Liệu việc đọc Kundera, trích dẫn Kundera có phải là một cái mốt trong đời sống văn hóa- văn nghệ ở Việt Nam, trong khi bản thân người trích dẫn Kundera cũng chưa hiểu thực sự ý ông ta muốn nói gì? (có thể đôi khi thả ra vài từ như Kundera, kitsch, Murakami... cũng là một thứ trang sức hậu hiện đại để chứng tỏ mình đã thoát khỏi bộ đồng phục thời hiện đại?).
Nhớ trước kia có bài tranh luận giữa Nguyên Ngọc và Thuận trên VNN trong đó Nguyên Ngọc trích dẫn Kundera và Thuận phản đáp lại là tuy là người dịch Kundera nhưng Nguyên Ngọc cũng chưa hiểu đúng tinh thần của ông ta.
Bản thân tư tưởng nghệ thuật của Kundera cũng có nhiều mâu thuẫn. Một mặt, ông ta vừa là người phê phán cái tuyệt đối, phê phán sự áp đặt tư tưởng vào tác phẩm, phê phán cái kitsch trong nghệ thuật và đời sống. Mặt khác, trong các sáng tác và tiểu luận của mình, ông lại có những quan niệm có tính tuyệt đối, tìm cách đưa ra các quy luật chung và thể hiện tư tưởng nghệ thuật và triết học của mình trong tiểu thuyết và không phải hiếm khi rơi vào những cái kitsch khi cố tìm cách tránh chúng. Đôi khi ông nhận ra, đôi khi ông không nhận ra sự mâu thuẫn của chính mình (thường thì ông nhận ra nhưng không nói rõ ra).
Và nhiều người viết/đọc/phê bình ở Việt Nam thì bám lấy Kundera một cách tuyệt đối để phê bình cái tuyệt đối.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Trời, mấy ông nhà văn còn sống thì mấy ổng viết câu nào hiểu câu đó thôi. Trích dẫn văn thì được chứ trích dẫn quan niệm/tư tưởng thì khả năng bị sai là 97,97%.
ReplyDeleteMà trong thời hậu hiện đại này còn có cái gì tuyệt đối không? Kể cả con số 97,97% kia? ;D
Bác Linh đang phê bình một cách tuyệt đối hay tương đối vậy ^^
ReplyDeleteCung la phe binh mot cach tuyet doi, nhung bam lay mot cach tuong doi. Anh Linh nhi :D
ReplyDeleteHơ, đọc Kundera rất khó và cực kỳ nhăn nhó...>-<
ReplyDelete