảnh cuộc biểu tình "dự kiến" hôm đó:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-3Xdv.No9baVJiJpQS5eB6A--?cq=1


    Quang cảnh khu vực xung quanh ĐSQ Nga có nhiều khác biệt so với mọi ngày. Ai cũng có thể nhận thấy điều này: Công an rải khắp nơi xung quanh cổng sứ quán. Vòng ngoài là cảnh sát giao thông (trang phục vàng nhờ nhờ) chốt ở hè đường từ đầu Cầu Giấy cho đến Ngã tư Daewoo. Tiếp nữa là 1 vài xe của các bác công an mặc đồ màu xanh lá. Ngay phía bên trái cổng sứ quán, các bác bắc ghế đẩu ngồi xanh lẹt 1 góc. Trước cửa sứ quán là lực lượng bảo vệ mặc đồ xanh da trời. Nếu để ý, sẽ thấy phía hông sứ quán (cạnh tường của trường ĐH GTVT) là 1 tốp cơ động đầu đội mũ tay cầm dùi cui chờ sẵn.


    Bên phía cổng Siêu thị Marko hôm nay xe ôm đông lạ thường. Thấy em và mấy đứa bạn đến các bác ấy nhốn nháo chỉ trỏ. 1 bác trẻ trẻ là công an mặc thường phục đến rỉ tai:

    - Các em là học sinh hay sinh viên. Trường nào thế?

    - Dạ?

    - Các em đến đây làm gì?

    - Em đợi bạn. Có chuyện gì ạ?

    - Lùi lên góc kia đi, ở đây là khu vực bảo vệ.

    - Nhưng em hẹn bọn nó ở đây. Hôm nay có cái gì ở đây thế ạ?

    Bác công an mặc thường phục nhăn mặt, lên giọng:

    - Chả có gì cả. Đây là khu vực cần bảo vệ. Lùi lên kia đi.

    - Ơ thế anh là ở đâu thế?

    Bác kia bực mình, doạ:

    - Anh là công an! Đi lên kia đi!

    Rùi em bị dạt về phía đường Đê La Thành. Em ngồi vào quán nước chè ngay gần đó cho tiện quan sát thì bị bà hàng nước đuổi xuống cái dốc chỗ (đường vào chỗ gửi xe của toà nhà) cho khuất. Ở đây em gặp 1 nhóm thanh niên (2 trai, 2 gái) ăn mặc sành điệu vác những chiếc túi mà ai cũng biết đó trong đó là máy quay loại xịn. Chốc chốc họ lại chạy lên ngó ngó xem có gì xảy ra chưa. 1 bác rút điện thoại gọi báo cáo gì đó, em nghe lỏm được 1 câu:" ... em đi làm phóng sự...". Máy quay loại xịn, cách ăn mặc cộng thêm 1,2 bác nói giọng miền Nam nên em tự kết luận nhóm đó là phóng viên/cộng tác viên của 1 đài nước ngoài nào đó. Giả dụ như BBC vậy.

    Ngồi một lúc thì quán chè cũng bị công an đuổi. Nhóm em và cái "nhóm phóng viên" kia đành dạt chỗ khác. Lúc này đã là gần 10h, không có động tĩnh gì. Ở phía gần sứ quán, công an chìm-nổi vẫn đứng kín hè đường. Đi qua trước cửa siêu thị Marco thấy 1 anh gọi tên mình. Anh này cũng đi biểu tình, bỏ cả việc cơ quan ngồi đây chờ mà không thấy gì cả.

    Ngay cạnh cổng siêu thị Marco có thể nhận ra khá nhiều người đang chờ đợi sự kiện. Một số bác tay cầm sẵn máy quay, máy ảnh, 1 số chị mang theo túi sách đang chờ đợi, nghe ngóng.

    Cho đến 10h30 tất cả vẫn dừng ở đó. Nhiều nhóm công an đã nhảy lên xe phóng vù đi. Nhóm phóng viên trẻ có chiếc máy quay xịn vẫn bám trụ nhưng bị dạt sang chỗ trường đội Lê Duẩn uống nước. Em lên xe, thất vọng, về.

    ReplyDelete
  20. cho em copy bai cua bac nhe, se de trich dan va link ve blog cua bac

    ReplyDelete
  21. Nói chung ngoài đầu trọc ra thì người dân Nga vẫn hiền lành và thân thiện, em hay đi lung tung nên có thể chắc chắn. Một hôm nào đấy em sẽ tổng hợp một bài về nước Nga hiện nay cả về mặt tích cực và tiêu cực với một cái nhìn bao quát nhất trên blog.

    ReplyDelete
  22. Mình rất tán thành ý kiến của Myselfvn.
    Tính tổng quát của entry này rất hay. Nó nói được đúng những điều mình nghĩ mà chưa diễn tả được!

    ReplyDelete