Monday, June 18, 2007

Entry for June 18, 2007

1. Bài trên báo Người Lao động về ý kiến một số nhà giáo dục Việt Nam trước kiến nghị của VEF.


"Như Báo NLĐ đã đưa tin, Quỹ Giáo dục VEF (Hoa Kỳ) vừa thực hiện dự án “Những quan sát về giáo dục ĐH” tại 4 trường của Việt Nam (ở các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện – điện tử – viễn thông và vật lý). Đề án đưa ra 5 nhóm vấn đề then chốt mà giáo dục ĐH ở VN cần được thay đổi nếu muốn bắt kịp các nước trong khu vực và thế giới....

VEF: Có 5 vấn đề cần được thay đổi

Việc khảo sát kết thúc vào tháng 5-2006, các chuyên gia đã đưa ra 5 nhóm vấn đề then chốt mà giáo dục ĐH ở Việt Nam cần được thay đổi.

Theo các chuyên gia, phương pháp giảng dạy trong trường ĐH Việt Nam nặng thuyết trình, ghi nhớ máy móc; chương trình có quá nhiều môn học (trên 200 tín chỉ), chương trình cũng có quá nhiều yêu cầu mà ít sự lựa chọn, nội dung môn học và chương trình đào tạo đã lỗi thời, thiếu tính linh hoạt trong việc chuyển tiếp giữa các ngành học...; thiếu giảng viên có đủ trình độ, sự chuẩn bị học thuật cho giảng viên còn ở trình độ thấp, thiếu các kỹ năng trong nghiên cứu và thực hành giảng dạy hiện đại; thiếu các kiến thức cập nhật về chuyên ngành... Giảng viên làm việc quá nhiều mà lương lại thấp dẫn đến việc thiếu thời gian cần thiết để chuẩn bị giáo án, tiếp xúc với sinh viên và nghiên cứu.

Việc tuyển giảng viên từ những sinh viên tốt nghiệp của chính trường mình, theo các chuyên gia, làm cản trở môi trường nghiên cứu năng động. Một vấn đề đáng chú ý trong các nhận xét của chuyên gia là ít có cơ hội cho các tiến sĩ đã được học tập ở nước ngoài tiếp tục nghiên cứu hoặc ứng dụng các phương pháp giảng dạy khi trở về Việt Nam.

Các chuyên gia đề xuất các giải pháp: Cho các trường có quyền chủ động nhiều hơn trong nội dung chương trình đào tạo; phát triển các trường ĐH nghiên cứu, các trường ĐH hàng đầu đào tạo giảng viên cho các trường ĐH khác; tuyển dụng các tiến sĩ sau khi tốt nghiệp từ nước ngoài về tham gia lãnh đạo, phổ biến việc áp dụng các kiến thức chuyên ngành, phương pháp giảng dạy và kỹ năng nghiên cứu.

Các chuyên gia kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét: Mở rộng hệ thống giáo dục ĐH ở Việt Nam, phân bố đều khắp cả nước để học sinh trung học có nhiều cơ hội hơn theo học ĐH. Hiện nay, số lượng 255 trường ĐH, CĐ là không đủ để đáp ứng nhu cầu...; chuẩn bị đội ngũ giảng viên tương lai được đào tạo ở trình độ cao bằng cách giao quyền cho các trường ĐH điểm đào tạo các giảng viên giỏi trong các ngành khoa học và công nghệ; cho phép các trường chủ động và linh hoạt trong việc cập nhật chương trình đào tạo..."


-----
Một trong các khuyến nghị của các chuyên gia này là không tuyển sinh viên ở lại trường làm giáo viên. Khuyến nghị này hẳn sẽ gây ra một số tranh cãi. Đây là hình thức phổ biến ở phương Tây nhưng lại trái ngược với cách tuyển giáo viên ở Việt Nam.
Các khuyến nghị khác như mở rộng hệ thống giáo dục Đại học, tăng quyền chủ động cho các trường, tăng thu nhập cho giáo viên... hẳn sẽ dễ được đón nhận hơn, nhất là từ phía các trường Đại học.
Một kiến nghị khác là giảm số môn yêu cầu bắt buộc và tăng các môn tự chọn. Kiến nghị này rất hợp lý nhưng đối với các giáo viên ở các trường ĐH hiện nay thì việc này sẽ khó được họ hoan nghênh. Việc này cũng đòi hỏi phải có sự cơ cấu lại một cách toàn diện các môn học trong nhà trường, một việc không phải dễ dàng.
Tuy nhiên, tính khả thi của các kiến nghị này thế nào và VEF có đề xuất các cải tiến cụ thể không thì không rõ.

2. Cũng chuyện về giáo dục. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH đỗ chỉ 2/3 là một hiện tượng mới. Hẳn là tỷ lệ này mới phản ánh chính xác tình hình giáo dục Việt Nam chứ không phải các tỷ lệ hơn 90% như trước đây (lại liên hệ với tình hình bầu cử, tỷ lệ thực cử tri sẵn sàng đi bầu và trực tiếp đi bầu tự nguyện ở Việt Nam là bao nhiêu, tớ nghĩ là còn thấp hơn tỷ lệ 2/3 này nhiều. Một chuyện khác có liên quan là tin này:

Chấm lại 895 bài làm cả hai phần đề của TS phân ban.

Bá»™ Giáo dục ban đầu định hủy bài của thí sinh làm cả hai phần tá»± chọn, sau đó lại nhân nhượng quyết định “tha” chỉ bỏ phần tá»± chọn. Thá»±c ra tá»› thấy quyết định đó là hợp lý, dù nó cÅ©ng thể hiện sá»± lúng túng trong việc ra đề và cách xá»­ lý trÆ°á»›c các vấn đề xảy ra (không tha rồi lại tha…). NhÆ°ng ở đây tá»› thấy có vấn đề ngay cả từ nguyên tắc ban đầu khi Bá»™ Giáo dục tuyên bố hủy các bài thi làm cả hai phần tá»± chọn. Nguyên tắc này cứng nhắc, bất cận nhân tình và vô lý- tại sao lại hủy cả bài thi chỉ vì thí sinh không để ý và làm nhầm cả hai phần tá»± chọn thay vì chỉ má»™t phần. Đó là chÆ°a kể nguyên tắc này thế nào cÅ©ng sẽ gặp vấn đề trong thừa hành- Vá»›i má»™t cuá»™c thi lá»›n nhÆ° thế trên toàn quốc, chắc chắn sẽ có má»™t số lượng không nhỏ mắc phải vấn đề này má»™t cách vô tình. Và khi đó nếu Bá»™ Giáo dục quyết định “xuống tay” đúng nhÆ° quy định ban đầu thì sẽ gặp phải những phản ứng bất lợi từ dÆ° luận khiến cho việc thá»±c hiện trở nên khó khăn. Vậy, vấn đề ở đây thá»±c ra nằm ở chính việc Ä‘Æ°a ra các Ä‘iều luật, nguyên tắc không sát thá»±c, hòan toàn dá»±a vào ý chủ quan cá
»§a người làm ra quy định. Việc này khá phổ biến ở Việt Nam vá»›i rất nhiều quy định bất hợp lý khi Ä‘Æ°a ra không có khả năng thá»±c hiện và lại phải rút lại.


3. Một bài viết khác về giáo dục ở Singapore để tham khảo. Chính phủ Singapore muốn các sinh viên đại học năng động, sáng tạo hơn nhưng liệu việc này có mâu thuẫn với một nền văn hóa và thể chế chính trị khuyến khích các cá nhân tự kiểm duyệt và hạn chế tự do dân chủ? Đọc bài này nhớ tới cuộc tranh luận về nội dung môn học trong Trường Đại học Quốc tế dự kiến sẽ xây dựng ở Việt Nam. Các quan chức Bộ giáo dục yêu cầu nhất quyết phải có các môn như Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị… vì là các môn bắt buộc trong hệ thống Đại học Việt Nam. Nhưng việc để các môn đó là bắt buộc thì liệu có thể khiến trường ĐH Quốc tế trở thành một trường ĐH có tầm cỡ khu vực, thu hút sinh viên từ các nước chứ không chỉ Việt Nam không?

Hay gần đây cũng có một chuyện xung quanh việc một trường tiểu học quốc tế có học sinh là công dân nhiều nước không áp dụng việc chào cờ buổi sáng và một số quan chức giáo dục phàn nàn là như thế tước mất quyền của học sinh quốc tịch Việt Nam được chào cờ Việt Nam. Trong một nền kinh tế mở cửa, giáo dục cũng có tính quốc tế hóa cao hơn và không tránh khỏi những mâu thuẫn giữa tính quốc tế hóa và tính dân tộc hay với hệ tư tưởng thống trị xã hội.

1 comment:

  1. Hic, không ai comment cho entry này sao. Em chỉ đọc qua và có vài nhận xét như sau:

    1. Việc thêm các môn tự chọn là điều khó thực hiện nhưng không thể tránh khỏi. Có nên tiếp tục dạy những môn mà chẳng ai cần không? Áp dụng biện pháp này cũng giúp giải quyết được việc là có nên cho lịch sử Đảng hay các môn tương tự như thế vào chương trình không. Em nghĩ nếu được chọn hơn 70% (đấy là dự đoán) sinh viên VN sẽ ko chọn các môn đó. Nhưng để đảm bảo tính XHCN :D, có thể ra quy định chẳng hạn như ai muốn vào Đảng hay hoạt động thanh niên gì đó thì phải học những môn đó.

    Trường ĐH Quốc Tế thì phải theo phương pháp dạy học quốc tế chứ. Cho mấy môn đó tự chọn là cái chắc. Khéo lại có nhiều sv học vì đó là môn đặc biệt chỉ có ở VN.

    2. Em đọc bài ở trên NLD thấy:

    "Hiện nay, thanh niên trong độ tuổi học ĐH chỉ có 25% có chỗ học, còn 75% thì không. Do đó, việc tăng trường ĐH là cần thiết. Chúng ta cũng vạch ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 600 trường ĐH. Như vậy, mỗi tháng sẽ phải có 2 trường ĐH ra đời!"

    Thế là cho đi học ĐH hết à. Thế còn trường dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp!!!Mà kiếm đâu ra từng ấy tiền và ng để xây dựng đại học.

    ReplyDelete