Bài đăng trên Vietimes
Thay vì việc nói chuyện về feminism với anti-feminism của báo chí Việt Nam, xin giới thiệu một chân dung phụ nữ xuất sắc trong thế kỷ 20- triết gia chính trị học Hannah Arendt. Bà này không những thông minh mà còn có khuôn mặt rất ưa nhìn nữa.
------
Sự tầm thường của cái ác
Trong tác phẩm “Tội ác và hình phạt” của văn hào Nga Dostoevski, chàng sinh viên Rashonikov trước khi quyết định giết chết bà già cho vay nặng lại tự đặt ra cho mình câu hỏi: Trong trường hợp này Napoleon sẽ làm gì? Tính mạng của một cá nhân tồi tệ, ăn bám xã hội có nghĩa lý gì so với cuộc sống của một vĩ nhân, người có thể mang lại biết bao lợi ích cho nhân quần[1]? Và Rashonikov- người vẫn tự nghĩ về mình như một vĩ nhân- đã phạm tội, không phải vì anh ta cần tiền mà vì anh ta coi đó là một thử thách cần vượt qua đối với một “Napoleon” bởi lẽ “vô độc bất trượng phu”. Điều ác mà anh ta làm được biện minh bởi một thứ lý tưởng hay triết lý sống nào đó mà anh ta thực sự tin tưởng và sẵn sàng trả giá cho nó.
Thế kỷ 20 là thế kỷ có nhiều cuộc chiến tranh kinh khủng nhất: số người chết vì tay đồng loại trong thế kỷ 20 nhiều hơn tất cả những thời gian trước đó trong lịch sử tồn tại của loài người. Tại sao lại có thể như thế? Triết gia người Đức Hannah Arendt từng suy nghĩ về bản chất của cái Ác trong suốt 30 năm, kể từ năm 1933- năm Hitler lên nắm quyền và thi hành chính sách phát xít, bài Do Thái ở Đức trước khi có được câu trả lời trong tác phẩm “Eichmann ở Jerusalem – Báo cáo về sự tầm thường của cái Ác” (Eichmann in Jerusalem: A Report on the Banality of Evil).
Hannah Arendt sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Hanover, Đức. Bà từng theo học triết học với hai bậc thầy triết học vĩ đại nhất của nước Đức trong thế kỷ 20- Heidegger và Karl Jaspers. Bà cũng từng là người yêu của Heidegger-cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh- trong một thời gian dài. Năm 1941, trước sự khủng bố người Do Thái của phát xít Đức, Arendt trốn thoát sang Mỹ. Bà nhập quốc tịch Mỹ năm 1950, tham gia giảng bài ở nhiều trường đại học danh tiếng và là nữ giáo sư chính (full professor) đầu tiên ở Princeton vào năm 1959. Năm 1961, nhận lời của tạp chí New Yorker, bà sang Israel theo dõi phiên tòa ở Jerusalem xử tên trung tá SS Adolf Eichmann- một trong những kẻ phải chịu trách nhiệm chính cho thảm họa Holocaust của người Do Thái ở châu Âu. Eichmann tham gia lập kế hoạch và người trực tiếp chỉ đạo việc bắt nhốt người Do Thái trong các trại tập trung cũng như đưa họ vào các lò thiêu người. Các bài viết của bà trên tạp chí New Yorker về phiên tòa này sau đó được tập hợp và bổ sung thành tác phẩm “Eichmann ở Jerusalem – Báo cáo về sự tầm thường của cái Ác”, xuất bản năm 1963. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành kinh điển và là một kiệt tác chính trị-đạo đức học trong thế kỷ 20
Chân dung Hannah Arendt thời trẻ
Chúng ta vẫn quen nghĩ rằng cái ác là một cái gì đó thật ghê gớm và những kẻ phạm tội ác là những kẻ khác xa với người bình thường. Nhưng trong tác phẩm của mình, Hannah Arendt lý giải hành động của Eichmann không phải do những thú tính, cũng không phải do sự cuồng tín vào lý tưởng Quốc xã hay chủ nghĩa bài Do Thái. Eichmann chưa bao giờ tỏ ra ghét người Do Thái, thậm chí còn có một số bạn bè là người Do Thái. Y tham gia SS hoàn toàn là một sự tình cờ và để có việc làm chứ không phải do lý tưởng Quốc xã. Về khía cạnh tâm lý, trong phiên tòa, chính phủ Israel đã cử sáu chuyên gia tâm lý tìm hiểu về Eichmann và họ đều không tìm thấy bất cứ một trục trặc tâm lý nào, dù là nhỏ nhất, ở kẻ được mệnh danh là “tên đồ tể của châu Âu” này. Dựa trên những chứng cứ thu thập về cuộc đời của Eichmann, Hannah Arend nhận thấy động cơ duy nhất của tên sát nhân này chỉ là muốn thăng tiến trong công việc. Y không hề cảm thấy cắn rứt lương tâm khi làm điều ác vì y cho rằng y chỉ làm đúng và làm tốt những gì mà cấp trên giao phó và luật pháp cho phép. Theo Eichmann, y không phải chịu trách nhiệm gì vì không những y chỉ tuân thủ mệnh lệnh cấp trên mà y còn làm đúng theo tinh thần luật pháp nước Đức lúc đó. Nói tóm lại, kẻ giết sáu triệu người Do Thái tỏ ra là một công dân Đức bình thường, một người nếu trong hoàn cảnh khác rất có thể sẽ là một nhà kinh doanh năng nổ hay một công chức tuân thủ pháp luật, một người chồng, người cha tốt, người hàng xóm thân thiện.
Từ trường hợp Eichmann, Hannah Arendt viết về “sự tầm thường của cái ác”. Bà bác bỏ một luận điểm phổ biến thời đó (và có lẽ cả bây giờ) rằng những tên tội phạm Quốc xã là những kẻ bất bình thường tâm lý và khác biệt với những người bình thường. Theo bà, tội ác của Eichmann, cũng như của rất nhiều tên tội phạm Quốc xã khác, bắt nguồn từ sự mù quáng tuân thủ mệnh lệnh và những điều luật vô đạo đức của một chính thể vô đạo đức. Tội ác đó càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự khuyến khích từ dư luận phổ biến trong xã hội đó và sự đồng phạm của những người xung quanh y. Eichmann từng thú nhận, y cảm t
hấy nhẹ cả người như Pontius Pilate[2] sau khi rửa tay, khi chứng kiến việc những thành viên có vị thế trong xã hội đều nhiệt tình hưởng ứng Giải pháp Cuối cùng cho vấn đề Do Thái của Hitler. Cái gốc của tội lỗi đó, chính là ở việc nhân danh một thể chế quyền lực trên cao (luật pháp, cấp trên), Eichmann đã đánh mất khả năng lựa chọn và chịu trách nhiệm đạo đức cá nhân với các hành động của mình, đánh mất sự tưởng tượng, đặt mình vào địa vị những nạn nhân và tự đối thoại với bản thân. Với Eichmann, việc đưa người Do Thái vào các lò thiêu người cũng không khác gì các công việc bàn giấy quan liêu khác mà y phải thực hiện. Trong sự ý thức về hành động của cá nhân và trách nhiệm đạo đức, Eichmann rất khác với nhân vật Rashonikov của Dostoevsky. Dù động cơ lệch lạc, nhưng Rashonikov vẫn có được tự do ý chí. Eichmann thì không, y để kẻ khác chọn lựa cho y và mù quáng đi theo sự lựa chọn có sẵn đó.
[1] Cũng Dostoevsky có một câu trả lời khác cho câu hỏi này qua lời nhân vật Alyosha trong Anh em nhà Kazamazov. Khi được hỏi Alyosha có sẵn sàng đổi lấy việc một đứa trẻ bị tra tấn tới chết lấy hạnh phúc của nhân loại hay không, câu trả lời của Alyosha là không.
[2] Pontius Pilate, tổng trấn La Mã ở Jerusalem, rửa tay phủi bỏ trách nhiệm sau khi giao Jesus cho người Do Thái đóng đinh.
Một đề tài rất đáng để đọc, ... suy nghĩ ... và đối chiếu!
ReplyDeletehoi hoc luat quoc te em co duoc xem xu an ong nay. mot video rat dai. moi nguoi trong phien toa deu rat kich dong, co nhugn nguoi co nguoi than da bi chet trong lo thieu cua duc quoc xa, chui boi, co nhung nguoi la het, phai duoc dan do ra ngoai, con ong nay thi binh than, khong han la binh than kieu diem nhien, nhung ma kieu toi khong co toi gi ca, toi chi lam dung phan su cua minh.
ReplyDeleteluc day em cung tu hoi cai ong day thuc su co toi hay khong, khi ma ca xa hoi day deu hanh xu nhu the. ong ay con to ra la mot vien chuc het suc man can nua co.
noi chung la rugn minh.
hay quá, cho mình mượn về blog nhé
ReplyDeleteYeah tu chiu trach nhiem voi chinh minh .., so do ko nhieu
ReplyDeletecám ơn anh, entry khiến em phải suy ngẫm về tư duy con người, tư duy dường như tách biệt hoàn toàn với cảm xúc, và tư duy loại này là tư duy phục tùng ... họ lương thiện, hài lòng, thỏa mãn khi là một công dân tốt, hoàn thành trách nhiệm của mình trong phạm vi pháp luật... hoàn thành tốt nhiệm vụ của cấp trên giao phó.
ReplyDeletetrong film Schieler list, có một cảnh: tên sĩ quan Đức ngủ dạy, vừa làm tình với cô ả nhân tình người do thái, y ngồi vào đàn piano dạo một khúc nhạc, rồi ra ban công, thử khẩu súng mới bằng cách bắn vào sọ những người do thái đang lao động khổ sai trong trại... điển hình của tính cách = tên gọi là gì đây??? kinh khủng!