Ba Lan- lại một cuộc săn phù thủy?
Tiếp theo một xã hội như trong "Cuộc sống của những người khác" là một xã hội bị chế ngự bởi sự giận dữ, hằn học, một cuộc săn phù thủy giống như thời McCarthy ở Mỹ những năm 50?
Bài báo này nói về việc chính phủ Ba Lan hiện nay tiến hành thanh trừng tầng lớp professional khỏi các dấu vết của cơ quan an ninh trước kia, bằng cách bắt tất cả người Ba Lan sinh ra trước tháng Tám năm 1972 và làm các công việc có tính chuyên môn cao như chính trị gia, giáo sư, luật sư, quan tòa, nhà báo, ngân hàng, giám đốc các công ty...dù làm việc cho nhà nước hay tư nhân đều phải khai báo bằng giấy trong vòng hai tháng về việc họ có từng cộng tác với cơ quan an ninh thời Cộng sản hay không? Những ai không tuân thủ có thể sẽ bị cấm hành nghề hay cấm giữ các vị trí công quyền trong vòng 10 năm. Chính quyền dự tính biện pháp này có thể ảnh hưởng tới 700.000 người. Chính quyền còn dọa sẽ công khai hết các tên tuổi trong hồ sơ của Cơ quan An ninh.
Bài báo gọi những người cầm quyềnở Ba Lan hiện nay là loser's party và so sánh chính quyền cánh hữu hiện nay ở Ba Lan với chính quyền của Putin ở nước Nga như những thể chế autocratic, mất dân chủ, vi phạm quyền dân sự.
Việc nước Ba Lan cần giờ đây là rút kinh nghiệm từ quá khứ, xây dựng một quốc gia hòa hợp, dân chủ để tiến lên trừ không phải lại quay về cái vỏ bọc của chủ nghĩa dân tộc và chống cộng cực đoan, gây xáo trộn cho chính mình bởi các biện pháp tính sổ với quá khứ và vi phạm quyền dân sự của dân chúng như biện pháp thanh lọc vừa rồi của chính quyền nước này.
2. Đời sống văn học ở Iran.Bài này cũng thú vị, về tình trạng văn học ở một nhà nước kiểu 1984 đang tồn tại hiện nay là Iran.
Trích 1 đoạn:
“Bộ [Văn hóa và Chỉ dẫn Hồi giáo] kiểm tra các bản thảo chủ yếu ở những đoạn khiêu dâm và tôn giáo. Ngày nay, nếu một cuốn tiểu thuyết đã qua kiểm duyệt, hầu hết người Iran đều cho rằng nó đã bị cắt xén và thà rằng họ tìm các bản in được xuất bản thời Shah (trước Cách mạng Hồi giáo 1979) hay các phim được chuyển thể còn hơn. Ngay cả trong tiểu thuyết, tất cả các mối quan hệ trong đó đều phải tuân thủ luật Hồi giáo. Chẳng hạn, trong bản in gần đây nhất của “Bà Bovary”, việc ngoại tình của Emma bị cắt bỏ *. Các nhân vật trong các tiểu thuyết phương Tây uống champagne hay whisky nhận ra rằng tất cả họ đều đang uống doogh, một loại soda yougurt của Iran vốn không làm cho ai say cả ** "
* Đọc tới đây, nhớ tới trong phim Little Children, các quý bà nội trợ ngoại ô trong một bookclub tranh luận về truyện này, có một bà già cứ thắc mắc về một sexual reference trong truyện là nói về tư thế nào :D.
** Vì luật Hồi giáo cấm rượu.
ơ- tớ xin giơ tay phát biểu: là: ko chỉ có 1 bà già ấy đâu bạn Linh ạ.
ReplyDeleteThế còn ai nửa hả Codet? :P.
ReplyDeleteMà không hiểu cắt bỏ đoạn bà Bovary ngoại tình thì tiểu thuyết đó thành ra như thế nào, vì đó là theme chính của tiểu thuyết