Alanis Morissette đóng vai Thượng đế trong phim Dogma.
Copy lại có sửa đổi và bổ sung từ comment bên blog bạn Phanxine.
1. Với đạo Thiên Chúa, Thượng đế (Thiên Chúa) không phải vô nhân ảnh, hình tướng mà là một Thượng đế có tính cá nhân (personified God), có hình tướng. Chính con người cũng được tạo ra dựa trên hình ảnh của Thượng đế. Khái niệm Thượng đế là vũ trụ, là tự nhiên, hay là một quy luật tiềm ẩn nào đó… thì hẳn gần với quan niệm về Đạo của Lạo Tử hay triết học của Spinoza (Einstein cũng theo tư tưởng này của Spinoza), nó khác với tinh thần của Cựu Ước.
2. Chúa trong tôn giáo Nhất thần thường có 2 mặt: Mặt nhân từ, ưu đãi cho những người theo ông và mặt dữ dội, tàn phá, hủy diệt với những kẻ không theo ông, không tin ông hay không thèm đếm xỉa tới ông, tức là sách lược củ cà-rốt và cây gậy. Nó cũng xuất phát từ cái bản năng của con người muốn tìm về một thế lực tuyệt đích nào đó, một quyền lực tối thượng, chịu trách nhiệm về tất cả may mắn/bất hạnh/thành công/tai vạ... cho con người. Và bởi vì nó là tuyệt đối, là cội nguồn nên Chúa (và chỉ có Chúa) đứng trên thiện và ác. Con người chỉ được chấp nhận, tuân thủ ý Chúa và không được phép phán xét hay thắc mắc hay mất lòng tin vào Chúa nếu không sẽ bị trừng trị nghiêm khắc (hoặc là ngay lập tức hoặc là vào ngày tận thế).
3. Nhưng nếu chính xác thì trong Cựu ước, Chúa thể hiện giận dữ và trừng phạt nhiều hơn là ân sủng. Việc trừng phạt của Chúa luôn được coi là có lý với những kẻ không theo đạo Chúa hay đối xử bất công với dân của Chúa (ví dụ giết con trai đầu của người Ai Cập) hay với những kẻ theo đạo Chúa nhưng kiêu hãnh, sa đà theo các tín ngưỡng khác hay lơ là việc thờ Chúa. Trong Kinh Thánh còn có chuyện Chúa bắt Abraham phải giết con trai của mình để chứng tỏ lòng trung thành với Chúa và khi Abraham làm việc đó thì Chúa hài lòng nên đã biến một con cừu thay cho con trai Abraham. Đọc chuyện này thấy hơi giống với chuyện Agamemnon hiến con gái trong Illiad, không biết là có bị ảnh hưởng lẫn nhau hay chỉ là trùng hợp?
4. Hình ảnh Chúa như vậy có phần giống với một người cha nghiêm khắc hay một người tù trưởng trong một bộ lạc sống khắc khổ, đòi hỏi phải có sự tuân thủ tuyệt đối ý chí của kẻ trưởng thượng. Nhưng trong đạo Thiên Chúa, việc tồn tại một Chúa sẵn sàng trừng phạt và chịu trách nhiệm cho mọi thứ kể cả khổ đau và bất công của con người nhưng vẫn đòi hỏi con người không chỉ tôn kính và sợ mà còn phải yêu Chúa liệu có phải mâu thuẫn (đạo Do Thái nhấn mạnh phần sợ, đạo Thiên Chúa nhấn mạnh phần yêu) ?. Người ta có thể yêu một vị Jesus Christ bác ái và sẵn sàng hy sinh (dù tính khí hơi thất thường) nhưng liệu có thể yêu được vị Thiên Chúa luôn giận dữ, sẵn sàng trừng phạt nặng nề nhất với một lỗi dù nhỏ nhất của con người và hình như không bao giờ biết cười?
Khác với đạo Thiên Chúa, đạo Zoroastrianism (Bái hỏa giáo) và đạo Manichaeism (Mani giáo hay Minh giáo khi ở Trung Quốc) có tính nước đôi hơn. Bái hỏa giáo cho rằng có một vị Thượng đế là đấng sáng tạo và Người có hai hiện thân là Thiện và Ác. Giống đạo Thiên Chúa, Bái hỏa giáo cho rằng vào Ngày tận thế, Thiện sẽ toàn thắng trước Ác (nhiều người cho rằng đạo Do Thái lấy khái niệm Ngày tận thế từ Bái hỏa giáo trong thời gian các tu sĩ Do Thái bị đi đày ở Babilon). Như vậy Bái hỏa giáo là Nhất thần giáo nhưng có nhiều tính chất nhị nguyên. Manichaeism thì có tính nhị nguyên khi cho rằng có hai thế lực Thiện và Ác luôn đấu tranh với nhau để giành quyền áp đảo trong vũ trụ và trong mỗi con người. Đạo Manicheism ra đời ở Ba Tư, là một trường hợp khá lý thú trong lịch sử, nó chịu ảnh hưởng từ cả Zoroastrianism, Thiên chúa giáo và Phật giáo và đến lượt nó lại ảnh hưởng trở lại tới Bái hỏa giáo và Thiên chúa giáo (nhất là qua Thánh Augustine- nhà lý luận xuất sắc nhất trong lịch sử của Thiên chúa giáo kể từ khi Thánh Paul qua đời, vốn là tín đồ của Mani giáo trước khi chuyển sang Thiên chúa giáo).
5. Quay lại Cựu ước. Tác giả Cựu ước là ai? Theo truyền thuyết thì là do các nhà tiên tri ở nhiều thời đại của người Do Thái chép lại sau khi được mặc khải cùng Thiên Chúa. Nói chung mặc khải hay không không biết nhưng có điều gần như chắc chắn là Cựu Ước là công trình sáng tạo và ghi chép lịch sử trong nhiều đời của nhiều người (ví dụ các tên sách trong Cựu ước: The Book of Job, Book of Daniel…)
6. Văn minh tinh thần phương Tây dựa trên hai yếu tố quan trong nhất: Hy Lạp và Do Thái (Cựu ước và Tân ước). Đọc Kinh thánh có cái hay ở chỗ nó là một trong những tài liệu cổ nhất còn giữ lại tương đối nguyên vẹn, phản ánh đời sống xã hội và tinh thần của người Do Thái cách đây hàng nghìn năm. Tất nhiên đó là với quan điểm của người không theo đạo, còn với người theo đạo thành tín thì Kinh Thánh phải được coi là chân lý.
7. Hiện nay ở Mỹ còn có các phong trào đòi xét lại thuyết Tiến hóa của Darwin, không cho giảng dạy thuyết này trong trường phổ thông, hoặc nếu không thì đồng thời với thuyết Tiến hóa, nhà trường phải cho giảng dạy thuyết Sáng thế (creationism) như một học thuyết khác, một cách giải thích khác cho sự hình thành thế giới.
8. Có điều đặc sắc là trong khi hầu hết thế giới cổ đại đều theo đa thần giáo thì một bộ lạc nhỏ bé
người Do Thái ở sa mạc Tây Á lại tôn thờ một vị thần duy nhất và rồi dần dần vị thần ấy sẽ được tôn thờ ở khắp thế giới, dưới các hình tướng và tên gọi khác nhau. Tại sao quá trình phát triển của loài người lại gắn với sự bành trướng của Nhất thần giáo và sự thu hẹp của Đa thần giáo? Liệu đó là một sự tình cờ hay là có một quy luật nào đó?
:) nhờ bạn Linh mà hiểu biết thêm về tôn giáo, cám ơn nhiều nhiều :)
ReplyDeleteAnh Linh dua vao dau ma nói rang lich su loai nguoi gan voi su banh truong cua nhat than giao va thu hep cua da than giao?
ReplyDeletenhững tư tưởng vĩ mô kiểu này để đọc và nghĩ - miễn com!
ReplyDelete@T: Thì từ khi nhất thần giáo ra đời cho tới thời cận đại, nó bắt đầu lan tràn từ vị trí chỉ là một tôn giáo của một dân tộc nhỏ ở Israel lan dần tới khắp thế giới. Tới giờ chỉ trừ vùng Á Đông, Nam Á và một số ít bộ lạc ở châu Phi, châu Úc theo đa thần giáo còn thì đều nằm dưới vùng ảnh hưởng của nhất thần giáo cả rồi. Ngay cả ở một số nước Á Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, ảnh hưởng của đạo Thiên chúa cũng tăng nhanh chóng trong vài chục năm gần đây. Tất nhiên song song với xu hướng này cũng có một xu hướng tở thành vô thần hay tìm về Phật giáo, Ấn độ giáo của một bộ phận dân chúngở phương Tây nhưng không đáng kể lắm.
ReplyDeleteỞ các nước khác thì tớ ko biết, chứ ở HL thì số lượng người theo đạo chỉ có giảm chứ không tăng. Có đợt báo chí HL còn đưa tin mấy vị linh mục nước ngoài sau khi đến HL để truyền giáo (vì ở đây thiếu linh mục) đã chán nản chuyển đi nước khác (Đông Âu thì phải) vì ở đây chẳng có mấy ai đi nhà thờ.
ReplyDeleteThực ra thì việc truyền đạo Thiên chúa và đạo Hồi gắn nhiều với chính trị, văn hóa và có lẽ được các quốc gia tương ứng ủng hộ ngầm hoặc công khai. Do vậy đó cũng là 2 tôn giáo có đông giáo đồ nhất bây giờ. Thực lòng thì như tớ đã comment ở post trước, nếu thế giới này vẫn phải có tôn giáo mới duy trì được, thì tôn giáo đó nên là Phật giáo thì hơn :-D
À, quên mất 2 mảng quan trọng là châu Phi và châu Mĩ Latin. Tớ nghĩ đó mới là nơi mà số người theo và thực sự tin vào Thiên Chúa giáo nhiều nhất. Nói chung dân càng nghèo, dân trí thấp, xã hội càng bất ổn và loạn lạc thì càng là mảnh đất tốt cho tôn giáo (hoặc thứ tôn giáo giả cầy của 3 ông rậm râu) phát triển.
ReplyDeleteEm dang voi, nen draft vài dòng trao doi nhu the này:
ReplyDelete1. Nhat than giao khong phai là one single religion, nen khong có chuyen "là một tôn giáo của một dân tộc nhỏ ở Israel lan dần tới khắp thế giới." Boi vì nói nhu vay, hóa ra tat ca cac monotheistic religions tren the gioi cung mot goc!? Tren thuc te, monotheism xuat hien rat som o nhieu vung tren the gioi nhu* India chang ha.n.
2. Còn viec anh Linh thay cái monotheism on the rise, và polytheism decline là hoàn toàn ca?m tính. Anh dua vào so lieu nào de nói rang bo phan xu huong atheism hay la religion conversion o Western culture là khong dáng ke? Ngoài các xu huong dó ra, Western society, cu the la chau Au, bay gio cung dang co thiet lap la.i polytheism cua thoi pre-Christianity.
3. Da so các religions tren the gioi van là polytheistic religions. Mono gom còn Christianity, Islam, etc.
Cái duy nhat em dong ý voi anh là quá trình cu?a Christianity tro thanh monotheistic, the nhung dó khong phai là "quá trình phát trien cua loài nguoi."
1. Anh không nói nhất thần giáo là one single religion nhưng cả ba tôn giáo nhất thần phổ biến nhất thế giới hiện nay đều khởi xuất từ đạo Do Thái thời cổ đại. Vậy chẳng phải là đều từ một tôn giáo mà thành à? Còn việc trước người Do Thái ở các vùng khác như Ấn Độ (anh không rõ việc này) hay Ai Cập cổ (thời vua gì bố của Tutakhamon mà cải cách tôn giáo chỉ tôn thờ một vị thần ấy) từng có các hình thức nhất thần giáo nhất định thì cũng không liên quan tới việc này.
ReplyDelete2. Không phải cảm tính. Anh không nghiên cứu nghiêm túc nên tất nhiên không có các số liệu thống kê sẵn nhưng như anh đọc thì tỷ lệ người Thiên chúa giáo trong dân số Mỹ không hề giảm trong nửa thập kỷ gần đây. Ở châu Âu thì anh không rõ. Những xu hướng tìm tới đạo Phật hay đa thần giáo hay một dạng Thiên chúa giáo sơ kỳ như là một lựa chọn khác với tôn giáo chính thống từng phát triển khá mạnh hồi thập kỷ 60-70 nhưng không còn mạnh mẽ như trước nữa, nếu không nói là đã có một xu hướng quay lại với Kitô giáo, nhất là ở Mỹ. Lúc nào có thời giờ anh sẽ thử tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này xem sao. Ngoài ra còn một hiện tượng mà ít người nhắc tới, đó là sự phát triển nhanh chóng của Thiên chúa giáo ở các nước đang phát triển trong nửa thập kỷ qua.
3. Em nói đa số thì anh hiểu theo nghĩa số lượng các tôn giáo. Nếu thế thì anh cũng có một phát biểu tương đương là tuyệt đại đa số các ngôn ngữ trên thế giới ngày nay đều không phải là tiếng Anh và tiếng Anh chỉ là thiểu số cực nhỏ nhoi, chiếm chưa đến 1/1000 trong số các ngôn ngữ trên thế giới. Cái chính ở đây là tỷ lệ dân số theo nhất thần giáo chứ không phải là số lượng các đạo nhất thần giáo. Theo cái đồ thị trong topic kia của anh thì hai đạo Thiên chúa và Hồi chiếm tới 54% dân số thế giới.
4. Câu “quá trình phát triển của lòai người” kia thì anh nói theo context của nó, suy luận chặt chẽ thì tất nhiên là nó sai. Nhưng trong 2000 năm gần đây thì phải thấy là các tôn giáo nhất thần đã mở rộng và lan tràn khắp thế giới, cùng với sự lan tỏa của các giá trị văn hóa-văn minh dựa trên cơ sở nhất thần giáo, nhất là từ sau thời Phục hưng tới nay.
Đúng là ở châu Âu tỷ lệ Thiên chúa giáo giảm nhưng đó là lục địa duy nhất đạo Thiên chúa (và đạo Hồi) bị giảm chỗ đứng. Ở tất cả các lục địa khác, đều có sự tăng trưởng của hai tôn giáo này. Thế nên nếu nói là vai trò các tôn giáo nhất thần suy giảm là hoàn tòan chỉ dựa vào hiện tượng xảy ra ở châu Âu thôi.
ReplyDeleteTham khảo ở đây:
http://www.the-tidings.com/2005/0204/difference.htm
và ở đây:
http://www.religioustolerance.org/growth_isl_chr.htm
lol, anh Linh van confused rang monotheism và polytheism là religions, nen so sánh cua anh giua religion và language khong logic. Chính xác ra, monotheism/polytheism tuong duong voi Germanic languages hay các classifications khác, the nen may cái anh viet ve tieng Anh doesn't make sense.
ReplyDeleteCòn ca?m tính hay khong thì da~ ro rang roi. Anh Linh thay o My~ nhu the này, anh Hieu thay o Hà Lan the kia, em T o VN la.i thay the khác. Nhu*ng dó khong pha?i là cái sai (trong social science, nhieu thu*' bat nguon tu các hypothesis nhu the còn gi`). Cái quan trong là khi chua có backup ro rang thì khong nen quá tin.
Ho*n the nua, dong de^'m cái dominance of monotheism over polytheism in modern time là rat khó. Neu tính dan so theo da.o nào thì monotheism ho*n. Nhu*ng neu tính so^' luong religions, thì polytheism ho*n. Còn khi tính su lan to?a, thì pretty much of the religions in East Asia, South Asia, Africa has remained polytheistic throughout time. Van de thu 2 cung khó kha(n là chat luong cua cái dominance dó: Các cái conversion trends neu o tren, ro^`i belief vs. practicising, etc. Is what we see really what we see?
Hom nay doc tin quan Taliban giet con tin Han Quoc cam thay qua buc xuc voi cac van de ton giao nen em phai vao viet may dong:
ReplyDeleteAnh Linh o My nen cai nhin co khac chau Au, em generally dong y voi comment cua anh Hieu, trinh do cang thap cang de bi lua . Dan tri My thap hon chau Au la cai chac, xa hoi cung bat on va roi loan hon. Nuoc My rong lon quy tap nhieu bo oc thong minh nhung cung nhieu thanh phan tap nham nen moi co nhung so lieu kieu nhu la hang may chuc phan tram dan so tin rang The gioi la do Chua tao nen trong 7 ngay, roi lai con doi bo thuyet tien hoa de day thuyet sang the...
Chuyen so nguoi theo dao tang noi len dieu gi: The gioi duong nhu thay doi tung ngay, khoa hoc phat trien manh hon nhung khong co nghia la the gioi tro nen tot hon, co the la tren rat nhieu phan cua the gioi tinh hinh cang ngay cang di xuong, xa hoi cang ngay cang roi loan mat thang bang. Dan so the gioi dong hon khong co nghia la co nhieu nguoi khon hon ma la so nguoi dot cang ngay cang dong (lai con de nhieu), cai dam nay ma theo dao het thi chuyen so tin do ton giao tang vot cung la thuong, cha the ma dao Hoi da rat dong va se cang ngay cang dong. Ngoai ra co qua nhieu cac to chuc lam ton giao nhu mot su kinh doanh, nhu mot nghe nghiep thuan tuy, ho co the push-up cung nhu twist moi fact de lam tang tin do (tang loi nhuan), bat ke tinh xac thuc, va tin hay khong doi voi bon lam kinh doanh nay khong phai la cau hoi.
O day thi em cung chua gap ban Tay nao co hoc hanh den noi den chon ma con tin vao nhung su hoang duong ton giao, ho co respect nhat dinh voi cac gia tri nhan van truyen thong cung nhu cac tuc le cua bo me ho nhu cau nguyen hay di nha tho nhung ma tin hay khong chua bao gio la nghi van (tat nhien la khong tin).
@T: Việc monotheism và polytheism có là cách phân loại theo nhóm về faith thì anh thấy cũng không mâu thuẫn gì trong lập luận của anh cả,ở đây anh chỉ đơn giản coi monotheism thể hiện trong ba tôn giáo lớn hiện nay là Thiên chúa, Hồi và Do Thái. Và anh không nghĩ số lượng các tôn giáo là điều gì quan trọng mà cái quan trọng là bao nhiêu người theo các tôn giáo đó.
ReplyDeleteCâu này của em cũng không relevant “pretty much of the religions in East Asia, South Asia, Africa has remained polytheistic throughout time”. Cái chính không phải sự biến đổi từ một tôn giáo polytheistic thành monotheistic (nếu biến đổi thì cũng không gọi là một tôn giáo nữa rồi). Mà ở đây là “pretty many of the people in East Asia, South Asia, Africa have conversed into monotheistic throughout time”.
@Hoaianh: Anh nghĩ em và Hiếu cũng có lý. Nói chung anh cũng không có thiện cảm lắm với các tôn giáo trừ đạo Phật và một số nhân tố của đạo Lão và Hindu giáo (đạo Nho thì không gọi là tôn giáo rồi). Về lâu dài thì có thể thấy hầu hết các tôn giáo đều mâu thuẫn với sự phát triển của xã hội và với khoa học. Ngoại lệ chắc là đạo Phật- Einstein cho rằng đạo Phật là tôn giáo duy nhất có thể còn chung sống được với khoa học. Nietzsche so sánh đạo Phật và đạo Thiên chúa và cho rằng đạo Phật ít có hại hơn đạo Thiên chúa trong quá trình biến chuyển xã hội.
Nhưng nếu hiểu tôn giáo như một cách sống với những giá trị nhân văn được nhấn mạnh và thực sự tôn trọng trong cộng đồng đó thì cũng có nhiều giá trị trong đời sống tôn giáo của những người theo đạo.
Mà sao chưa thấy bạn nào theo đạo Thiên chúa đứng ra bênh vực cho các đức tin của mình nhỉ.
Em nói thêm ngoài lề một chút về Darwin, không phải vấn đề anh nói mà về một khía cạnh khác.
ReplyDeleteLý thuyết "đấu tranh sinh tồn" của Darwin gần như đã trở thành "lời biện hộ" cho lối sống, văn hóa và nền kinh tế lấy cạnh tranh, mạnh được yếu thua làm tôn chỉ. Nhưng ngày nay người ta đang lật ngược lại vấn đề, khi thấy rằng ông không chỉ nói đến cạnh tranh mà còn nhấn mạnh đến vai trò của sự hợp tác trong quá trình tiến hóa. Tiếc rằng nhân loại đã chỉ biết đến một phần trong công trình của Darwin và hiểu thiên lệch để rồi bị ảnh hưởng quá nhiều của cái nhìn sai lạc đó.
Hiện nay đang có một dự án nhằm tái khám phá phần còn lại này trong công trình của ông:
http://thedarwinproject.com
The old “Darwinian” theory and story of “survival of the fittest” and "the celebration of selfishness" — by now fixed in our minds like the programming for robots driving our species toward destruction?
Or the new Darwinian theory and story based on the fact that in The Descent of Man Darwin wrote only twice about survival of the fittest -- but 95 times about love and 92 times about moral sensitivity!
The mission of The Darwin Project is to speed the shift in our homes, schools, and the media from only teaching destructive “first-half” Darwinism to the inspiring liberation of Darwin's long lost completing half — along with all the fields of modern science that support and expand Darwin's original full vision to reveal caring, love, moral evolution, and education as the prime drivers for human evolution.
Ông Darwin thì cũng như ông Marx thôi, các các tín đồ của ông ấy có thể mỗi người nói một kiểu, mà vẫn cứ lấy ông ấy ra để bảo vệ ý kiến của mình. Thực ra Darwin chỉ đề cập tới sự tiến hóa trên phương diện sinh học căn cứ vào biến dị (mutation) còn lập luận về “survival of the fittest” trên phương diện xã hội là người khác, những người gọi là Darwin xã hội trong đó quan trọng nhất là Spencer. Thuyết này được chấp nhận nhanh chóng ở Mỹ vì nó phù hợp với tư tưởng của giai cấp tư sản ở Mỹ trong thời gian đó.
ReplyDelete" Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em " Nên e ko tranh luận, ngồi đây dòm mọi ng nói chiện thôi, haha
ReplyDelete