Dịch thử trích đoạn bài viết “Không sống bằng sự dối trá” (Live not by lies) của nhà văn Nga được giải Nobel Alexander Solzhenitsyn. Bài viết này là bài cuối cùng của Solzhenitsyn ở Liên Xô cũ. Cùng ngày ông bị bắt và ngay hôm sau, bị trục xuất khỏi Liên Xô cũ.
“Chúng ta đã bị nhồi sọ bởi các khóa học chính trị, và cũng tương tự thế, bị nhồi sọ bởi ý tưởng rằng hãy sống thật thoải mái và rồi tất cả sẽ tốt đẹp. Bạn không thể nào né tránh được môi trường và các điều kiện xã hội quanh bạn. Cuộc sống hàng ngày đòi hỏi phải có sự tỉnh táo. Việc đó thì có liên quan gì tới chúng ta chứ? Chúng ta đâu có thể thay đổi được điều gì?
Nhưng chúng ta có thể thay đổi- tất cả mọi thứ. Dù vậy, chúng ta vẫn tự lừa dối để trấn an bản thân. Và không phải là bọn họ mới là những kẻ có lỗi- mà chính là chúng ta và chỉ là chúng ta. Bạn có thể phản đối: Nhưng đến các đồ vật cũng có thể nghĩ gì nếu chúng ta muốn. Người ta đã nhét giẻ vào mồm chúng ta rồi. Làm gì còn ai muốn nghe chúng ta nói chứ. Cũng đâu có ai hỏi ý kiến chúng ta. Làm thế nào chúng ta buộc họ phải nghe chúng ta nói? Không thể nào thay đổi được những gì họ nghĩ.
Sẽ thật là dễ dàng nếu có thể đuổi bọn họ ra khỏi nhiệm sở bằng cách bầu cử, nhưng ở nước chúng ta không có bầu cử. Ở phương Tây người ta biết đến bãi công và biểu tình- nhưng chúng ta luôn bị đè nén và điều này là một viễn cảnh đáng sợ với chúng ta: Làm sao bạn có thể đột nhiên bỏ việc và ra đường biểu tình chứ? Thế nhưng những con đường chết chóc khác từng được đặt chân lên trong suốt một thế kỷ cay đắng vừa qua của dân tộc Nga cũng không phải dành cho chúng ta. Và thực sự chúng ta không cần tới chúng.
Giờ đây, sau khi lưỡi rìu đã làm xong phần việc của mó, khi tất cả những gì được gieo mầm đã nảy hạt, chúng ta có thể thấy được sự lầm đường của những người trẻ tuổi và tự phụ- những người từng nghĩ rằng họ có thể làm đất nước chúng ta trở nên công bình và hạnh phúc hơn bằng khủng bố, bạo lực đẫm máu và nội chiến. Không đâu, hỡi các vị tiền bối đã dạy cho chúng ta bài học đó! Giờ đây chúng ta biết rằng các biện pháp tồi tệ sẽ sinh ra các kết quả tồi tệ. Hãy để cho bàn tay chúng ta được trong sạch.
Vậy là một cái vòng tròn khép kín ư? Và không có cách nào thoát khỏi nó? Chẳng nhẽ chỉ còn một con đường duy nhất cho chúng ta, đó là chờ đợi và không hành động? Có thể sẽ có cái gì đó tự nhiên xảy ra? Nhưng sẽ không bao giờ có gì xảy ra cả chừng nào chúng ta còn tiếp tục thừa nhận, ca ngợi, đóng góp- chừng nào chúng ta còn chưa tự tách mình ra khỏi một thứ dễ nhận thấy nhất xung quanh chúng ta: Sự dối trá.
Khi bạo lực mới xâm nhập vào cuộc sống bình yên, khuôn mặt của nó sáng bừng lên bởi lòng tự tin, như thể nó đang mang theo một biểu ngữ và hô lớn: “Ta là bạo lực. Hãy chạy thật xa, hãy nhường đường cho ta- Ta sẽ nghiền nát mi”. Nhưng bạo lực nhanh chóng trở nên già cỗi. Nó đánh mất lòng tự tin vào mình, và để duy trì được một khuôn mặt khả kính, nó sử dụng sự dối trá làm đồng minh- bởi lẽ bạo lực không thể đặt móng vuốt nặng nề của nó vào mọi lúc và tới tất cả mọi người được. Nó chỉ đòi hỏi từ chúng ta việc tuân thủ sự dối trá và tham gia hàng ngày vào các lời nói dối. Tất cả lòng trung thành chỉ đặt vào đó thôi.
Và như thế, chìa khóa đơn giản và dễ dàng nhất cho tự do vẫn bị chính chúng ta lãng quên, nằm ở đây: từ chối không tham dự vào sự dối trá. Cho dù sự dối trá che đậy tất cả, bao biện tất cả, nhưng tôi sẽ không tham gia vào nó.
Việc này mở ra một kẽ hở trong vòng tròn tưởng tượng tồn tại bởi sự thụ động của chúng ta. Đó cũng là việc dễ dàng nhất cho chúng ta, nhưng lại tai hại nhất cho sự dối trá. Bởi lẽ khi chúng ta từ chối dối trá, việc này sẽ cắt ngắn sự tồn tại của nó. Giống như một căn bệnh lây, sự dối trá chỉ tồn tại trong một cơ thể đang sống.
Chúng ta không tự hô hào bản thân. Chúng ta chưa đủ trưởng thành để có thể tiến vào quảng trường và hô to sự thật hay nói to những gì chúng ta nghĩ. Nó cũng không cần thiết.
Và nó nguy hiểm. Nhưng chúng ta hãy từ chối nói những gì mà chúng ta không nghĩ.
Đó là con đường của chúng ta, con đường dễ nhất và tiện nhất, một khi đã tính tới cả sự hèn nhát cố hữu, thâm căn trong chúng ta. Và nó cũng dễ hơn nhiều- dù nói thế này cũng còn là nguy hiểm- so với phong trào bất tuân thủ dân sự mà Gandhi từng kêu gọi.
Con đường của chúng ta là gạt đi những đường biên ung hoại. Nếu chúng ta không nối lại những khúc xương đã chết và những bậc thang ý thức hệ, nếu chúng ta không vá víu những mớ rách mục nát từ lâu, chúng ta sẽ ngạc nhiên biết bao nhiêu khi những lời dối trá nhanh chóng trở nên bất lực và yếu ớt.
Những gì cần phải bóc trần khi đó sẽ thực sự trở nên trần truồng trước toàn thể thế giới.
Vì thế với tất cả sự rụt rè của chúng ta, hãy để mỗi người trong chúng ta có một quyết định: Hoặc là với ý thức, chúng ta chịu tiếp tục là nô lệ cho sự dối trá- tất nhiên, không phải vì chúng ta muốn thế, mà là để nuôi gia đình mình, mà như thế cũng là nuôi dạy con cái trong một tinh thần dối trá- hoặc là chúng ta vứt bỏ hết những lời dối trá và trở thành một người trung thực, sống xứng đáng với sự tôn trọng của con cái, và của thời đại mà chúng ta đang sống….
....
Còn nếu chúng ta trở nên sợ hãi ngay cả khi làm việc này thì chúng ta quả thực là vô dụng và vô phương cứu chữa. Khi đó, lời mắng mỏ của Pushkin đích thực là dành cho chúng ta:
"Với loài bò, tự do thật vô ích. Ách và roi là tất cả những gì chúng biết".
(cám ơn sửa chữa của TinyHuong về vài chỗ trong bản dịch)
------------
English
http://www.columbia.edu/cu/augustine/arch/solzhenitsyn/livenotbylies.html
We have been indoctrinated in political courses, and in just the same way was fostered the idea to live comfortably, and all will be well for the rest of our lives. You can't escape your environment and social conditions. Everyday life defines consciousness. What does it have to do with us? We can't do anything about it?
But we can--everything. But we lie to ourselves for assurance. And it is not they who are to blame for everything-we ourselves, only we. One can object: But actually toy can think anything you like. Gags have been stuffed into our mouths. Nobody wants to listen to us and nobody asks us. How can we force them to listen? It is impossible to change their minds.
It would be natural to vote them out of office-but there are not elections in our country. In the West people know about strikes and protest demonstrations-but we are too oppressed, and it is a horrible prospect for us: How can one suddenly renounce a job and take to the streets? Yet the other fatal paths probed during the past century by our bitter Russian history are, nevertheless, not for us, and truly we don't need them.
Now that the axes have done their work, when everything which was sown has sprouted anew, we can see that the young and presumptuous people who thought they would make out country just and happy through terror, bloody rebellion and civil war were themselves misled. No thanks, fathers of education! Now we know that infamous methods breed infamous results. Let our hands be clean!
The circle--is it closed? And is there really no way out? And is there only one thing left for us to do, to wait without taking action? Maybe something will happen by itself? It will never happen as long as we daily acknowledge, extol, and strengthen--and do not sever ourselves from--the most perceptible of its aspects: Lies.
When violence intrudes into peaceful life, its face glows with self-confidence, as if it were carrying a banner and shouting: ``I am violence. Run away, make way for me--I will crush you.'' But violence quickly grows old. And it has lost confidence in itself, and in order to maintain a respectable face it summons falsehood as its ally--since violence lays its ponderous paw not every day and not on every shoulder. It demands from us only obedience to lies and daily participation in lies--all loyalty lies in that.
And the simplest and most accessible key to our self-neglected liberation lies right here: Personal non-participation in lies. Though lies conceal everything, though lies embrace everything, but not with any help from me.
This opens a breach in the imaginary encirclement caused by our inaction. It is the easiest thing to do for us, but the most devastating for the lies. Because when people renounce lies it simply cuts short their existence. Like an infection, they can exist only in a living organism.
We do not exhort ourselves. We have not sufficiently matured to march into the squares and shout the truth our loud or to express aloud what we think. It's not necessary.
It's dangerous. But let us refuse to say that which we do not think.
This is our path, the easiest and most accessible one, which takes into account out inherent cowardice, already well rooted. And it is much easier--it's dangerous even to say this--than the sort of civil disobedience which Gandhi advocated.
Our path is to talk away fro the gangrenous boundary. If we did not paste together the dead bones and scales of ideology, if we did not sew together the rotting rags, we would be astonished how quickly the lies would be rendered helpless and subside.
That which should be naked would then really appear naked before the whole world.
So in our timidity, let each of us make a choice: Whether consciously, to remain a servant of falsehood--of course, it is not out of inclination, but to feed one's family, that one raises his children in the spirit of lies--or to shrug off the lies and become an honest man worthy of respect both by one's children and contemporaries….
....
And if we get cold feet, even taking this step, then we are worthless and hopeless, and the scorn of Pushkin should be directed to us:
``Why should cattle have the gifts of freedom?
``Their heritage from generation to generation is the belled yoke and the lash.''
Minh cung thich Solzhenitszyn, cam on ban da dich bai nay!
ReplyDeleteĐọc xong cứ tưởng nói về Việt Nam quê ta. Ôi quê ta quê ta, bao giờ là đến khi nào.
ReplyDeletedao nay em cung quan tam lai toi chinh tri - chuyen nganh dai hoc cua em, hehe, the moi so chu. Nhung chi la vi cong viec, vi nhieu bai viet ko duoc phep dang tai. O dau cung kiem duyet, kiem duyet va kiem duyet. Gio chi thich bo tat ca, nam viet, sau khi da gap va noi chuyen voi Murakami, hihi
ReplyDeleteHay quá anh ạ, cho phép em post lại trên blog của em nhé? :)
ReplyDelete@zim: Em mở lại blog kể về chuyện gặp và nói chuyện với Murakami đi. Hay thế!
ReplyDelete@Lilia: Có gì đâu, thanks bạn.
@butchi: Sure :)
hihi. keep secret till it should be shown :P
ReplyDeleteAnh Linh,
ReplyDeleteEm chưa check cả bài, nhưng mà chỉ tiêu đề và hai câu cuối cùng anh đã dịch mất ý (tiêu đề) và sai ý (câu cuối).
1. Live not by lies: cấu trúc "live by" có nghĩa chính là "sống bằng" chứ không phải "sống chung với"; nó theo nghĩa là bò sống bằng cỏ (live by còn có một ẩn ý nhỏ nữa, nhưng không cần thiết ở bài này). Và vì thế ẩn ý của nó nặng hơn nhiều. "Live not by lies" nếu dịch cho hết ý của tác giả phải là "không sống bằng sự dối trá" - với hàm ý rằng người ta đã luôn sống bằng sự dối trá như thể dối trá là cơm ăn nước uống hằng ngày.
2. Mấy câu cuối của Pushkin, nếu anh dịch thế thì không hề có ý "scorn" tí nào. Câu gốc tiếng Anh thế này:
`Why should cattle have the gifts of freedom?
``Their heritage from generation to generation is the belled yoke and the lash.''
Thì theo em hiểu, thực ra nó có nghĩa là:
"It's silly to give freedom to cattle when they are born and destined to have the belled yoke and the lash"
Hàm ý là: Nếu giống bò sinh ra để mang ách trên cổ thì cho nó (ý niệm) tự do mà làm gì?
Ẩn ý: Nếu như con người sợ cả cái việc công nhận rằng họ có hai lựa chọn sống - hoặc trung thực hoặc giả dối (tức là nếu như sự dối trá ăn vào đến tiềm thức của con người rồi, giống như với loài bò) thì còn đặt ra chuyện tự do với x, y, z làm gì cho nó "Phù phiếm truyện" :)
Em hiểu đại loại như vậy.
Bài này em chưa kịp đọc, nhưng mấy câu đầu đã làm em chột dạ: "Chúng ta thường...", "Chúng ta đã bị nhồi sọ...". Chúng ta nào? Em chỉ dám nói "Tôi thường/ Tôi đã bị nhồi sọ rằng..." hoặc "Một số chúng ta thường...". Có nhiều người thông minh và hiểu biết ở ngoài kia lắm. Hình như có nhiều người đã lựa chọn rõ ràng hơn nhiều và cũng "live by" lựa chọn của họ mạnh mẽ hơn nhiều so với "chúng ta" tưởng ("chúng ta' ở đây là em)
@Tiny:
ReplyDeleteAnh dịch nhanh, lấy ý nên có thể có nhiều lỗi sai. Cám ơn em.
Ý 1: em nói đúng, anh cũng biết thế nhưng thấy dịch "Không sống bằng giả dối" nghe nó hơi nặng, cảm thấy không đúng lắm với tinh thần bài viết. Nhưng về điểm này em có lý.
Ý 2:
"Why should cattle have the gifts of freedom?"
"Their heritage from generation to generation is the belled yoke and the lash."
Nếu hai câu này viết liền nhau thì anh sẽ đồng ý với ý em là đúng. Nhưng vì viết cách nhau nên anh hiểu như một câu hỏi và một câu trả lời.
Câu hỏi là "Tại sao giống bò nên nhận được quà tặng là tự do?"
Câu trả lời là "Vì đời đời kiếp kiếp nó chỉ biết tới ách và roi".
Tức là bò không biết đến tự do vì nó chưa từng có khái niệm về nó. Nhưng mà đúng là hiểu như thế này thì cái ý scorn chúng mày là bò vì không hành động gì sẽ mất đi. Mà scorn ở đây sẽ là giờ đây, chúng mày xem ra cũng là bò chẳng khác gì ông cha chúng mày thời Sa hoàng, tức là ở câu thứ 2 thôi.
Nếu hiểu theo ý em "Nếu giống bò sinh ra để mang ách trên cổ thì cho nó (ý niệm) tự do mà làm gì?" thì nghe hơi giống luận điểm của bọn chủ nô thời Sa hoàng hơn là của nhà thơ yêu tự do. Hơn nữa hai câu này nếu thế thì phải viết liền nhau mới hợp lý hơn. Nhưng cũng có thể là em có lý.
Anyway, bài này anh dịch thoang thoáng, post lấy ý là chính, cũng chẳng soát lại so với bản tiếng Anh sau khi dịch nên có thể còn có nhiều lỗi khác. Em chỉ giúp anh thêm những chỗ sai thì cũng rất tốt.
Về những cái em dị ứng, nên hiểu bài viết này như một tuyên ngôn chính trị mà tác giả tự coi mình là đại diện cho một phong trào của tầng lớp trí thức cấp tiến. Với những nhà chính trị hay kể cả các triết gia khi đưa ra những tuyên ngôn kiểu như thế thì họ không nói "tôi" mà nói "chúng tôi", coi đường lối của họ là một thứ chân lý. Hơn nữa, anh thấy việc ông ấy phát biểu những câu như "chúng ta đã bị nhồi sọ" cũng không có gì là sai. Là vì công việc nhồi sọ ấy là của cả hệ thống, nhiệm vụ hệ thống là indoctrinate, và kể cả những người chịu ảnh hưởng ít nhất của việc nhồi sọ (do bản lĩnh vững vàng hay là cái gì đó) thì cũng bị nhồi sọ. Bởi vì bạn sống trong hệ thống đó, bạn không tránh khỏi việc bị người ta nhồi sọ. Còn mức độ tác động của việc nhồi sọ thế nào lại là việc khác.
Và vì thế cái ý của em là có nhiều người thông minh và có lựa chọn mạnh mẽ có thể không relevant so với ý của ông này lắm. Vì ông ấy không cho rằng là không có những người như thế cho tới khi ông ấy phát biểu.
@Tiny: Ngoài lề một chút, lâu không thấy tin tức của em. Write something lately? Keep us updated, dear ;)
ReplyDeleteAnh Linh,
ReplyDeleteCái thứ hai, em hoàn toàn suy luận nghĩa từ chữ "scorn' và đoạn ngay trước đó ra. Câu tiếng anh kia, tuy là hai câu rời nhưng hoàn toàn có thể hiểu giống em. nếu anh đặt dấu chấm than, thay vì dấu chấm thường vào cuối câu thứ hai, anh sẽ thấy nó rõ ý 'scorn" ngay lập tức. Tiếc là không có bản gốc của pushkin để check cho chắn chắn.
Mấy cái bình luận cuối cùng thực ra không phải em dị ứng. em chỉ có ý nói: phản ứng đầu tiên của em khi đọc câu "Chúng ta đã được nhồi sọ..." là: "Wait a second. Don't include me in your "we" just yet". Còn đoạn người thông minh thì không liên quan gì cả, chỉ là cảm thán riêng của em.
Em có cảm giác cái bài tiếng Anh này rất là lủng củng. Ngay ở đoạn đầu tiên, cái "everyday life defines consciousness" hết sức đáng ngờ về ý tứ so với những câu còn lại trong đoạn. Và hai câu sau "What does it have to do with us? What can we do about it?" thì "it" là cái gì? "It' chỉ là đại từ nói trống hay "it' là "everyday life".
Đại để em hiểu ý nó là: "Blah blah blah... Thực taị quyết định nhận thức của chúng ta. Thực tại chẳng hề phụ thuộc gì vào chúng ta. Chúng ta chẳng thể thay đổi thực tại.
Nhưng em không có bản gốc mà cũng không biết tiếng Nga nên em không chắc.
Ngoài lề: Anh Linh, you will see when it's time :)
ReplyDelete@ a Linh: chuyện lão thầy tư tưởng là thật 100%. Em cũng mới nghe kể một chuyện củ chuối nữa từ trại "tập trung" Xuân Hòa, anh sang mà xem, hehe
ReplyDeleteEm nghĩ ra rồi. Chữ "freedom" trong thơ của P phải hiểu là tự do ý chí (freedom to think = free will). Như thế nó mới hợp với chữ 'gift' - hàm ý trong số các sinh vật trên trái đất, chỉ có mỗi con người là đuợc Chúa cho cái quà tặng tư duy, tức khả năng tự do lựa chọn và quyết điịnh.
ReplyDeleteCâu thơ kia nghĩa là: cho bò sự tự do ý chí làm gì nếu như nó sẽ không có quyền lựa chọn nào ngoài cái ách. Sự 'scorn" với người ở đây sẽ là: cho con người sự tự do ý chí làm gì nếu như con người phủ nhận rằng họ có quyền và có khả năng lựa chọn giữa sống trung thực với dối trá.
Ừ, có lẽ cách hiểu như post này của em là đúng nhất, vừa phù hợp với context có thể của Pushkin, vừa phù hợp với những gì Solzhenitsyn muốn nói. Gift of freedom đây đúng như em nói phải hiểu là tự do ý chí con người như một quà tặng của Chúa. Anh sẽ sửa lại mấy cái này cho chính xác hơn. Đoạn này đúng là dễ hiểu nhầm, nếu không dựa vào chữ scorn và ý mà Solzhenitsyn muốn nói.
ReplyDeleteMà tình hình Rand đến đâu rồi hả em?
Nhét giẻ chứ sao lại "nhét rẻ" ;-)
ReplyDeleteĐúng rồi, tớ sửa đây, Thanks FR ;))
ReplyDeleteLâu mới thấy chị Tiny! Dạo này mình nghi ngờ Tiny đang viết tiểu thuyết (thật sự) đây!
ReplyDeleteBản gốc tiếng Nga ở đây: http://antisoviet.imwerden.de/Solzh/nepolzhi.html
ReplyDeleteHi anh Linh, cho em copy bai nay nhe
ReplyDeleteMấy câu bàn loạn về " xứ Lừa " có lẽ phải viết vào đây mới đúng. Xưa nay dối trá, lừa đảo bao giờ cũng là một điều xấu xa. Nhưng Dối Trá lại khoác áo Sự Thật thì lại càng ghê tởm, nguy hiểm hơn. Thời còn mồ ma Liên Xô, tờ báo Đảng của chế độ Toàn Trị - Dối Trá cũng có tên "Sự Thật" !
ReplyDeleteNgẫm lại lời nói của Khổng Tử thật sâu sắc: " Danh bất chính tất ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tất sự bất thành ...."