Hai cuốn này của Thuận cũng là những cuốn tôi tranh thủ đọc khi ở Việt Nam. Đã nghe tới tên tuổi Thuận từ khá lâu nhưng giờ mới đọc.
Đọc xong thì lại không biết nói thế nào về hai cuốn này. Thực sự, tôi thích T mất tích hơn, chính sau khi đọc xong cuốn này tôi mới tìm các cuốn khác của Thuận, nhưng chỉ tìm được Paris 11/8 mà không thấy Chinatown.
T mất tích là một tình huống kiểu Kafka: Một ngày kia một anh chàng người Pháp ngủ dậy và phát hiện ra vợ mình- một cô T nào đó người Việt Nam đột nhiên mất tích (so sánh: anh chàng K của Kafka tự nhiên bị kết án là có tội). Và bắt đầu từ quá trình tìm kiếm T và lo đối xử với những phức tạp nảy sinh trong cuộc sống liên quan tới việc T mất tích mà anh chàng kể chuyện không tên kia liên tục có những suy tưởng nối tiếp, sâu chuỗi với nhau theo kiểu nhân vật K trong Vụ án của Kafka. Nhiều suy nghĩ và liên tưởng khá thú vị thể hiện khả năng quan sát tinh tế của tác giả, cách dùng văn của người viết cũng dễ chịu, tạo điều kiện cho độc giả theo dõi được quá trình đó. Nói chung là cách viết khá mới lạ (ở Việt Nam).
Nhưng rút cục lại thì tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm ý đồ của tác giả: Phải chăng Thuận muốn nêu lên những tình huống con người, tưởng gần nhau mà thật xa nhau trong thế giới hiện đại, khi mà một ngày kia bạn chợt phát hiện là những người mà bạn tưởng như hiểu rõ, thân quen như đồ vật xung quanh bạn thật ra lại không phải là như vậy? Một tình huống alienation giữa người với nhau, như các vật thể rời rạc được nối với nhau bởi một số các sợi dây nào đó nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ biết được chính xác các sợi dây đó là gì, và thực sự là sợi dây nào trong số đó mới đóng vai trò liên kết giữa bạn với những người kia?. Và rút cục lại, có thể đó lại là câu hỏi tự vấn: thật ra, chúng ta là ai, và vai trò của chúng ta như thế nào trong cái mớ bùng nhùng mà người ta không biết và không hiểu gì nên đành lấy đại một danh từ ra để gọi chúng- xã hội con người?
Paris 11/8 lại là một câu hỏi tự vấn tương tự nhưng về cuộc sống của những người Việt tha hương ở trên đất Pháp. Rút cục họ là ai, họ thuộc về đâu, cái gì đã làm họ đến một nơi xa xôi thế, và cái gì đã giữ họ ở lại đó? Tác giả đem tương phản cuộc đời của hai nhân vật nữ, một xinh đẹp, một xấu xí, cùng vật lộn với đời sống trong một xã hội xa lạ- hay đúng hơn là không phải vật lộn mà là cùng để bị cuốn trôi bởi cuộc sống. Hình như không có chỗ nào trong đó tác giả cho các nhân vật tự vấn mình, tự hỏi mình những câu hỏi như họ là ai, họ thuộc về đâu, tại sao họ lại làm thế? Phải chăng, ý của Thuận là muốn qua đó để phản ánh sự nhạt nhẽo của kiếp người, và con người rút cuộc chỉ là những con rối cứ bị cuốn đi theo đà quay của số phận và hoàn toàn thờ ơ ngay cả với chính bản thân mình?.
Tuy nhiên, đó chỉ là các liên tưởng mơ hồ của tôi chứ không dám chắc là dụng ý của tác giả. Dù sao thì cũng có thể coi Thuận là một tiếng nói khá mới mẻ và tương đối thú vị trong văn học Việt Nam hiện nay cùng với các cuốn sách của cô. Liệu có thể ví Thuận như một Kundera của Việt Nam, cũng với nỗi suy ngẫm về kiếp người và khả năng quan sát, liên tưởng, phân tích tâm lý tinh tế, nhưng thiếu đi tính triết lý cùng sự tự tin và khéo léo của Kundera trong việc xây dựng các tình huống con người?
Paris 11/8- tên sách nhớ lại ngày 11/8/2003- tức là 4 ngày sau khi tôi rời khỏi Paris trong trận nóng kinh khủng khiến hơn 4000 người Pháp chết. Giờ đây, tôi có còn nhớ gì về Paris hè 2003, ngoài những ấn tượng tuy không quên nhưng cũng mờ dần và mất dần các cảm giác về nó ?
Chậc, hy vọng sau tết, mình sẽ có một khoảng thời gian nằm đọc all nhhững gì đã có, mà chưa đọc.
ReplyDeleteT Mất tích chưa đọc, nên chưa đưa đẩy gì.
Còn Pari 11/8- hay hơn China town..
Nhưng lối viết trong china town mang tính chất hoài niệm nhiều, trình chưa cao hẳn bằng những cuốn sau.
Tóm lại, chị Thuaận viết ngày càng lên tay, mà với một nhà văn, viết nhiều, mà ko bị tụt dốc, ấy là sự nỗ lực đáng kể.
Cảm ơn anh Linh đã viết về Thuận và các tác phẩm của chị ấy.
ReplyDelete"Chinatown" trước là cơn sốt ở phố Nguyễn Xí - giờ đi kiếm quyển này khá khó. Hồi lớp 12 thì trốn học 2 ngày ra quán cafe đọc "Paris 11/8" - hì hì :P Còn giờ thì đang đọc dở "T mất tích" - dạo này bận quá, không biết bao giờ mới xong.
đọc China Town di, cuon nay em thich nhất, vì tự nhien nhất
ReplyDeleteChị Thuận này chỉ lòe được dân không đọc được ngoại ngữ, trình độ đọc thấp, chưa học qua những lớp viết của ngoại quốc, và hiểu biết về Tây qúa kém, and one more thing, she has a colonial mentality
ReplyDeleteTối qua cuối cung e cũng lôi quyển T mất tích ra đọc tiếp. Nghe a review, lại nhớ đến vợ nhà văn mất tích trong O Zahir
ReplyDeleteTao chẳng có thời gian đọc sách Linh ạh
ReplyDeletehinh nhu Chinatown co tren mang ma, tienve.org hay sao ay, co doc duoc 2 chuong xong bo luon, khong biet gio chi ay con viet cai kieu khong xuong dong khong phan doan nua hay khong, kieu nay theo em la hinh thuc vo van, con ky thuat viet va noi dung van cu~ nhu bao nguoi trong bao nam qua. Cac cuon kia chua doc nen khong binh luan duoc.
ReplyDeleteTrong 3 cuốn em thích China town hơn cả, nó gần với Hà Nội hơn, với Việt Nam hơn, mặc dù vẫn xoay quanh cuộc sống và sinh hoạt tại Pháp.
ReplyDeletePari 11/8 thì ko đủ kiên nhẫn đọc từ đầu đến cuối, đọc một nửa thì giở phần cuối ra đọc, rồi ko hiểu thì giở tiếp mấy trang trước ra đọc, nói chung ko thích bằng China town.
T mất tích vừa đọc xong, cũng thấy được được nhưng cảm giác thỏa mãn như hồi đọc China town thì ko có, tuy vậy vẫn gây cho em cảm giác cần đọc lại ( ko như Pari 11/8)
Có vẻ như càng ngày, chị Thuận viết càng tỉnh táo hơn, "nghề" hơn, nhưng sự chua xót tinh tế, hài hước duyên dáng lại giảm đi thì phải.
Lạc đề: Em phải cảm ơn anh mới đúng!
ReplyDeleteThuận có người thích, có người không thích. Nhưng, không ai có thể phủ nhận rằng chị ấy viết lạ (so với người Việt Nam).
Chinatown có ebook đấy, anh Linh tìm thử đi. Em có 1 bản trên Word, thích thì em gửi cho.
ReplyDeleteChưa đọc Chinatown nhưng qua cái review của anh thì thấy tình huống có vẻ giống giống như O Zahir.
@maso: comm của bạn ấn tượng thật
ReplyDeleteĐọc T mất tích xong em cũng thấy một cảm giác mang hơi hướng Kundera. Có đôi khi "Life is elsewhere", và người ta muốn mất tích hoặc rũ bỏ tất cả để thôi "ổn định" :D :D :D
ReplyDeleteEm Gatgu hơi nhầm, tình huống T mất tích mới là giống O Zahir chứ.
ReplyDeleteNhân tiện, nói về O Zahir, quả tình là mình đang đọc, đã cố gắng vì được nghe một số bạn khen nó, nhưng vẫn không thể đọc hết được cuốn này, còn chừng 100 trang nữa thì phải bỏ dở. Not my type :(. Quá nhiều triết lý vụn vặt với các tình tiết nửa huyền bí, nửa exotic được nhồi nhét trong một câu chuyện vụn vặt, lỏng lẻo. Nếu tác giả rút bớt chừng 2/3 số trang thì may ra người đọc còn có thể theo dõi và duy trì được hứng thú. Mặc dù trong đó cũng có một số đoạn triết lý hay ngụ ngôn hơi hơi thú vị nhưng sự dàn trải của câu chuyện, pha trộn lung tung các thứ với lối kể chuyện không phân biệt thời gian càng làm câu chuyện trở nên khó theo dõi và bộc lộ sự non tay của người viết.
Nói chung, mình cũng khá ngạc nhiên tại sao bạn Coelho lại nổi tiếng thế giới với 60 triệu bản sách toàn cầu. Cái Nhà giả kim cũng dễ thương nhưng nó rốt cục cũng chỉ là một câu chuyện cổ tích nhẹ nhàng cho những người còn trẻ. Vài truyện khác sau đó của ông này mà mình đọc thì đều rời rạc và dễ gây buồn ngủ, với cái kết thúc truyền thống "happy ending", cuối cùng cũng chỉ đủ để một số người đọc nở một nụ cười nhẹ nhõm sau khi đọc xong vì nó củng cố ở họ một số niềm tin nào đó.
À, mà em Nga ở Cali nếu thích đọc O Zahir thì bảo anh, anh gửi nhé :P
ReplyDeletehihi, theo em chinh "de thuong va nhe nhang" (co the them vao "de doc") la ly do de Coelho noi tieng toan cau!
ReplyDeleteCam on ve bai viet nay. Minh chua doc Thuan mac du thay thong tin nhieu lam. Nen khong biet tham gia binh loan the nao. Nhung chi thay o Viet Nam, cai dang Hot khong chac da Hot that. Chi la cong nghe "danh bong" thoi.
ReplyDeleteEm mới đọc T mất tích được gân 1 tháng, ghé qua blog của anh hoá ra đã có bài về quyển này rồi.
ReplyDeleteThực sự lâu lắm mới có một tiểu thuyết VN đánh động mình nhiều đến thế, có lẽ vì sự cô độc và lạnh trong tác phẩm đã đạt đến đỉnh điểm, có thể vì em không nghĩ rằng một tác giả nữ VN lại viết được hay thế .
Thuận có lẽ đã vượt rất xa so với những Trần Thu Trang, Đỗ Hoàng Diệu.. và cả Trang Hạ nữa
Đọc T mất tích tự nhiên nhớ đến Levtonstoi cuối đời cũng rời bỏ gia đình ,về miền nông thôn sống một mình trong nghèo khổ, cắt đứt liên lạc với mọi người...
Và nhớ đến một câu : con người ta chết trong cô độc!
Tôi tình cờ thấy bài viết này. Tôi đã đọc China Town từ lâu rồi, nhưg T mất tích mới đọc gần đây thôi. bạn nghĩ T mất tích có tình huống gần giống Vụ án của Kafka? Tôi không nghĩ thế. Ở đây ko đựt ra tình huống truyện. Tôi thấy nổi cộm lên trong T mất tích:Những con người trong T mất tích là SẢN PHẨM của một xã hội công nghiệp, tất cả đều được lập trình , như một cỗ máy, Ngay cả vấn đề tình dục cũng thế! Hình như tất cả đều đc lập trình sẵn, bao nhiêu lần/ tuần... Trừ mối quan hệ với Anna). Giờ giấc được ấn định rất cụ thể, chính xác tới từng phút, từ Tôi, cho đến đứa trẻ- Hanah. Điều này thì tôi cũng nhận thấy có điểm tương đồng với nhân vật Samsa của Kafka. Tôi thấy hình như trong truyện phảng phất một nỗi cô đơn: cô đơn giữa vợ chồng: sự kiện T mất tích đối với Tôi hết sức bình thườg, ngay trong sinh hoạt, cũng mỗi người nằm 1 giường... Mối quan hệ đồng nghiệp (những người ở nơi làm việc không hề lăn tăn gì về chuyện T mất tích) thậm chí đến mối quan hệ mẹ con cũng vô cùng lỏng lẻo. Xem con bé Hanah có tỏ thái độ gì khi mẹ nó biến mất ko? Có nên đặt ra vấn đề sự lạnh nhạt giữa người với người ko nhỉ, chỉ thấy rằng T thật cô đơn...
ReplyDelete