Mấy bài báo này có nhiều thông tin mới nhưng viết tràn lan quá.
Ví dụ như việc chị bán bảo hiểm PJICO kia là em gái ông đội trưởng xây dựng bị ra tòa trong vụ PJICO, bài báo ghi ngay chú thích trong ảnh là "Nạn nhân mới nhất của vụ này" là hơi hồ đồ.
Mà ông Hùng Cường này cũng bạo miệng thật, kể cho báo chí cả việc ông ta khấn vong hồn là tội lỗi chính không phải của ông ta mà là của hai ông giám đốc công ty và giám đốc dự án, sau đó hai ông kia liền bị tai nạn ngay.
Sau đó đem cho giáo sư Trần Quốc Vượng ít đồ cổ tìm thấy thì GS cũng đột ngột mất.
Một chi tiết mới đáng chú ý là hai lần lập đàn cúng, lần 1 thầy Thích Viên Thành lập đàn nhưng không có tác dụng dù thầy mất, lần 2 do một pháp sư tên là Mão lập thì có kết quả tốt hơn dù ông Mão cũng bị ốm lăn lóc nhưng may không hại tới tính mạng. Nghe hơi ngạc nhiên vì thầy Thích Viên Thành vốn nổi tiếng từ lâu là cao tay ấn lại đường đường chính chính là đệ tử Phật gia (trụ trì chùa Hương), tưởng rằng việc trừ tà ma ắt hữu hiệu hơn một Pháp sư (vốn theo đường lối Đạo gia). Nhưng cũng có thể nhờ công Thượng tọa trước đó nên Pháp sư sau mới dễ trấn yểm hơn.
Việc HN có ảnh hưởng hay không hay ảnh hưởng thế nào phụ thuộc vào việc bùa yểm này do ai yểm và yểm để làm gì. Có nhiều thuyết.
1. Do Cao Biền yểm, mục đích để trấn áp các thần địa phương và để xây thành Đại La. Truyền thuyết Cao Biền yểm bùa được ghi lại khá kỹ trong dân gian. Nhưng các hiện vật được phát hiện ở đây thì lại thuộc về thời Lý- Trần.
2. Do vua nhà Lý- Trần yểm bùa để bảo vệ cổng Tây thành hoặc vì lý do khác: Truyền thuyết còn ghi lại sự tích ông Dầu- bà Dầu, hai vợ chồng bán dầu bị vua Lý giết, quẳng xuống sông hiến thần Tô Lịch để chữa bệnh mắt cho vua. Cũng lưu ý là sông Tô Lịch vốn là sông thiêng, thần Tô Lịch là vị thần thành hoàng của Đại La- Thăng Long, được phong thần từ rất sớm, từ thời Đường (Tô Lịch vốn là một nhân sĩ ở Đại La sống thời Đường hay Ngũ Đại gì đó, hiếu thuận, phúc đức, con cháu đông đúc nên được phong thần, tượng trưng cho sự trù phú, phúc đức của thành Đại La. Thần còn có tên là thần Long Đỗ- Rốn Rồng). Việc tại sao sông Tô Lịch ngày xưa là sông lớn ngày nay lại cạn dòng là một hiện tượng khó giải thích, nhưng nó bắt đầu từ thời nhà Lý (gắn với sự tích ông Dầu- bà Dầu). Nguyên nhân có thể là do Cao Biền yểm từ thời Đường.
3. Có thể do nhà Trần hay một thế lực cát cứ nào đó yểm để nhà Lý suy tàn (như Đòan Thượng, một thế lực cát cứ thời cuối Lý cạnh tranh với họ Trần, nổi tiếng là một pháp sư có tài, sau chết cũng được phong thần). Hoặc do tranh chấp trong cung đình nên yểm bùa lẫn nhau? Khi đào Hoàng thành cũng từng phát hiện có bộ xương được chôn trong tường cung điện chắc là bị chôn sống khi xây, việc đó có thể là để trấn yểm, hiến sinh nhưng cũng có thể chỉ là kết quả của các ân oán cung đình.
4. Không có trấn yểm gì cả. GS Trần Quốc Vượng thì khẳng định là không có trấn yểm gì cả và các xác chết đó là xác chết năm 45, nên không có quan tài. Sông Tô Lịch càng về sau càng trở thành bãi rác kinh thành nên điều đó cũng không hoàn toàn không có lý. Nhưng kể cả khi không có trấn yểm thì nơi đây hẳn cũng chứa âm khí nặng nề, nhiều hồn ma oan ức (bao nhiêu xác chết bị vứt xuống đó) nên cũng dễ tác oai tác quái. Nhất là rất có thể, các hồn ma đó chỉ là tay chân do một thế lực nào đó sai khiến.
Giả sử như việc yểm này là của Cao Biền nhằm ngăn vượng khí phương Nam thì việc trấn áp nó như hai vị thầy chùa, pháp sư thực hiện sẽ là việc có lợi cho Hà Nội, tăng vượng khí. Nếu việc yểm là của vua tôi Lý-Trần nhằm bảo vệ cửa phía Tây kinh thành thì việc phá yểm cũng không mang lại hậu quả gì đáng kể vì ngày nay, người ta phòng thủ đâu phải là đợi giặc tới tận kinh đô? Nếu việc trấn yểm này nhằm làm cho đất cứng để xây thành hay xây cung điện (tương tự truyện Kim Quy giúp An Dương Vương xây Cổ Loa) thì có thể việc phá nó sẽ ảnh hưởng tới nền móng đất đai thành phố?. Nói chung là mọi thứ đều tù mù.
1. Do Cao Biền yểm, mục đích để trấn áp các thần địa phương và để xây thành Đại La. Truyền thuyết Cao Biền yểm bùa được ghi lại khá kỹ trong dân gian. Nhưng các hiện vật được phát hiện ở đây thì lại thuộc về thời Lý- Trần.
2. Do vua nhà Lý- Trần yểm bùa để bảo vệ cổng Tây thành hoặc vì lý do khác: Truyền thuyết còn ghi lại sự tích ông Dầu- bà Dầu, hai vợ chồng bán dầu bị vua Lý giết, quẳng xuống sông hiến thần Tô Lịch để chữa bệnh mắt cho vua. Cũng lưu ý là sông Tô Lịch vốn là sông thiêng, thần Tô Lịch là vị thần thành hoàng của Đại La- Thăng Long, được phong thần từ rất sớm, từ thời Đường (Tô Lịch vốn là một nhân sĩ ở Đại La sống thời Đường hay Ngũ Đại gì đó, hiếu thuận, phúc đức, con cháu đông đúc nên được phong thần, tượng trưng cho sự trù phú, phúc đức của thành Đại La. Thần còn có tên là thần Long Đỗ- Rốn Rồng). Việc tại sao sông Tô Lịch ngày xưa là sông lớn ngày nay lại cạn dòng là một hiện tượng khó giải thích, nhưng nó bắt đầu từ thời nhà Lý (gắn với sự tích ông Dầu- bà Dầu). Nguyên nhân có thể là do Cao Biền yểm từ thời Đường.
3. Có thể do nhà Trần hay một thế lực cát cứ nào đó yểm để nhà Lý suy tàn (như Đòan Thượng, một thế lực cát cứ thời cuối Lý cạnh tranh với họ Trần, nổi tiếng là một pháp sư có tài, sau chết cũng được phong thần). Hoặc do tranh chấp trong cung đình nên yểm bùa lẫn nhau? Khi đào Hoàng thành cũng từng phát hiện có bộ xương được chôn trong tường cung điện chắc là bị chôn sống khi xây, việc đó có thể là để trấn yểm, hiến sinh nhưng cũng có thể chỉ là kết quả của các ân oán cung đình.
4. Không có trấn yểm gì cả. GS Trần Quốc Vượng thì khẳng định là không có trấn yểm gì cả và các xác chết đó là xác chết năm 45, nên không có quan tài. Sông Tô Lịch càng về sau càng trở thành bãi rác kinh thành nên điều đó cũng không hoàn toàn không có lý. Nhưng kể cả khi không có trấn yểm thì nơi đây hẳn cũng chứa âm khí nặng nề, nhiều hồn ma oan ức (bao nhiêu xác chết bị vứt xuống đó) nên cũng dễ tác oai tác quái. Nhất là rất có thể, các hồn ma đó chỉ là tay chân do một thế lực nào đó sai khiến.
Giả sử như việc yểm này là của Cao Biền nhằm ngăn vượng khí phương Nam thì việc trấn áp nó như hai vị thầy chùa, pháp sư thực hiện sẽ là việc có lợi cho Hà Nội, tăng vượng khí. Nếu việc yểm là của vua tôi Lý-Trần nhằm bảo vệ cửa phía Tây kinh thành thì việc phá yểm cũng không mang lại hậu quả gì đáng kể vì ngày nay, người ta phòng thủ đâu phải là đợi giặc tới tận kinh đô? Nếu việc trấn yểm này nhằm làm cho đất cứng để xây thành hay xây cung điện (tương tự truyện Kim Quy giúp An Dương Vương xây Cổ Loa) thì có thể việc phá nó sẽ ảnh hưởng tới nền móng đất đai thành phố?. Nói chung là mọi thứ đều tù mù.
Vụ này tớ được nghe khoảng hơn 2 năm về trước, do một thằng bạn là đệ tử của một ông nào đó ko nhớ tên nhưng cũng khá danh tiếng kể lại. Cũng có chi tiết ông trụ trì chùa Hương (kiêm chùa Thầy nữa thì phải) bị tạch. Còn ông thầy của thằng bạn thì lượng sức ko chiến được nên rút lui. Nghe cứ như là chuyện chưởng vậy :-D Phong thủy thì tớ còn thấy có cơ sở chứ mấy cái âm binh nọ kia thì quả là khó tin ...
ReplyDeleteTất nhiên là tớ ko tin hồn ma với cả gọi hồn rồi. Nói chung cái gì nếu ko có cơ sở khoa học thì chí ít cũng phải tự mình trải nghiệm mà cũng phải trải nghiệm nhiều lần, ở tình trạng khỏe mạnh, thì mới tin được.
ReplyDeleteTrong cai video em gửi anh cũng có nói VN có 3 long mạch chính là ở Hồ Gươm, K9 và chỗ đền Hùng
ReplyDeleteHom nay cung dang dinh gui cho anh may bai bao nay nhung em doan la anh cung doc roi va the nao cung len blog. Y nhu rang ;)
ReplyDeleteApomethe nhac den video K9 chac la cai video ba dong nhap hon cu Ho ? toan nhung cai nham nhi, linh tinh vay ma cung truyen cho nhau dc
ReplyDeleteCái bà đồng ấy anh xem rồi, hơi nhảm nhí thật, xem anh chỉ thấy buồn cười.
ReplyDeleteVụ này thì lâu rồi nhưng bài báo của anh đội trưởng đội xây dựng thì mới đây thôi.
Bác Hiếu không tin âm binh thì có tin vào hồn ma hay gọi hồn không?
Những người không có kinh nghiệm tiếp xúc với cõi âm thì tốt nhất kô nên quá quan tâm tới nó. Trừ phi điều ấy giúp tạo ra được một phương châm sống nào đó cho người đó trong hiện tại. Còn những phản ứng theo bản năng hiếu kỳ như kiểu số đông người Việt xúm lại xem một vụ tai nạn, nhìn chung là khá vô bổ.
ReplyDeleteChuyện thày Thích Viên Thành thì kô có gì lạ cả. Có câu Phật cao một tấc thì ma cao một trượng. Nhưng cũng có câu đức hạnh quỷ thần kinh. Phật tử chân tu hành chân chính đa số chẳng có pháp lực gì ghê gớm, chỉ có đức hạnh là đáng kể mà thôi. Bằng đức hạnh mà người tu hành cảm hóa ma quỷ và thần linh. Nhưng đức hạnh là tùy tâm của cá nhân người tu hành, đâu phải dựa vào danh hiệu mà phân định nhiều ít, cao thấp.
Vả lại, kô phải chuyện gì cũng nên cầu tới thày chùa. Chẳng hạn nếu đi xe ôtô bị hỏng thì kô ai đi mời thày chùa ra xì xụp khấn vái cả. Tốt nhất là nên đi kiếm ông thợ sửa chữa chuyên nghiệp.
Em cũng công nhận là xem buồn cười, cái đoạn "Đây là phần thưởng quý giá ông dành cho chú" thì không có danh hài nào diễn được cả.
ReplyDelete