Tuesday, May 22, 2007

Kịch ở Việt Nam

Vài ý nghĩ về kịch Việt Nam nhân đọc blog của Phanxine (dạo này bạn phanxine viết lên tay ghê, nhiều ý tưởng hay nữa).
Các quan sát này dựa trên theo dõi những vở kịch của Việt Nam chủ yếu trên truyền hình từ hồi tớ còn ở Việt Nam, giờ thì không biết, nhưng có vẻ vẫn thế? Vì lâu không theo dõi nên có thể có nhiều cái sai.

Kịch ở Việt Nam có nhược điểm rất nặng nề là thoại rất chuối, nhất là các đoạn độc thoại trong các vở kịch hơi có tính lịch sử, rồi thì lồng ghép rất nhiều quan điểm Macxit giai cấp vào trong đó. Mà không chỉ kịch, vở bộ ba chèo nổi tiếng của Tào Mạt hình như với tên là Đất nước cũng bị khiếm khuyết nặng nề. Ấn tượng hồi xưa của tớ về bộ ba Đất nước này là vừa tích cực vừa tiêu cực: Tích cực vì đó quả là vở diễn hấp dẫn, khá nhiều ý tưởng, nhiều câu hát hay, nhân vật sinh động, nhiều đoạn đối thoại thú vị… Tiêu cực vì tác giả áp đặt quan điểm Mác-xít và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa quá mức vào đó, biến các nhân vật lịch sử thành công cụ phản ánh quan điểm chính trị chính thống lúc bấy giờ.

Cách dựng kịch thì mang tính truyền thống quá đậm nét, hầu như không có cách tân gì, điều này hơi lạ vì tớ nghĩ kịch Brecht có ảnh hưởng ở Việt Nam. Ngay từ khi còn bé, tớ nhớ đã xem VN dựng lại nhiều vở của Brecht như Vòng phấn Kafkazơ rồi Người tốt thành Tứ Xuyên... mà khi xem mình chả hiểu gì mấy vì vốn quen với cách tiếp cận kịch truyền thống. Nhưng hình như kịch cách tân chỉ dừng lại ở nghiên cứu còn không tạo ra ảnh hưởng gì trong lĩnh vực sáng tác?. Brecht là cộng sản Đông Đức nên được ưu ái phần nào thế còn các trường phái khác nổi tiếng trong thế kỷ 20 như kịch phi lý như Beckett, Ionesco hay kịch hiện sinh như Sartres, Camus hình như chưa bao giờ được dựng và chiếu rộng rãi ở Việt Nam?

Đợt vừa rồi nhà XB Sân khấu có xuất bản 100 tuyệt tác sân khấu thế giới, trong đó chọn của Việt Nam 2 vở kịch là Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Trãi ở Đông Quan của Nguyễn Đình Thi. Tớ đọc Vũ Như Tô thấy cũng được nhưng gọi là tuyệt tác thì hơi bị quá. Nhân vật Vũ Như Tô tuy có sự phức tạp nội tâm nhưng không có gì là mới cả, Hamlet của Shakespeare đã có nội tâm mâu thuẫn giữa điều phải với điều không phải từ thế kỷ 16 rồi. Có chăng là mới ở Việt Nam, khi các nhân vật được coi chỉ có hai tuyến: chính diện và phản diện?

Nguyễn Trãi ở Đông Quan thì chưa đọc, có xem hồi nhỏ nhưng không nhớ gì (chỉ nhớ mang máng là có nhân vật thượng thư Hoàng Phúc thủ đoạn, thâm trầm). Hơi lạ là không thấy có vở nào của Lưu Quang Vũ được chọn dù ông là kịch tác giả thành công nhất của Việt Nam. Vở Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt của ông là vở kịch Việt Nam duy nhất được một nhà hát ở London sử dụng để biểu diễn.

Nhân nói tới black humor, trước tớ có bảo là chưa thấy phim nào của Việt Nam có chất đó, nhưng nghĩ lại trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ cũng thấy thấp thoáng có chất đó. Chất hài và bi trong kịch Lưu Quang Vũ quyện vào nhau và tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau, như có cái hài nhẹ nhàng, có cái hài chua cay, có cái hài tưởng như ngớ ngẩn…

Ngoài lề: Thực ra tớ thấy phim ảnh của Mỹ từ những năm 60 về trước cũng ảnh hưởng rất nặng bởi tính kịch (các bộ phim như A streetcar named Desire, 12 angry men, hay nói chung các phim do Eliza Kazan dựng). Hình như phải tới thời của Kubrick mới tạo ra được bước đột phá với việc sử dụng ngôn ngữ điện ảnh đa dạng thay cho việc (gần như hoàn toàn) dựa vào lời thoại và các kịch tính của kịch bản để làm cột sống cho bộ phim?


12 comments:

  1. Lan dau cung nhu lan cuoi em vao rap xem kich la xem Da co hoai lang, vo nay duoc bao chi ca rat du doi, xem cung vui ve nhe nhang khong xuc dong lam. La vi sao? Khong gian kich qua gan voi minh va hoan toan la khong gian nhan tao, minh luon luon aware rang day la kich, la dien xuat, la the gioi khong thuc (truong hop may ba co xem cai luong khoc suot muot khong tinh). Tru phi gap dien vien thien tai chua bao gio thay con lai luc nao xem kich minh cung biet dien vien gia vo ca. Phim cung the nhung medium cua phim manh, kha nang tai tao hien thuc cang ngay cang toi tan nen kha nang thuyet phuc cung cao hon. Ngay xua cha co gi xem thi con xuc dong doi chut chu ngay nay phim anh voi ca reality show tran ngap thi kich cot trong cu nhu tro he.
    Loi thoat cua kich nam o dau? Kich co realistic den muc nao thi van cu unrealistic vi do la ban chat cua no. Co le bien no thanh mot dang conceptual performance la tot nhat, mot kieu visual + sound performance cho cac the loai experimental art va literature, tha ho bay bong, phong dai, tang kich tinh, hai huoc den tot cung, thiet ke san khau voi anh sang doc dao... the may ra con co an tuong.
    Day la minh noi may ra boi vi hau het may trich doan kich minh co ghe mat qua thi deu chi dap vao mat moi man thiet ke san khau voi anh sang, sau 5 phut thi minh thay e a qua nen phai chuyen sang xem phim cho hieu qua.

    ReplyDelete
  2. Vở của bác Tào Mạt là Bài ca giữ nước anh ạ!
    làm kịch khó quá anh ạ, trước khi lên được sàn diễn bị cả tỷ lần kiểm duyệt, phân tích và quy kết! Cái bộ 3 Giữ nước ngày xưa ban đầu chỉ được hân hạnh diễn cho các bác trên Tổng cục chính trị xem mà thôi.

    Vũ NHư Tô thì dễ nuốt, lại được thực hiện bởi các bạn Tuổi trẻ. Chứ bác Thành Lộc xa mặt trời ìịnh âm thầm chống lại Bộ, Sở VH nên Bí mật vườn Lệ Chi bị nhốt lỏng 5 năm.

    Chú Luu Quang Vũ thời ấy focus vào mấy vở kiểu đổi mới, hiện đạ như Tin ở Hoa hồng, Tôi và chúng tai mà cũng bị đâm thọc tá lả. ...

    Nói chung cứ ngoan ngoãn hài hước và nhảm nhí làm thương mại sáng đèn hàng ngày cho xong anh ạ! Chính kịch, khó bỏ u!

    ReplyDelete
  3. Sorry, anh lam on delete gium em cai comment, go telex no sai chinh ta te le, xau ho qua, thank u!

    ReplyDelete
  4. ùi, lên Mão nhìn cả đống 100 tuyệt tác mà thấy hoa cả mắt. Chọn mỗi Tuyết tháng tám của Cao Hành Kiện, về nhà đọc thấy cũng ổn, ko thất vọng lắm anh ạ

    ReplyDelete
  5. y em la kich ma cu di theo huong realistic thi cang ngay cang chet dan thoi, em cung noi roi, tot nhat la cho thanh conceptual art luon de ma tha ho thu nghiem.
    Ngay xua tat nhien em cung xuc dong khi xem Loi Vu, chi co ngay nay phim anh e he roi em moi bi hu hong khong xem noi qua 5 phut bat ky mot vo kich nghiem tuc nao, kich nham nhi thi xem duoc the moi tai, chang han cac kieu LaLa LuLu ke chuyen co tich gi day. Tam su luon voi anh phanxine kich Idecaf em thich nhat la kich thieu nhi Tam Cam vua nham nhi vua vo van, duoc cai hon nhien vui tuoi xanh do loe loet, co cai DVD lau xem nhung may lan va cung chua kip vao rap xem lan nao het, vi cu co dip ghe idecaf mot cai la y nhu rang het ve, chac hom nao phai nho anh phanxine bao ke de kiem duoc doi ve ma xem!

    ReplyDelete
  6. Ơ anh xem nhiều ghê. Kịch Việt Nam em mới xem có Hồn Trương Ba với lại Tin ở hoa hồng gì gì đó của Lưu Quang Vũ. :>

    ReplyDelete
  7. Noi chung ngay xua chang co gi xem...Thi danh xem kich tren TV...duoc ra rap xem kich Luu Quang Vu thi xuc dong boi hoi...Bay gio co nhieu lua chon, xem kich chan nan....Cho du noi dung co hay, dien vien dien xuat gioi thi dan dung san khau, phuc trang cung phai tuong xung..Khoan nay em thay kich VN ta cuc ki la chan...Phan thi ngheo, phan thi doi ngu thiet ke san khau hoan toan la lac hau.

    Cai con Xanh comment to mom nhe..Dua nao ru tao di xem kich Bi mat Vuon Le Chi ??

    ReplyDelete
  8. hehehe, ngượng quá!
    Nói về Lưu Quang Vũ, hồi phim Hồn Trương Ba của Nguyễn Quang Dũng, bà con nhặng xị chửi ỏm tỏi, nói là phim này làm biến chất vở kịch này, bôi nhọ truyền thống dân gian Việt Nam, làm mất đi thanh danh của vở kịch của Lưu Quang Vũ, rồi vở kịch của LQV thâm thuý thế kia mà bây giờ làm lại thì nhảm nhí v.v..., báo Hà Nội Mới còn đòi kiến nghị phải cấm chiếu phim nữa. Kỳ đó tui nhờ người quen hỏi lại anh trai của LQV, mới biết rằng hồi xưa ông LQV dựng vở HTBDHT cũng mất bao nhiêu năm trời vì không được duyệt, vì có người bảo vở này nói xấu chính quyền, mỉa mai châm biếm chính quyền, không ai dám dựng cả. Buồn cười nhất là báo chí bảo phim HTB làm giới trẻ suy nghĩ lệch lạc về một tác phẩm dân gian VN, nhưng thật ra cái tứ đó là của Trung Quốc, tên Trương Ba đâu phải tên Việt Nam? (bạn Linh nên ra mua DVD lậu của phim HTB hay là lên mạng load về, phim ấy cũng là black comedy, hé hé)
    Kịch ở Sài Gòn - đúng hơn là kịch của Idecaf có vài vở xem cũng được, chẳng hạn như Ngôi nhà anh túc (tựa ban đầu là Ma tuý dành cho mỗi người), Hãy khóc đi em (vở này hơi sến), Thử yêu lần nữa (tình cảm nhẹ nhàng, vở nay bây giờ thành trilogy, với phần 2 là Màu của tình yêu, phần 3 là gì đó quên rồi), 12 bà mụ (hài nhảm nhí), hồi lâu lâu có mấy vở xuất sắc như Tình yêu dành cho 2 người (vở này chỉ có Thành Lộc và Kim Xuân diễn, cực kỳ sáng tạo, mới lạ, nhờ vở này mà gầy dựng tên tuổi cho kịch Idecaf), Cậu đồng (kịch bản của Moliere, Tin ở hoa hồng (kịch bản Lưu Quang Vũ, Thành Lộc đạo diễn dựng thành nhạc kịch)...
    Đúng là kịch Việt Nam bị bệnh nói nhiều (kịch nói mà), rất ít vở có những thử nghiệm táo bạo, sáng tạo, dùng các tạo hình, ánh sáng, am thanh, diễn hình thể để truyền tải ý tưởng. Cách đây vài năm, xem kịch Pháp ở Festival Huế mà mê mẩn người. Nói chung là xem kịch nước ngoài, nó hơn không phải vì kỹ thuật mà phần lớn là vì con người, vì tư duy...

    ReplyDelete
  9. "các bộ phim như A streetcar named Desire, 12 angry men" - Ai biểu coi phim chuyển thể từ kịch! :-P

    ReplyDelete
  10. Ơ, hình như các bạn trong Nam xem kịch nhiều hơn ở ngoài Bắc thì phải.
    @xanh: Cám ơn em đã sửa giúp anh tên vở.
    @Cáo nhỏ: Anh có mua chừng 10-15 quyển trong số đó, đọc thấy cũng hay.
    @hoaianh: Kịch không nhất thiết là cần realistic. Thậm chí như Brecht còn nhấn mạnh là diễn viên cần tách ra khỏi nhân vật, cần thỉnh thoảng phải làm gì đó để nhắc khán giả rằng đây chỉ là kịch, và diễn viên chỉ là diễn viên, chứ không phải là nhân vật. Anh nghĩ cách tiếp cận ấy cũng hay, nó khắc phục tính hạn chế của kịch trong tính realistic nhưng lại tạo ra một context khác, người xem vừa nhập vai nhân vật mà vẫn tự ý thức được vai trò khán giả.
    Mà nói thế nào chứ ngày xưa anh xem kịch, cải lương cũng xúc động phết. Xem Lôi Vũ hay Lan và Điệp cũng chảy nước mắt chẳng khác gì xem mấy phim sến :D. Chảy nước mắt nhưng vẫn hơi buồn cười với cái sự đó khi nhân vật trước khi chết còn hát mấy bài ngân nga đủ kiểu rồi mới chết. Những cái đó khi xem phim mình khó có vì mình sẽ nhập tâm vào nhân vật và cái bối cảnh hoàn toàn do đạo diện dựng lên. Cái gây xúc động trong kịch chính là ở tình huống, các cao trào mâu thuẫn, những lời thoại.. nó khiến xung đột trong kịch trở nên tập trung đậm đặc hơn trong phim (trong phim, các xung đột sẽ được bổ sung hay giải tỏa bằng các ngôn ngữ khác như tiếng động, hình ảnh, âm nhạc...).
    Nhưng ngay ở các nước phương Tây bây giờ thì kịch cũng chưa bao giờ là popular, ngoại trừ hình thức ca kịch kiểu Broadway, được coi là loại hình giải trí cao cấp. Kịch bình thường hay được chiếu trong các nhà hát nhỏ, số người xem hạn chế nhưng khá trung thành, giá vé cũng khá đắt.

    ReplyDelete
  11. @phanxine: Nghe nói bạn phanxine đóng vai tâm thần trong Hồn Trương Ba à :D. Làm tớ cũng tò mò muốn xem.
    @haonhien: Vâng đúng là mấy phim đó đều chuyển thể kịch nhưng nói chung xem phim Mỹ từ hồi 60 về trước thấy tính kịch rất rõ, rất nhiều phim nổi tiếng là chuyển thể từ kịch hay tiểu thuyết ra. Trong khi cùng thời gian đó thì ở châu Âu và Nhật Bản, đã có sự bứt phá ra khỏi tính kịch của phim ảnh.

    ReplyDelete
  12. hồi xưa có đọc một bài viết nào đó có nói ở TQ có một vở diễn, trong đó có một diễn viên đóng vai ác ôn hay tới nỗi có một khán giả đã quá tức giận mà nhảy lên sân khấu mà bắn chết người diễn viên này. Người ta nói, người diễn viên đó đã diễn hết mình, người khán giả đó đã tận tuỵ hết mình, cả hai đều là những người sống chết vì nghệ thuật. Có ý kiến lại cho rằng, người diễn viên đó đã làm sai khi không biết cách để người xem nhận ra đâu là kịch đâu là đời, người khán giả đó làm sai bởi không đủ tỉnh táo để phân biệt đâu là đời, đâu là kịch...
    Tui thiên về ý kiến thứ hai hơn :D

    ReplyDelete