Có đoạn này fun fun
Thái độ hậu hiện đại trong thơ Bùi Giáng
...
"Trong phần hậu từ của cuốn tiểu thuyết Danh Tính của Hoa Hồng, Umberto Eco viết:
Tôi nghĩ thái độ hậu hiện đại cũng như thái độ của một người đàn ông yêu một người đàn bà có học thức rất cao, và chàng biết rằng chàng không thể nói với nàng: "Anh yêu em điên dại", bởi vì chàng thừa hiểu rằng nàng biết (và nàng cũng biết rằng chàng biết) những chữ ấy đã được Barbara Cartland viết ra rồi. Tuy nhiên, vẫn còn một giải pháp khác. Chàng có thể nói: "Như Barbara Cartland đã từng nói, anh yêu em điên dại." Làm vậy, đã tránh được sự ngây thơ giả tạo, đã nói được rành mạch những gì không còn có thể nói một cách ngây thơ nữa, chàng lại vừa nói lên được những gì chàng muốn nói với người đàn bà: rằng chàng yêu nàng, nhưng chàng yêu nàng trong một thời đại đã mất sự ngây thơ. Nếu người đàn bà hiểu được điều này, thì nàng cũng đồng thời nhận được một lời tỏ tình trọn vẹn. Cả hai người đều không còn cảm thấy mình ngây thơ nữa, cả hai đều chấp nhận sự thử thách của quá khứ, của cái điều thiên hạ đã nói rồi, mà điều ấy lại không thể xoá bỏ đi được; cả hai người sẽ cùng tỉnh táo và khoái trá chơi trò chơi châm biếm... Nhưng, nhờ đó, cả hai người đều thành công trong việc tỏ tình."
Những lời tỏ tình có khi là những thứ cliché nhất trần đời, nhân loại nói hàng ngàn năm vẫn chỉ có thế, có thế, mà cứ tưởng như là tự mình phát hiện ra, vừa bắt được vì sao trên trời. Thử bắt chước Umberto Eco trong thái độ hậu hiện đại nhé:
Như Lưu Quang Vũ từng nói, em cô đơn rồ dại của tôi ơi….
LOL.. umberto eco dở hơi! Chẳng có lý do gì khiến một câu "anh yêu em điên dại" mất đi cái ngây thơ của nó cả nếu được phát ra từ một trái tim chân thành. Barbara Cartland cũng không phải là người đầu tiên nói câu đấy.. nếu Barbara suy nghĩ được "sâu sắc" như Umberto Eco, thì khi bà nói câu "em yêu anh điên dại," bà cũng sẽ phải thêm vào cái câu thật dư thừa: "như Mr(s) XXX từng nói..." ấy hehe
ReplyDeleteMọi tình yêu là giống nhau. Và em nghĩ, mọi lời tỏ tình rồi cũng giống nhau. Khi yêu, ít nhất trong hai người có ít nhất một người là điên dại. Mặc kệ các vĩ nhân nói gì thì nói!
ReplyDeleteEco viết về hậu hiện đại hay thật đó. Không khí hậu hiện đại không phải chỉ là "Như Barbara Cartland đã từng nói, anh yêu em điên dại.", người ta không chỉ "tương đối hóa" (put into perspective) lời tỏ tình, mà còn tương đối hóa tình cảm của mình.
ReplyDeleteTình yêu, một thứ bản năng, thì vẫn mãnh liệt như muôn đời. Nhưng nhận định về nó thì không còn tuyệt đối nữa. Chúng ta sống trong "một thời đại đã mất sự ngây thơ", đã nghe, thấy, nếm, ngửi, cảm tình yêu từ quá nhiều góc, bởi vì đã có bao nhiêu người nói về nó trong bao nhiêu thứ ánh sáng rồi.
"Chấp nhận thử thách" là biết vậy nhưng vẫn yêu (vế sau là yêu nhưng vẫn biết vậy).
Phần lạc đề: Không biết tiếng Ý như thế nào, tất cả các tiếng khác đều là "The Name of the Rose" thì tiếng Việt tại sao không là "Tên của hoa hồng" mà PHẢI là "Danh tính của hoa hồng"? Ném một chữ trừu tượng vào đây, vừa lệch nghĩa vừa mất hết thơ của người ta.
My unikey is messed up somehow, so I can't write in Vietnamese :(
ReplyDeleteIt is kind of wrong to create such a big title (thai do Hau Hien Dai trong tho Bui Giang). It doesn't do any justice to both Bui Giang and Postmodernism.
Umberto Eco's comment is interesting because it does come from a small characteristic on the surface of postmodernism. However, standing by itself it does not reflect the nature of post-modernism. If postmodernism is all about "everything has been done", then what's the big deal to even bother with it?
This is also a dilema of post-modernism. It somehow supports and reflects the laziness of the intellectuals. Yet to fairly appreciate its scope and depth, one can't be lazy at all.
If postmodernism is all about "everything has been done", then what's the big deal to even bother with it?
ReplyDeleteHi hi câu trả lời đã nằm trong câu hỏi: vậy thì cái điều "hasn't been done" là tìm hiểu tình thế con người trong sự nhận thức và ám ảnh rằng "everything has been done", trong thời đại đã mất đi sự ngây thơ.
Some logical assumptions, I know nothing about post-modernism :-D
"However, standing by itself it does not reflect the nature of post-modernism"
ReplyDeleteBao giờ thời hậu hiện đại qua rồi, người ta mới biết nó là gì, và biết đâu lúc đó nó lại có một cái tên khác. Eco chỉ nói về một "thái độ" (chữ của Hoàng Ngọc Tuấn) của thời này thôi mà. Bản chất của hậu hiện đại chưa được định nghĩa xong, thì làm sao phản ánh nó toàn vẹn được.
Hậu Hiện Đại hiện thời chưa đi qua, nhưng không phải vì người ta chưa có các định nghĩa về bản chất của nó. Cái quan trọng nhất là một hồ sơ những tình hình chính bên trong Hậu Hiện Đại, mà cái này thì người ta đã có tương đối đầy đủ và thống nhất rồi. Thậm chí có thể nói, người ta hiểu Hiện Đại tường tận thế nào thì cũng có thể hiểu Hậu Hiện Đại tường tận như vậy. Bởi vì cái sau kế thừa cái trước, bổ sung vào những khoảng trống cái trước để lại. Và thực ra, việc lập ngôn một cách chính xác và hàn lâm, Heidegger cũng đã làm rồi.
ReplyDeleteNói một cách ngắn gọn, Hiện Đại là thế giới quan độc tâm. Độc tâm nghĩa là lấy cái tôi cá nhân làm chủ. Cái tôi ấy được truyền cảm hứng từ thời kỳ Khai Sáng, đầy tự tin vào khả năng khám phá, tổng hợp, và tiên đoán thế giới; đồng thời có thể san sẻ truyền bá sang những cái tôi khác. Ngược lại, Hậu Hiện Đại đập vỡ thế giới quan ấy ra thành vô vàn những lăng kính nhỏ lẻ hơn. Bởi vì cá thể của hôm nay không đại diện cho ngày mai. Cá thể A không đại diện cho cá thể B. Mỗi cá thể có những con đường hữu hạn và chủ quan riêng. Tinh thần vô thường ấy là nguyên nhân dẫn tới sự rút lui toàn diện. Từ đó mới hiểu tại sao câu nhận định đầy cảm thán "everything has been done" (hàm ý: mọi phương pháp luận đều đã được thử nghiệm qua). Còn nếu chỉ tâm đắc thích thú với riêng câu nhận định ấy, bỏ qua gốc gác để tìm tòi đào sâu vào thì đương nhiên cứ lạc hoài ko luận ra được.
Nếu đem định nghĩa Hậu hiện đại vô đây bàn sợ là bung mấy bức tường nhà của Linh vì những câu chuyện vô tận.
ReplyDelete1 Các định nghĩa còn khó hiểu và mâu thuẫn nhau lắm.
["There are lots of things I don't understand -- say, the latest debates over whether neutrinos have mass or the way that Fermat's last theorem was (apparently) proven recently. But from 50 years in this game, I have learned two things: (1) I can ask friends who work in these areas to explain it to me at a level that I can understand, and they can do so, without particular difficulty; (2) if I'm interested, I can proceed to learn more so that I will come to understand it. Now Derrida, Lacan, Lyotard, Kristeva, etc. --- even Foucault, whom I knew and liked, and who was somewhat different from the rest --- write things that I also don't understand, but (1) and (2) don't hold: no one who says they do understand can explain it to me and I haven't a clue as to how to proceed to overcome my failures. That leaves one of two possibilities: (a) some new advance in intellectual life has been made, perhaps some sudden genetic mutation, which has created a form of "theory" that is beyond quantum theory, topology, etc., in depth and profundity; or (b) ... I won't spell it out."
Noam Chomsky]
2 Cũng có thể cái mà ta hiện nay gọi là Hậu hiện đại chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Nó hoặc là cái đuôi của Hiện đại hoặc là cái đầu của một thứ gì chưa đến.
["We could say that every age has its own post-modern, just as every age has its own form of mannerism (in fact, I wonder if postmodern is not simply the modern name for *Manierismus*...). I believe that every age reaches moments of crisis like those described by Nietzsche in the second of the Untimely Considerations, on the harmfulness of the study of history (Historiography). The sense that the past is restricting, smothering, blackmailing us."
Umberto Eco, "A Correspondence on Post-modernism" with Stefano Rosso in Hoesterey, op cit., pp. 242-3]
(Hai trích dẫn trên lấy từ Wikipedia)
Tôi không chắc là mình còn sống đủ lâu để biết được kết luận.
Anh Linh ơi, từng có nhà thơ/văn nào để postmodern girl thốt lên:
ReplyDelete"Như yyy từng nói, anh cô đơn rồ dại của tôi ơi?"
:P
Cái hậu hiện đại này thì mình chỉ nhớ được có hai cái:
ReplyDelete1. Có lần lâu rồi, khi chưa biết thế nào là hậu hiện đại, chat với em hoaianh, em ấy bảo em ấy là postmodern girl, chính điều đó là động lực để mình đi sâu tìm hiểu về chủ nghĩa hậu hiện đại (sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định đối tượng tìm hiểu, đến giờ mới nhận ra thì quá muộn!).
2. Lần này biết thêm được thế nào là lời tỏ tình hậu hiện đại theo Umberto Eco :D.
Nói linh tinh một chút, theo tớ/em hiểu thì hậu hiện đại là sự phá vỡ những nguyên tắc của hiện đại. Nó không tìm chân lý chung duy nhất có tính khách quan nào, và chỉ coi các trải nghiệm của từng cá nhân mới là những cái đáng nói, có giá trị.
Câu tỏ tình của Umberto Eco tại sao có tính hậu hiện đại?:
Vì nó làm mới một khái niệm đã cũ, trên cơ sở tự hiểu rằng cái đó đã cũ. Nếu như chỉ nói "Anh yêu em" thì câu đó hòan tòan cũ. Nhưng nếu nói "Như B từng nói, anh yêu em điên rồ" thì câu này đã có sự mới mẻ, trên cơ sở sự giác ngộ và ngầm hiểu giữa cả hai người là mọi thứ đều quá cũ. Vậy ở đây, nó xuất phát từ một cái nhìn bi quan đối với thế giới: không còn gì để khám phá, mọi thứ đều quá cũ, con người đánh mất tính cá thể riêng biệt của mình. Nhưng nó không dừng lại ở đó, vì nếu dừng ở đó thì sẽ không tồn tại cái gọi là hậu hiện đại mà chỉ là sự khủng hoảng của Hiện đại. Hậu hiện đại tìm cái mới, cái cá thể riêng biệt ở bên trong cái cũ mèm, phi cá thể đó. Trong câu nói "Như B từng nói, anh yêu em điên rồ" chứa đựng cả tính hài hước, bi quan, giễu cợt, nghịch lý... trong đó, những cái mà trong câu "Anh yêu em điên rồ" không thể hiện được. Như vậy cái mỹ cảm ở đây có được từ cách phối hợp, cấu trúc lại cái nền cũ kỹ để từ đó tạo ra cái mới, cái riêng, và những cảm xúc mới.
@Linh:
ReplyDelete1) chưa hiểu đối tượng mà bác nói là sai lầm khi quyết định tìm hiểu là đối tượng nào ;)
2) Nước Đức phản ứng thế nào với lời phát ngôn vừa rồi? ^^
@246:
Mỗi cá thể chỉ có thể trình bày tri thức theo cách hiểu của mình. Và chỉ có vậy. Một cá thể có thể hưởng ứng, hoặc bác bỏ trực diện, hoặc ko phản ứng. Tất cả những quyết định ấy dựa trên vốn liếng tri thức của mình. Còn nếu tất cả cùng lâm vào tình cảnh "đẽo cày giữa đường" thì ko thể nào tìm thấy sự sáng sủa trong lý thuyết được.
khong ngo loi noi bay ba cua minh ma cung co trong luc nhu the, thay nguoi ta post minh cung post cho no thoi dai chu em co biet post-modern la gi dau anh Linh oi :P
ReplyDelete@Lê: postmodern girl= postmodern+ girl
ReplyDeleteVậy sai lầm trong việc xác định chủ thể nghiên cứu này xảy ra ở hai bước (tạm dịch và trích từ An Introduction to the Art of Seduction to Postmodernist Individual):
Bước 1: Tìm hiểu về postmodernism trong khi lẽ ra trọng tâm tìm hiểu phải đặt ở vế 2, tức là girlism. Nếu làm đúng bước này thì tuy sai nhưng mà vẫn còn có cơ hội sửa chữa.
Bước 2: Phương pháp tiếp cận trong bước 1 tuy thế nhưng vẫn là sai lầm, vì nó được đặt trong bối cảnh modernism, tức là mong tìm ra một phương pháp chung tìm ra quy luật chung để từ đó suy diễn ra cái cá thể. Nhưng để tiếp cận postmodernism thì phải dựa trên phương pháp postmodernism, nghĩa là đi từ cái cá thể để tìm ra quy luật cho riêng cái cá thể đó.
Mình sai cả hai bước, thì còn biết nói được gì nữa :((.
@Vân Nguyệt: Sau post trên của em thì từ hôm nay, một cô gái nào đó có thể nói:
ReplyDelete"Như Vân Nguyệt đã nói, như yyy từng nói, anh cô đơn rồ dại của tôi ơi?"
Right words at the right time là có thể thay đổi cả cuộc đời đấy, em hoaianh :P
ReplyDeleteEgo tặng tớ cuốn này mấy năm rồi, mà tớ đã đọc đâu. :( dạo này đọc ít sách quá.
ReplyDelete