Wednesday, March 8, 2006

The World as Einstein (and Ayn Rand) sees it

Essay by Einstein

Hôm nay lấy quyển Ideas and Opinions của Einstein ra đọc thấy nhiều bài hay phết trong đó có bài này có thể coi là tiêu biểu cho quan điểm và cái nhìn của Einstein về thế giới và triết lý sống của ông.

Về thế giới và quan điểm chính trị

"My political ideal is democracy. Let every man be respected as an individual and no man idolized. It is an irony of fate that I myself have been the recipient of excessive admiration and reverence from my fellow-beings, through no fault, and no merit, of my own"

Về mục đích sống

"I have never looked upon ease and happiness as ends in themselves -- this critical basis I call the ideal of a pigsty. The ideals that have lighted my way, and time after time have given me new courage to face life cheerfully, have been Kindness, Beauty, and Truth. Without the sense of kinship with men of like mind, without the occupation with the objective world, the eternally unattainable in the field of art and scientific endeavors, life would have seemed empty to me. The trite objects of human efforts -- possessions, outward success, luxury -- have always seemed to me contemptible"

Và quan điểm của ông về vẻ đẹp cuộc sống và tôn giáo:

"The most beautiful experience we can have is the mysterious. It is the fundamental emotion that stands at the cradle of true art and true science. Whoever does not know it and can no longer wonder, no longer marvel, is as good as dead, and his eyes are dimmed. It was the experience of mystery -- even if mixed with fear -- that engendered religion. A knowledge of the existence of something we cannot penetrate, our perceptions of the profoundest reason and the most radiant beauty, which only in their most primitive forms are accessible to our minds: it is this knowledge and this emotion that constitute true religiosity. In this sense, and only this sense, I am a deeply religious man... I am satisfied with the mystery of life's eternity and with a knowledge, a sense, of the marvelous structure of existence -- as well as the humble attempt to understand even a tiny portion of the Reason that manifests itself in nature."

Thật trái ngược với quan điểm của Ayn Rand mà mình cũng bắt đầu đọc được vài hôm.

Nếu như Einstein coi sự bí hiểm của thế giới vừa là vẻ đẹp của cuộc sống vừa là chân lý mà con người cần hướng đến Ayn Rand coi Lý tính là phương tiện duy nhất để đạt được tri thức, khinh thường tất cả những gì có tính chất bí hiểm hay yếm thế. Ayn Rand coi thế giới bên ngoài là khách quan và con người chỉ việc dùng Lý tính để nhận thức nó (có giống các nhà triết học thời kỳ Khai sáng không nhỉ?).

Về đạo đức, Einstein viết "My passionate sense of social justice and social responsibility has always contrasted oddly with my pronounced lack of need for direct contact with other human beings and human communities" (quả thật, đời tư của ông này cho thấy ông là một người khá lãnh đạm thậm chí bạc bẽo với người thân, kể cả con đẻ mình). Trong khi đó, Ayn Rand tôn sùng con người, cho đạo đức duy nhất của con người là tính ích kỷ (hơi giống ông Dương Chu bên Tàu ngày xưa nhỉ) và bà khẳng định bà luôn sống hết mình đúng như triết lý mà bà tin tưởng. Về xã hội cũng vậy, tuy cả hai người đều coi chế độ dân chủ là hợp lý nhất nhưng Einstein có thiên hướng xã hội chủ nghĩa (socialist) trong khi Ayn Rand thì chỉ tin vào một cấu trúc kinh tế- xã hội duy nhất là tương hợp với triết lý cá nhân cực đoan của bà: đó là chủ nghĩa tư bản laissez faire.

Về đời tư, cả hai người đều từng sống trong các xã hội toàn trị và đều là những kẻ phải sống tha hương và được đón nhận ở một quốc gia dân chủ và tự do nhất thời đó.Nhưng quan điểm và triết lý sống của họ đúng là khác nhau một trời một vực.

Tóm lại, Einstein nêu ra ba cột trụ trong triết lý sống của ông: Kindness, Beauty, and Truth. Với Ayn Rand thì có lẽ là: Self-interest, Reason and Objetive Reality.

Về ảnh hưởng, Einstein có lẽ có ảnh hưởng trong giới khoa học gia trong quan điểm của ông về thế giới và sự tìm tòi khám phá những gì bí hiểm của nó như là một vẻ đẹp của cuộc đời. Quan điểm về xã hội của ông từng có thể ảnh hưởng nhưng giờ đây hẳn sẽ bị xem là ngây thơ cùng với sự đi xuống của phong trào xã hội. Ngược lại Ayn Rand rất có ảnh hưởng với người Mỹ nhất là trong đại chúng (bản thân bà cũng ca ngợi Mỹ hết lời trong khi khá xem thường châu Âu và nhất là nước Nga quê hương bà).

Về mặt cá nhân, có thể tôi cảm thấy mình gần gũi hơn với Einstein. Mặc dù có những hạt nhân hợp lý nhất định trong triết lý của Ayn Rand nhưng việc bà cố tình đẩy mọi thứ một cách cực đoan là một điều không hay. Thế giới đã từng trải qua những tai vạ khủng khiếp chỉ bởi sự cực đoan trong tư tưởng khi người ta chỉ công nhận có hai cực và mặc nhiên bắt hai cực này phải chống đối, tiêu diệt lẫn nhau: theo Jesus hay theo Mohammad, theo Cộng sản hay chống Cộng sản, Nhà nước hay cá nhân, người Aryan hay sub-human...Và việc người Mỹ trung bình có cái nhìn khá là đơn giản kiểu hoặc là anh theo tôi, hcặc anh theo khủng bố cũng là một cách chia hai cực không hay, nhưng lại rất tương đồng với những tư tưởng của Ayn Rand. Nhưng với một xã hội có truyền thống tập thể, nơi áp lực của gia đình, bạn bè, hàng xóm và tóm lại là tất cả những-người-không-phải-là-bạn lên mỗi cá nhân là rất lớn như ở Việt Nam thì có thể quan niệm sống vị kỷ với một lòng tin sắt đá vào năng lực bản thân mình như của Ayn Rand có thể sẽ có tác dụng tích cực nhiều hơn là tiêu cực.

5 comments:

  1. Ứ, em thấy anh Linh hiểu Rand chưa thoả đáng rồi. Em đọc hết tất cả những gì bà ý viết, em thấy bà ấy thực ra cực kỳ lãng mạn và là người nhiều lý tưởng, và nói chung nghĩ không khác những suy nghĩ của Eistein đâu. Ví dụ như Eistein nói rằng "My passionate sense of social justice and social responsibility has always contrasted oddly with my pronounced lack of need for direct contact with other human beings and human communities" hay "The trite objects of human efforts -- possessions, outward success, luxury -- have always seemed to me contemptible" và "It is an irony of fate that I myself have been the recipient of excessive admiration and reverence from my fellow-beings, through no fault, and no merit, of my own" thì em thấy là ông ấy đang nói một cách nhẹ nhàng, không controversial về một vấn đề mà chính bà Rand nói đi nói lại trong các tác phẩm của bà ý, nhưng nói mạnh hơn: về second-hand living và về sự khinh bỉ đối với the mob. Bà Rand tôn sùng con người - nhưng chỉ là con người lý tưởng, là THe MAN as should be/should have been; còn đối với the mob, bà ấy cũng xa lạ chẳng kém. Về điểm này, em thấy hầu như tất cả những người hoạt động đầu óc đến một mức nào đấy đều trở nên không thể dung thứ được cho sự ngốc nghếch, đãi bôi, ẻo lả, và ảo tưởng của những người xung quanh; họ quý sự sáng tạo của họ đến mức họ cũng chẳng có thời gian mà lịch sự với thiên hạ nữa. Ngoài ra, khi họ đạt đến sự hoàn hảo trong lao động, thì họ đều có cảm giác đến gần thiên đường, hoặc chúa trời, hoặc cái bất khả tri, hoặc bất kỳ một danh từ nào khác để nói về cái giống như là orgasm. Có điều E gọi nó là the mysterious, còn Rand gọi nó là exultation. Về cơ bản, em nghĩ các cụ nghĩ giống nhau; có điều họ có thể hiện ra hay không, và bằng cách nào thôi.

    À, mà em không worship bà Rand đâu nhé; em chỉ đính chính hộ bà ấy thôi. Còn nói chung, không chỉ riêng với Rand, châu Âu tuy thích đến Mỹ kiếm tiền, nhưng về cơ bản vẫn coi nước Mỹ như anh trọc phú trẻ, chẳng có gì đáng học về những thứ sâu sắc kiểu như triết học hay là mỹ học. Nước Mỹ chỉ tốt cho những thứ công nghệ hiện đại thôi.

    ReplyDelete
  2. Hihi, Huong chac chan la hieu Ayn Rand hon anh roi vi anh moi chi doc rat it ve ba ay thoi. Cai post tren cua anh chi la first impression thoi, nen rat co the la no sai nhieu ;).
    Ah, ma de cuoi tuan anh gui first page nhe.

    ReplyDelete
  3. Will excitingly wait for your debut :)

    ReplyDelete
  4. Hay em Huong gui mot trang ma^~u em dich len forum de moi nguoi thong nhat cai style?

    ReplyDelete