Wednesday, February 15, 2006

Phát động Đổi mới II: Thời cơ vàng không nên bỏ lỡ!

Phát động Đổi mới II: Thời cơ vàng không nên bỏ lỡ! 

Bài của ông bạn.

Btw, cái ý "đổi mới 2 ở Việt Nam" bọn Tây kiểu mấy chú Kokko gì đó ở SSE (Stockholm School of Economics) đã nói từ những năm 1999-2000 rồi.

Có ý này đúng Có nhiều cơ sở để nhận định rằng 20 năm vừa qua là một trong những thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ và rực rỡ nhất trong suốt chiều dài lịch sử phát triển 4.000 năm của dân tộc Việt Nam” nhưng có lẽ đó là điều đáng buồn hơn là đáng vui. Một đất nước luôn luôn nghèo đói, suốt đời cứ mơ mộng về "thời vua Thái Tổ, Thái Tông. Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn". Thế cho nên những bước phát triển vừa phải, hợp quy luật cũng vẫn cứ là "rực rỡ nhất" trong lịch sử dân tộc.

 

Nếu Nhà nước chưa thực sự tin tưởng vào thị trường và doanh nhân, mà xét cho cùng thị trường được cấu thành bởi người dân, thì đó cũng chính là một biểu hiện của việc Nhà nước sự chưa tin tưởng đủ mức vào nhân dân. Luật pháp và các biện pháp quản lý phải được xây dựng dựa trên sự tin tưởng của Nhà nước đối với tính lương thiện, trung thực, và sẵn sàng tuân thủ luật pháp của đa số người dân, trong đó có các doanh nhân. »

 

Cũng đúng, nhưng ở thời điểm này thì nên nhìn theo hướng ngược lại, không phải Nhà nước cần tin tưởng vào nhân dân mà là Nhà nước làm thể nào để cho dân tin tưởng, tạo ra được tính khả tín (credibility) của Nhà nước. Tính khả  tín của Nhà nước Việt Nam hiện nay thấp tới mức thảm hại. Điều cần làm là Nhà nước phải làm cho người dân tin tưởng vào « tính lương thiện, trung thực, và sẵn sàng tuân thủ luật pháp » của mình.

 

« Nói cách khác, cải cách phụ thuộc nhiều vào quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Không có cam kết chính trị đủ mạnh, không có cải cách hữu hiệu »

Câu này chung chung quá. Thế nào là cam kết chính trị đủ mạnh ? Đúng hơn phải nói « đổi mới chính trị » chứ không phải « cam kết chính trị ».Còn tất nhiên là như mọi khi, Đảng sẽ « cam kết » tiếp tục lãnh đạo dân tộc rồi !

 

« Khi đó, khoảng thời gian 5 năm tới sẽ là thời gian lấy đà và chuẩn bị thật sự tích cực, cả về tư duy, thế chế và kết cấu hạ tầng vật chất. Với một cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh thuần khiết hơn, cùng với sự hoàn thành của nhiều công trình kết cấu hạ tầng chiến lược vào khoảng những năm 2009-2010, thập kỷ 2010-2020 sẽ là giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế Việt Nam, đưa đất nước ta hòan toàn thoát khỏi cảnh nghèo nàn và tụt hậu. »

 

Hơi lạc quan quá. Thôi cũng hy vọng thế vậy. 2010 là mình chắc chắn về VN rồi, chỉ mong lúc đó bản thân mình không bị « nghèo nàn và tụt hậu » là được!. Mặc dù bây giờ cũng đã thấy mình "tụt hậu" so với các bạn đã yên bề vợ con (như bạn Thạc sỹ Đinh Trọng Thắng) và đang tất tả lo toan các chuyện mua nhà, học lái xe, vận động lên chức hay viết bài trên VNN hoặc tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, hehe.

Btw, thấy báo chí dạo này hay xôn xao về loạt bài của ông Nguyễn Trung, nhưng quả thật là tớ chưa đọc bài nào cả, vì thấy viết dài quá với lại toàn "thời cơ vàng bạc" gì đó đâm ra hơi sốt ruột. Không rõ đại ý ông ấy viết về cái gì. Nhưng dù sao, đó cũng là tín hiệu tốt cho vai trò của giới truyền thông tới tư duy nhân dân và mang lại những hy vọng dù vẫn còn mơ hồ cho một sự thay đổi tích cực tại Đại hội Đảng tới.

No comments:

Post a Comment