Tuesday, July 4, 2006

Fellini's 8 1/2



Phim của đạo diễn nổi tiếng Italy Federico Fellini. Nội dung phim kể về những bế tắc của một đạo diễn phim trong việc hoàn thành bộ phim của mình và những cách giải quyết của anh ta trong mối quan hệ giữa tác phẩm nghệ thuật và cuộc đời, cũng như quá khứ-hiện tại- thế giới tưởng tưởng của người đạo diễn. Đề tài này về sau được tái hiện trong hai bộ phim cũng rất hay khác là Barton Fink của anh em nhà Coen và Adaptation của Charlie Kauffman. Cả ba bộ phim đều đáng xem, và đều để lại ấn tượng khó quên. Một cách tình cờ, tôi xem cả ba bộ phim ngược theo thứ tự thời gian chúng ra đời: đầu tiên là Adaptation, sau đó là Barton Fink, và hôm nay là 8 1/2 (cám ơn em Ếch). Trong 3 phim đó, phim nào hay hơn, thật là khó nói vì cả ba đều hay và sâu sắc cả, vừa giống mà lại vừa có những đặc điểm riêng không lẫn vào nhau. Nhưng tất nhiên về góc độ tiên phong của ý tưởng thì 8 1/2 là phim đầu tiên, ra đời trước hai phim kia khoảng 30 năm.

Thử so sánh nhé:

8 1/2: một vị đạo diễn phim gặp phải "director block", anh ta không thể kết thúc được bộ phim. Trong khi đó anh ta cũng gặp phải rất nhiều vấn đề về cuộc sống gia đình, cảm giác không thể chia sẻ với những người xung quanh, anh ta ngoại tình như một cách trốn chạy thực tế trong hoàn cảnh của một mid-life crisis. Có thể anh vẫn yêu vợ nhưng có những việc mà anh cảm thấy không thể khác được, và anh còn trốn chạy vào trong phim, trông chờ ở bộ phim như là một cái gì đó để thú nhận, đổ lỗi và được cứu rỗi. Xen lẫn vào đó là sự pha trộn theo kiểu phi tuyến tích giữa ký ức êm đềm của tuổi thơ, niềm vui, ham muốn và mặc cảm tội lỗi xác thịt ở tuổi thiếu niên cùng với các fantasy của một người đạt tới thành công nhất định nhưng vẫn bế tắc, không thỏa mãn với chính mình. Cách làm phim xen kẽ giữa quá khứ với hiện tại và tưởng tượng một cách phi tuyếtn tính đó khiến phim này hay được ví như tác phẩm Remembrance of Things Past của Proust.

Kết cục là sự tự tử về mặt tinh thần của người đạo diễn do ông ta thấy không thể làm bộ phim đó theo kiểu những người khác mong muốn cũng như không thể trông đợi vào việc làm nó như là sự lẩn trốn cho những bế tắc thực sự trong cuộc sống và trong sáng tác của ông ta. Nhưng có lẽ chính sự tự tử đó lại là sự giải thoát, trở về với chính mình và hy vọng hàn gắn (như là một sự phục sinh).

Bối cảnh: Phim này được Fellini làm ra khi bản thân ông cũng gặp bế tắc tương tự và đột nhiên ông nảy ra ý định, tại sao mình lại không làm một bộ phim về sự bế tắc của chính mình nhỉ.

 

Barton Fink: Bế tắc của một nhà biên kịch ấp ủ ước mong ước tạo ra tác phẩm lớn, có thể làm cảm động tới đông đảo khán giả. Nhưng bế tắc ở đây có lẽ là chính ở bản thân nhà biên kịch, khi thực sự anh ta không làm gì cả và có lẽ là thiếu tài năng, khi mà không thể biến được những chất liệu phong phú xung quanh vào trong tác phẩm.

Kết cục: Dù mong muốn nhưng anh ta vẫn không thoát được cái nhạt nhẽo và thông tục trong tác phẩm của mình. Bộ phim này phức tạp, có nhiều cách diễn giải kể cả ẩn ý tôn giáo, và pha vào nhiều chi tiết giễu cợt, dark humor đúng kiểu anh em nhà Coen. Cũng có sự pha trộn giữa đời thực và fantasy nhưng không có sự pha trộn với quá khứ.

Bối cảnh: Bộ phim này cũng ra đời từ "director block" của anh em nhà Coen khi họ đang dựng một bộ phim rất tuyệt khác là Miller's Crossing.

 

Adaptation: Bế tắc của nhà biên kịch khi muốn dựng một bộ phim ra ngoài thông lệ của Holywood. Ở đây, cũng giống như 8 1/2 và hơi khác Barton Fink, cuộc sống tình cảm của nhân vật chính có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới cách anh ta sáng tạo. Nhưng khác với hai bộ phim trên, trong Adaptation còn có một bản sao của nhà biên kịch, với cách giải quyết vấn đề mang tính thông thường. Chính sự xen kẽ giữa hai tuyến song song, giao nhau và nối đuôi nhau, đã tạo nên những nét mới và kịch tính của bộ phim này. Thay vì xen kẽ, lồng ghép giữa quá khứ-hiện tại- tưởng tượng thì là sự xen kẽ giữa các scenario có thể xảy ra và cho phép chúng tương tác với nhau. Sự khác biệt giữa phim và đời mờ hơn nhiều so với hai phim trên, (tên của nhân vật biên kịch Charlie Kauffman và Donald Kauffman vừa là tên nhân vật trong phim vừa là tên các nhà biên kịch của bộ phim nói về quá trình làm phim đó).

Kết cục: Kịch bản phim chính là cuộc sống của nhân vật chính. Cách kết thúc không như nhân vật chính mong muốn nhưng dường như anh ta lại tìm ra được từ đó một sự giải thoát (mặc dù có thể sự giải thoát đó có khi cũng là không thật và tồn tại chỉ để nhạo báng những mainstream values hay được nhắc tới trong phim Holywood).

Bối cảnh: Phim này cũng được Charlie Kauffman viết ra khi anh gặp bế tắc trong việc chuyển thể kịch bản một cuốn sách của Susan Orlean (cũng là nhân vật trong phim).

 

Về tính giải trí thì hai bộ phim sau có tính giải trí cao hơn 8 1/2. Mặc dù về mặt nội dung thì cả Barton FinkAdaptation đều có tính hoài nghi và giễu cợt, khác với tinh thần lạc quan và tính humor trong sáng trong 8 1/2 (nhất là ở đoạn cuối phim). Nguyên nhân thì có lẽ do đặc điểm về thời gian và địa bàn. Fellini viết phim 8 1/2 hồi những năm 60 và ở Italy, vào thời điểm và trong bối cảnh nền điện ảnh đang phát triển mạnh mẽ với nhiều xu hướng, thuận lợi cho khả năng sáng tạo và những thử nghiệm của người nghệ sĩ. Còn hai phim sau ra đời sau đó hơn 30 năm và ở Mỹ nơi nền điện ảnh khổng lồ Holywood ngày càng thu hẹp phạm vi của các phim có tính nghệ thuật và đánh giá các phim chủ yếu trên khía cạnh box office. Thế nên ngay cả các phim giễu cợt Holywood thì cũng phải có những chất Holywood trong đó, tuy việc đó có thể được bào chữa bằng lý do tăng hiệu quả giễu cợt nhưng vẫn có cái gì đó phảng phất giống một tiếng thở dài miễn cưỡng cho sự chấp nhận. Trong khi đó đoạn cuối 8 1/2 dù vẫn chưa có câu trả lời (và chắc sẽ chẳng thế nào có được) nhưng vẫn có gì đó ấm lòng hơn.

Nói thêm về yếu tố khác thì 8 1/2 cũng là phim có cinematography đẹp, độ tương phản đen trắng nhìn rất thích, và có một vẻ đẹp poetic and dreamlike. Nhược điểm có lẽ là nhiều đoạn quá dài dòng, nhưng có thể là vì mình quen với cách xem phim của những năm 2000 rồi.

Nhưng nói chung, cả ba phim này đều là những phim nên xem lại thì mới đánh giá chính xác hơn được. Chắc lúc nào đó sẽ xem lại (lúc nào thì chưa biết).

13 comments:

  1. The ma cung da 4 nam troi qua ke tu luc em xem phim nay, lan day co mot ong ban da give hint ve y tuong cua Fellini, chu neu khong thi co le den gan cuoi phim may ra em moi hieu dao dien dang lam gi.
    Vi day la phim dau tien, nen phai noi la no exceed nhung phim lam sau kieu Adaptation, nhung khong chi vi no lam lan dau tien ma vi trong Fellini van co mot kieu thinking, structure va visual expression vuot hon ve tri tue cung nhu manh hon ve bieu cam.
    Ve hinh anh va am nhac cung nhu cac y tuong mang tinh fantasy thi Fellini la master of the genre, den noi sau ong ta co ca tinh tu Fellinesque noi ve tinh chat hu ao huyen hoac cua realism made in Fellini, trong 8 1/2 co cac dien hinh la cac scene ve su be tac o doan mo dau, scene ve thoi tho au cung nhu cac scene ve nhung nguoi dan ba cua ong dao dien, tu co ban nuoc, co gai diem cho den nhan tinh cua ong ta...
    Truoc day xem La Dolce Vita cua ong ta em khong hieu lam nhung gan day xem phim tai lieu ve dien anh Y thay Scorsese comment rang Fellini la dien hinh cua tinh than thoi dai Cold war, khi nguoi ta song voi vang dien cuong trong nhung tro vui va hoan lac vo tan tuong nhu co the ket thuc ngay ngay mai trong moi hiem nguy khi hai cuc the gioi doi dau. Scorsese co noi rang cam giac nay ngay nay gan nhu kho co the hieu duoc nhung mo ta cuc ky chinh xac mental mood cua con nguoi thoi ay. Thanh ra thoi nay xem phim Fellini kieu gi cung van co choang choang truoc kieu mo ta hien thuc phan nao transcendental (khong biet dung tu gi :D) va tat nhien, cung nhieu doan cham cham gay buon ngu khong tranh khoi khi xem phim co dien.
    Ve tinh humour thi em nghi ong ta cung kha kha bi quan, phim co kha nhieu y mia mai cong nghiep dien anh, su huy hoang o cuoi phim mang tinh grotesque(?) hon. Tuy vay phim Fellini dung la van co cai am ap cua niem tin, anh co the xem them La Dolce Vita se thay rat ro trong scene cuoi.
    Em nghi 8 1/2 dac biet se luon gay rung dong cho tat ca nhung ai co lam cong viec sang tao nghe thuat hay co trai qua phan nao nhung process tuong tu, nhung be tac cung nhu nhung cach giai quyet khong ngo. Phim nay duoc coi la film director's film cung chinh xac, va Fellini duoc ton sung boi nhieu ten tuoi lon nhu Woody Allen hay Martin Scorsese cung la rat xac dang.
    Dung la can phai xem lai de danh gia, trong 3 phim nay thi chi co Adaptation la em da xem lai may lan, phim nay ages really well, cang xem cang nhat duoc nhieu chi tiet, em nghi hai phim kia cung the, hau het cac phim khac thi cu xem lan hai la chet han :D
    A em da xem Crash (finally), thay chan hon mong doi nhieu vi nghe khen nhieu qua, qua nhieu cliché, co le vi da co nhieu phim lam kieu nay truoc do, co cau truc nhung van roi rac, da ep nhan vat hanh dong kha khien cuong de noi cac manh ghep lai theo chu de phim nhung ca phim van roi rac. Phim nay khong kem lam, turns out just an OK film nhung chac kho co the xem lai lan hai, va no duoc Oscar co le vi phim nam roi qua kem.

    ReplyDelete
  2. Hom nay minh lam loi the nhi! Chac la ket cuc cua may tieng dong ho ngoi xem sach o cua hang, dang choang :D

    ReplyDelete
  3. Em Hoài Anh, anh cũng đang định xem lại Adaptation (cả 2046 nữa). Xem phim 8 1/2 này phải hết hơn nửa thời gian đầu, mình chẳng hiểu gì cả, chỉ thấy các nhân vật nói huyên thuyên với đi đứng gặp gỡ, và quá nhiều nhân vật nữa nên rất hay bị nhầm giữa nhân vật này với nhân vật kia, nhất là trong số rất nhiều cô gái của ông đạo diễn (ông này thế mà sướng, như ông ấy chắc cũng là cái fantasy của nhiều người rồi :D).
    Anh nghĩ một chủ đề của phim còn nói lên cái alienation của con người trong xã hội, nhất là của những người làm công việc sáng tạo, hoàn toàn đơn độc và khó có được sự chia sẻ với những người khác. Cái mental mood của phim có thể còn từ sự đối nghịch giữa hiện đại (phim trường xây dựng tốn kém hàng triệu đô) với truyền thống (các cảnh êm đềm thời niên thiếu trong đại gai đình)trong một xã hội thay đổi nhanh chóng khiến con người không còn biết đâu là cái identity của mình cũng như cái expectation của mình với những người xung quanh mình.
    Bên cạnh đó còn là chủ đề về conscience và guilty.

    Những cái đó anh thấy có vẻ rõ hơn là cái điên cuồng sống vội của thời Cold War. Nếu nói hoàn cảnh lịch sử thì anh có phần hiểu nó trong bối cảnh hậu chiến Thế giới thứ Hai, mà nước Ý vừa là kẻ thua trận vừa là kẻ thắng trận (trở cờ từ phe Trục sang phe Đồng minh), nó gợi nên cả mặc cảm về tội lỗi và cả sự mơ hồ của identity ở trong phim.

    Đoạn cuối phim thì anh không rõ có phải là parody hay là warm-hearted. Cũng có thể là cả hai, tùy người tiếp nhận. Đó có thể là một cách giải quyết mà tác giả propose chứ không convince người xem.

    Phim Crash lúc xem thì ấn tượng nhưng đúng là loại phim chỉ xem một lần vì không cảm thấy có lý do để xem lại. Nhưng theo các tiêu chí Oscar thì phim này phù hợp.

    Mà em HA đang đọc Kant hay sao mà nói tới "transcendental" thế :P. Nếu đúng là đang đọc Kant thật thì... ui ui, sợ quá :P

    ReplyDelete
  4. Hi hi suddenly, Ech reminds me Andre Maurois' "Climate" :-p

    By the way, as people's thinking are always biased by personal experiences and knowledge, the "transcedental" thing doesn't recall me Kant but Somerset Maugham :-D

    ReplyDelete
  5. *spam warning* "transcendental" reminds me of ... meditation :-D

    ReplyDelete
  6. oh, this point is interesting, today20. Btw, I really like his novel 'The Summing Up'. I'm inspired quite a lot by some stories he wrote.

    ReplyDelete
  7. So Hieu is a Zen master now. You know it by look at his avatar :P.
    @Grass: What is the story about?

    ReplyDelete
  8. Which one? Climate is a little nice book :-p you can read it and you'll see what I mean ;-) It's very cheap, 4,9$ on Amazon :-D

    ReplyDelete
  9. ah em noi cai cam giac magic reality la noi den La Dolce Vita phan nhieu, nhung trong 8 1/2 em cung thay phang phat, cai kieu dung hinh anh khinh khi cau bay len o doan dau voi ca doan gian giao to vi dai o doan cuoi, doan nha tam hoi day chat ton giao... roi am nhac Wagner long vao phim, o dau Fellini cung tao cam giac fancy ky ao rat quai di :D con ve theme alienation thi chac la cung co roi, nghe si ong nao cha keu gao co don, nhung de luc nao em xem lai da :p
    Em co doc triet bao gio dau, tu transcendental cung pho bien day chu, trong nghe thuat dung rat nhieu.
    Em ghi chu them day la phan reflection cua 5 nam truoc nha, chu dao nay em cha xem them duoc cai gi hay ca :D

    ReplyDelete
  10. hey ya, anh Hieu sao bong nhien co cai avatar ... meditation qua the dang the :D

    ReplyDelete
  11. Cai La Dolce Vita có hay ko em, để anh còn xem? ;;).
    Em hoaianh ngày càng lớn, anh giờ đang phần đấu để bằng em 5 năm trước :D

    ReplyDelete
  12. cung duoc a nhung cung cha can thiet phai xem, cung kieu xua xua khong nhanh nhanh hap dan nhu phim hien dai.

    ReplyDelete
  13. 8 1/2 là một bộ phim vô cùng đặc biệt. Đặc biệt nhất mà mình từng xem. Trước khi xem phim này, mình đã từng xem nhiều bộ phim khác, và đã từng nghĩ 8 1/2 cũng như những Citizen Kane hay Casablanca. Nhưng mình đã nhầm. Bộ phim này đúng là thể hiện một cách hoàn hảo nghệ thuật dòng ý thức, do Marcel Proust sáng tạo ra. Tất cả đều trôi theo dòng ý thức của nhân vật chính
    Bình thường khi xem phim này mình phải chọn lúc sáng sớm, lúc thật yên tĩnh, phải dán mắt vào màn hình vào theo dõi từng chi tiết một. Gần như là chạy marathon vậy.

    ReplyDelete