Trịnh Lữ dịch nhan đề "The Great Gatsby" thành "Đại gia Gatsby". Nghe hơi buồn cười. Chữ "Great" trong "Great Gatsby" có ý nghĩa rất mơ hồ, như phảng phất ký ức về một thời những con người "vĩ đại" đã chết, lại vừa hơi có ý châm biếm. Chỉ tên sách cũng có thể gợi ra những vấn đề khó trả lời: Rút cục, Gatsby có vĩ đại không? Nếu quả thực Gatsby vĩ đại thì cái gì đã khiến anh vĩ đại.
Great có thể coi là "Đại" nhưng "Đại" không có nghĩa "Đại gia". Chữ "Đại gia" không rõ nguyên gốc thế nào, nhưng giờ trong tiếng Việt hàng ngày chỉ được hiểu đơn giản chỉ là tỷ phú lắm tiền (thậm chì còn hơi có hàm ý coi thường về mặt văn hóa) trong những cụm từ như "đại gia và chân dài". Hiểu The Great Gatsby thành "Đại gia Gatsby" e là đã chệch khỏi dụng ý của Scott Fitzgerald. Trên Nhã Nam có đoạn này đọc cũng buồn cười "Ấn bản The great Gatsby lần này của Nhã Nam, do dịch giả Trịnh Lữ chuyển ngữ và cũng là người lựa chọn nhan đề. Dịch giả tin rằng, nhan đề này là phù hợp nhất với cuốn sách và cũng giúp người đọc Việt Nam hình dung chính xác hơn về nhân vật chính Gatsby - như người Mỹ từng hình dung về chính F. Scott Fitzgerald và Gatsby."
Chưa nói tới việc dịch như thế là chính xác hay không thì trong quan niệm dịch của Trịnh Lữ, tôi đã thấy có vấn đề. Cái quan trọng không phải là để người VIệt Nam hiểu về Gatsby như người Mỹ hình dung về Gatsby (còn hình dung về Scott Fitzgerald thì liên quan g. Người Mỹ có hình dung về Fitzgerald như đại gia hay tiểu gia thì cũng chẳng quan trọng gì tới việc dịch tên tác phẩm?). Cái quan trọng khi dịch nhan đề là làm sao chuyển tải chính xác nhất cái mà Scott Fitzgerald muốn nói. Người dịch cần đóng vai trò trung gian, làm sao để truyền tải rõ ràng, chính xác nhất những gì tác giả muốn nói, chứ không phải là "hướng dẫn" người đọc hiểu nó như ý dịch giả muốn.
free counter
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
"Người dịch cần đóng vai trò trung gian, làm sao để truyền tải rõ ràng, chính xác nhất những gì tác giả muốn nói" - nhất trí cao!
ReplyDeleteĐọc Linh đã lâu, rất thích. Chúc Tết vui, dù ở nơi nào...
Em cũng rất thắc mắc về tựa đề này. Nhưng vẫn mua về 1 quyển. :P
ReplyDeleteDạo này mình ít khi lượn blog,hôm nay lươn lờ lại đọc được entry mới của bác Linh. Mà hình như bác Linh cũng ít lốc liếc hơn thì phải? Tôi đồng ý 100% với quan điểm của entry này ! Ông TL trước đây tôi cũng rất có cảm tình (với 2 dịch phẩm Con nhân mã trong vườn và Truyện của Pi), nhưng càng về sau càng thất vọng về ổng, kể cả quan điểm chính trị (bài viết về Dương Thu Hương đi trên talawas), nghệ thuật (nhẩy cả vào chuyên ngành mà tôi tin chắc ông chỉ ở trình A,B,C mà múa gậy vườn hoang. Thật buồn) và trong chính chuyên môn của ông là dịch giả (như cuốn truyện ngắn Úc(song ngữ), chẳng hạn). Có lẽ chỉ ở những xứ quái đản như VN mới sinh ra thứ tri thức quái đản như vậy. Channnnnnnnnnnnn !
ReplyDeletesorry, viết bị thiếu chữ, xin bổ xung: (nhẩy cả vào chuyên ngành mà tôi tin chắc ông chỉ ở trình A,B,C là chủ nghĩa Hậu hiện đại mà múa gậy vườn hoang)
ReplyDeleteMình cũng thấy cái nhan đề Đại gia ...nghe chướng quá, nhất trí với bạn Linh : "...phảng phất ký ức về một thời những con người "vĩ đại" đã chết, lại vừa hơi có ý châm biếm. Chỉ tên sách cũng có thể gợi ra những vấn đề khó trả lời: Rút cục, Gatsby có vĩ đại không? Nếu quả thực Gatsby vĩ đại thì cái gì đã khiến anh vĩ đại. ..."
ReplyDeleteCông nhận bạn Linh lựa từ chính xác, nhất là cái ý "châm biếm ..." truyện này đọc đúng là cười ra nước mắt, kể cả cái lố bịch của Gasby cũng bi thảm và ...vĩ đại !
Tạo ra cãi nhau về tên sách cũng đã là thành công rồi - với một loại sách xưa như thế. Quyển của NXB Văn học (hay HNV) in không bản quyền cách đây 2 năm còn chình ình ngoài hiệu sách - chắc cũng dở nếu cùng tên chăng.
ReplyDeletePeople who have different opinions than you are not worse people than you. Be open.
ReplyDeletehíc đọc title book The Great Gatsby, rồi đọc title dịch Đại gia, sao không thấy khớp gì cả???
ReplyDeleteTít dịch qua tiếng việt không hợp với ý của tác giả đặt vào title của ông,
Người dịch dịch cái tít nó thật với cốt chuyện quá, làm mất hay
Mời anh chị em xem phim lậu nè ^^
ReplyDeleteThe great gatsby (thắng 2 giải oscars)
http://static.youku.com/v1.0.0002/v/swf/qplayer.swf?VideoIDS=XMjgzMDUzMTI&embedid=-&showAd=0
Theo tớ thì Trịnh Lữ không phải là dịch giả xoàng, và là người rất thận trọng, nên ông dịch nhan đề như thế ắt hẳn có chủ ý, lý do riêng.
ReplyDeleteTớ quan niệm hơi khác về dịch thuật, đây là công việc không thể làm thoã mãn tất cả mọi người, mà là công việc trước hết nhằm thoã mãn chính bản thân người dịch, làm cho chính mình vừa ý, chính mình cảm thấy sung sướng, chính mình đang thưởng thức tác phẩm theo cách riêng.
Dịch thuật là công việc sáng tạo, tuy không phải sáng tác, nhưng không thể thiếu dấu ấn cá nhân.
Mình chưa đọc tiểu thuyết trên nên không biết nội dung và do đó không nhận xét gì nhiều về cách đặt nhan đề.
Giờ chẳng biết Grape Field đang ở đâu và nàng ấy đang làm gì.
:) đáng quan tâm theo dõi, tôi có 2 quyển ông này dịch, Rừng Nauy và Trần trụi với văn chương .
ReplyDeleteThực ra chuyện dịch thuật là rất chủ quan (subjective), trừ những sai lầm về nghĩa, còn lại cách chuyển ngữ những cụm từ không có trong ngôn ngữ đích thể hiện sự sáng tạo (tạo ra phiên bản gần tương đương trong ngôn ngữ đích – có lẽ không bao giờ có 100%)...vì vậy cách hay nhất để phê phán một cách dịch là đưa ra phương án cạnh tranh/thay thế, vậy bạn Linh có phương án nào chưa (theo tôi- chưa đọc Great Gatsby) nhưng thấy chữ Đại gia cũng có ý hơi châm biếm đấy chứ ?
ReplyDeleteDịch là "Đại gia Gatsby" thì cũng chả sai nhưng chỉ phải tội không đúng với văn phong của cuốn Great Gatsby.
ReplyDeleteTớ chưa đọc nhưng theo entry của bạn Linh và comment của vn-roo 2, tớ dịch đại là "Quí Ngài/Ông Gatsby" hay (Ngài Gatsby "vĩ đại")có được không?(tớ không biết tiếng Anh như đúng là tớ không nghĩ người Mỹ hình dung về từ "Great" như người Việt hình dung về từ "Đại gia")
ReplyDeleteXem blog anh đã lâu...
ReplyDeleteEm thiển dịch "Đại Gatsby" hay "Gatsby đại hiệp" được hông anh?
Nice day and happy new year đến anh nhé...
Ở đây có một bản dịch khác : http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=6784
ReplyDeleteHồi xưa em đọc một cuốn có nhan đề Gatsby vĩ đại. Giờ đọc nhan đề Đại gia Gatsby tự nhiên thấy khó chịu kinh.
ReplyDeleteUh, hom qua vua nhin thay cai tua sach nay, dang dinh than phien thi ban Linh da co y kien ngay. Theo Linh thi nen dich the nao cho thoat y? To thi vote cho (Ngài Gatsby "vĩ đại") cua Korolbo. Chuc Linh nam moi nhieu tien mung tuoi nhe, hihi.
ReplyDeleteNgười đi sau thì nhất định phải chịu sức ép từ người đi trước thôi. Khi mà nhu cầu có một cái nhan đề khác đi (nhu cầu này xét cho cùng là chính đáng) thực sự lớn thì cái sức ép kia lại càng lớn hơn nữa. Tôi cũng đã thử nghĩ xem nếu mình phải lựa chọn thì sẽ thế nào. Chắc sẽ không phải "đại gia" nhưng cũng gần gần thế, "đại nhân" chẳng hạn. "Đại gia" thì bây giờ hay bị hiểu thành một hàm nghĩa khác nên việc chịu nhiều phản ứng cũng là dễ hiểu.
ReplyDeleteTrịnh Lữ là ai? Phải chăng là một bạn đọc của các báo chuyên viết về đời sống hào nhoáng ở VN? Muốn thời thượng hơn nữa, có lẽ nên dùng luôn "Thiếu gia Gatsby" cho nó hấp dẫn,chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt :))
ReplyDeleteTớ có dịp đọc vài ba bản dịch của bác này và 1 bài viêt của bác về Duơng Thu Hương. cảm giác là bác Lữ có vẻ say sưa với việc dịch thuật, tuy nhiên tiếng Việt và cách diễn đạt của bác ấy còn hơi cứng và hơi sượng, đôi khi làm ra vẻ nhí nhảnh trẻ trung or dùng từ "hiện đại" nhưng lại không hợp với ngữ cảnh hay tâm lý nhân vật. Có vẻ như bác Lữ đang hòa nhập với đời sống hiện nay của VN và nhanh tay update những từ mà bác nghĩ là mới mẻ, hay ho mà bác ấy đọc thấy trên báo đài, xinê này nọ hay từ chính giới trẻ - thế hệ 8x đời giữa - đời cuối và 9x.
Bài về Dương Thu Hương thì đọc vào chỉ thấy Trịnh Lữ mà thôi ;))
Về sức ép từ người đi trước mà bạn Nhị Linh nói, theo mình thì hãy gọi đó là sức ép từ chính tác giả và tác phẩm đối với người dịch thì đúng hơn. Ăn thua gì một cái tựa đề lặp lại, miễn sao nó đúng với tinh thần tác phẩm, đó là chưa kể tới nguyên một ruột dày nội dung bên trong mặc sức mà khai phá, làm cho khác biệt so với người đi trước.
Chữ "đại gia" ở VN có thể được hiểu như một cách nói mỉa mai nhưng song song nó cũng gắn chặt với hình ảnh những kẻ lắm tiền hám gái, xôi thịt, thích ăn chơi hưởng lạc trong bối cảnh VN và vẫn được báo chí tô điểm bàn tán kể lể mỗi ngày. Có nghĩa là một hình ảnh hết sức trần tục, phàm tục, trần trụi,trọc phú,lố bịch và tầm thường.
Nêu dịch và hiểu theo nghĩa đó thì rõ ràng chữ "đại gia" đã làm giảm đi hoặc thay đôi ý nghĩa nhân vật và tác phẩm The Great Gatsby.Dùng một từ mà ý nghĩa và cách hiểu của nó đã được mặc định cứng đờ trong rộng rãi quần chúng để áp vào tác phẩm văn học rất "lung lnh ảm mộng" thì quả thực là chán.
Có lẽ ông Trịnh Lữ nên ngừng đọc các báo chí VN để tránh việc update lệch lạc một số từ vựng vào từ điển dịch thuật của mình :))
P.S: có thực nhan đề Đại gia Gatsby là do ông Trịnh Lữ chọn? Xét về khía cạnh marketing thì Nhã Nam có cho là nhan đề này sẽ giúp sách bán chạy hơn chăng, như kiểu phim Gái Nhảy hay Những Cô gái Chân Dài ăn khách ở VN là nhớ có gái gú, nhờ những từ ngữ/hình ảnh có vẻ 'hot' và dễ hiểu, phổ biến,quen thuộc trong số đông ? Nếu thế thì quả thật đáng buồn cho bạn đọc VN. Và nếu xuát phát từ động cơ như thế, thì những bạn đọc này đã bị coi thường.
ReplyDeleteLà một bạn đọc từng đọc nguyên bản The Great Gatsby và cả bản dịch Gatsby vĩ đại không fải của Trịnh Lữ (bản giấy đen), tớ cảm thấy hơi khó chịu vì tựa đề bản dịch mới này.
Các từ Hán Việt khi được người Việt Nam dùng thường gắn liền với một ngữ cảnh cụ thể nào đó, nên có sự phân hóa trong sắc thái biểu cảm, hoặc theo nghĩa tiêu cực hoặc tích cực, mặc dù nghĩa nguyên thủy của các từ đó là giống nhau. Ví dụ kiên cường hay ngoan cố, đặc công hay biệt kích, hậu quả hay hiệu quả đều có nghĩa đen giống nhau. Từ "đại gia" cũng vậy, nghĩa đen của nó là "hộ lớn", nhưng ý chỉ một người có vai vế quyền lực tiền bạc, là tay cự phú trong vùng. Gần đây từ này thường được gắn liền với những người giàu có vung tiền không tiếc tay trong xã hội Việt Nam, và thường đi với "chân dài".
ReplyDeleteTheo mình thì tựa sách cũng giống tựa phim, cứ thoải mái mà dịch, "vô gian đạo" (ý nói tà hay chính là tương đối) khác hoàn toàn "vô gián đạo" (con đường không gián đoạn), nhưng vẫn hay, vẫn hấp dẫn.
Plot của cuốn tiểu thuyết chạy xung quanh vấn đề "the dream to be reach" của Nick và Gatsby. Nick quen Gatsby, Gatsby từng rất nghèo, nhưng biết cách biến anh ta thành 1 đại gia, ở trong một biệt thự hòang tráng. Nick nhìn thấy xung quanh Gatsby có rất nhiều người, và Nick cho rằng Gatsby phải là 1 người rất quan trọng, "tầm cỡ". Nick nhìn vào Gatsby để thúc đẩy tinh thần làm giàu của mình.
ReplyDeleteA great man. The great Gatsby. And maybe he is. Gatsby was a poor boy but made himself great.
He transformed his dream to get rich, and not to be poor anymore. That makes him great.
Dịch chữ "great" thế nào cho hợp, thì BH chịu.
Nhưng mà em nghĩ cần dịch nó theo nghĩa "lạ thường". Chứ đánh tọet 1 cái "đại gia" luôn, chẳng có còn ý nghĩa "mơ mộng" gì nữa.
ReplyDelete@Pink: Nhan đề là do TL chọn nhé. Nhã Nam chỉ tôn trọng dịch giả thôi. Hơn nữa, hai chữ Đại gia bây giờ bị hiểu theo nghĩa hẹp hơn, nhất là do báo chí thường xuyên dùng với ý mỉa mai nên tạo nên cảm giác khó chịu, :)
ReplyDeleteỜ, cá nhân mình cũng không thích cái tựa đó. :D
Đọc thêm ở blog Nhã Nam: Lời người dịch "Tôi ghét tất cả các nhân vật trong The Great Gatsby, trừ người kể chuyện. Tôi cho rằng Nick Carraway là hóa thân văn chương tuyệt luân của F. S. Fitzgerald."
ReplyDeleteĐọc câu này có thể thấy là Trịnh Lữ không ưa Gatsby. Thật khó tin là ai đó lại có thể ghét được một nhân vật tuyệt vời, ngây thơ, trong sáng, cao thượng và đầy bi kịch Gatsby. Gatsby chính là một hiện trưng cho sự vĩ đại của nước Mỹ, một sự vĩ đại mà Nick (và Fitgerald) vừa ngưỡng mộ, vừa ghen tị, vừa luyến tiếc và thương cảm. Và người ghét Gatsby ấy lại là dịch giả tiểu thuyết tuyệt vời mang tên Gatsby. Có thể vì thế nên Trịnh Lữ nhất định tước đi chữ "Great" của Gatsby để thay vào chữ "đại gia" trơ trẽn.
Ban nao hieu nghe thuat voi Hau hien dai (hon ong Trinh Lu) xin cho minh duoc nghe vai y kien cu the ly giai voi. Lau nay minh khong duoc nghe loi hay y dep nao, van dang lay lam buon phien.
ReplyDeleteBan nao hieu su vi dai cua nuoc My thi cung cho minh nghe vai vai y kien voi. Minh chua buoc chan sang My nhung cang ngay cang thay no rong tuenh toang nhu cai thung phi day (nhieu xeng => mua duoc nhieu nguoi, nhieu thu, nhung san pham cua ban than nguoi My thi rong tuenh toang).
@Xốt: chưa cần biết nước Mỹ vĩ đại thế nào, chỉ cần nhìn sơ sơ cũng thấy nước Mỹ là nơi đào tạo của hàng loạt các quan chức, nhà khoa học, giáo viên, vận động viên thể thao...của nhiều nước châu Âu, châu Á (VN là điển hình nhất hehe). Còn so về sự rỗng tuếch mà huênh hoang như thùng phuy thì tớ thấy VN ta mới là một thùng phuy chính hiệu. :)) Và thật sự mà nói, nước Mỹ cũng cóc cần quan tâm đến thế giới có nghĩ mình vĩ đại hay không mà chỉ làm điều họ muốn làm và có lợi cho họ.
ReplyDeleteNếu Trịnh Lữ không ưa hay ghét bạn gì Gatsby như lời bác Linh thì tớ thấy hay chứ. Yêu ghét một nhân vật trong tác phẩm văn học không phải là điều tồi, nó thể hiện người thưởng thức có độ nhập tâm cao.
ReplyDeleteSiriu@: việc nước Mỹ đào tạo một loạt nhân viên cho cả thế giới không có nghĩa nước Mỹ sâu về văn hóa. Mình không phủ định trình độ của nước Mỹ trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, mình chỉ chê văn hóa tầng cao của nó, nhất là những người đẻ ra ở Mỹ làm văn hóa.
ReplyDeleteKhi chê nước Mỹ, thì đối tượng để mình so sánh là châu Âu, nhất là Đức, Anh, Pháp. VN không phải là nước mình đem ra để so sánh về văn hóa với bất kỳ nước nào khác, vì mình không nghĩ VN có văn hóa đáng để đem đi so sánh.
Tất nhiên nói về nghệ thuật thì khen chê là chuyện chủ quan và có ảnh hưởng của các cảm nhận gần. Gần đây mình nghe nhạc Cage, xem triển lãm Koons, xem phim Holywood (rồi phim Rumani, phim Ý, phim Anh làm). Phải nói thật là thưởng thức nghệ thuật Mỹ xong bực kinh khủng, có cảm giác như bị lừa tiền bởi các con buôn siêu hạng.
Mình thì tin là nước Mỹ có quan tâm đến việc người khác đáng giá họ như thế nào. Thậm chí hơi quá, chẳng hạn ở Mỹ chính trị gia ai cũng phải có lý lịch sạch bong.
-------------
Thôi chúng ta nên bắt đầu đọc trang 1 đi các bác :)), sau đó phê bình cả thể, có mỗi cái tựa thì biết phê cái gì.
ReplyDelete- Gì thì gì, tôi vẫn rất trân trọng các đóng góp về dịch thuật của bác Trịnh Lữ --- xin đừng vì một chữ mà hất đổ toàn bộ công lao nhiều năm qua của bác
ReplyDelete- "Đại gia" ? "Đại" ? "Vĩ đại" ? "Thíếu gia" ? --- cái gì đúng với nguyên tác tiếng Anh nhỉ ? Các bác nào chưa đọc tác phẩm, xin chớ kết luận vội
Tớ không đồng ý với bác Trịnh Lữ. "The great Gatsby" trước hết là một chuyện tình lãng mạn về một người đàn ông nuôi một tình yêu rất đẹp trong quá khứ, dù xa cách không gặp mặt người yêu 6 năm ròng, dù nàng đã đi lấy chồng, nhưng anh vẫn nuôi mộng làm sống lại hạnh phúc tuyệt vời đó của quá khứ bằng cách giành lại được người yêu, và đã dâng toàn bộ sự sống, mục đích sống, mọi hơi thở của anh để cố gắng đạt được mục đích ấy, khát vọng làm giàu của anh cũng chỉ để làm nhịp cầu dẫn tới người anh yêu, mua ngôi nhà lớn phía bên kia vịnh của nhà người yêu để luôn được nhìn thấy ngọn đèn với ánh sáng xanh từ cây cầu trước cửa nhà nàng như ánh sáng của lòng hi vọng, tổ chức tiệc tùng cho người lạ chỉ mong rằng một ngày nào đó, người yêu sẽ tình cờ dự bữa tiệc. Cùng với lòng tôn thờ vẻ đẹp lung linh của quá khứ, anh từ chối nhận ra rằng quá khứ là điều không thể lặp lại, từ chối một sự thật là giấc mơ tình yêu tuổi trẻ đã qua rồi, từ chối nhìn ra hình ảnh thực hiện tại của người anh yêu. Một người dâng hiến mọi thứ của mình cho tình yêu như vậy ắt phải là một người không ích kỉ, phải là một người cực kỳ lãng mạn, là người ngây thơ tin tưởng vào những điều tuyệt đẹp, dù đó chỉ còn là ảo tưởng mà thôi, dù anh là người cuối cùng và duy nhất tin vào điều đó. Đó chính là cái "great" ( lớn lao, vi dai) của Gatsby.
ReplyDelete"Great" còn có ý nghĩa khi đặt vào khung cảnh cách dẫn chuyện của tác giả. Suốt nhiều trang đầu, nhân vật "Gatsby" này chưa xuất hiện, mà mọi người chỉ nghe nói về anh ta, nào anh ta rất giàu, anh ta hình như đã từng giết một người, anh ta có một nguồn gốc rất cao sang, anh ta đã từng học ở Oxford...vvv. Những tiếng tăm này đã khiến hình ảnh Gatsby trở nên bí ẩn, và người đọc tò mò muốn xem Gatsby có "great" như là lời đồn đại hay không. Nhưng đây có lẽ chỉ là một phần tô điểm chứ không phải ý nghĩa chính của "great".
Khi dịch sang tiếng Việt là "đại gia" Gatsby, Trịnh Lữ đã tước đi những ý nghĩa phân tích trên của hình ảnh Gatsby. Bởi "đại gia" gợi trong tâm trí người Việt là một người giàu, ăn chơi sang trọng, và thường là không có giá trị tinh thần. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, "đại gia' hàm ý mỉa mai có ý xấu, kiểu giàu mà rỗng tuêch. Đành rằng Gatsby rất giàu, nhưng không phải vì thế mà Gatsby "great".
Còn Gatsby của F.Scott Fitzgeral thì "đáng giá bằng tất cả bọn chúng hợp lại" ( worth the whole damn bunch put together) theo lời tác giả mượn một nhân vật tả, bởi vì Gatsby có một " món quà khác thường của lòng hi vọng, một lòng tin sẵn sàng vào sự lãng mạn mà tôi chưa từng thấy ở một người nào khác và có lẽ sẽ không bao giờ tìm thấy lại nữa" ( it was an extraordinary gift for hope, a romantic readiness such as I have never found in any other person and which it is not likely I shall ever found again).
Vì vậy, dịch "The great Gatsby" thành "Đại gia Gatsby" thật không công bằng với Gatsby, va hoan toan hieu sai dung y cua tac gia.