(posted elsewhere)
1. Kundera viết truyện như cách viết một bản nhạc cổ điển. Trên thực tế, ông ấy từng học nhạc và sáng tác nhạc trước khi viết truyện. Ông áp dụng lý thuyết âm nhạc khá nhiều vào trong truyện của mình, như cách chia chương đoạn với các tiết tấu nhanh chậm các phần, hay kể bằng nhiều giọng... Truyện của Kundera cũng có những tiểu thuyết tồn tại như là một tập hợp các truyện ngắn, như cuốn Sách cười và lãng quên.
2. Hình thức xen kẽ giữa truyện kể bằng các đoạn phiếm luận của tác giả, bên cạnh cách kể chuyện đa tuyến, cũng là một điểm độc đáo của Kundera tuy rằng nó không phải là quá xa lạ trong hình thức tiểu thuyết hậu hiện đại mà Kundera cũng là một đại diện. Trong một số truyện như Sự bất tử, bản thân tác giả cũng xuất hiện như là một nhân vật trong truyện và có sự giao thoa xuyên thời gian và không gian giữa các nhân vật và nhân vật, nhân vật và tác giả.
Nói chung những hình thức như thế được Kundera sử dụng khá nhuyễn, nên tạo ra hiệu quả khá tốt trong truyện, nhất là ở cuốn The Unbearable Lightness of Being, các tiểu luận hơi hướng triết học được ông lồng vào rất lý thú, làm rõ tư tưởng và tăng độ gắn chặt của bố cục câu chuyện rất nhiều. Một điểm lý thú nữa ở Kundera là ông xây dựng tiểu thuyết không dựa trên nội dung (plot) mà là trên một số khái niệm và từ vựng cơ bản làm bố cục của truyện (ví dụ nhẹ bồng-nặng nề, kitsch...). Chính vì thế mà trong cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết, ông để riêng một mục làm mục từ liệt kê các từ khoá cơ bản và cách hiểu chúng (chứ không phải định nghĩa chúng) như là nền tảng tiểu thuyết của ông.
3. Kundera căm ghét các tiểu thuyết tư tưởng, (tức là những cuốn lấy tư tưởng triết học hay chính trị làm chìa khoá để xây dựng tiểu thuyết kiểu như 1984 của Orwell, Buồn nôn của Sartre hay Kẻ xa lạ của Camus). Ông nói rằng "tiểu thuyết nói tới phân tâm trước Freud, biết đến hiện tượng học trước khi có các nhà hiện tượng học...", nói cách khác là ông hiểu tiểu thuyết như một cách biểu đạt tư tưởng đặc thù theo một cách mà triết học, chính trị học... không làm được. Và 1984 của Orwell cũng không khác một sản phẩm tuyên truyền là mấy.
4. Trong cuốn tiểu luận của mình, chính Kundera đã tỏ thái độ rất khó chịu với các tiểu thuyết lãng mạn (cũng như âm nhạc thời kỳ lãng mạn), coi nó gần như là một cái kitsch. Ngoài các bậc thầy thời kỳ hiện đại ở Trung Âu (Kafka, Hermann Broch, Musil, Thomas Mann...), thì các bậc thầy mà Kundera ca tụng là các nhà văn thời tiền Lãng mạn, tiền Hiện thực, tức là từ thế kỷ 18 về trước như Diderot và nhất là Cervantes.., ông nhận thấy ở đó có tính đa thanh và sự vui đùa, kể cả tính siêu thực mà trào lưu lãng mạn và hiện thực ở cuối thế kỷ 18 trở đi không còn nữa. Ông không thích thú với cả khuynh hướng tả chân của Banzac lẫn chủ nghĩa lãng mạn dạt dào của Victor Hugo. Ở khoảng thời gian giữa Diderot và Kafka, hình như chỉ có Tolstoy là người mà Kundera thực sự thán phục (và ở mức độ nào đó là Dostoievski tuy có vẻ ông không thích chủ nghĩa tình cảm, cấu kết plot rõ ràng với tính cách nhân vật cố định của Dost). Có thể còn có Flaubert nữa.
5. Bản thân Kundera cũng tự xếp mình là một nhà văn châu Âu, ông tán tụng chủ nghĩa lý tính của châu Âu (nhất là Pháp) và rất ghét chủ nghĩa tình cảm, mà phần nào đó ông cho là đặc điểm của văn hoá Nga mà ông tỏ ra dị ứng (một cách có lẽ hơi bất công và có tính cá nhân). Ông từng kể lại về việc lựa chọn dựng vở kịch Jacquez and His Master của Diderot chứ không dựng vở Thằng ngốc của Dostoievski như là một sự lựa chọn hướng đi nghệ thuật của mình.
6. Trong cuốn của Kundera này, trong số những đoạn mà tôi thích nhất là những chương viết về Kafka, rất hay. Cảm giác Kundera rất hiểu và thán phục Kafka, mặc dù phong cách của ông rất khác với Kafka.
7. (Không lỉên quan). Những cuốn sách hiện giờ tôi muốn đọc lại (vào một lúc nào đó) : Trăm năm cô đơn của Marquez, Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov, Tuyển tập truyện ngắn Tchekov.
U em cung thay ong nay viet co giong Kafka gi dau ma o dang sau cuon Unbearable lightness of being no cu bao la hau due cua Kafka. Tieu thuyet cua ong nay em doc co 3 cuon cung cach day phai 3 nam roi, cuon nay em thay gon gang suc tich nhat va an tuong nhat, lan dau doc tieu thuyet da tuyen ma lai. An tuong nay dan den viec doc tiep Immortality thay dai dong hon va cung khong moi me gi, den Book of laughter and forgetting thi lai cang khong co gi moi hon de noi ma viet rat chan, tu do em ngung luon Kundera, nhin thay cuon Ignorance em cung ignore luon.
ReplyDeleteTestament betrayed doc trong thoi ky tim de tai research theo em nho la thay cung ly thu, nhung khong hieu sao den gio thi khong nho no noi ve cai gi ca, dung la kien thuc roi se ra di chi co bang cap la o lai ma thoi :D
Em nói thế này thể nào cũng bị phản đối, nhưng đứng trên góc độ là người viết, bằng kinh nghiệm viết lách và đọc về viết lách của các nhà văn thì em thấy viết như Kundera là cách viết dễ nhất và tẻ nhất. Em không hề ngạc nhiên khi đến giờ Kundera vẫn chưa được Nobel- em thấy thế là đúng. Ông ấy là một good writer nhưng không phải là great writer; mà good thì nhiều lắm - đứng trên góc độ viết. Còn về tư tưởng thì Kundera lại càng không great khi so với các nhà khác - kể cả nếu không nói về chính trị hay cái gì macro. Trên thang điểm 10 thì em cho ông này trong khoảng 6.8 đến 7.2 điểm.
ReplyDeleteTrong cac cuon cua Kundera ma to doc (gan het, tru 3 cuon la The Joke, The Book of Forgeting..,Life is elsewhere), thi to cung danh gia cao The Unbearable.. cung voi The Art of Fiction nhat. Sau do co the la Testaments betrayed va tiep theo la The Farewell Waltz. Cac cuon con lai tuong doi binh thuong, khong de lai an tuong sau lam.
ReplyDeleteAnyway, to khong nghi la Kundera viet te nhat va de^~. Dang sau su te nhat co the o be ngoai to thay tu tuong kha sau sac, bo cuc cung chat che. Kundera co the khong phai la great writer (how many great writers are living now?) nhung la very good and smart writer. Con viec trao giai Nobel cho ong khong xay ra thi co the co nhieu nguyen nhan, nhat la gan day co 2 nha van Trung Au it noi tieng hon nguoi Hung va A'o nhan giai Nobel cang lam cho kha nang Kundera nhan giai trong tuong lai gan la it xay ra.
Nhan em Tiny cham diem Kundera, to hoi to mo` mot chut ve thang diem cua Tiny. Cu the la nhung ai co the duoc tu 9-10, ai tu 8-9, ai cao diem nhat? Trong so cac nha van the ky 20, em Tiny thich va danh gia cao nhung tac gia nao? Just curious.
Voi lai, to cung dang thich doc mot chut ve phe binh van hoc, sau khi doc 2 cuon tieu luan cua Kundera thay kha ly thu. Tiny voi Hoai Anh co the gioi thieu cho to cuon sach phe binh nao hay khong?
Co cuon Introduction to Literary theory cua Terry Eagleton do mot anh hoc linguistic recommend neu muon biet tong quat ve cac loai trao luu nhung em chua doc nen cung khong biet co sang sua thiet thuc nhu loi anh ay noi khong. Em bay gio so nhung thu nhieu chu* nghi~~a lam, khong co can dam doc.
ReplyDelete6.8 voi 7.2 ... em nhin cu tuong imdb :D
Ui, thuc ra anh khong muon biet ve cac trao luu phe binh van hoc ma la muon biet ve cac trao luu trong sang tac van hoc la chinh, cung nhu nhung cai then yeu, cot loi cua cac trao luu va cac tac gia chi'nh. Tuc la hinh thuc tieu luan ve van hoc/nghe thuat, nhat la cai nao doc cung de chiu, sang sua mot ty kieu nhu may cuon cua Kundera.
ReplyDeleteMa sach cung nhu phim a?nh thoi, cho diem phim tren IMDB duoc thi cho diem sach cung tuong tu the :P.
i have the "immortality" of him for years and have never finished it. dont know why, really. everytime i try it again, everytime i fail. not because its hard to read, may be my mind just refuses to absorb
ReplyDelete"Immortality" is wordy and kind of superficial. I suggest you to read I mean "The Unbearable Lightness of Being" which I think can be rephrased as "The Unbearable Loneliness of Being". This book is his best though it's quite sad and distressing.
ReplyDeleteI first read Kundera by "Immortality" too and don't like it.
thats why we always need someone who has more experience to help shorten the way. ok, thanks for your advice. i'll try that
ReplyDeleteEm cho ông Kundera 6.8 đến 7.2 điểm thì không hẳn là em có ông nào được 10 điểm đâu, mà em có điểm 10 lý tưởng theo em thôi. Em có một khoảng mênh mông của các vị được từ 6.5 đến 7.7 điểm :); có vài cụ được điểm 9 hoặc 9.5 theo kiểu khuyến khích :). But it won't be fun any more if I name them.
ReplyDeleteÀ, em bảo cụ Kundera tẻ thì không phải là người đọc thấy tẻ, mà là khi viết thì đây là thể loại là người viết ít engaged với nhân vật nhất, và do đó mà tẻ. Nhân vật hay passive, flat, ít có agency, có the will to act; tuy nội tâm và tình tiết có thể có nhiều chi tiết hay hay, cute cute, nhưng tóm lại thì nó đòi hỏi sự khéo quan sát và cái khéo viết nhiều hơn là một tư tưởng lớn và big picture. Disclaimer một lần nữa là đấy là em thấy thế nhé, còn mỗi người một sở thích. Kundera là kiểu người mạnh về tình tiết nội tâm nhưng mà đứng về dựng story/plot thì trung bình kém; vì thế mà truyện của Kundera rất ít khi làm người ta hứng thú được cho đến hết truyện.
Anyway, về cái vụ đọc về các dòng văn học, anh có thể đọc cuốn Theory of the novel: A historical approach - edited by Michael McKeon - quyển này nhiều tiểu luận và khá kinh điển. Ngoài ra anh có thể đọc Atlas of the European novel: 1800 - 1900 của Franco Moretti hay The theory of the novel của Georg Lukacs. Nếu đọc về phê bình văn học, có thể đọc cái cuốn be bé A very short intro to literary theory nằm trong series sách very short into cho một loạt các thứ văn hoá nghệ thuật khoa học của bọn Oxford. Còn có một quyển khác kinh điển là quyển The rhetoric of fiction của cụ Wayne Booth. Cụ Booth này trước dạy ở trường em, nhưng tiếc thay khi em vào trường thì cụ đã tịch.
Em Tiny doc nhieu sach the nhi, choa'ng qua' :P Em co lay lop ve Van hoc o trong truong ko?
ReplyDeleteEm noi Kundera dung plot kem thi cung dung nhung ma viec do co the cung thuoc ve triet ly hay phong cach sang tac cua ong, coi story/plot khong phai la xuong suon cua truyen ma cai quan trong la cac situations, ma tai do cac nhan vat tuong tac voi nhau va the hien ban than minh.
Nhung cong nhan doc truyen Kundera kha' kho chiu, nhieu luc wordy va pretentious, lai them cai giong mia mai khien doi luc minh cung cam thay mat long tin phan ano vao con nguoi, hihi, noi tom lai la pha?n nha^n va(n (theo nghia la khong co nhieu long tin vao con nguoi), pha?n la~ng ma.n va khong chu' trong toi tinh hien thuc.
Nhung neu gop ca ba tinh chat vua neu thi lai thay Kundera kha gan gui voi Kafka. Co le do hoan canh Trung Au nuoc be', dan he`n nen cac nha van o day cung co cai nhin sceptical ve moi thu, va ghet nhung cai gi noi ra co ve to tat, lon lao?.
Nhung ma em Tiny ke cac ong duoc em cham 9 diem tro len di, to` mo` qua. I insist
;;). Anh doan co Hugo? ;)
Em nghe anh kia noi la doc cai cuon cua Eagleton xong thi nhu kieu minh duoc cung cap mot cai background ve van hoc trong tuong quan voi triet hoc va cac phong trao xa hoi, nhin cai gi cung thay sang ro hon. Nghe to tat qua nhi ;)(co the tai vi he's very smart and knowledgeable).
ReplyDeleteEm co hoc vai lop. Ky nay em hoc mot lop ve Short fiction. Hien nay thi em dang doc nhieu sach ve fiction lam, for fun thoi. Tai vi minh thich cho nen doc chang biet met gi ca... em co the doc 1 ngay het mot cuon.
ReplyDeleteCon cai vu kia... sorry, my dear, hihi
Kundera đã có cuốn nào dịch ra tiếng Việt chưa anh Linh ?
ReplyDeleteLâu không đọc bài viết nào của anh, thấy vẫn ngọt và ấm như cách đây 3 năm, giàu có mà giản dị.
Cam on Minh. Nhung ma anh co bao gio giau co dau, neu giau co that thi chac chan se khong gian di, tieu xai xa la'ng ngay roi :D.
ReplyDeleteKundera co kha nhieu sach dich ra tieng Viet: Ddie^.u Valse gia~ tu*`, Cuoc song khong o day, 3 tieu thuyet in chung 1 cuon la Su ba^'t tu*?, Ba?n nguye^n va Cha^.m ra~i, hai tap tieu luan in chung mot cuon la Nghe thuat tieu thuyet va Nhu*~ng di chu'c bi phan boi.