Bài này hay. Báo chí đã bắt đầu đánh động về tình trạng hạ thấp giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa để kiếm lợi. Tình trạng này từng xảy ra rất phổ biếnở Nga khi Liên Xô tan rã và phần nào là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trì trệ kinh tế song hành với bần cùng hóa người nghèo và bất bình đẳng xã hội gay gắt trong suốt một thập niên ở nước này.
Những kiểu thất thoát
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Hi hi có thể thêm nhiều ví dụ nữa cho chế độ cộng sản anh ạ, nhất là các DNNN cổ phần hoá trước 2005. Chẳng hạn khoá Minh Khai định giá 6tỷ :P
ReplyDeleteTin moi nhan duo.c ba.n vie^'t ba`i ba'o do' vu`a bi. ca?nh ca'o, tin trong nha` tuo^?i tre? :).
ReplyDeleteChưa hiểu vì sao bác lại nói là "dẫn tới bần cùng hóa người nghèo".
ReplyDeleteGDP giảm đi, tỷ lệ người nghèo tăng, bất bình đẳng tăng thì tất nhiên là bần cùng hóa người nghèo còn gì.
ReplyDeleteTại sao GDP lại giảm đi? Ý bác là các ông trùm quản lý kém hơn nhà nước?
ReplyDeleteTrước kia nền kinh tế bao cấp, tức là dùng một số ngành mũi nhọn để nuôi những ngành làm ăn thua lỗ. Như vậy tất nhiên người nghèo được hưởng lợi, nhưng đó chỉ là cái lợi trên danh nghĩa. Thực chất thì cả nền kinh tế nghèo đói. Tới khi nền kinh tế không bao cấp nữa thì quyền lợi kinh tế rơi vào tay những kẻ nắm được thời cơ. Số còn lại phải tự nuôi thân theo quy luật cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, để nói rằng người nghèo bị bần cùng hóa thì hơi thiếu cơ sở. Ít ra phải có số liệu nào chứng tỏ người nghèo thời nay ở Nga thu nhập ít hơn người nghèo thời XHCN.
Tạm 1 số liệu nhé: Official Russian economic statistics indicate that from 1990 to the end of 1995, Russian GDP declined by roughly 50%, far greater than the decline that the United States experienced during the Great Depression. (wikipedia).
ReplyDeleteCòn các số liệu khác về tỷ lệ nghèo đói với bất bình đẳng chắc là có thể tìm được ở trang web World Bank hay các tài liệu khác nhưng để lúc nào rảnh tớ tìm.
Ngay cả trường hợp giả tưởng, cứ coi tỷ lệ nghèo đói không giảm mà GDP giảm 50% và bất bình đẳng tăng thì hầu như có thể chắc chắn rằng người nghèo bị bần cùng hóa.
Tất nhiên ở đây cũng có thể có vấn đề về số liệu vì thời Cộng sản, Liên Xô theo 1 hệ thống kế toán khác và có xu hướng phóng đại số liệu GDP của mình lên, nhưng các số liệu phương Tây cũng cho thấy trong thập niên 90s, tăng trưởng của Nga trong hầu hết các năm đều âm.
ReplyDeleteOk, cứ coi như nền kinh tế Liên Xô 5 năm sau cải tổ chính trị GDP đi xuống. Nhưng đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố cùng một lúc. Cái quan trọng nhất sự đảo lộn của cả một hệ thống làm việc và cơ cấu tạo ra thu nhập cho người dân. Cho dù cuộc cải tổ đã loay hoay tìm đường từ khá lâu từ trước đó nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả thực sự trong một mội trường quá nhiều bất ổn.
ReplyDeleteTrước kia nhà nước chỉ huy và bao cấp tòan bộ. Lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu. Chỗ mạnh gánh vác chỗ yếu. Đáng tiếc Liên Xô là một nền kinh tế thiên về công nghiệp nặng và khai thác tài nguyên. Những ngành thiên về sử dụng lao động trước kia được hỗ trợ. Như vậy người nghèo trước kia được bao cấp, nhưng theo quan điểm của kinh tế thị trường thì điều ấy là kô công bằng, vì nó kô theo sự phân phối cung cầu của tự nhiên.
Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì sự bao cấp kô còn nữa. Người nghèo kô được hỗ trợ, nhưng điều ấy là hợp lý và công bằng trên một góc nhìn nào đó. Cái không hợp lý là ở chỗ khác. Khi mà một số ông trùm chiếm được các công ty mũi nhọn của nền kinh tế thì như đã nói, về bản chất đây là những công ty kô dùng đến nhiều lao động. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế thị trường hòan hảo thì với một nguồn lao động dồi dào và rẻ mạt như vậy, đúng ra các ông trùm phải tìm cách đầu tư vào các ngành cần nhiều tới lao động để khai thác lợi thế này.
Đáng tiếc rằng hệ thống chính trị và pháp luật của Nga tới thời điểm đó vẫn chưa có sự ổn định tối thiểu để làm điều đó. Hậu quả là tiền kô lưu thông được. Hoặc là ngừơi ta chỉ dám tái đầu tư vào những ngành có lợi ngay lập tức (khai thác dầu chẳng hạn). Hoặc là chuyển ra nước ngòai. Đứng trên khía cạnh đó mà nói rằng người nghèo bị bần cùng hóa thì đúng. Nhưng mặt khác cũng không thể đổ lỗi hết cho một nhóm các tài phiệt. Điều ấy dễ gây sự hiểu sai bản chất của vấn đề. Thứ nhất cần phải xem xét tới những khiếm khuyết trầm trọng trong cơ chế và môi trường làm ăn. Cung lao động kô gặp được cầu lao động, đó là lỗi của cả thị trường. Thứ hai, khái niệm bần cùng hóa dễ gây cảm giác người nghèo bị lợi dụng, bóc lột, hoặc tước đọat quyền lợi chính đáng, mà tất nhiên điều này kô đúng với bản chất thực tế.
Hòan cảnh ở VN ngày nay cũng khác nước Nga 10-15 năm về trước. Vì vậy mà không thể bê nguyên tình cảnh nước Nga của 10 năm trước để phác họa tình hình VN ngày nay.
À ở đây không phải bê nguyên mà là phác họa về một khả năng vẫn có thể xảy ra, tuy mức độ có thể chưa đến nỗi, nhất là nếu xét về mức độ tham nhũng và mù mờ về luật pháp ở Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, tớ không đổ hết lỗi cho tình trạng nền kinh tế Nga sa sút trong những năm 90 là do tư hữu hóa vội vàng. Ở trên tớ nói rõ ràng "phần nào là nguyên nhân" tức là nó chỉ là một trong các nguyên nhân. Nhưng tớ tin đó là nguyên nhân không nhỏ, vì nó làm vỡ hẳn một cơ cấu kinh tế trong khoảnh khắc và gây ra tình trạng rối loạn trong xã hội.
ReplyDeleteLê không đọc kỹ, bài này chỉ nói tới việc định giá thấp tài sản của doanh nghiệp khi cổ phần hóa ở Việt Nam và nêu ra là việc đó từng xảy ra phổ biến ở Nga trước đây và tác động tiêu cực tới nền kinh tế Nga. Hòan toàn không nói là tình cảnh Việt Nam hiện nay sẽ diễn ra như vậy. Cũng không khẳng định đó là nguyên nhân duy nhất, hay thậm chí là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nền kinh tế Nga những năm 90. Vì vậy bài trả lời của Lê là hơi lạc đề, tuy không sai.