Sunday, April 30, 2006

Weekend

Ba ngày weekend, trời mưa rả rích cả ngày, đất trời tối mịt một màu xám. Thời tiết uể oải làm sao, hình như chỉ thích hợp để ở trong nhà, nghe nhạc hay xem phim và ngủ. Cả rượu chè nữa chứ.

Thursday, April 27, 2006

Bad luck?

Không hiểu sao máy tính của tớ không đọc được ổ external của tớ nữa. Mở ra thì nó toàn kêu là chưa format. Híc, 160Gb chứa đầy ắp kho tàng phim ảnh, âm nhạc của tớ, vài trăm bộ phim từ classic tới hiện đại, từ Mỹ, Anh tới Latin America, Tàu, Hàn, Nhật đủ cả. Lại còn phần âm nhạc chắc cũng tương đương vài trăm album  nhạc nữa chứ. Chưa kể các tài liệu cũ cũng được mình tống sang ổ đó. Chả nhẽ đi tong hết img.

 

Wednesday, April 26, 2006

Shania Twain



Lúc nào chan chán mà nghe vài bài của Shania Twain cũng cảm thấy vui vẻ hơn. Nếu muốn vui vẻ hơn nữa thì nên xem Shania Twain, một trong số không nhiều ca sỹ hot theo đúng nghĩa của từ hot.

You're Still the One

From This Moment On

That Don't Impress Me Much

Man! I Feel Like a Woman!

Come on Over

Don't Be Stupid (You Know I Love You)

Tuesday, April 25, 2006

Cool link!

Interesting link. Try it.

Who is your one and only?

(Hết nhiệm vụ :D)

Người ta còn muốn gì Người nữa, Việt Nam ơi

Lại những giáo điều cũ rích. Không biết còn phải nghe những bài ca muôn thủa này tới bao giờ nữa.

"Căn nguyên của tham nhũng theo Tổng Bí thư là do đâu, biện pháp để giải quyết gốc rễ vấn đề?

- Rất khó để trả lời cụ thể nhưng căn nguyên tham nhũng có nhiều nguyên nhân. Đó là sự tha hóa, biến chất của đảng viên, công chức, đó là chủ nghĩa cá nhân nhằm vơ vét tư lợi, bất chấp tất cả. Do quản lý, giáo dục, rèn luyện… của đảng viên chưa tốt khiến phẩm chất sa sút về lối sống và đạo đức. Cần một hệ thống các biện pháp để giải quyết vấn đề này, phải có cơ chế và quy định. Sắp tới phải làm quyết liệt ở mọi chỗ, mọi nơi.

 Thưa Tổng Bí thư, kinh tế tư nhân đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế Việt Nam?

 Trong báo cáo Chính trị và nội dung mà Đại hội hôm nay đã kết luận thông qua. Kinh tế nhà nước và tập thể đóng vai trò chủ đạo dần dần trở thành nền tảng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhưng chủ trương là phát huy mọi thành phần kinh tế, cả kinh tế tư nhân thậm chí là nước ngoài 100% vốn. Nó bổ sung cho nhau và tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cả đất nước."

 

Người ta còn muốn gì Người nữa
Việt Nam ơi?

(LQV)

Sunday, April 23, 2006

Hà Nội Phố (trích)

 

HÀ NỘI - PHỐ
(trích)
Phan Vũ

Gửi những người Hà Nội đi xa ...

Chương một

1.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em mùi hoàng lan
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya

Thang gác cọt kẹt thời gian
Thân gỗ ...
Ta còn em màu xanh thật đêm
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về ...

2.
Ta còn em một gốc cây
Một cột đèn
Ai đó chờ ai ?
Tóc cắt ngang
Xõa xõa bờ vai ...
Ta còn em ngã ba nào ?
Chiếc khăn quàng tím đỏ,
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xôn xao nỗi khổ !
Góc phố ấy mở đầu
Trang tình sử ! ...

3.
Ta còn em con đường vắng
Rì rào cơn lốc nhỏ
Gót chân ai qua mùa lá đổ ?
Nhà thờ Cửa Bắc,
Chiều tan lễ,
Chuông nguyện còn mãi ngân nga ...

Chương hai

6.
Ta còn em khúc tự tình ca
Đôi chim khuyên gọi nhau
Trong bụi cỏ
Đôi guốc bỏ quên bên ghếđá,
Tiếng ve ra rả mùa hè ...
Còn em đường cũ Cổ Ngư

La đà,
Cành phượng vĩ.
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ,
Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ.
Những bước chân tìm nhau
Rất vội,
Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối,
Cuộc tình hờ
Bỗng chốc
Nghiêm trang ...

Chương ba

9.
Ta còn em đường lượn máicong
Ngôi chùa cũ,
Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương
Ai đó ngồi bên gốc đại,
Chợt quên ai kia
Đứng đợi bên đường.

Chương bốn

10.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em đám mây in bóng rồng bay
Cổng đền Quan Thánh
Cờ đuôi nheo ngũ sắc
Còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa ...

(...)

Ta còn em tiếng trống tan trường
Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ.
Đôi guốc cao mài mòn đại lộ,
Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa.
Còn em mãi mãi dáng kiêu sa
Lặng lẽ theo em về phố ...

11.
Ta còn em những ánh sao sa,
Tia hồi quang
Chớp chớp trên đường
Toa xe điện cuối ngày,
Áo bành tô cũ nát ...
Lanh canh ! Lanh canh !
Tiếng hàng ngày hay hồi âm
Thuở chiềng khua ? ...
Ta còn em ngọn đèn khuya
Vùng sáng nhỏ
Bà quán mải mê câu chuyện Nàng Kiều
Rượu làng Vân lung linh men ngọt
Mắt cô nàng lúng liếng, đong đưa
Những chàng trai say suốt mùa ...

Chương năm

13.
Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai ?
Qua đó.
Bâng khuâng nhớ tuổi học trò
Còn em giàn thiên lý chết khô,
Cỏ mọc hoang trong vườn nắng,
Còn em tiếng ghi-ta
Bập bùng
Tự sự
Châm lửa điếu thuốc cuối cùng
Xập xòa
Kỷ niệm.
Đêm Kinh Kỳ thuở ấy,
Xanh lơ ...

17.
Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên
Nhuộm đỏ
Cô gái gặp nắng hanh.
Chợt hồng đôi má
Cơn mưa nào đi nhanh qua phố
Một chút xanh hơn
Trời Hà nội hôm qua ...
Ta còn em cô hàng hoa
Gánh mùa thu
Qua cổng chợ
Những chùm hoa tím
Ngát
Mùa thu ...

Chương sáu

18.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em một màu xanh thời gian
Chợt nhòe,
Chợt hiện
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh
Một dáng
Một hình

20.
Ta còn em một phút mê cuồng
Người nghệ sĩ lang thang hè phố
Bơ vơ
Không nhớ nổi con đường.
Ngay trước cổng nhà mẹ cha
Còn em một bóng chiều sa
Những câu thơ, những bức tranh
Đời đời
Lỡ dở ...

Chương bảy

21.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em những giọt sương
Nhòa nhòa bóng điện
Mặt nước Hồ Gươm
Một đêm trở lạnh.
Cánh nhạn chao nghiêng
Chiều cuối,
Giã từ...


23.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em cánh tay trần
Mở cửa
Mùa Xuân trong khung :
Giò phong lan
Điệp vàng rực rỡ
Từng cây khô óng ả sợi tơ hồng
Đường phố dài
Chi chít chồi sinh
Màu ước vọng in hình
Xanh nõn lá ...
Ta còn em,
Hà Nội - phố, em ơi !
Ta còn em,
Em ơi ! Hà Nội, phố ...

Tháng Chạp, 1972
PHAN VŨ

Hà Nội Phố (full version)

Hà Nội Phố- Phan Vũ

Nhạc: Phú Quang


1.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em mùi hoàng lan
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya
Thang gác cọt kẹt thời gian
Thân gỗ ...
Ta còn em màu xanh thật đêm
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về ...


2.
Ta còn em một gốc cây,
Một cột đèn
Ai đó chờ ai ?
Tóc cắt ngang xõa xõa bờ vai…

Ta còn em một ngã ba vội vã,
Chiếc khăn quàng tím đỏ thoáng qua,
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xôn xao nỗi khổ…
Mỗi góc phố một trang tình sử…


3.
Ta còn em con đường vắng
Rì rào cơn mưa nhỏ.
Trên vòm cao
Đổ xuống chuông hồi.
Nhà thờ Cửa Bắc
Tan chiều lễ
Kinh cầu còn mãi ngân nga…


4.
Ta còn em đôi mắt buồn
Dõi cánh chim xa.
Tháng năm dừng lại
Một ngôi nhà.
Gã Trương Chi ôm ghita
Từng đêm
Hóa đá…

Ta còn em chuyến tàu đêm
Về muộn
Qua cầu
Một người nào lạc giữa sân ga...


5.
Em ơi ! Hà Nội – phố !
Ta còn em những hố sâu
Trước cửa
Cơn mưa đầy
Chiếc thuyền giấy lang thang
Không bến đỗ...

Ta còn em quả bóng lăn
Một mình trên sân cỏ.
Thằng bé thẫn thờ.
Tuổi thơ qua cuộc chơi,
Vội vã...

Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai ?
Qua đó bâng khuâng,
Nhớ tuổi học trò...


6.
Ta còn em giàn thiên lý,
Năm xưa
Thơm mùi hò hẹn
Cuộc tình đầu ngọt lịm.
Những nụ hôn xanh ngắt trên cành...

Ta còn em chuỗi cười vừa dứt.
Nắng chiều vàng ngọn cỏ
Vườn hoang
Ngày cũ vui tàn theo mùa hạ...

Ta còn em tiếng ghita
Bập bùng tự sự
Đêm kinh kỳ một thuở
Xanh lơ...


7.
Ta còn em chiếc đồng hồ quả lắc
Già nua,
Đếm thời gian
Theo nhịp đong đưa
Trước ngõ phố
Sót cây hoa gạo.
Buổi chợ chiều họp giữa kinh đô...


8.
Ta còn em những ngọn đèn mờ.
Trên nóc phố,
Mùa trăng không tỏ.
Tiếng rao đêm
Lạc giọng
Thờ ơ...

Ta còn em bảy nốt cù cưa,
Lão Mozart hàng xóm
Từng đêm quên ngủ.
Cô gái mặc áo đỏ Venise
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Những mảnh vỡ trên thềm
Beethoven và Sonate Ánh Trăng
Nốt nhạc thiên tài bay lả tả,
Một kiếp người,
Một phím đàn long…


9.
Ta còn em khuya phố,
Mênh mông,
Vùng sáng nhỏ.
Bà quán ê a chuyện nàng Kiều.
Rượu làng Vân lung linh men ngọt.
Mắt cô nàng lúng liếng,
Đong đưa,
Những chàng trai say suốt cả mùa…


10.
Ta còn em tiếng hàng ngày
Vang âm đường phố.
Tia hồ quang chớp xanh.
Toa xe điện cuối ngày,
Người soát vé
Áo bành tô cũ nát…

Lanh canh ! Lanh canh !
Tiếng chuông reo hay lời kêu khổ ?
Bó gạo, mớ rau
Mẹ về buổi chợ
Lanh canh ! Lanh canh !
Lá bánh, củ khoai.
Đàn con trên bến đợi
Cuối ngày…


11.
Em ơi ! Hà Nội – phố

Ta còn em con đê lộng gió.
Dòng sông chảy mang theo hình phố.
Cô gái dựa lưng bên gốc me già,
Ngọn đèn đường lặng thinh
Soi bờ đá…

Ta còn em một con tàu
Giã biệt bến sông.
Mảnh trăng vỡ
Tiễn người bỏ xứ.
Dãy phố buồn..
Nghìn năm mắt nhớ...


12.
Ta còn em ráng đỏ chiều hôm,
Dôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ.
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá.
Gã đầu trần đi ngược trời mưa...

Ta còn em con đường tên cũ
Cổ Ngư,
Cành phượng vĩ là đà.
Chiều phai nắng,
Bông hoa muộn in hình ngọn lửa...

Ta còn em chiếc lá rụng
Khởi đầu nguồn gió.
Lao xao con sóng biếc
Gió Tây Hồ.
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ ?
Những bước chân tìm nhau vội vội.
Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang...


13.
Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm
Thoáng mùi sen nở muộn
Gió Nhật Tân
Gợi
Mùa hoa năm ấy
Cánh đào phai…


14.
Ta còn em cơn mưa rào
Đi nhanh qua phố.
Chiếc lá bàng đầu tiên nhuộm đỏ.
Cô gái băng qua đường
Chợt hồng đôi má.
Cơn mưa nào đi nhanh qua phố
Một chút xanh hơn,
Trời Hà Nội hôm qua...

Ta còn em cô hàng hoa
Gánh mùa thu qua cổng chợ.
Những chùm hoa tím
Ngát mùa thu...


15.
Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em một Hàng Đào,
Không bán đào.
Một Hàng Bạc,
Không còn thợ bạc.
Đường Trường Thi
Không chõng, không lều
Không ông nghè bái tổ vinh quy...
Ta còn em tiếng gọi trong đêm,
Người đi xa trở về.
Căn nhà không biển số.
Ngày đi mỏi mòn nỗi nhớ.
Ngày về phố cũ quên tên...


16.
Ta còn em chiếc xe hoa
Qua hàng liễu rũ,
Điệp vàng rực rỡ.
Cánh tay trần trên gác cao khép cửa.
Những gót son dập dìu đại lộ.
Bờ môi ai đậm đỏ bích đào...

Ta còn em tà áo nhung huyết dụ.
Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa,
Phường cũ lưu danh người đẹp lụa.
Ngõ phố nào in dấu hài hoa... ?


17.
Ta còn em đường lượn mái cong
Ngôi chùa cổ.
Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương.
Ai đó ngồi bên gốc đại,
Chợt quên ai kia bên đường đứng đợi.
Cuộc đời, có lẽ nào,
Là một thoáng
Bâng quơ...

Ta còn em những cuộc tình
Như một bài thơ.
Những nỗi đau gặm mòn phận số.
Nhật ký sang trang
Ghi thêm nỗi khổ...


18.
Ta còn em đống kim ngân
Đổ đầy Hàng Mã.
Ngựa, xe, võng, lọng,
Những hình nhân nuối tiếc vàng son.
Khi phố phường là miền loạn gió
Làm sao tìm được mớ tro than... ?


19.
Ta còn em nóc phố lô xô,
Màu ngói cũ
Ngôi nhà còn tiếng khóc oa oa.
Con đường đá lát bao niên kỷ ?
Qua sông nhớ mẹ tuổi già...


20
.
Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em mảnh đại bác
Ghim trên thành cũ.
Một thời thịnh,
Một thời suy,
Hưng vong lẽ thường.
Người qua đó,
Hững hờ bài học sử..

Ta còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ.
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa.
Ly rượu đầy xin rót cúng cha.
Nghìn lạy cúi đầu thương đất tổ.
Bến nước nào đã neo thuyền ngự ?
Đám mây nào in bóng rồng bay ?...


21.
Ta còn em tháng chạp,
Những hàng cây óng ả sợi hồng
Tháng chạp
Trên giường trải chiếu hoa
Tháng chạp,
Mùi hương dài theo phố.
Một tháng chạp
Mẹ
Nửa đêm thức
Hóa vàng…


22.
Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em năm cửa ô –
Năm cửa gió
Cơn bão thường niên qua đó –
Ba mươi sáu phố,
Bao nhiêu mảnh vỡ ?

Ta còn em một màu xanh thời gian.
Một màu xám hư vô,
Chợt nhòe,
Chợt hiện.
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh một dáng,
Một hình,
Nhợt nhạt vàng son,
Đậm đầy cay đắng…


23.
Ta còn em những ngõ cụt bất ngờ,
Ô cửa ngẩn ngơ
Ngôi nhà không người ở
Khung trời của nỗi buồn
Vô cớ…

Người nghệ sĩ lang thang
Hoài,
Trên phố.
Bỗng thấy mình không nhớ nổi con đường.
Tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha…


24.
Ta còn em những giọt sương,
Nhòe nhòe bóng điện.
Mặt nước Hồ Gươm,
Một đêm trở lạnh.
Tháp Rùa ngả bóng lung linh.
Cánh nhạn chao nghiêng chiều cuối
Người ra đi mang theo buốt giá,
Áo choàng không ấm thân gầy,
Cầm bằng như cánh chim bay…


25.
Em ơi ! Hà Nội – phố !
Ta còn em cây bàng
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em nóc phố
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em mảnh trăng
Mồ côi mùa đông…


12/1972

 

Friday, April 21, 2006

Esnips

A cool site. You can upload music, photos etc up to 1 Gb.

Check out my music folder:

Some songs

Chân tình

Trăng chiều

Ha noi mua xuan

Dem_mua_dong_HN_-_Thuy_Dung

 

Thursday, April 20, 2006

Phải thay đổi nội dung lãnh đạo

Great. Bravo Mr. Truong Dinh Tuyen

TTO - Đó là đề nghị của ông Trương Đình Tuyển, Bộ trưởng Thương mại, người đầu tiên phát biểu “không văn bản” khi đăng đàn trước 1.176 đại biểu tham dự Đại hội đảng X sáng nay, 20-4. Ông thẳng thắn bộc lộ sự không tán thành với cách đặt vấn đề trong báo cáo chính trị. Ông cho rằng, Đảng cần phải đổi mới trong nội dung lãnh đạo chứ không chỉ là phương thức lãnh đạo.

Theo ông, phương thức mới chỉ là cách lãnh đạo chứ chưa phải là nội dung lãnh đạo. “Thực tế cuộc sống với những khiếm khuyết trong hệ thống chính trị đang đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại đội ngũ lãnh đạo”, ông Tuyển nhấn mạnh.

Ông cho rằng, chúng ta đang rơi vào tình trạng việc nhiều cấp ủy Đảng can thiệp quá sâu vào hoạt động của chính quyền và các tổ chức trong hệ thống Đảng. Điều đó làm mất vai trò, chủ động sáng tạo, tinh thần tự chịu trách nhiệm của bản thân các tổ chức, làm cho các cấp ủy Đảng không có đủ thời gian để suy nghĩ, lãnh đạo những vấn đề cốt tử của đất nước.

Và điều ấy dẫn đến tình trạng “thành tích thuộc về sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, còn khuyết điểm không ai nhận trách nhiệm”. Ông khẳng định, không phải Đại hội lần này mà từ nhiều Đại hội gần đây, Đảng đã đặt ra vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo nhưng kết quả thu được và sự tiến bộ là rất hạn chế.

Đề cập đến sự dân chủ, ông Tuyển cho rằng, dân chủ không chỉ là động lực, mà còn là mục tiêu. Nếu phát huy dân chủ sẽ phát huy được sáng kiến của mọi cá nhân, xã hội sẽ trở nên năng động hơn.

“Chúng ta đều biết sáng kiến trước ngày đổi mới đều xuất phát từ từng cán bộ. Cá nhân ấy có thể là ông nông dân, lãnh đạo địa phương, Đảng chúng ta nắm lấy bản chất và hoàn thiện nó để hình thành đường lối”, ông dẫn dắt.

Theo ông, không nên quan niệm rằng nhân dân làm theo sự lãnh đạo của Đảng mà phải đặt nhân dân vào vị trí chủ thể, phải là những người đưa ra sáng kiến cho Đảng.

Dẫn lời Hồ Chủ Tịch cho rằng, dân chủ tập trung không phải tập trung dân chủ, ông Tuyển nêu quan điểm, cần làm rõ mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung.

Đối với tôi dân chủ vừa là xuất phát, là đích đến. Còn tập trung không có vị thế bằng dân chủ, mà nó chỉ là nguyên tắc giải quyết những ý kiến khác nhau trong một xã hội dân chủ để bảo đảm dân chủ cho đa số. Dân chủ sẽ khiến Đảng bớt quan liêu, gần dân hơn. Cùng với phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, Đảng sẽ được nhân dân tin yêu, suy tôn Đảng mãi mãi là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo sự phát triển”, người đứng đầu Bộ Thương mại khẳng định.

Current IMDB"s Top 100 Movies

Thử tổng kết từ list Top 100 movies của IMDB hiện nay xem mình xem được bao nhiêu phim trong số này: 64/100 hoặc 37/50 của Top 50. Not bad. Nhưng có phim nào trong số tớ đã xem mà thực sự rất đáng xem không?

Rank

      Movie

1

The Godfather (1972)

2

The Shawshank Redemption (1994)

3

The Godfather: Part II (1974)

4

The Lord of the Rings: The Return of the King (2003)

5

Shichinin no samurai (1954)

6

Schindler's List (1993)

7

Casablanca (1942)

8

Pulp Fiction (1994)

9

Star Wars: Episode V - The Empire Strikes Back (1980)

10

Star Wars (1977)

11

Buono, il brutto, il cattivo, Il (1966)

12

One Flew Over the Cuckoo's Nest (1975)

13

The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (2001)

14

Rear Window (1954)

15

The Usual Suspects (1995)

16

Cidade de Deus (2002)

17

12 Angry Men (1957)

18

Raiders of the Lost Ark (1981)

19

The Lord of the Rings: The Two Towers (2002)

20

Dr. Strangelove or: How I Learned to Stop Worrying and Love the Bomb (1964)

21

Citizen Kane (1941)

22

Psycho (1960)

23

Memento (2000)

24

Goodfellas (1990)

25

C'era una volta il West (1968)

26

North by Northwest (1959)

27

The Silence of the Lambs (1991)

28

Lawrence of Arabia (1962)

29

Fabuleux destin d'Amélie Poulain, Le (2001)

30

It's a Wonderful Life (1946)

31

Sunset Blvd. (1950)

32

Fight Club (1999)

33

American Beauty (1999)

34

The Matrix (1999)

35

Vertigo (1958)

36

Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004)

37

Taxi Driver (1976)

38

Apocalypse Now (1979)

39

Paths of Glory (1957)

40

To Kill a Mockingbird (1962)

41

Se7en (1995)

42

Untergang, Der (2004)

43

The Pianist (2002)

44

Léon (1994)

45

Chinatown (1974)

46

Sen to Chihiro no kamikakushi (2001)

47

American History X (1998)

48

The Third Man (1949)

49

Hotel Rwanda (2004)

50

Monty Python and the Holy Grail (1975)

51

Boot, Das (1981)

52

Requiem for a Dream (2000)

53

L.A. Confidential (1997)

54

The Maltese Falcon (1941)

55

The Bridge on the River Kwai (1957)

56

The Treasure of the Sierra Madre (1948)

57

Alien (1979)

58

Sin City (2005)

59

A Clockwork Orange (1971)

60

M (1931)

 

61

Rashômon (1950)

62

Million Dollar Baby (2004)

63

Modern Times (1936)

64

Singin' in the Rain (1952)

65

Reservoir Dogs (1992)

66

Saving Private Ryan (1998)

67

Metropolis (1927)

68

The Shining (1980)

69

Raging Bull (1980)

70

The Manchurian Candidate (1962)

71

All About Eve (1950)

72

Some Like It Hot (1959)

73

Double Indemnity (1944)

74

Vita è bella, La (1997)

75

Aliens (1986)

76

The Great Escape (1963)

77

Rebecca (1940)

78

Amadeus (1984)

79

Touch of Evil (1958)

80

The Incredibles (2004)

81

2001: A Space Odyssey (1968)

82

The Sting (1973)

83

Crash (2004)

84

On the Waterfront (1954)

85

Strangers on a Train (1951)

86

Jaws (1975)

87

City Lights (1931)

88

Kill Bill: Vol. 1 (2003)

89

Mr. Smith Goes to Washington (1939)

90

Batman Begins (2005)

91

The Apartment (1960)

92

The Wizard of Oz (1939)

93

Braveheart (1995)

94

Forrest Gump (1994)

95

Ran (1985)

96

Donnie Darko (2001)

97

Blade Runner (1982)

98

Terminator 2: Judgment Day (1991)

99

Nuovo cinema Paradiso (1989)

100

Finding Nemo (2003)

50 phim chuyển thể từ tác phẩm văn học thành công nhất

50 phim chuyển thể từ tác phẩm văn học thành công nhất

Thanh Huyền

“Doctor Zhivago”, “Oliver Twist”, “To Kill a Mockingbird”… là những bộ phim lọt vào danh sách 50 tác phẩm điện ảnh được đề cử cho cuộc bầu chọn bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học thành công nhất do The Guardian tổ chức.

Những ai đã xem Anna Karenina đều có thể nhận thấy, một cuốn tiểu thuyết vĩ đại chưa chắc đã được chuyển thể thành bộ phim thành công. Trong khi đó, Bố già - một tác phẩm điện ảnh kinh điển liệu có phải được bắt nguồn từ một tác phẩm văn học xuất sắc. E rằng là không.

Danh sách 50 tác phẩm đề cử do một hội đồng gồm các chuyên gia quyết định. Cuộc bầu chọn với sự tham gia của đông đảo quần chúng sẽ bắt đầu từ 5/5. Kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào cuối tháng 5, nhân Liên hoan văn học Hay.

Một cảnh trong phim 'Pride and Prejudice'.
Một cảnh trong phim "Pride and Prejudice" (Focus Features).

Andrew Pulver - một thành viên hội đồng này - cho biết: “Chúng tôi đã có những cuộc tranh luận sôi nổi và căng thẳng”.

Một trong những vấn đề gây bàn cãi là liệu những bộ phim dựa trên thể loại văn học phi hư cấu có được đưa vào danh sách bình chọn. Câu trả lời là có. Goodfellas - bộ phim về thế giới Mafia của Martin Scorsese dựa trên những ghi chép của Nicholas Pileggi về cuộc đời Henry Hill - là tác phẩm duy nhất ở thể loại này lọt vào vòng đề cử.

Ở thể loại truyện ngắn, với thành công của bộ phim Brokeback Mountain, tác phẩm của nhà văn Annie Proulx đăng lần đầu trên tạp chí New Yorker cũng lọt vào mắt xanh của hội đồng tuyển chọn.

Stephen King là tác giả có nhiều sách lọt vào danh sách đề cử nhất với 3 trong số 4 truyện ngắn rút từ tập Different Seasons đã được chuyển thể thành phim: The Shawshank Redemption, Stand By MeApt Pupil.

Trong khi đó, đạo diễn Stanley Kubrick là người có khá nhiều tác phẩm điện ảnh được ban tổ chức giới thiệu. Cuối cùng 2 bộ phim của ông đã lọt vào top 50: A ClockworkLolita.

Danh sách đề cử (theo tên tác phẩm văn học): (các phim đã xem được in đậm)

- 1984
- Alice in Wonderland. (Which verrsion?I saw cartoon version).
- Breakfast at Tiffany's
- Brighton Rock

- Catch 22
- Charlie & the Chocolate Factory  (có nhưng chưa xem)
- A Clockwork Orange

- Close Range (phim Brokeback Mountain)
-
The Day of the Triffids
- Devil in a Blue Dress
- Different Seasons
(phim The Shawshank Redemption)

- Do Androids Dream of Electric Sheep? (phim Bladerunner)
-
Doctor Zhivago
- Empire of the Sun
- The English Patient
- Fight Club

- The French Lieutenant's Woman
- Get Shorty
- The Godfather
- Goldfinger
- Goodfellas
- Heart of Darkness
(phim Apocalypse Now)

-
The Hound of the Baskervilles
- Jaws
- The Jungle Book
- A Kestrel for a Knave
(phim Kes)

-
LA Confidential
- Les Liaisons Dangereuses
- Lolita
- Lord of the Flies
- The Maltese Falcon
- Oliver Twist
- One Flew Over the Cuckoo's Nest
- Orlando
- The Outsiders
- Pride and Prejudice
- The Prime of Miss Jean Brodie
- The Railway Children
- Rebecca
- The Remains of the Day
- Schindler's Ark
(phim Schindler's List)

-
Sin City
- The Spy Who Came in From the Cold
- The Talented Mr Ripley
- Tess of the D'Urbervilles
- Through a Glass Darkly
- To Kill a Mockingbird
- Trainspotting
- The Vanishing
- Watership Down

(Nguồn: The Guardian)

Thói quen chọn sách khác nhau giữa nam và nữ

Khi Lisa Jardine và Annie Watkins tiến hành khảo sát ý kiến của một số phụ nữ về cuốn sách đã làm thay đổi đời họ, tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất là Jane Eyre của Charlotte Brontë và Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) của Jane Austen. Nhưng khi câu hỏi này được đặt ra cho giới mày râu, họ nhận được một kết quả rất khác. Dưới đây là bài viết đăng trên The Guardian.

Thói quen chọn sách khác nhau giữa nam và nữ

Cách đây hơn một năm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các độc giả nữ về cuốn sách đã giúp họ vượt qua những thời gian khó khăn, khủng hoảng trong cuộc sống. Bắt đầu từ những nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật, truyền thông, đối tượng điều tra của chúng tôi dần mở rộng ra đến các học giả, giảng viên đại học, giáo viên phổ thông và những người bình thường khác. Cuối cùng, chúng tôi đã phỏng vấn được tất cả 400 phụ nữ.

Mỗi người đều có cho mình một cuốn sách yêu thích và danh sách các tác phẩm chúng tôi nhận được khá phong phú:

The Lord of the Rings
The Hitchhiker"s Guide to the Galaxy to Catch 22
Rebecca, Heart of Darkness
The Golden Notebook…

Bên cạnh đó là những kiệt tác có sức sống lâu bền như:

Wuthering Heights (Đồi gió hú)
Gone With The Wind (Cuốn theo chiều gió)
Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến)
Anna Karenina
Beloved (Người yêu dấu)…


Năm nay, chúng tôi cũng thực hiện công việc tương tự, nhưng đối tượng điều tra là cánh đàn ông. Chúng ta đã có một thực đơn phong phú cho độc giả nữ, vậy các món ăn tinh thần cho giới mày râu thì sao?

Cùng với câu hỏi và phương thức tiến hành như đối với các độc giả nữ, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được kết quả tương tự để có thể so sánh. Điều đầu tiên, trái với mong đợi của chúng tôi là giới mày râu tỏ ra miễn cưỡng hơn phụ nữ trong việc đưa ra cuốn sách đã có tác động lớn đến cuộc đời của họ. Hay nói chính xác hơn thì họ cảm thấy nghi ngờ về câu hỏi. Trong khi phụ nữ không ngần ngại đưa ra cuốn sách yêu thích, tâm sự về những giây phút đau khổ trong cuộc đời, những niềm vui và sự an ủi họ tìm thấy trong sách vở thì dường như, nam giới không có thói quen giải khuây bằng sách.

Và khi đưa ra câu trả lời, danh sách những cuốn sách yêu thích của nam giới cũng khác xa với sự lựa chọn của phái nữ. Với hơn 400 phụ nữ được phỏng vấn, chúng tôi nhận được 200 tựa sách. Để có một lượng tựa sách tương đương, chúng tôi phải phỏng vấn số lượng nam giới đông hơn nhiều. Cánh đàn ông đã chọn ra những tác phẩm vô cùng nổi tiếng:


The Outsider (hoặc The Stranger - Người xa lạ) - Camus
One Hundred Years of Solitude (Trăm năm cô đơn) - Marquez
The Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh) - Salinger
Slaughterhouse Five - Vonnegut
trong khi với phụ nữ, bên cạnh những tác phẩm kinh điển, họ còn “lùng” được cho mình những đầu sách rất đỗi “vô danh”.

Hơn nữa, khẩu vị văn chương của nam giới và nữ giới còn khác xa nhau. Chỉ có 4 tựa sách xuất hiện trong top 20 cuốn sách được cả 2 giới yêu thích nhất, còn ở top 5, không có bất cứ “món ăn chung” nào.

Top 20 cuốn sách được yêu thích nhất của giới mày râu cho thấy, họ thích những cuốn sách có lối trần thuật mạnh mẽ, những tác phẩm đề cập đến cuộc đấu tranh lý trí…

Một trong những nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này, theo chúng tôi, là bởi nam giới thường đọc sách trong độ tuổi 12-20, sau độ tuổi đó, rất nhiều người thú nhận rằng họ ít đọc hơn, dù đến những năm tháng về già, họ lại tiếp tục trở lại với sách. Những người trong độ tuổi 20-40 được hỏi thường tỏ ra không hứng thú với việc đọc, bởi sách buộc họ phải “tự vấn lương tâm” hoặc phải đối mặt với những vấn đề về trách nhiệm của mình với gia đình.

Giáo sư Rob Dickins, một trong những người được phỏng vấn, phân tích: Thói quen chọn sách lúc về già của con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc từ các cuốn sách mà họ đã đọc trong độ tuổi 15-16. “Phụ thuộc vào việc bạn đọc Little Women (Những phụ nữ bé nhỏ) của Alcott hay Metamorphosis (Biến dạng) của Kafka ở tuổi 15, bạn sẽ có những cách lựa chọn sách khác nhau khi về già”, ông nói.

Chúng tôi nhận thấy, thói quen chọn sách của đàn ông bị chi phối rất mạnh mẽ bởi những kỷ niệm thời thơ ấu. Rất nhiều người thừa nhận, họ ghét đọc lại những cuốn sách từng rất quan trọng đối với một thời điểm nhạy cảm nào đó trong quãng đời thơ ấu của mình.

Trong độ tuổi teen, rất nhiều cậu bé đã coi nhà văn như một người dẫn đường. Khi tìm được tác giả yêu thích, họ có thể tìm đọc các tác phẩm của nhà văn, trích dẫn những câu văn hoặc những lời nói hay của tác giả đó. Orwell, chẳng hạn, là một tác giả được trích dẫn nhiều. Đây là điều hơi khác so với những kết quả điều tra được đối với các độc giả nữ.

Có 6 tác giả nam có sách được lựa chọn vào danh sách 20 tác phẩm được phụ nữ yêu thích nhất, trong khi đó, chỉ có một nhà văn nữ được độc giả nam lựa chọn: đó là Harper Lee (To Kill A Mockingbird - Giết con chim nhại). Khi nhận được kết quả này, chúng tôi đã nói đùa: hay là “các ông” không biết Harper Lee là một cái tên con gái? Phái nữ khẳng định, họ không quan tâm đến tác giả là nam hay nữ.

Độc giả nam cũng vậy, với họ ấn tượng để lại từ mỗi cuốn sách là cốt truyện và nhân vật. Điều này có thể đã dẫn đến một hệ quả là các độc giả nam thường quan tâm đến những cuốn sách kiểu “phiêu lưu” hoặc “chiến thắng trước nghịch cảnh” - loại tác phẩm vốn thích hợp với các nam nhà văn hơn. Nhưng những bạn đọc nam có thói quen đọc sách ở tuổi trung niên cũng có khuynh hướng tìm đến tác phẩm của các nhà văn nữ. Iris Murdoch là một tác giả được các bậc t
rung niên đặc biệt yêu thích.

Nhìn chung, nam giới thường sử dụng tiểu thuyết như một thứ sách chỉ dẫn, một loại bản đồ trước hành trình khó khăn (dù họ ít khi thú nhận điều này). Trong khi đó, phụ nữ coi sách là một liệu pháp tâm lý giúp họ vượt qua những cú sốc như ly hôn, gặp khó khăn trong công việc hoặc rắc rối trong cuộc sống.


Top 20 cuốn sách yêu thích của nam giới (các truyện tớ đã đọc được in đậm)

- The Outsider - Albert Camus
- Heart of Darkness - Joseph Conrad (I can't finish)
- Crime and Punishment - Fyodor Dostoevsky
- The Great Gatsby - F Scott Fitzgerald
- Brighton Rock - Graham Greene
- Catch 22 by Joseph Heller
- High Fidelity - Nick Hornby
- Ulysses - James Joyce
-
Metamorphosis - Franz Kafka
- The Book of Laughter and Forgetting - Milan Kundera
- To Kill a Mockingbird - Harper Lee
- One Hundred Years of Solitude - Gabriel Garcia Marquez

- Lolita - Vladimir Nabokov
- 1984 - George Orwell
- The Catcher in the Rye - JD Salinger

- The Grapes of Wrath - John Steinbeck
- The Hobbit - JRR Tolkien
- The Lord of the Rings - JRR Tolkien

- The Adventures of Huckleberry Finn - Mark Twain
- Slaughterhouse Five - Kurt Vonnegut

H.T. lược dịch (The Guardian)

Ba mùa



Một phim hay, cảnh quay đẹp. Nội dung hồn hậu và cảm động. Phim là bốn câu chuyện có liên quan tới nhau, xảy ra ở Sài Gòn thời Đổi mới. Một người Mỹ trở lại Việt Nam tìm đứa con lai bị thất lạc trong chiến tranh. Một anh đạp xích lô phải lòng một cô ca-ve. Một cô gái làm nghề hái và bán rong những bông sen trắng muốt trên đường phố Sài Gòn. Một cậu bé bán đồ tạp hoá dạo đánh mất thùng đồ. Những gương mặt, những số phận khác nhau tồn tại bên nhau, chạm vào nhau trong nhịp điệu đời sống hàng ngày ở Sài Gòn.

Không phức tạp với nhiều dụng tâm nghệ thuật như các phim của Trần Anh Hùng, phim Ba Mùa của Tony Bùi như một bản tình ca êu dịu về cuộc sống, với những vẻ đẹp dịu dàng của cảnh sắc, của tâm hồn con người đằng sau những bộn bề, cực nhọc, cay đắng trong cuộc sống hàng ngày của những con người bình dị.

Kết thúc phim cũng hồn hậu. Người Mỹ đoàn tụ với đứa con lai. Cô gái bán sen trở về với những chợ nổi miền Tây. Cậu bé bán dạo tìm được thùng đồ. Cô ca-ve mặc áo dài trong cảnh rợp trời hoa phượng. Và tiếng hát của cô gái bán sen, do Ngọc Hiệp đóng, trong đoạn cuối của phim ngân vang nghe thật khó quên.

"Đố ai quét sạch lá rừng

Để tôi khuyên gió, gió đừng rung cây

 Đố ai biết lúa mấy cây

Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng "

Ngọc Hiệp là một diễn viên có khuôn mặt tôi rất thích, với chiếc miệng cười rất duyên và đôi mắt đen láy như biết nói.

Một phim đáng xem, nhất là vào những lúc distressed, để cảm thấy yêu đời, yêu thiên nhiên và yêu người hơn. Bộ phim cũng như bài dân ca trong phim, cũng như tính cách con người miền Nam, hồn hậu, tưởng chừng đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc. Bởi lẽ, có khi chân lý trong cuộc sống lại là những cái gì đơn giản nhất.

Wednesday, April 19, 2006

Cinema Paradiso



Hôm qua xem Cinema Paradiso. Hoá ra version DVD mà mình có lại là version Director's Cut, ngày trước là xem bản Original Cut. Bản Director's Cut dài hơn bản release ngày trước tới gần 1 tiếng, và thêm nhiều chi tiết làm rõ hẳn câu chuyện nhưng cũng làm thay đổi khá nhiều ý nghĩa của phim. Tôi thích bản original hơn, vì sức gợi và tính chủ đề của nó tốt hơn.

Nếu như bản Original là câu chuyện về tình yêu của một cậu bé với điện ảnh, và tình bạn của cậu với người chiếu phim thì bản Director's Cut lại thiên về câu chuyện tình yêu của Toto với cô bạn gái, với những chi tiết thừa thãi và biến câu chuyện thành bình thường, logic và hợp lý nhưng không gây được hiệu quả cảm xúc bằng bản original. Nhưng có lẽ cách kết thúc như vậy lại hợp với cảm xúc của người Ý, gần giống một đoạn ở phần đầu phim khi cả rạp chiếu phim ai nấy nước mắt chảy ròng ròng khi xem cảnh re-union của các nhân vật trong một bộ phim nào đó. Bản Director's Cut cũng làm cho hình ảnh của Alfredo trở nên tầm thường hơn.

Xem phim này đôi lúc lại nhớ tới tới ngày xưa, thời bao cấp và mới Đổi mới, hồi còn đi xem chiếu bóng ở ngoài bãi cỏ, hay thỉnh thoảng được xem phim chiêu đãi chiếu ở các hội trường nhân dịp gì đó.

Quotes:

Alfredo: Living here day by day, you think it's the center of the world. You believe nothing will ever change. Then you leave: a year, two years. When you come back, everything's changed. The thread's broken. What you came to find isn't there. What was yours is gone. You have to go away for a long time... many years... before you can come back and find your people. The land where you were born. But now, no. It's not possible. Right now you're blinder than I am.

Alfredo tells a story to Toto: Once upon a time, a king gave a feast. And there came the most beautiful princesses of the realm. Now, a soldier, who was standing guard, saw the king's daughter go by. She was the most beautiful one, and he immediately fell in love with her. But what could a poor soldier do when it came to the daughter of the king? Well, finally, one day, he managed to meet her, and he told her that he could no longer live without her. The princess was so impressed by his strong feelings that she said to the soldier: "If you can wait 100 days and 100 nights under my balcony, then at the end of it, I shall be yours." Damn! The soldier immediately went there and waited one day. And two days. And ten. And then twenty. And every evening, the princess looked out of her window, but he never moved. During rain, during wind, during snow, he was always there. The bird shat on his head, and the bees stung him, but he didn't budge. After ninety nights, he had become all dried up, all white, and the tears streamed from his eyes. He couldn't hold them back. He no longer had the strength to sleep. All that time, the princess watched him. And on the 99th night, the soldier stood up, took his chair, and went away.

Some articles

1, Sự tiến hoá của súng và vi trùng- Jared Diamond

2. Có mấy bài phỏng vấn trên talawas từ hồi giữa năm 2005 khá hay mà giờ mới đọc.

Cái còn lại là tinh thần thế giới- Đinh Bá Anh

Nghĩ sao nói vậy-Phạm Xuân Nguyên

Tuesday, April 18, 2006

Tham nhũng giúp bảo vệ quyền lực



'Tham nhũng giúp bảo vệ quyền lực'

Một chuyên gia người Nhật nghiên cứu về Việt Nam nói lý do tham nhũng không thể bị diệt trừ ở Việt Nam là vì logic và những quyền lợi gắn kết trong hệ thống cầm quyền một đảng hiện nay

"Tác giả viết: "Bằng cách duy trì một cơ cấu nuôi dưỡng "tham nhũng", chính quyền có thể đặt gần như toàn bộ người dân vào vị trí là tội phạm tiềm năng, và với cung cách phán xử tùy tiện của nhà chức trách, những ai làm mất lòng hệ thống đều có thể bị trừng phạt "đúng theo pháp luật"." !!!

So true!

Ý này chính ra là cũng gần giống một ý mà tớ từng đề cập đó là trong các xã hội toàn trị, mọi người đều có tội. Ai sống ở Việt Nam hẳn cũng từng biết là khó để tránh khỏi phải làm các việc không hay lắm, nhẹ từ lót tiền anh cảnh sát giao thông, hay quà cáp, biếu xén, nặng thì rất vô cùng. Hôm trước ngồi tán phét với bạn, mình cũng bảo là nếu sống ở Việt Nam có khi phải tâm niệm là mình làm 8 việc tốt thì cũng phải đi kèm với 2 việc không tốt lắm chứ khó lòng làm được cả 10 việc tốt được.

Two nice songs

1. Nice song by Kieu Hung

Beo dat may troi

 

2. Mùa Hạ Còn Đâu

Phú Quang
Lời: Hoàng Hưng

Đường phố trong anh mùa đông
Sao áo em mùa hạ
Áo màu xanh cuộn sóng
Em mang trên ngực biển đầy

Ngày nào biển làm ta say
Biển những ngày hè đẹp lắm
Nhưng mùa hạ đã ra đi
Chân trời xa không ngấn nắng

Sao em còn mang áo mỏng
Có còn mùa hạ nữa đâu
Sao em làm lòng ta đau
Nhớ ngọn lửa hè đã tắt

Đường phố trong anh mùa đông
Hãy để mùa hạ yên nghỉ