Tuesday, February 6, 2007

Lan man ngày thứ ba

Ngoài trời tuyết trắng xóa, lất phất bay. Tuyết mùa này ở MN mỗi khi rơi thường rất dầy, nhưng không mang máy ảnh sang để chụp. Tự nhiên muốn nghe Lê Dung hay Ngọc Lan hát "Ngoài qua tuyết đang rơi, sao anh không đến bên em chiều nay" nhưng tìm thì lại lười. Tuần này ở MN vẫn lạnh, đợt lạnh giá nhất của mùa đông, nhiệt độ xuống tới -27 độ C, chưa kể gió. Nhưng những hôm có tuyết rơi, như hôm nay thì thời tiết lại ấm hơn chút ít. Ở Hà Nội, không biết đã có dấu hiệu của mùa xuân chưa?.

Vẫn bị jet lag, buổi tối buồn ngủ không chịu được, tòan đi ngủ từ chập tối đến đêm thì dậy, thức tới gần sáng lại đi ngủ tiếp. Mỗi ngày như thế là làm hai giấc ngắn, mỗi giấc khoảng 3-4 tiếng. Hôm qua đỡ hơn một chút, chỉ ngủ từ 10h tới 12h cho giấc tối. Nhưng không hiểu sao, tôi thường rất thích ngủ vào những giờ không phải đẻ ngủ, ví dụ một hôm nào đó làm một giấc trưa cho tới chiều hay ngủ vào lúc chập tối, có thể là do một cảm giác tự nuông chiều mình chăng? Anyway, this should finish now.

Muốn viết về một cái gì đó nhưng chẳng biết viết gì mà cũng lười. Hôm kia xem Babel, là phim đầu tiên mình xem sau 2 tháng (không kể vài ba bộ phim không có gì đặc sắc mấy xem ở rạp ở Việt Nam). Một phim nhiều cảm xúc, đáng xem nhưng cũng sử dụng một motif tương tự như Love's a bitch (không nhớ được tên tiếng Tây Ban Nha) hay 21 grams của cùng đạo diễn. Những thân phận trong tấm mosaic cuộc đời, xem ra cũng là vậy thôi. Trong khi loay hoay với những vấn đề của riêng mình, người ta thường bàng quan hoặc gây ra những bi kịch của người khác. Ai là người đáng trách? Nhưng loài người vẫn vậy mà. Đang đọc "Zarathustra đã nói như thế" của Nietzsche- ông ta rao giảng "Con người là cái gì cần phải vượt qua. Các ngươi đã làm gì để vượt qua con người?". Nói tới Nietzsche lại nhớ tới phim "Little Miss Sunshine" với cậu chàng mù màu hâm mộ ông ta, cùng với quyết tâm không nói lời nào trong 9 (?) tháng để "vượt qua con người". Chẳng nhẽ để có được cái ước vọng "vượt qua con người" đó, người ta lại phải điên khùng (Nietzsche), mù màu (cậu bé kia) hay lãnh cảm với tình dục (Michel trong Hạt cơ bản)? Dự định sẽ xem nốt các phim được nominate Oscar đợt này, cùng với một số đĩa khác mang sang.

Nhân bạn Phước nhắc tới cuốn cuốn "Mùi hương" của Patrick Suskind, cũng định review nó nhưng lười. Cuốn sách về số phận của một kẻ bị kết án từ khi sinh ra là phi-con-người và hành trình để hòa giải và chinh phục loài người của y. Đó là bi kịch của một anh chàng Faust mang dấu ấn của quỷ, trong hành trình để tìm hiểu và chinh phục con người. Truyện có nhiều tầng ý nghĩa khá độc đáo, và lại có tính giải trí cao, và không phải không có lý trên phương diện khoa học. Ví dụ, một số nghiên cứu khoa học cho thấy các cô gái thường hay lựa chọn người yêu có mùi gần giống mùi của người cha mình mà không tự ý thức được việc đó. Suy rộng hơn, có thể có những kênh gì đó mà con người không tự ý thức được ảnh hưởng tới các mối quan hệ giữa con người và con người, có những thứ người ta tưởng vậy mà lại không phải là vậy . Con người vẫn còn bí ẩn lắm. Trên một tầng nấc khác, truyện còn có các ẩn dụ về tôn giáo và chính trị. Phải chăng cũng như nhân vật chính không tên trong truyện, các phong trào chính trị cực đoan, các nhà độc tài... chính là những người đã tìm ra được thứ "mùi hương" khiến cả đám đông dân chúng phải phấn khích, phải say cuồng trong các chứng cuồng loạn tập thể.

Đoạn này thì từng post ở một chỗ khác, nhân tiện post lại đây:
"
...cái chi tiết anh ta bẩm sinh tuyệt nhiên không có mùi ấy là quan trọng nhất, là then chốt trong toàn bộ câu chuyện để có thể hiểu được động cơ của anh ta (được con người chấp nhận và chinh phục con người).

Cũng cần nói thêm là anh ta không thực sự là người, không hề có tình cảm yêu thương, căm ghét, dục vọng...nên việc anh ta khóc kia hoàn toàn không phải vì anh ta nhận ra rằng có yêu thương là có tất cả (vì đơn giản anh ta không biết tới khả năng yêu thương). Cái ham muốn của anh ta là tái tạo mình như mình muốn, là chinh phục loài người và chế áp quyền lực của mình lên họ. Việc anh ta giết các cô gái để chiếm đoạt mùi hương của họ không phải vì anh ta muốn được ngửi hít cái mùi hương này mãi mà đó là công cụ để anh ta đạt được mục tiêu của mình: chế tạo ra mùi hương "thiên thần" có thể chinh phục lòai người, khiến loài người quỳ rạp dưới chân anh ta, một kẻ bị kết án là phi-người từ lúc mới sinh ra và bị loài người chà đạp, phỉ nhổ từ đó. Ở đây, anh ta gần với một AntiChrist, một Faust hay một nhà khoa học hy vọng thay thế được quyền lực của Chúa bằng một phát minh vĩ đại nào đó (Dr Jenkyl or smt?).



Việc anh ta bị ăn thịt cuối cùng cũng là nêu lên cách đối xử của con người với tình yêu. Người ta có thể quỳ rạp dưới chân tình yêu để cung phụng nó (như cách bố cô gái thực hiện) nhưng người ta cũng có thể cào cấu, cắn xé để chiếm hữu lấy nó. Tình yêu cũng gắn liền với sự phá hủy và hủy diệt và con người chẳng phải cũng hay phá hủy nhân danh tình yêu đó sao. Thế nên nhân danh tình yêu, các công dân đáng kính của thành phố truy hoan và hành lạc tập thể trong khi những tên vô lại thì ăn thịt anh ta cũng nhân danh tình yêu. Câu kết của truyện này kể về thái độ của những kẻ ăn thịt anh ta sau khi xong cũng hay "Họ vô cùng tự hào. Lần đầu tiên họ đã hành động vì tình yêu""

Đã đọc xong tập truyện ngắn "Thượng đế và đất sét" của Nguyễn Nguyên Phước. Tập truyện có nhiều ý tưởng khá thú vị chứng tỏ người viết có óc tưởng tượng và liên tưởng khá đặc biệt. Tác giả thành công trong việc dựng nên một không khí riêng và khá nhất quán cho các truyện ngắn của mình. Có vẻ như bạn Phước chịu ảnh hưởng của Kafka và một số nhà văn hiện thực huyền ảo (Borges, Italo Calvino, Marquez...) Tuy nhiên việc xử lý ngôn từ và kết cấu của tác giả nhiều chỗ còn hơi lúng túng. Riêng về văn phong, lại cảm thấy như tác giả bị ảnh hưởng bởi Nguyễn Huy Thiệp, không biết có đúng không. Tóm lại là chúc mừng tác giả đã ra sách. Các bạn đọc muốn đọc một tiếng nói
mới, khá lạ và thú vị trong văn học Việt Nam thì nên tìm mua cuốn này, giá trên Nguyễn Xí khoảng 12.000 gì đó (giá bìa hình như là 15000).

Kết thúc một entry lan man của một trưa thứ ba nhiều tuyết, sau khi uống 2 cốc cafe mà vẫn thấy buồn ngủ. Quyết định sẽ pha một ấm trà vậy.

13 comments:

  1. Welcome back anh Linh! Den em con bi jetlag nua la y :D Sao anh k o nha an Tet a? Ah em cung dang dinh doc Hat Co Ban, hay k ha anh?

    ReplyDelete
  2. Anh Linh viet ve cuon "Mui huong" hay that. Em cung rat thich cuon nay. Khong biet hoi cap 3, anh Linh hoc van the nao nhi?

    ReplyDelete
  3. hehe, bắt quả tang anh Linh PR sách nhé :P

    ReplyDelete
  4. Hien gio so nhat la tuyet roi, ngay ngay em deu phai xem du bao thoi tiet xem nhiet do Milan the nao, mong tuyet dung roi, tu day den het thang 2 :D

    ReplyDelete
  5. @An: Hôm nào tụ tập uống rượu đi. À mà anh có review Hạt cơ bản ở dưới rồi.
    @Hiếu: Em quá khen, mà cấp 3 anh học văn kém lắm, tòan bị phê là "nắm vững kiến thức cơ bản" thôi, điểm thì lẹt đẹt 6 với 6.5 ấy.
    @zim: Khi nào em ra cuốn "Rượu đông", ký hợp đồng anh PR sách của em cho, mà em có hứa tặng anh 2 cuốn thì phải.
    @hoaianh: Hôm nào em đi Milan thế, mùa đông châu Âu giờ ấm lắm mà.


    ReplyDelete
  6. mua dong nam nay dung la am dac biet anh Linh a, nhung hom no vua co mot qua bao tuyet mu mit thot tim :D

    ReplyDelete
  7. :p Đấy PR một hồi là sẽ được nhiều sách miễn phí lắm anh Linh ạ :p Ơ chị cũng được tặng 1 quyển nhờ em Zim nhờ :p

    Hic thật là ghen tị với em HA :-? mình thì mốc meo ở SG chẳng biết lúc nào mới được đi chơi x-(

    ReplyDelete
  8. Đúng phải là "Ngoài kia tuyết rơi đầy, anh ko đến bên em chiều nay...."
    Link bài Tuyết rơi:http://www.tialia.net/media.php?mediaid=122970

    ReplyDelete
  9. Ồ, xin lỗi vì đã copy nhầm link, bài Tuyết rơi (Tombe La Neige)
    http://youtube.com/watch?v=K-DKXuWuoYM

    ReplyDelete
  10. Phim Babel nếu chỉ nhìn trên khía cạnh bi kịch của số đông thì chưa đầy đủ lắm. Có một cảnh tinh tế rất cảm động là khi người cha gọi điện về nhà ở Mỹ. Nghe tiếng những đứa con, ông ta bật khóc. Do cách kể chuyện không theo trật tự thời gian mà người xem phim biết rằng khỏanh khắc đó là điểm giải nút cho một bi kịch (người vợ trúng phải đạn lạc trọng thương) nhưng một bi kịch khác lại đang đến (những người con và người trông trẻ sắp gặp nạn ở biên giới Mỹ-Mexicô).

    Ấn tượng về sự giao thoa giữa hai cơn nguy biến, những giọt nước mắt nửa hạnh phúc nửa đau xót của người đàn ông, đó quả là khỏanh khắc điện ảnh đáng tâm đắc. Nó biểu đạt sự quý giá của bình yên trong nguyên vẹn. Nó nhắc nhở người ta trân trọng hơn từng chút bình yên nhỏ nhặt ấy, vì ai biết ngày mai điều gì sẽ đến.

    ReplyDelete
  11. Vì xem phim của chú Alexjandro này mãi, xem tới Babel thì tự động sắp xếp câu chuyện ngay từ cảnh đầu phim, hic hic, nên không thấy nhiều bất ngờ thú vị, dù vẫn thấy phim hay ho. Thấy thú vị nhất là chuyện ở Nhật. Ban đầu xem thì thấy câu chuyện này yếu nhất, hầu như không liên hệ với những tuyến còn lại, sợi dây liên hệ cực kỳ mỏng manh và có phần gượng ép, chưa kể tới câu chuện thì quái đản và kỳ cục. Nhưng nghĩ lại, thì thấy có lẽ một phần do ý đồ đạo dĩen muốn cho thấy xã hội Nhật Bản rất xa lạ với thế giới bên ngoài, văn hoá Nhật tuy rất đặc trưng nhưng cũng cực kỳ extreme, không giống ai cả. Nhật là đảo quốc nên nó isolated khỏi thế giới. Có điều phim này chắc khó đoạt Oscar vì năm ngoái Crash làm chung style.

    Perfume đọc truyện đúng là phê hơn xem phim. Túm lại là thấy ông đạo diễn làm phim Perfume cũng gan cùng mình. nghe đâu bác Stanley Kubrick định chuyển thể mà bác bảo 'truyện này freak quá' không chuyển thể nổi. Hic, bác Kubrick mà còn bảo là freak

    Nhân tiện hỏi bạn L là mua đĩa (lậu) ở VN mang sang không bị ai bắt giữ ả? Hic, vì bạn tui bảo là ở hải quan VN thì ko sao, nhưng hôm nọ có cậu người VN bạn tui bị giữ lại ở LAX, vì tội mang sang 6 đĩa (chỉ có 6 thôi, huhu) và phị phạt 4.000 USD/đĩa, tổng cộng 24.000 USD.. Giờ chả ai mang đĩa sang cho tui xem phim nữa... thê thảm lắm. Sao bạn L vẫn mang sang được hay thế?

    ReplyDelete
  12. :O. Thế à, thế đúng là tớ điếc không sợ súng. Tớ mang không dưới 70 đĩa DVD và 100 đĩa CD mà không thấy vấn đề gì hết. May quá, nếu bị phạt như thế thì tớ chết luôn.

    ReplyDelete