- Ngày 1/1/2009, 2 Tổng biên tập hai tờ báo có lượng độc giả lớn nhất nước bị buộc thôi việc. Theo một thông tin không chính thức thì hai tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên chiếm khoảng 70% lượng độc giả trong cả nước và 50% doanh thu ngành báo chí. Như vậy chỉ cần "nắm được" hai tờ này là người ta gần như có thể quyết định được việc báo viết Việt Nam viết gì cho 84 triệu người dân cả nước.
- Trên Tuổi Trẻ đăng rõ ràng về việc ông Lê Hoàng và ông Nguyễn Công Khế bị thôi chức, nhưng không nêu lý do. Thêm nữa, còn có ông Nam Đồng, TBT tờ Pháp luật TP HCM và bà Nguyễn Minh Hiền, TBT Doanh nhân Sài Gòn nghỉ hưu (không rõ nội tình có sự vụ gì không). Trên Thanh Niên chỉ có một thông báo ngắn về việc "ông Nguyễn Công Khế - Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN tập trung thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch HĐQT Công ty truyền thông Thanh Niên và Giám đốc Hãng phim Thanh Niên". Đáng ngạc nhiên là trong bài này không nêu việc ông Nguyễn Công Khế bị thôi chức TBT mà chỉ là ông tập trung làm việc khác? Tuy vậy, trong danh sách BBT báo Thanh Niên đã không còn tên TBT mà chỉ còn tên hai Phó TBT. Kết quả tìm kiếm "Nguyễn Công Khế" trên Thanh Niên Online mang lại 512 kết quả về vị TBT 20 năm này nhưng có vẻ như những tin bài viết về ông trên tờ báo của ông đã khá thưa thớt trong thời gian gần đây.
- Trên blog, đáng chú ý nhất có bài của Osin về Tuổi Trẻ (vì một lý do nào đấy, Osin không đưa ra nhận định của mình về Nguyễn Công Khế và báo Thanh Niên). Bài viết này nêu ra một số nội tình trong báo Tuổi Trẻ, kể cả những xung khắc trong nội bộ BBT báo này. Cụ thể, theo Osin thì cựu TBT Lê Văn Nuôi "tọa sơn quan... Vĩnh Phước" (hai cựu phó TBT báo TT là Quang Vĩnh và Sơn Phước cũng mới bị rời khỏi tờ này trong năm 2008), còn cựu TBT Lê Hoàng là người "đưa" Quang Vĩnh ra khỏi báo Tuổi Trẻ. Bài viết của Osin, một nhà báo và blogger rất có uy tín đồng thời cũng là cựu phóng viên Tuổi Trẻ không rõ có gây ra sóng gió nào đấy trong làng báo Việt Nam không? Nhưng ít nhất, nó cũng hé lộ ra cho người đọc bình thường chút gì đấy trong nội tình báo chí Việt Nam.
(Cũng nói thêm, có một điều tôi thấy rất buồn cười khi trước một số nhận định về báo chí của "người ngoài cuộc", một số nhà báo thường nhảy dựng lên rồi phát biểu kiểu như bạn không biết gì thì đừng có nói...Bản thân tôi đã gặp phải tình huống này không ít hơn 3-4 lần trên blog mình từ một số nhà báo khi nhận xét về báo chí. Nếu so sánh với phản ứng của người bán hàng khi người mua nhận xét về sản phẩm mà họ mua, hay nhận xét về tính chuyên nghiệp của người bán hàng thì hẳn sẽ thấy được sự "buồn cười" đó).
- Trên blog của phóng viên TT, tin này không gây xáo động và bức xúc như hồi xảy ra vụ Nguyễn Văn Hải, có lẽ vì đó là tin được biết trước và đã có một sự chuyển đổi tâm lý nhằm thích ứng với tình thế, chấp nhận sự việc chứ không như trước đây. Blog Thủy Cúc, một trong số ít những nhà báo thường thể hiện sự bức xúc một cách thẳng thắn trên blog mình, viết entry có nhan đề "Ngoan cũng bị đánh" không rõ có phải ám chỉ tới vị cựu TBT Lê Hoàng không? Hai nhà báo nổi tiếng và cũng bị thanh trừng trong năm 2008 bằng cách cách chức, tước thẻ là Bùi Thanh, cựu phó TBT Tuổi Trẻ và Hoàng Hải Vân, cựu Tổng Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên cũng có bài viết chia sẻ với các vị cựu sếp của mình. (Không rõ Bùi Thanh có phải là người thay thế vị trí của Quang Vĩnh không?).
Hoàng Hải Vân viết "cả Hội trường báo Thanh Niên chiều nay đẫm nước mắt". Nghe ra thì thật bi kịch nhưng cũng không kém phần trớ trêu. Xem ra năm 2008, các nhà báo phải khóc hơi nhiều. Tôi nhớ là khi xảy ra vụ Hải- Chiến, không rõ báo Thanh Niên hay báo Tuổi Trẻ cũng viết là văn phòng đại diện của họ ở Hà Nội đẫm nước mắt. Chẳng nhẽ các nhà báo mau nước mắt thế? Nhưng cũng dễ hiểu bởi khi có sự việc xảy ra như thế, thì có lẽ "nước mắt" là thứ duy nhất còn sót lại của một "quyền lực thứ tư"? Nhưng ngay cả quyền khóc của họ cũng bị cấm. Bùi Thanh, Hoàng Hải Vân vài tháng trước và Lê Hoàng, Công Khế lúc này đều bị bay chức một phần vì tội "dám khóc to" khi người của họ bị bắt. Trong xã hội chúng ta ngày nay, hình như mỗi công dân chỉ được phép khóc thầm, còn muốn khóc to thì phải có giấy phép (hữu hình hay/và vô hình) và phải đúng định hướng "khóc". Ví dụ khóc như đạo diễn Minh Chuyên, tác giả "Linh hồn Việt Cộng" là khóc đúng định hướng (nên nếu có sai sót, bịa đặt hay xuyên tạc đi chăng nữa thì cũng cần thông cảm và chia sẻ). Còn khóc như báo Tuổi Trẻ "khóc" Văn Hải khi trước là chệch hướng, cần phải nghiêm khắc xử lý.
Đối với các công dân-nhà báo thì yêu cầu "khóc theo định hướng" càng cần phải quán triệt, vì các công dân này ngoài sự điều chỉnh của pháp luật XHCN, còn chịu sự chỉ đạo của Bộ 4T là Bộ chuyên lo cấp phép khóc cười và Ban Tuyên giáo TW. Nghe nói, trong quy định quản lý blog sắp được ban hành, sẽ có những quy định riêng về việc khóc và cười của các nhà báo trên blog cá nhân của họ.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
bóc tem nè ... đọc sau
ReplyDeletenc mat chi de khoc nhung lanh tu VN vi dai vua qua doi :D
ReplyDeleteÝ tưởng "khóc theo định hướng" của bác rất hay.
ReplyDeleteSau này không biết có "cười theo định hướng" không ta? Hay có từ lâu rồi?
Dạo gần đây em quyết tâm không đọc vnexpress, một tờ báo em đã đã đọc nhiều năm, vì tin hoa hậu và xì căng đan nhiều quá, dẫu em luôn luôn là fan trung thành của các tin như thế.
ReplyDeleteThanh niên và tuổi trẻ hay nhân dân thì em không đọc vì em nghe nói mấy báo này xàm. Hiện em đang khủng hoảng muốn tìm 1 tờ báo đọc mừ hổng biết đọc báo nào, các bác làm ơn giới thiệu giùm em.
Đầu năm. happy new year các bạn.
Vài blog của một số nhà báo đóng cửa rồi. Kh biết sau khi TW ra quyết định, blog chắc biến thành "đền Bà Đanh" quá.
ReplyDeleteBài viết của NB Nguyễn THế THịnh cũng hay
http://blog.360.yahoo.com/blog-5TDLr8wlc6.tURSM5c0nH1Iw?p=3392&n=28500
Bên blog của Osin, chú HĐ có xóa 3 comment của Bố Cu Hưng, BH chưa kịp đọc.
Ai bảo TBT Thanh niên và Tuổi trẻ bị buộc thôi việc vì khóc sai định hướng thế? Báo chí ở VN là cơ quan truyền thông của Đảng và chính phủ, chứ có phải là tượng đài chống tham nhũng đâu mà các bạn nhà báo cứ tự ảo tưởng thế nhỉ.
ReplyDeleteKhông có mấy cái vụ khóc lóc kia, thì 2 anh TBT cũng lên đường thôi. Cứ lo đi đánh người mà lưng mình không chịu phòng bị, thì trước sau gì chả dính chưởng.
Khi một ông nhớn nào đó trong làng báo ra đi, đó là cơ hội để các nhà báo lớn bước lên xác đồng nghiệp mà dạy đời. Các nhà báo đang tìm khoái cảm để tự huyễn hoặc mình về "quyền lực thứ tư" trong việc tung ra những trận đòn thù nhằm vào nhau mà chẳng hề ý thức về thân phận của mình, thân phận của những kẻ phó thác đầu mình cho người khác, thân phận của những công cụ (mà hình như cũng không ít nhà báo nhớn đã tự thừa nhận mình là công cụ rồi đấy thôi).
ReplyDeleteSự u mê hay lòng hẹp hòi vị kỷ đã khiến các nhà báo chỉ biết nhìn ngang và nhìn xuống, rồi lao vào nhau hùng hục trong cơn hỗn chiến điên loạn, họ chẳng biết hay chẳng dám nhìn lên và cũng không nhìn vào chính mình để xem lại cái thân phận của mình coi nó ra làm sao. Thế nên làng báo Việt Nam mãi luẩn quẩn trong cái cũi mang tên "tự do trong khuôn khổ".
Đọc bài này tự dưng nhớ bài hát “Con mắt còn lại” của TSC: “Còn hai con mắt khóc người một con. Còn hai con mắt một con khóc người… Con mắt còn lại là con mắt ai. Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài…”
ReplyDeleteNghề nào cũng có cái nghiệp. Mừng là bạn Linh không theo nghề báo, không là nhà báo!
Em không thích cuộc đấu đá này. Nó chẳng là gì khác ngoài sự thể hiện rằng người ta muốn…cắn nhau vào những lúc địch thủ suy yếu nhất. Đừng nói gì về ông Khế, dù sao, ông ta đã đưa TN từ 1 tờ bản tin Đoàn chán ngắt thành một tờ báo lớn hàng đầu VN. Em đã đọc bản tin của Thanh Niên năm 1986, năm tờ báo thành lập. Em cảm nhận được sự trưởng thành của nó. Ko có cái lí đúng nào bằng cái lí tờ báo đã dần trưởng thành. Vào giai đoạn này, sự phán xét biến tất cả thành kệch cỡm, thù địch. Sao những nhà báo ở lại không tiếp tục con đường thông tin mà những tiền bối đã tạo ra? Tại sao luôn là cuộc phán xét uất ức và cắn cấu nhau?
ReplyDeleteOh, sorry, "Trinh Cong Son" chu khong phai TSC.
ReplyDeleteHaiz không biết ông bộ 4T (nghe như Diana for teen ấy =)) ) có cấm việc sử dụng các emoticon kiểu :D hay :)) vì tội nó không theo đúng định hướng XHCN ko :-??
ReplyDelete"Das Leben der Anderen" 2 (2009)
ReplyDeleteTớ nghĩ vụ này đơn giản chỉ là bài thay thế tay chân thủ hạ của 4T vào mấy tờ báo nói trên. Như thế, mấy tờ báo kia không khéo thành tay chân của Hợp, nếu Hợp nghiêng về phe nào trong Bộ chính trị thì phe kia cũng mệt. Nghe bảo Hợp thuộc về phe Mạnh.
ReplyDeleteQuy trình chống tham nhũng thường là tin tức nội bộ được tung ra, báo chí nhảy vào, đưa tin tức ra công luận, chính quyền không thể làm ngơ được và buộc phải xử lý. Sau vụ Hải Chiến, các nhà báo cảm thấy không gì có thể bảo đảm được thân phận cũng như chính nghĩa của mình, cho nên xu hướng có thể nhận thấy là họ ít mạo hiểm hơn, không những nghĩ nhiều hơn cho bản thân mà còn gia đình người thân nữa. Bởi vậy, sự nghiệp chống tham nhũng ở VN ngày càng tệ hơn, bế tắc hơn. Thậm chí ngay cả khi có chỉ đạo đánh vụ nào đó từ Hợp ở trên truyền xuống cho các thủ hạ là tổng biên tập dưới này, thì cũng không có gì đảm bảo các phóng viên sẽ nhiệt tình và xả thân như trước đây, thì sự thể sẽ chả nên cơm cháo gì. Hiện tại trong nhân dân có suy nghĩ là đã hết thuốc với tham nhũng, nhưng, tình hình kinh tế lại không có gì sáng sủa, giá dầu thô giảm, xuất khẩu giảm, kiều hối giảm, lạm phát vẫn cao. Chẳng có gì sáng sủa. Trước đây một vài năm, khi kinh tế còn thượng phong, người dân có thể dễ dàng bỏ qua chuyện tham nhũng, nhưng tình hình giờ có vẻ khác.
Dạo trước, tuyển VN đoạt AFF cup, dân ta tuy đang đau khổ nhưng cũng có cơ hội thủ dâm tinh thần đôi tí. Đáng tiếc là AFF cup không được tổ chức mỗi tháng một lần.
Nhớ ngày nào đất nước mới thống nhất, và vì tại...trời đày nên cả nước ngất ngư, thiếu đói, đói xanh cả mặt. Vậy mà cứ giở bất cứ tờ báo nào ra xem, đố ai có thể tìm thấy một gương mặt buồn trên báo chí. Từ các vị lãnh đạođến anh công nhân, bác nông dân, phu xích lô,từ cụ già đến em bé, ai cũng cười toe toét trên những trang báo khắp nưóc, nỗi buồn " bị mất tích " như có phép lạ, không bao giờ (dám)thấy xuất hiện trên báo chí. Đến khi VN ta ăn theo đồng chí Goọc ba Chốp hô hào "nói thẳng nói thiệt" báo chí bắt đầu kêu gào..."quyền được buồn".Vậy hoá ra từ trước, buồnhay biểu hiện nỗi buồn là...tội phạm !!
ReplyDeleteVậy mà kỳ này, tiễn đưa hai TBT của hai tờ báo bị "trên" cách chức được mô tả là...đầy nước mắt. Vậy là về phương diện ăn nói, dân ta được hưởng nhiều...tự do lắm rồi. Còn đòi hỏi gì nữa chứ?
Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy chua xót...
ReplyDeleteBạn CàRem có thể đọc VietNamNet, TuanVietNam, Viet-Studies và cuối cùng là BBC (vâng, cuối cùng thôi :D ) -> mấy cái mà bác Linh thỉnh thoảng có nhắc tên.
ReplyDeleteBlog 360 của NB Hoàng Hải Vân ở đây, NB này có viết 1 bài phản biện bài viết của Osin
ReplyDeletehttp://blog.360.yahoo.com/blog-4wzuHF8_c6dHOBNY1bxQ.86V
Chào mừng anh Chánh Văn làm TBT Thanh niên
ReplyDeleteKhóc theo định hướng - cụm từ này quá tuyệt!
ReplyDelete@Huy Trương: Chánh Văn nào? Đoàn Công Huynh à?
ReplyDeleteCái Yahoo 360 này cũng sắp đóng cửa chứ ko thì khéo blog của anh Linh cũng bị đóng mất. :D
ReplyDeleteAnh lam em nho den cai show "khoc co dinh huong" cua em be Vang Anh.
ReplyDelete"Như vậy chỉ cần "nắm được" hai tờ này là người ta gần như có thể quyết định được việc báo viết Việt Nam viết gì cho 84 triệu người dân cả nước."
ReplyDeleteNhận định này và "phát hiện" về "định hướng...khóc" vẫn theo dòng Tư duy Xin - cho quá. Nếu theo TTXVN, thì ngay cái nơi có quyền ...ban phát nhiều nhất ở VN, là đảng cầm quyền thì những gì "loa" ra bên ngoài đến thời điểm này của Hội nghị TW 9 đang là...Lắng nghe Dân để "sửa mình" mới chết! Vậy, Dân có cần duy trì tư duy Xin - cho nói trên không nhỉ?
Có blog để mọi người khóc không theo định hướng rùi còn gì! Giờ blog cũng bị quản lí thì chỉ có đường nằm kêu i ỉ thôi!
ReplyDeletetình cờ đọc được bài này viết về sự kiện trên :
ReplyDeletehttp://lucbat.com/home.php?lan=v&id=lbganxa&code=1325
Có lẽ "chủ nhà" khi về Việt Nam cũng thực hiện triệt để khẩu hiệu "nhập gia tuỳ tục" hay "định hướng....im lặng khi cần" chăng?
ReplyDelete"khóc theo định hướng" Bác có câu này hay quá, em xin cho vào Bách khoa từ điển Vn hén.
ReplyDelete