Thursday, February 12, 2009

Chiến tranh và sự lãng quên

img
(Hình: Lạng Sơn sau chiến tranh 1979. Nguồn).

Tôi nghĩ tới những cuộc chiến tranh. Và những người lính từng tham gia những cuộc chiến ấy.

Có những cuộc chiến mà quốc gia tham dự luôn muốn lãng quên. Thường thì đó là những nỗi hổ thẹn, những cuộc chiến thất bại. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam khi về nước trở về đã gặp phải sự đón tiếp lạnh lùng từ đa số đồng bào họ. Thậm chí một số người còn bị khiêu khích bởi một số người phản chiến cuồng nhiệt bằng những câu hỏi như "mày đã giết bao nhiêu đứa trẻ rồi?". Trong khi các cựu chiến binh Thế chiến thứ Hai từ châu Âu trở về Mỹ được đón chào như những người anh hùng thì các cựu binh Mỹ tại chiến trường Việt Nam gặp phải sự nghi ngờ, giễu cợt, nhưng phổ biến nhất là sự thờ ơ của đồng bào mính khi trở về sau chiến tranh.

Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến nước Mỹ muốn lãng quên bởi những sai lầm và ngộ nhận của nó. Cho dù, trong diễn văn mới đây (được dịch một cách có chọn lọc trên báo chí trong nước), ông Obama, Tổng thống mới của nước Mỹ đã nhắc tới Khe Sanh, tới chiến thắng chống chủ nghĩa cộng sản như để nhắc tới những hy sinh của người Mỹ trong quá khứ mà họ không muốn lãng quên.

Còn trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường muốn quên những cuộc chiến nào? Mang trong mình cái mặc cảm của một dân tộc thường xuyên bị hăm dọa, xâm lược và thôn tính, nhiều người Việt Nam thường cảm thấy hơi xấu hổ khi nhắc tới quá trình bành trướng đất đai về phương Nam của tổ tiên, chinh phục Chăm-pa, lấn chiếm Chân Lạp, can thiệp quân sự tại vương quốc Chân Lạp trong quá khứ. Dưới thời cộng sản, những trang sử này càng bị cố tình lãng quên, bởi nó mâu thuẫn với hình ảnh huyền thoại được tích cực xây dựng về một dân tộc yêu hòa bình, chống chiến tranh và thường chỉ cầm vũ khí khi bị xâm lược. Trong khi người Mỹ vẫn nhắc tới Alamo* như một niềm tự hào to lớn, nhắc tới những người mở đất, chinh phục miền Tây, đánh đuổi người bản xứ như các tổ tiên đáng khâm phục, thì người Việt mỗi lần nhắc tới tổ tiên mở đất của mình đều dường như có vẻ thẹn thùng. Chính sử hiện đại nhắc tới những người mở nước như là những người mở nước chỉ bằng lưỡi cày chứ không phải bằng lưỡi gươm. Cho dù có một vị tướng đã viết hai câu thơ ca ngợi những người mang gươm đi mở nước "Từ thuở mang gươm đi mở nước. Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long".

Trong thế kỷ 20, Việt Nam đã trải qua ít nhất 4 cuộc chiến tranh có yếu tố nước ngoài: Chiến tranh Đông Dương (1946-1954), Chiến tranh Việt Nam (1960-1975), Chiến tranh Cambodia (1977-1989) và chiến tranh Việt-Trung (1979-1989). Trong khi hai cuộc chiến tranh ban đầu thường được nhắc tới như những trang sử hào hùng chống ngoại xâm (mặc dù tính chất chiến tranh Việt Nam 1960-1975 có sự phức tạp hơn nhiều, và theo tôi về bản chất thiên về nội chiến hơn là chiến tranh chống ngoại xâm), thì người ta đang cố tình quên lãng hai cuộc chiến tranh sau đó với Cambodia và Trung Quốc, và nhất là cuộc chiến với Trung Quốc.

Sự cố gắng quên lãng cuộc chiến Cambodia xuất phát từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, nó gắn với mặc cảm của một nước mang quân sang lãnh thổ nước khác. Người Việt chưa bao giờ tự hào về những chiến thắng chiến tranh như vậy, kể cả khi những vị được coi là minh quân như Lý Thánh Tông cướp phá kinh đô Chăm hay Lê Thánh Tông thiêu trụi thành Đồ Bàn. Thứ hai, cuộc chiến đó gắn với rất nhiều sai lầm chính trị của chính quyền Việt Nam giai đoạn đó, với những tổn thất nặng nề về nhân mạng, chính trị, ngoại giao và kinh tế cho Việt Nam. Vì chính thể hiện nay chỉ là sự tiếp nối của chính thể thời chiến tranh Cambodia nên người ta tránh nhắc tới nó cũng là tránh nhắc tới những sai lầm trong quá khứ, nhất là với chân lý "Đảng và lãnh tụ không bao giờ sai". Thêm nữa, với việc Việt Nam phải "buông" Cambodia và chính thể nước này trở thành một chính thể dân chủ, đa đảng (dẫu còn rất nhiều khiếm khuyết) cùng với việc ảnh hưởng của Việt Nam tại nước này ngày càng suy yếu càng khiến cho chính quyền không muốn nhắc tới cuộc chiến này.

Nhưng dẫu chiến tranh Cambodia (được gọi tên chính thức là chiến tranh biên giới Tây- Nam và chiến tranh giải phóng nhân dân Campuchia khỏi ách diệt chủng Pol Pot) có không ít những sai lầm, song hành với thói kiêu ngạo và những tham vọng điên rồ của một số ai đó thì người Việt vẫn có thể tự hào vì đã có công diệt trừ một trong những ách cai trị khủng khiếp nhất, dị dạng nhất trong lịch sử, và chặn đứng tệ diệt chủng ở nước láng giềng này- kể cả khi kết quả đó không thực sự là mục đích của cuộc chiến này.

Dù sao, với chiến tranh Cambodia, ngày nay người ta không muốn nhắc nhiều tới nó nhưng người ta cũng không dùng mọi biện pháp để cấm đề cập tới nó, cũng không tô vẽ cho nó một cái tên khác, hay xóa hẳn nó trong ký ức lịch sử của dân tộc. Những việc như thế được áp dụng cho một cuộc chiến diễn ra gần như cùng thời gian với một nước hàng xóm khác: chiến tranh Việt Nam- Trung Quốc.

Sắp tá»›i ngày ká»· niệm 30 năm cuá»™c chiến Việt-Trung, má»™t cuá»™c chiến "nÆ°á»›ng mạng" vá»›i tổn hại nhân mạng hai bên lên tá»›i hàng vạn người trong vòng má»™t tháng ngắn ngủi, nhÆ°ng ở Hà Ná»™i hình nhÆ° không có bất cứ hoạt Ä‘á»™ng gì (nếu không tính tá»›i lá»… há»™i hoa đăng của người Trung Quốc được bế mạc đúng vào ngày mà 30 năm trÆ°á»›c, tiếng pháo Trung Quốc nổ vang trên bầu trời biên giá»›i). Trên tất cả báo chí chính thống, mọi sá»± đều im ắng-má»™t sá»± im lặng đáng ngờ, khác hẳn vá»›i những bài tÆ°ng bừng ká»· niệm chiến thắng 30/4 hàng năm. Trừ má»™t ngoại lệ: bài báo "Biên giá»›i tháng Hai (2009-1979) của nhà báo Huy Đức đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị viết về cuá»™c chiến biên giá»›i 1979 và tình hình biên giá»›i hiện nay. Bài báo của Huy Đức trên Sài Gòn Tiếp Thị đề cập tá»›i hai thá»±c tế đáng buồn. Thứ nhất, bài báo hé lá»™ về khả năng má»™t số vùng đất của Việt Nam bá
»‹ Trung Quốc chiếm trong thời gian chiến tranh giờ đây trở thành đất hợp pháp của Trung Quốc theo hiệp định biên giá»›i.

Cụ thể, cao điểm 1509, mà người Trung Quốc gọi là đỉnh Lão Sơn, nơi diễn ra những trận đánh cực kỳ ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 80 mà nghe nói có tới hàng ngàn binh sĩ hai bên thiệt mạng. Theo tài liệu phía Trung Quốc thì phía Việt Nam đã tổn thất rất nặng nề trong trận chiến nhằm chiếm lại đỉnh cao này, nếu tôi nhớ không lầm thì vào năm 1984. Cao điểm này trước thuộc Việt Nam nhưng bị phía Trung Quốc chiếm và tới giờ đã chính thức thuộc về tay họ sau hiệp định biên giới. Theo nhà báo Huy Đức, phía Trung Quốc vẫn giữ nguyên pháo đài trên cao điểm 1509 "để làm du lịch". Không rõ họ làm du lịch như thế nào, để khách du lịch chiêm ngưỡng chiến công chiếm đất và giữ đất của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chăng? Hay để khách du lịch có thể từ pháo đài chĩa ống nhóm quan sát thị xã Hà Giang trong sương sớm?

Từ câu chuyện về cao điểm 1509, có thể hình dung về những cao điểm khác, hay những vùng đất khác có thể đã bị phía Trung Quốc lấn chiếm và giờ đây chính thức thành đất đai của họ.

Thực tế thứ hai được nhà báo Huy Đức đề cập là cách đối xử với những ký ức chiến tranh của chính quyền Việt Nam. Trong khi ở bên kia biên giới, người Trung Quốc vẫn kỷ niệm cuộc chiến tranh bằng "đài chiến thắng" thì ở Việt Nam, những di tích còn lại của chiến tranh đã bị đem bán sắt vụn, phá hủy, hay lãng quên. Dường như có một cố gắng lãng quên cuộc chiến tranh khốc liệt ấy.

Bản online bài báo "Biên giới tháng Hai" đã nhanh chóng bị rút lại, chỉ vài giờ sau khi được đưa lên mạng. Và dường như đã có một cái lệnh yêu cầu báo chí không nhắc tới cuộc chiến 30 năm trước với người láng giềng núi liền núi, sông liền sông cho dù cuộc chiến ấy đã khiến hàng vạn chiến sĩ và nhân dân Việt Nam bỏ mạng, nhiều thị xã bị san phẳng hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi. Đáng nói hơn là nỗ lực xóa nhòa ký ức chiến tranh này trong sử sách. Người ta không nhắc tới chiến tranh biên giới Việt-Trung trong sách lịch sử cho học sinh nữa còn nếu chẳng may có bắt buộc phải nhắc đến nó, họ sẽ tìm cách lấp liếm, giảm thiểu nó như là xung đột biên giới giữa những người anh em hiểu nhầm nhau và không có gì là nghiêm trọng. Thật là mỉa mai khi mà trước đây, lúc cần huy động sức quân dân vào cuộc chiến, họ gọi đó là chiến tranh chống xâm lược, chống bá quyền, bảo vệ Tổ quốc...Để rồi 30 năm sau, khi tình hình chính trị thay đổi thì tính chất cuộc chiến cũng biến đổi và máu của bao liệt sĩ trở thành cái giá phải trả cho một sự "hiểu nhầm" giữa "hai người đồng chí".

Nhưng kể cả như thế vẫn là quá sức với họ. Bởi họ coi mình là người nắm chân lý nên không thể có cái gì như là "hiểu nhầm" được. Một kịch bản hoàn hảo hơn là xóa sạch ký ức.

Về việc này, George Orwell đã viết rất hay trong tiểu thuyết 1984 của mình. Bắt đầu tiểu thuyết 1984, nước Oceania đang liên minh với nước Eastasia để đánh nhau với Eurasia. Đến giữa tiểu thuyết, Oceania chuyển sang liên minh với Eurasia để đánh Eastasia. Và lập tức, bộ máy tuyên truyền của Oceania vận động hết công suất nhằm tái tạo lại lịch sử, sửa đổi tên kẻ thù từ Eurasia thành Eastasia. Các sách vở, báo chí... lập tức khẳng định Eurasia là kẻ thù truyền kiếp, còn Eastasia là đồng minh truyền đời.

Và ở Việt Nam hiện nay, thế hệ 9x hẳn không ít người lờ mờ không hiểu, thậm chí không biết gì về một cuộc chiến Việt-Trung khốc liệt xảy ra 30 năm trước. Chẳng có điều gì là ngạc nhiên khi mà sách vở, báo chí...trong và ngoài nhà trường lảng tránh nó. Nước Trung Quốc trở thành người bạn lớn. Người ta tránh không nhắc tới hải chiến Hoàng Sa 1974, chiến tranh biên giới 1979, hải chiến Trường Sa 1988. Cứ như thể hàng ngàn người ngã xuống trong các trận chiến này chỉ là những người bị "tai nạn", và nhắc tới các liệt sĩ đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao Việt-Trung.

Thật là kỳ quặc bởi lẽ khi VIệt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ và đích thân Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới Việt Nam theo lời mời chính thức của Chủ tịch nước Việt Nam thì Tổng Bí thư ĐCS lúc đó là ông Lê Khả Phiêu cũng không ngần ngại khi dạy cho nước Mỹ một bài học về thế nào là chiến tranh xâm lược trong bài phát biểu của mình. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, mỗi khi có đợt kỷ niệm gì đó là người ta lại không ngần ngại nhắc tới chiến tranh chống Mỹ với thái độ nhiều khi kẻ cả. Với người Mỹ, chúng ta "hùng hồn" là thế. Vậy tại sao vì sợ mất lòng người Trung Quốc, chúng ta lại không có cả quyền nhắc tới các liệt sĩ đã ngã xuống, tới những mảnh đất, những vùng biển đã in máu của bao người?

Trên trang BBC Vietnamese có bài của nhà nghiên cứu Trương Thái Du về tên gọi cuộc chiến Việt-Trung. Trong bài viết, Trương Thái Du nhắc tới cuốn tiểu thuyết Ma Chiến Hữu của nhà văn Mạc Ngôn với những thông điệp "phản chiến" của ông. Tiểu thuyết đề cập tới những cựu binh trong chiến tranh Trung-Việt, hầu hết họ đều là những nông dân nghèo thất học và không hề có oán thù gì với Việt Nam, chỉ đi lính vì nghĩa vụ hay để kiếm cơm. Cuốn tiểu thuyết cho ta một góc nhìn khác về những người lính Trung Quốc, và tôi nghĩ cũng đáng đọc. Nhưng mỉa mai thay, trong khi Việt Nam dịch và xuất bản một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc về chiến tranh 1979, Việt Nam lại cấm đề cập tới những cuốn sách về chiến tranh 1979. Lấy ví dụ, gần đây một tập truyện ngắn của một tác giả bị thu hồi vì có ba truyện ngắn "nhạy cảm" trong đó có một truyện ngắn đề cập tới chiến tranh biên giới. Nghiêm trọng hơn, nhà xuất bản Đà Nẵng- đơn vị xuất bản cuốn sách này- bị đình chỉ hoạt động.

Theo blog cavenui, trích lời của nhà văn Trần Thu Trang thì khi Trần Thu Trang xuất bản cuốn Phải lấy người như anh "“đến một vài câu trong tiểu thuyết tình cảm giải trí Phải lấy người như anh nói động đến người Trung Quốc (Hoa kiều) và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 cũng được đề nghị lược bỏ đi”.

Thậm chí- cũng theo cavenui- thì lời nói
của cố Tổng bí thư Lê Duẩn in trong Văn kiện Đảng toàn tập cũng bị "kiểm duyệt đục bỏ" khi đề cập tới Trung Quốc bằng những lời lẽ thiếu thân thiện theo ngôn ngữ thời đó.

Cụ thể, trong “Bài nói của đ/c Lê Duẩn tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng” có những đoạn sau (trích lại từ blog cavenui).

"“Hiện nay, đất nước ta tuy có hòa bình, song phải luôn luôn chuẩn bị chống chiến tranh xâm lược của bọn phản động…” (tr.308, dòng 3-4 từ trên xuống).

“Mặc dầu việc chủ nghĩa đế quốc và… xúc tiến liên minh với nhau đang gây ra một tình hình nguy hiểm trong nền chính trị thế giới, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội vẫn tiến bước vững chắc với thế mạnh, thế thắng ngày càng rõ rệt”. (tr.309, dòng 5-10 từ trên xuống). "

Vậy là độc giả Việt Nam chỉ có thể đọc sách về chiến tranh Việt-Trung bằng con mắt của người Trung Quốc. Trách gì anh Trương Thái Du chẳng bất bình vì cảm thấy người Việt không có những nhận định rộng rãi hơn về cuộc chiến Việt-Trung. Họ làm gì có quyền phát biểu về cuộc chiến, viết sách về nó (như Bảo Ninh viết về chiến tranh chống Mỹ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh mà anh Du lấy ra làm ví dụ). Chỉ vài câu động tới nó cũng đã bị cắt rồi. Nói chi tới những thảo luận lành mạnh, những nghiên cứu thích đáng, những tưởng niệm nghiêm trang về cuộc chiến này.

Trong khi đó, hơn một ngàn ngôi mộ các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ biên giới ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Vị Xuyên vẫn nằm đó, như lời chú thích ảnh trên báo Sài Gòn Tiếp Thị "Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên những ngày này quạnh quẽ, chỉ trơ trọi bóng ông Nguyễn Thanh Loan người trông giữ." Đành rằng sự hy sinh của các anh không vô ích, nhưng vẫn thấy nghiệt ngã làm sao những cố gắng của ai đó cấm không cho tên các anh được nhắc đến, chỉ để cho họ không đắc tội với ai đó. Và cũng nghiệt ngã thay khi một dân tộc khi phải cố quên đi một cuộc chiến tranh trong đó họ đã chiến đấu kiên cường để giữ toàn vẹn đất đai và đã gây thiệt hại nặng nề cho kẻ địch mạnh hơn mình nhiều lần. Một cuộc chiến không đáng và không nên bị lãng quên dù ai đó đang tìm mọi cách để nó bị lãng quên. Cố tình lãng quên nó là có tội với đất nước, với những người đã mất và thân nhân của họ.


*Cứ điểm tại Texas trong cuộc chiến bắt đầu bởi việc Texas ly khai khỏi Mexico và (sau đó) xin sát nhập vào Mỹ, mở đường cho chiến tranh Mỹ- Mexico. Kết quả là Mỹ sát nhập thêm rất nhiều đất đai trước đó thuộc Mexico.


web counter
img

31 comments:

  1. V+ chắc không biết sau năm 75 đã có 1 loạt tên đường bị đổi ở miền Nam. Những Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Tần, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thụy... thậm chí Gia Long và Minh Mạng. Chúa Nguyễn là người mở đất nhưng 2 ông vua đầu triều Nguyễn mới là người ổn định cương thổ VN. :) Cuộc chiến tranh với Xiêm, Vạn Tượng, Chân Lạp đầu thế kỷ 19 nghĩ cũng cần phải nhắc. ;))

    ReplyDelete
  2. E cũng ko hề biết gì về các cuộc chiến tranh ấy. Đem chuyện này ra nói với mọi người, nghe các chú, các anh kể lại: đi bộ đội vào thời điểm có chiến sự ở Hà Giang, cứ đang đêm lại báo động , cả đại đội lên xe ô tô đi biên giới và hy sinh gần hết... Bao nhiêu người đã ngã xuống, tại sao lại để lãng quên như vậy? Chúng em sinh ra trong thời bình, xong cũng cần phải hiểu biết về chiến tranh để biết yêu quý những gì mình đang được hưởng.

    ReplyDelete
  3. Thích câu cuối cùng.

    Vì nó chính là suy nghĩ trong đầu em hiện tại, không viết xong bài trong chiều nay được nên nghĩ, tối viết tiếp!

    Đi coi Passport to love để... khen đây!

    Chúc một ngày HN đẹp trời như SG anh Linh nhé!

    ReplyDelete
  4. Anh Linh ơi, cái đáng buồn hơn nữa là sự thờ ơ và thụ động của rất nhiều người trước thực tế lịch sử và thực trạng đất nước hiện nay. Không hiểu biết, không quan tâm, và nói chung là mặc kệ. Lo-thân-mình-trước-đã là điều em nghe được nhiều nhất từ những người xung quanh.

    ReplyDelete
  5. Em không cảm thấy một chút xấu hổ nào khi nhắc đến việc cha ông mở mang bờ cõi xuống phía Nam, và em cũng chưa từng biết ai xấu hổ vì điều đó. Tại sao lại phải xấu hổ khi trình độ "xâm lược" của cha ông đã trở thành một nghệ thuật nhỉ? Nước mình vốn nhạy cảm với chuyện đặt tên đường (ko có đường Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly là một ví dụ) nếu nhà nước mình mà có chút xấu hổ hay thẹn thùng như anh nói, có lẽ đã không có đường Nguyễn Hữu Cảnh ở cả Hà Nội lẫn TP HCM, thậm chí ở TP HCM còn có cả đường Nguyễn Phúc Nguyên và Nguyễn Phúc Chu. Với lại có thể anh Linh quên mất nhà mình vừa tổ chức một cuộc hội thảo về công lao nhà Nguyễn, trong đó đánh giá rất cao việc chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phía Nam. Nếu em nhớ không nhầm thì cuộc hội thảo này còn có cả tính chất quốc tế.

    Còn em chia cuộc chiến 1960-1975 làm 2 giai đoạn: 60-73 là chống ngoại xâm, còn 73-75 là nội chiến.

    ReplyDelete
  6. Em không cảm thấy một chút xấu hổ nào khi nhắc đến việc cha ông mở mang bờ cõi xuống phía Nam, và em cũng chưa từng biết ai xấu hổ vì điều đó. Tại sao lại phải xấu hổ khi trình độ "xâm lược" của cha ông đã trở thành một nghệ thuật nhỉ? Nước mình vốn nhạy cảm với chuyện đặt tên đường (ko có đường Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly là một ví dụ) nếu nhà nước mình mà có chút xấu hổ hay thẹn thùng như anh nói, có lẽ đã không có đường Nguyễn Hữu Cảnh ở cả Hà Nội lẫn TP HCM, thậm chí ở TP HCM còn có cả đường Nguyễn Phúc Nguyên và Nguyễn Phúc Chu. Với lại có thể anh Linh quên mất nhà mình vừa tổ chức một cuộc hội thảo về công lao nhà Nguyễn, trong đó đánh giá rất cao việc chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phía Nam. Nếu em nhớ không nhầm thì cuộc hội thảo này còn có cả tính chất quốc tế.

    Còn em chia cuộc chiến 1960-1975 làm 2 giai đoạn: 60-73 là chống ngoại xâm, còn 73-75 là nội chiến.

    ReplyDelete
  7. Cuộc hội thảo đó không có tính chất quốc tế, và đó cũng là lần đầu tiên giới sử học chính thống Việt Nam chính thức có những nhìn nhận tích cực hơn về nhà Nguyễn.

    ReplyDelete
  8. Vâng em đã xem lại và thấy đúng là ko có tính chất quốc tế, nhưng thấy có một số yếu tố quốc tế :-D

    ReplyDelete
  9. Em ko hề biết 1 chút gì đến chiến tranh biên giới Việt-Trung. Lần đầu tiên biết tới là qua trang sách của 1 người nước ngoài viết và lúc đó đang ở tại 1 nước khác chứ ko phải VN. Cảm giác lúc đó là ngỡ ngàng, còn tưởng tác giả nói "xạo" nhưng rồi đi hỏi vài người lớn tuổi khác và đọc các tư liệu khác thì lại thấy căm tức như mình đã bị lừa, sau đó là đau lòng vì chính phủ VN đã che dấu 1 sự kiện lịch sử như vậy!!

    ReplyDelete
  10. Ngam ki di roi anh hay noi ra,moi chuyen no khong don gian nhu anh phan tich dau. Dung qua phien dien nhu the

    ReplyDelete
  11. Về cuộc chiến Việt - Trung thì cũng có thể hiểu được cho thế khó xử của chính quyền VN lúc này. Nhưng khách quan mà nói thì giả sử 2 ông bạn thân trước đây lỡ oánh nhau sau này làm lành lại. Rồi chả lẽ cứ đến dịp nào đó lại nhắc lại : hồi đó tao đánh mày lê lết , nhục nhã ... hay sao ??? Nếu chỉ nói cho sướng cái mồm thôi thì chả để làm gì cả.Ăn thua là hậu quả thế nào ? Nên nhớ tớ cũng đã từng cầm súng trong cuộc chiến đó đấy nhé !!! ;-)

    ReplyDelete
  12. Hoa thấy cũng không có gì phải thấy xấu hổ đối với các cuộc xâm chiếm lãnh thổ Nam Bộ, thời đó tinh thần Imperalism nước nào cũng rất mạnh mẽ.

    VN chiếm Nam Bộ từ TK 17-18, khi chưa có luật quốc tế cấm thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm (1950). Nên không có gì là sai.

    Không hiểu sao các bác lãnh đạo làm sách, viết sử suy nghĩ kiểu gì lại thấy "xấu hổ" (hơi từ bi). Cái cần xấu hổ không xấu hổ, mà lại tự hào.

    Những cuộc chiến tranh xảy ra trên VN, Hoa bức xúc nhất là Chiến Tranh Việt Nam, tiếp đó là Chiến Tranh TQ VN.

    Những nước từng do đảng cộng sản lãnh đạo, đều phải trải qua 1 cuộc nội chiến, dân tộc giết nhau, giết xong rồi sợ giấu biếm đi. Bó tay đỉnh cao trí tuệ CS, cái này chắc phải chởi ông Lênin và Stalin.

    Rồi "người CS có tình đồng chí rất cao", không hiểu sao mấy chú CS Châu Á cứ oánh nhau xoành xọach, CS CAmpu oánh CS của VN, CS của VN oánh CS Cam, CS của TQ oánh CS của VN, VN oánh lại.

    Bác CS châu Á nào cũng tự xưng là người Mác xít chân chính, té ra mấy ông CS này chả ông nào từng đọc Marxism hay Communism hay tiểu sử của Marx cả.


    ReplyDelete
  13. tôi thấy CP ta dường như sợ "giặc gần" hơn giặc xa . Tình hình cũng đúng thôi, chi phí tăng đáng kể rồi. quan điểm rất chi là lùng nhùng !! chưa thấy hồi nào mà CP dở tệ như hồi này, hay hồi đó dở mà mình không biết ??!!

    ReplyDelete
  14. Dài quá! nhưng đọc một mạch. Buồn và tức !

    ReplyDelete
  15. "Chơi với Mỹ thì sợ mất Đảng, chơi với Tàu thì sợ mất nước". Mà Đảng thì tuyệt đối ko để mất đc rồi, nên thôi, đành chịu mất cái khác vậy, haizz dà +_+

    ReplyDelete
  16. Nhưng năm sau khi cuộc chiến biên giới Viêt Trung kết thúc thì VN vẫn kỷ niệm, nhắc lại, ca ngợi vân vân rất hoành tráng. Nhưng sau 1990, khi LX và Đông Âu sụp đổ, các bạn VN đành ôm chân TQ để có thể chế độ tiếp tục tồn tại thì mọi chuyện đã trở nên khác hẳn. Ảnh hưởng của TQ tới chính trị VN ngày càng sâu đậm, TQ hoàn toàn có thể gây sức ép khiến cho một quan chức nào đó có tư tưởng chống TQ ra rìa. Theo như hiểu biết của tớ thì hai bên có sự thỏa thuận về cách đối xử với cuộc chiến biên giới Việt Trung, Việt Nam răm rắp tuân theo còn TQ thì tảng lờ đi, không công khai ngăn cấm các hoạt động kỷ niệm, ghi nhớ, ghi công này nọ của các cựu binh TQ năm xưa.

    Chính sách của VN đối với TQ ở thời điểm hiện tại là thần phục, trái lại với thái độ quá hung hăng trong quá khứ dưới thời Lê Duẩn (dựa hơi Liên Xô). Quá sợ hãi hay quá hung hăng đều là những thái độ rất tai hại.

    Nguyên nhân của cuộc chiến biên giới Việt Trung, nếu bắt đầu từ khi TQ tấn công biên giới VN hay từ khi Campuchia tấn công biên giới VN thì đều là thiếu sót. Mà phải bắt nguồn từ những rạn nứt trong quan hệ Trung Xô, từ đồng minh trở thành gần như kẻ thù. Thời gian những năm 1970, giữa TQ và LX cũng đã xảy ra chiến tranh biên giới với quy mô lớn, thêm vào đó, TQ đã bắt đầu hòa hoãn và bắt tay với phương tây để mở cửa và phát triển kinh tế, sau khi không thể nhắm mắt phủ nhận những thành quả của người Hoa ở Hồng Kông, Đài Loan và thậm chí ở cả Singapore.

    Cuộc chiến Việt Cambodia, theo ý kiến cá nhân mình, là cuộc chiến ủy nhiệm giữa TQ và LX, trong khi đó, cuộc chiến biên giới Viêt Trung lại là dẫn xuất của cuộc chiến kể trên, TQ hành động trong vai trò của môt kẻ bảo kê.

    Thời kỳ này, VN rất sai lầm khi ghi vào hiến pháp 1980, xem TQ là kẻ thù muôn đời của dân tôc VN. Rất ngu. Một chính quyền, với các chính sách cụ thể, có thể thù đich với một chính quyền của quốc gia khác, nhưng danh chính ngôn thuận tuyên bố tai hại như thế thì chỉ có thể bó tay. Sai lầm thứ hai là VN bị LX lừa, quá tin tưởng vào LX. Tất nhiên LX cũng khôn, một mặt không muốn trực tiếp động tay chân hy sinh cho đứa khác, một mặt lại muốn tỏ ra sốt sắng với VN.

    ReplyDelete
  17. Nội chiến 1960-1975 phải nhắc đi nhắc lại để đám tàn dư Ngụy quyền khỏi ngóc đầu dậy làm loạn chứ anh. Anh không biết chứ ở miền Nam bọn này với đám con cháu của họ đông lắm. Ở miền Nam số người dính líu đến VNCH gấp mấy lần số người dính líu đến VC. Lực lượng VNCH gấp cả chục lần lực lượng VC mà. Không làm như vậy sao bọn này chịu ngồi yên. Phải nhắc đi nhắc lại để nó mang nặng mặc cảm, nghĩ rằng mình không có chính nghĩa . Có vậy nó mới an phận làm công dân hạng 2.

    Cuộc chiến Việt - Trung (1979) nhắc lại làm gì. Chẳng ích lợi gì cả. Trước khi nổ ra cuộc chiến 1979 chẳng phải Đặng than phiền với Duẩn rằng VN bới móc lịch sử trung cổ với ác ý chống TQ. Bây giờ ta kỷ niệm rùm beng cuộc chiến năm 1979 khác nào khiêu khích Tàu. Thôi, dĩ hòa vi quý anh ạ ! Nhịn một tí có sao đâu. Không có Tàu làm gì có VN ngày nay. Công của Tàu với Đảng ta lớn hơn tội. Chửi Tàu làm gì cho mang tiếng vô ơn.

    ReplyDelete
  18. Bài của bác Linh có nhắc đến bạn Trần Thu Trang viết văn. Mình rất có cảm tình với bạn Trang dù chưa gặp bạn ấy lần nào. Sợ thế. Không biết là người ta đang ế chồng thì mình có hy vọng gì không nhỉ. Nữ văn sĩ biết hay chăng là có một người con trai hiền hòa thân ái và xinh trai đã âm thầm thương nhớ nữ văn sĩ từ lâu? Sợ quá.

    ReplyDelete
  19. hồi đó cãi nhau với các bạn ở Việt Nam, rằg lịch sử thay đổi mỗi ngày, các bạn ấy bảo làm gì có. Giờ không biết các bạn ấy đã sáng mắt ra chưa....

    ReplyDelete
  20. Tôi nghĩ nhà mình chửi Mỹ thoải mái vì Mỹ không thù vặt như Tàu. Thích chửi thì cho chửi, chả chết ai, nó không vì thế mà tìm cách này cách khác trả đũa. Nhưng Tàu thì ngược lại, hay để bụng những thứ đó.

    ReplyDelete
  21. tại sao lại che dấu cuộc chiến này nhỉ, sự im lặng khó hiểu của chính quyền... họ có dã tâm gì đây???

    ReplyDelete
  22. Theo da` na`y thi may nam nua em quen anh Linh cung duoc coi nhula quen mot nguoi noi tieng. Doc bai nay tu dung em thay giong nhu dang doc nhung con nguoi con tam huyet gi day nhu trong Hoi ky nguyen Dang Manh. ^^
    Nhung ma bo.n Ta`u cung the he nhu em chung no ko biet la nuoc chung no di xam luoc VN. (1979)

    ReplyDelete
  23. trong cả 2 vấn đề Nam tiền và Chiến tranh biên giới, tác giả bài viết đều cố gắng áp đặt lên người đọc suy nghĩ rằng việc "hạn chế đề cập" chính là biểu hiện của việc "cảm thấy xấu hổ" hoặc "cố tình lãng quên". một thủ đoạn lý luận khá rẻ tiền

    nếu chính quyền Hà Nội là kẻ yếu hèn trước TQ theo như lối mô tả của tác giả, thì những nỗ lực hiện đại hóa quân đội và vận động ngoại giao quốc tế của họ dùng để làm gì? thử suy nghĩ một cách toàn diện hơn nhé

    ReplyDelete
  24. Một cách nhìn khác về các cuộc tương tàn : http://blog.360.yahoo.com/blog-uMgsLqAydKi0t0rzwahvGFAS

    ReplyDelete
  25. Chuyện đỉnh cao 1509, trước tháng 2/79 không có lính của bên nào cả và đường phân giới thì vẫn chưa rõ ràng từ đời Thanh kia. Sau chiến tranh cho đến khi kí kết hiệp định, mỗi bên chiếm một mỏm núi (điểm cao này có 2 mỏm)

    Mọi chuyện khác thì em ko bàn nhưng chuyện đất đai thì bác Linh suy diễn cảm tính lắm.

    ReplyDelete
  26. Bac Linh viet blog sach dong quan chung nhe' ... bat qua tang ... Gio blog la duoc Le Doan Ho*.i qua?n ly' roi, can than day !!!!

    ReplyDelete
  27. hehehe! Lịch sử à! thích nói thế nào thì nói thôi! có lợi thì nói.

    ReplyDelete
  28. "Nhưng dẫu chiến tranh Cambodia ... có không ít những sai lầm, song hành với thói kiêu ngạo và những tham vọng điên rồ của một số ai đó ... kể cả khi kết quả đó không thực sự là mục đích của cuộc chiến này" --> tác giả viết nhận xét này có tài liệu, sở cứ khoa học gì không, hay cũng là chuyện "giang hồ đồn thổi"? Thiết nghĩ, là 1 hot blogger, nhiều người đọc, trong đó có nhiều bạn trẻ, tác giả nên cân nhắc câu chữ cho thận trọng, nhất là đối với những vấn đề k rõ ràng. Vài lời góp ý. Cảm ơn!

    ReplyDelete