Thursday, April 2, 2009

Entry for April 02, 2009

img

Ngày 24 tháng 10 năm 1929, phố Wall rối loạn. Gần 13 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo trên thị trường chứng khoán New York, nhiều gấp ba lần số lượng giao dịch thông thường. Ngày này đi vào lịch sử như ngày thứ Năm đen tối (Black Thursday) mở đầu cho cuộc Sụp đổ Lớn (Great Crash) của thị trường chứng khoán Mỹ và cuộc Đại Suy thoái (Great Depression) kéo dài từ năm 1929 tới năm 1933. Chỉ số Down Jones sụt giảm từ mức cao kỷ lục 381.2 ngày 3/9/1929 xuống còn 230.1 ngày 29/10/1929. Điểm đáy của chỉ số này đạt được ngày 8/7/1932 khi chỉ số Down Jones đóng cửa ở mức 41,2- giảm gần 90% so với mức đỉnh cao nó từng đạt được ba năm trước đó. Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính kéo theo nó là suy thoái kinh tế trầm trọng trên phạm vi toàn cầu, riêng tại Mỹ, sản xuất công nghiệp giảm 45%, GDP giảm 30%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25% và 60% người Mỹ sống dưới ngưỡng nghèo khổ.

Gần 80 năm sau cuộc Đại Suy thoái xảy ra, thế giới lại đang phải chứng kiến sự quay trở lại của tình trạng suy thoái và khủng hoảng toàn cầu. Không khó khăn trong việc nhận ra những điểm tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng toàn cầu này: chúng đều bắt đầu từ những đổ vỡ trong hệ thống tài chính, do kết quả của tình trạng đầu cơ tài chính-địa ốc trong cơn lốc xoáy của tham vọng làm giàu một cách dễ dàng. Như triết gia George Santayana đã nói: “Ai không biết cách học từ lịch sử chắc chắn sẽ lặp lại những gì từng xảy ra.”

Trong khi cơn bão khủng hoảng và suy thoái, thất nghiệp và bất ổn đang lan ra khắp thế giới, có lẽ đây chính là lúc thích hợp nhất để đọc lại lịch sử cuộc đại suy thoái toàn cầu đầu tiên trên thế giới, để học được từ những kinh nghiệm quá khứ, và để thấy rằng con người ở mọi thời thật giống nhau, với những sai lầm dại dột không mấy khác biệt. Tác phẩm Đai khủng hoảng, 1929 của John Kenneth Galbraith là một tác phẩm nổi bật viết về Đại suy thoái, và hơn thế, về những sai lầm, những ngớ ngẩn của con người trong tham vọng kiếm tiền nhanh chóng.

John Kenneth Galbraith (1908-2006) là một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông là người theo trường phái Keynes nhiệt thành, ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, từng làm việc trên nhiều cương vị khác nhau trong chính quyền của bốn đời tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ: Roosevelt, Truman, Kennedy và Johnson. Tốt nghiệp tiến sĩ về Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học California ở Berkeley, ông dạy tại Đại học Harvard trong nhiều năm và từng làm Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ. Nhưng John Kenneth Galbraith được biết đến nhiều nhất nhờ những tác phẩm của ông. Trong cuộc đời gần 100 năm của mình, ông viết gần 50 cuốn sách và hơn 1000 bài báo về những vấn đề khác nhau nhưng chủ yếu là về kinh tế. Nhiều cuốn sách của ông bán rất chạy, và có ảnh hưởng sâu sắc tới tư duy kinh tế của một tầng lớp trí thức Mỹ trong nhiều thập kỷ, nhất là trong giai đoạn 1950-1970. Có thể nói Galbraith là nhà kinh tế được công chúng biết đến nhiều nhất tại Mỹ trong giai đoạn hậu chiến tranh cho tới khi trường phái Keynes thoái trào và trường phái tiền tệ- với đại biểu xuất sắc là Milton Friedman- lên ngôi.

Đại khủng hoảng, 1929 (The Great Crash, 1929- bản tiếng Việt do Thanh Tâm và Hà Trang dịch) (sắp xuất bản) là cuốn sách đầu tiên thực sự đưa tên tuổi của Galbraith đến với công chúng Mỹ và cho tới nay, vẫn được coi là cuốn sách cần phải đọc đầu tiên nếu muốn tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ tài chính năm 1929 tại Mỹ. Trong cuốn sách này, Galbraith đã chỉ ra con đường dẫn tới đại khủng hoảng ở Mỹ. Bắt đầu từ việc đầu cơ bất động sản ở Florida những năm 1920, nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng bong bóng với việc các nhà đầu tư mua bất động sản với giá trời ơi để đầu cơ sinh lời, hy vọng rằng giá cả thị trường tiếp tục tăng. Các ngân hàng hà hơi tiếp sức cho những hành động đầu cơ bằng cách cho vay dễ dàng. Thị trường chứng khoán ngày càng phồng lên, phồng lên cho tới khi đứt phựt vào cuối năm 1929, đưa kinh tế Mỹ vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Đọc Galbraith dường như chúng ta bắt gặp lại những hiện tượng mới xảy ra rất gần đây ở Thái Lan năm 1998, ở Mỹ, Iceland hay ở Việt Nam thời gian gần đây.

Đại khủng hoảng, 1929 được viết bằng một ngòi bút hết sức sắc sảo và trôi chảy, đượm chất hóm hỉnh trong những quan sát của Galbraith về hành vi con người trong khi xảy ra bóng bóng đầu cơ và cuộc đổ vỡ thị trường con người. Để nói về cuốn sách có lẽ hợp lý hơn khi dùng chính lời của Galbraith kể về việc viết nó: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy vui sướng khi viết một cuốn sách như khi viết nó. Cuốn sách này thực sự là cuốn duy nhất đọng lại trong tôi không phải là sự nhọc công lao động mà là niềm sung sướng.”

Cuối cùng, để kết thúc xin mượn lại lời của John Kenneth Galbraith trong cuốn sách như một lời cảnh tỉnh cho thói tự tin thái quá (và cả tin) của con người: “Một trong bài học quý của năm đó cho đến giờ đã trở nên rõ ràng: Tai họa cá nhân và cụ thể sẽ xảy đến với những ai muốn tin rằng họ nhìn thấy tương lai.”


* Nói thêm, tôi thấy cái tên sách này dịch ra tiếng Việt không chuẩn lắm.


12 comments:

  1. Theo anh Linh phai dich cai tit' kieu chi?
    Dai sup do?

    Thanks bai nay cua anh. Chac phai tim doc roi, ma sach day` kh a?

    ReplyDelete
  2. ủa mà anh dịch Depression là suy thoái, vậy recession dịch là gì?

    Mấy hôm trước BH dịch cái bài Review of Keynesian theory, cũng chả biết nên dịch depression là khủng hỏang hay là sự kéo dài của sụt giảm kinh tế nữa.
    Gọi Depression là khủng hỏang cũng không đúng.

    ReplyDelete
  3. anh Linh có vẻ đang PR cho Galbraith :). Trường phái thể chế với Veblen và Galbraith nhấn mạnh tới tham vọng, quyền lực, theo tôi, mới chỉ nêu lên vấn đề, chứ không đưa ra hướng giải quyết. Không hiểu nếu các vị lãnh đạo đọc cuốn sách này thì bài học rút ra sẽ là gì? hay có thể họ sẽ không đọc.
    Rõ ràng tên sách tiếng Việt dịch không thoát hết ý.

    ReplyDelete
  4. Thực ra Galbraith không được đánh giá cao trong giới kinh tế trên phương diện nhà kinh tế học. Tìm đỏ mắt trong các sách giáo khoa kinh tế sẽ khó lòng thấy được tên ông. Nhưng ông rất có ảnh hưởng với tư cách một public intellectual trong các thập niên 50-70.
    Cái này khác với Friedman hay các nhân vật gần đây hơn như Stiglitz, Krugman. Cả ba người này đều có đóng góp lớn trên phương diện khoa học kinh tế trước khi trở thành các public intellectual, phát biểu trên báo chí về các vấn đề kinh tế- xã hội- chính trị.
    Xết riêng về cuốn Great Crash tôi thấy đây là một cuốn rất thú vị, đọc rất cuốn hút, người viết dồi dào bút lực nên đọc càng hứng thú.

    ReplyDelete
  5. Tôi kg biết gì về kinh tế học, nghe nói khủng hoảng hay suy thoái có tính chu kỳ, như vậy là không tránh khỏi, vậy là có bài học cũng như không? Và có một hay nhiều quyển sách như vậy, The Great Crash vẫn cứ xảy ra?

    ReplyDelete
  6. Cuốn này đáng đọc đấy nhỉ? Nhưng chưa xuất bản hả anh?

    ReplyDelete
  7. @Chu Thị: Cái chết cũng là không tránh khỏi, nhưng người ta vẫn tập luyện thể dục, hạn chế uống rượu hút thuốc, khi có bệnh thì đến bác sĩ để chữa trị...chứ có vì không tránh khỏi chết nên không cần làm các việc đó đâu.

    ReplyDelete
  8. @BusinessHoa: Depression có thể hiểu là đại suy thoái, theo nghĩa là một cuộc suy thoái (recession) ở mức độ cao. Nhưng Great Depression thì chẳng lẽ lại dịch là Đại Đại Suy thoái. Nói chung tiếng Việt không có từ tương đương. Dịch thành Đại khủng hoảng cũng không ổn lắm.

    ReplyDelete

  9. Với bệnh nghề nghiệp, tôi đề xuất dịch cái title đó là : cơn đại suy thoái tổng lực. hoặc đại suy thoái toàn phần.
    Vậy là đọc sách và học từ sách để hy vọng đẩy cái điểm rơi của chu kỳ đó ra xa mình, trúng đầu thằng nào thì trúng , ..  vì rõ ràng là không tránh khỏi, không vào thời điểm này- lúc chúng ta đang nói chuyện thì nó sẽ đổ ra vào một vài năm sau- lúc những người khác đang toan tính việc ăn chơi chẳng hạn.
    Không hiểu sao tôi cứ hình dung nó như quả bom trên đầu ấy, ta đẩy nó ra khỏi ta, nó sẽ rơi xuống đầu kẻ khác.

    ReplyDelete
  10. À nên kinh tế đi lên và đi xuống thì có tính chu kỳ nhưng rơi một cái bụp (crash) thì không phải là chu kỳ mà là một hiện tượng đặc biệt. Ví dụ như với 1 quả bóng căng, người ta có thể để nó nổ bụp tắc lự hay có thể tháo hơi cho nó xì dần dần. Quả bóng bất động sản, chứng khoán cũng vậy, có thể xì hơi để có một "soft landing" hay sẽ phải chịu một "hard landing", một crash sẽ phụ thuộc nhiều vào tài năng cũng như bản lĩnh của người hoạch định chính sách.

    ReplyDelete
  11. Cổ phần, không phải cổ phiếu.

    ReplyDelete
  12. Cổ phần, không phải cổ phiếu.

    ReplyDelete