Đọc cái bài này (Nghĩ khi đọc “Totem Sói”) trên talawas buồn cười hết chịu nổi.
Ông Hà Văn Thùy này chắc bị chứng cuồng Việt. Không những người Tàu được coi là người Việt phối giống với người Mông Cổ mà đến người da đỏ châu Mỹ, ông Thùy cũng cho là người Việt di cư. Thế cái gì là Việt thì không thấy ông nói tới?
Lại còn dẫn Voltaire từ thế kỷ 18 (và vì không chắc lắm nên thêm chữ "hình như") để ca ngợi hiến pháp Trung Hoa là hoàn hảo nhất, rồi phán rằng văn hóa phương Đông đang cứu cả văn minh nhân loại.
Mà văn minh Trung Hoa từ đâu? Tất nhiên là từ văn minh Việt rồi, theo ông Thùy: “Không phải người Mông Cổ đã tạo nên văn hoá cho Hán tộc mà người Hán tiếp thu văn hoá và đất đai nông nghiệp từ tổ Viêm Việt. Văn hoá Hán từ ngôn ngữ, chữ viết đến phong tục tập quán, kinh Thư, kinh Thi, kinh Dịch, kinh Nhạc, kinh Lễ… đều nhận từ tổ Viêm Việt.” Tớ nhớ là trong một bài khác, ông này kêu chữ Viêm là nóng nên Viêm đế chính là tổ người Việt. Người Hán con cháu Hoàng-Viêm nên cũng hưởng một phần genes của người Việt. Xem ra hồ đồ hơn Khương Nhung khi bảo Hoàng-Viêm là người Khương, và người Hán là có gốc từ người Khương.
Chủ nghĩa dân tộc quá khích và sô-vanh văn hóa có thể dẫn người ta tới những chỗ hồ đồ thế nào. Thực ra giống như một đệ tử khác của Kim Định trong lĩnh vực văn hóa học là ông Trần Ngọc Thêm, ông Hà Văn Thùy dựa theo những lý luận có tính võ đoán của Kim Định. Nhưng vì ông Thêm là dân học thuật, có một nền tảng kiến thức tương đối vững nên cũng còn biết cách tiết độ trong các phỏng đoán. Chứ như ông Thùy này, hình như là nhà nghiên cứu sử nghiệp dư, nên chẳng sợ bố con thằng nào, cứ phán bừa là giỏi. Cùng nghiên cứu sử nghiệp dư, và cũng sô-vanh văn hóa như ông Thùy còn có hai ông Trương Thái Du và Hồ Bạch Thảo nhưng hai ông này có phần nghiêm túc và bám tư liệu hơn, nên cũng có nhiều bài viết có giá trị. Thế hệ trước thì có Tạ Chí Đại Trường, vốn là người giỏi giang và có phong cách làm việc khoa học nhưng cũng đã hết thời của mình, giờ đọc các bài mới của ông này thấy rất khó chịu vì toàn ăn tục nói phét, cứ nghiễm nhiên coi như mình là tiên chỉ, thích phán gì thì phán.
Về tiểu thuyết “Totem Sói” và Khương Nhung thì như bác gì người Đức Kubin Ku biếc gì đó (bác này cũng cực đoan chẳng kém gì Khương Nhung hay Hà Văn Thùy, mà hình như phát biểu cực đoan trái tai chắc là dễ nổi hơn) có nói: đó là một tiểu thuyết mang tinh thần phát-xít. Bác này nói thế không phải không có lý- những lý luận tràng giang đại hải về máu sói- máu cừu của Khương Nhung sặc mùi phát xít và phân biệt chủng tộc. Rồi việc ông ta khẳng khái đòi người Hán cần được tiếp máu sói có khác gì lập luận về sự thanh lọc chủng tộc Aryan khi xưa là mấy. Lại còn sói đồng, sói biển nữa mới lố lăng. Về mặt văn chương thì tầm thường, cuốn sách này nổi đình nổi đám chắc vì phổ biến mấy quan niệm ba-xu, giả-khoa học như thế cho công chúng. Mà chắc nó bán chạy như thế cũng là vì hợp với gu của người Tàu, nhu cầu vừa tự huyênh hoang thủ dâm truyền thống, vừa tự nhục mạ khổ dâm bản thân. Thôi chết, mình nói như thế có phải là dân tộc chủ nghĩa với phân biệt chủng tộc không nhỉ? Kệ, tội vạ đâu thì mình gọi bác Lỗ Tấn ra chịu giúp.
hôm trước, đọc bài của ông Thùy này về Kinh Dịch của dân Việt cổ (gắn với dân Việt Nam chúng mình bây giờ đấy, oai chưa), hãi vãi linh hồn. Ông này là nhà văn thì phải. Mà chưa bao giờ biết đến tác phẩm nào của nhà văn Hà văn Thùy.
ReplyDeleteTrước đây, tôi đọc Thần và người đất Việt, Lịch sử nội chiến Việt Nam của Tạ Chí Đại Trường thấy cũng được lắm. Nhưng đúng là trong một số bài viết gần đây trên mạng, tôi không thích giọng văn của ông ấy lắm, có vẻ không phải là văn phong của một nhà nghiên cứu, mà đúng như bạn nói: giọng tiên chỉ.
Nhắc đến cụ Trần Ngọc Thêm thì vãi linh hồn về Cơ sở văn hóa Việt Nam của ông ấy. May mà trước đây bọn tôi không phải học hay tham khảo giáo trình đó trong trường.
Đọc mấy bài của ông Trương Thái Du cũng hãi. Dân Việt oai thật, văn minh thật. Hôm trước ra hiệu sách ngó nghiêng mấy cuốn lịch sử, nhân viên bảo: cuốn của Trương Thái Du lạ lắm đó. Bảo, biết là lạ lắm rồi, nên chả dám đọc. Cái gì cũng Việt Việt Việt. Lâu rồi, mua một cuốn sách sử vớ vẩn về thời vua K-hùng của ông vớ vẩn nào đó về đọc xem tán tụng thế nào, thì viết rằng: đàn chim lạc (chắc tuyệt chủng rồi) bay từ Bắc về Nam, kêu Việt Việt, nên dân ta lúc đó tự gọi mình là dân Việt. Hic.
Đây là triệu chứng lấy ta làm trung tâm của những người nghèo văn hóa (nghèo văn hóa ở đây không phải là do ít đọc).
ReplyDeleteoh oh em ung ho y kien cua pac Linh day.... co nhiu ke cho minh la gioi van chuong chu nghia tuong rang mot dong trong bung nhung bit dau rang " cao nhan tac huu cao nhan tri" ....khe khe... em lai mua riu wua mat tho rui ..~_~
ReplyDeletePhạm Lưu Vũ chắc nhân đọc Hà Văn Thùy mà cảm tác ra cái này http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10081&rb=09
ReplyDeleteBác Phạm Lưu Vũ này không biết là bác nào mà các bài viết bài nào cũng thâm thế.
ReplyDeleteMỗi tội hay viết dài thành ra ngại đọc.
Bác Vũ là một bác không tên là Vũ :) Xếp chung Tạ Chí Đại Trường cùng giỏ với Hà Văn Thùy, Hồ Bạch Thảo, Trương Thái Du là hơi... mệt.
ReplyDeleteĐâu có xếp chung. Bài trên viết linh tinh nên đọc đúng là hơi không rõ ý. Tạ Chí Đại Trường thì còn có phần ngược lại, trong các bài viết gần đây còn có ý hạ thấp tính dân tộc Việt.
ReplyDeleteNhưng thời của Tạ với tác phẩm đỉnh cao Lịch sử nội chiến cũng qua rồi, giờ đọc các bài viết mới rất khó chịu.
nói chung cái "bệnh vơ vào" này là bệnh chung của 1 tập hợp những kẻ Ngu (xin lỗi, nhưng chính xác là thế), võ đoán, hồ đồ và mang tinh thần tự ti dân tộc (ko phải tự tôn nhá). Cái từ "nhược tiểu" nó ám vào óc rồi, nên cố phình lên như con ếch muốn chứng minh ta là nguồn gốc, là tổ tiên của khủng long. Lão Thêm thì từng làm thiên hạ vãi cả chuối chè với 1 bộ "Vơ Vào chân kinh" mà sv các ngành KHXH bị nhồi vào sọ, tối về lấy sách gối đầu giường, lòng tràn ngập niềm tự hào dân tộc. Sao mà chủ nghĩa A.Q nó phát triển trên diện rộng thế không biết. Và cái tâm lý nhược tiểu ấy lại phổ biến ở giới trí thức mới tội lũ trẻ cơ chứ, ai mà với những thứ mơ hồ võ đoán, lý luận cùn và ngụy biện như thế lại tương ngay vào giáo trình, thà để nó làm sách tham khảo còn coi được.
ReplyDeleteĐọc các "sách" của mấy bác này, đặc biệt là cách lý luận rất ngô nghê của ngài Thêm về ngũ hành, âm dương hay tam tài suy ra từ bữa ăn, từ họa tiết trống đồng, từ cách xây dựng ... của dân Việt mà cứ muốn chửi thề. Hồi xưa đang hăng máu còn định viết 1 quyển công kích cái luận thuyết buồn cười của bác ấy, giờ thấy chả hơi đâu. Cứ theo cái (rất ngu) ý của bác ấy thì đi đường mà thấy thằng nhóc nào vẽ ra hình tam giác hẳn nên cung kính chắp tay vái nó vài vái, biết đâu lại chả phải thần đồng đang suy ngẫm về Thiên - Địa - Nhân đấy. Lại thêm cái món hình tượng con Rồng là của dân Việt nữa mới kinh hồn chứ. Gía mà bác ta biết thừ cái thời dân Việt của bác ấy còn trong kiếp khỉ thì ở xứ Khựa quẻ Dịch đã ra đời, với 6 hào từ của quẻ Càn đều lấy hình ảnh của con rồng làm tên.
Tóm lại, nói 1 cách hơi bị thẳng thừng, thì nghiên cứu là tốt, nhưng đọc cho lắm vào rồi lấy những thứ "chứng cứ" mơ hồ rồi nhào nhào nắn nắn, rồi uốn lưỡi ngụy biện, rồi tự sướng, rồi tung hỏa mù như kiểu này thì có lẽ chỉ nên để đọc giải sầu lúc ở trong WC, vì khi ấy người ta tập trung cho việc khác, chả buồn chửi.
Thế mà cái nhà bác Thêm ấy lại thành trưởng khoa Nhân học của trường KHXH&NV rồi đấy nhá.