Thursday, March 1, 2007

Bắc- Nam

imgimg


Đọc một entry của một người ban, tôi lại nghĩ tới sự phân biệt Bắc- Nam hay Hà Nội- Sài Gòn trong dân Việt mình.

Bạn viết " Có lẽ phải có một chuyên mục tâm sự chị Thanh Tâm nhằm chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào con trai Bắc thuyết phục được bố mẹ cho vào Nam sinh sống và lập nghiệp. Thế giới người ta nhắc nhiều đến từ “toàn cầu hóa”, có lẽ VN nên bắt đầu từ … “toàn quốc hóa” thì hơn. Những người có tuổi đã đành, đằng này còn cả thanh niên nữa, rất nhiều người đặt nặng và phân biệt Bắc / Nam trong cuộc sống, công việc. Ừ thì hàng trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi mấy chục năm chiến tranh vừa qua, nỗi ám ảnh đó làm sao dễ dàng dứt bỏ được. Biết vậy nhưng đôi khi vẫn bực mình, bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ ra, sao chúng ta vẫn nhỏ nhen đến vậy? Ừ nhỉ, máu và nước mắt có bao giờ là cách giải quyết tốt nhất đâu …"

Cách đây không lâu, từng có một entry của một em bé Sài Gòn có tiêu đề “F..king Hà Lội”, có lẽ là entry có nhiều comments nhất trong thế giới Y360 Việt. Em bé này sau đó còn được cả BBC phỏng vấn (chứng tỏ muốn nổi tiếng, đôi khi cũng không phải khó, nhỉ). Trận chiến blog HN-SG ấy thu hút hàng nghìn comments hai bên, thôi thì đủ cả mọi thứ, tôi cũng không khoái đọc mấy thứ đó nên chỉ liếc vài giây rồi đóng blog đó lại, nên cũng không biết gì hơn.

Lại cách đây ít lâu nữa, thỉnh thoảng đọc vài bài trên báo hải ngoại hay talawas, lại thấy nhiều “phóng sự” về Hà Nội của một số bác người Nam hay hải ngoại trong đó hình ảnh Hà Nội hiện ra rất xập xệ, khá là bôi bác. Có bác trong bài còn bô bô kể chuyện đi ăn tiệc với Nguyễn Huy Thiệp thấy ông này quên cài khuy quần, chắc là cũng định học tập phong cách ẩn dụ của Thiệp nhằm bỉ người Hà Nội chăng, tôi cũng không biết chắc.

Trích một số đoạn chat với một số bạn bè (có modified, không hoàn toàn chính xác):

Thanh nữ SG:

- Em không ghét Hà Nội nhưng em anti- Hà Nội (?).

- Em có bạn người Bắc không?

- Em chỉ có bạn gốc Bắc nhưng sống ở trong này nên họ khác

Thanh nữ Hà Nội:

- Ôi, em không thể hiểu được cái humour của người miền Nam. Rất chi là Bảo Quốc.

- Em không thể thích được con trai Sài Gòn. Các bạn ấy đi chơi toàn đi xem kịch hay đi xem cải lương. Mà lại là kịch Sài Gòn nữa chứ.


Với kinh nghiệm cá nhân, chắc hẳn các bạn cũng biết được sự kỳ thị Nam- Bắc này, qua cách đối xử và cách nghĩ của người khác và có thể của cả chính bạn với người khác nữa, chẳng cần phải nói thêm.

Theo tớ vấn đề kỳ thị và bất đồng Nam-Bắc hay xảy ra do các việc sau :

1. Nhiều người Bắc, nhất là người nào sống ở Hà Nội, thường ngầm tự cho mình là nhất, và coi thường dân những nơi không phải Hà Nội. Vì thế họ rất nhạy cảm với ai chê Hà Nội. Trái lại, người Bắc hầu như không chê Sài Gòn bao giờ, nhưng lại hay có tâm lý coi thường người Nam về độ sâu sắc trong ứng xử, tâm lý hay hưởng thụ văn hóa.

2. Do đặc điểm văn hóa khác người Bắc, nên khá nhiều người Nam không ưa người Bắc. Thêm nữa, với nhiều người Nam, Hà Nội đến với họ trong thơ nhạc là những hình ảnh rất đẹp, lãng mạn, hào hoa, thanh lịch. Nhưng khi lần đầu ra Hà Nội thì rất nhiều người thất vọng vì thành phố xấu, nhỏ, bẩn, bụi, thất vọng hơn nữa vì người Hà Nội không thanh lịch như họ tưởng và đối xử phân biệt với họ. Mà người Nam lại hay thẳng tính, nên hay nói thành lời cái việc không ưa đó, chạm vào tự ái của người Bắc.

Tất nhiên còn có nhiều nguyên nhân khác (chia cắt địa lý, chính trị, chiến tranh…) nhưng mà chủ yếu, tớ nghĩ vẫn là từ sự khác biệt văn hóa.

Thế là thôi, lại cãi nhau, Bắc kỳ thì khinh khỉnh mà coi Nam bộ là hai lúa hay nông cạn, thiếu chiều “xâu”, còn Nam bộ thì chê bai dân Bắc là chỉ được cái nói, thực chất thì kém cỏi hay không thật lòng, nói một đằng, làm một “nẽo”.…

Như đợt về Việt Nam, mình vào SG chơi mấy hôm mà ra Bắc, đã bị hỏi dò là có người yêu ở SG à, rồi không nên lấy con gái miền Nam thế này, thế kia, ôi đúng là phức tạp.

Entry này cũng chỉ là một quan sát thôi, chẳng để rút ra điều gì. Cũng là thứ để viết chơi trong một ngày bão tuyết quay cuồng nơi “xứ tuyết”, nơi việc gặp những người đồng hương, ăn món ăn quê hương, dù là Bắc hay là Nam cũng là một điều quý.

Norah Jones thì vẫn đang réo rắt bên taiCome away with me and we'll kiss. On a mountaintop. Come away with me. And I'll never stop loving you”.

PS: Chủ đề này có thể nhạy cảm, hơn nữa việc nói "người Bắc" thế này, "người Nam" thế kia chắc chắn không tránh khỏi những stereotype nhất định (có thể có lý hay không có lý), hy vọng không khiến bạn nào phật lòng.

32 comments:

  1. Đúng là giữa Nam và Bắc luôn có một khoảng cách nào đó mà không dễ gì thu hẹp được. Ban đầu cứ nghĩ người Miền Nam vô tư, thoải mái, nhưng có quan hệ mới thấy hoàn toàn không như mình tưởng. Hoá ra người miền Nam cũng để ý nhiều thứ. Người Miền Nam hay tự ái với kiểu đùa hơi thoải mái quá của người Miền Bắc. Trong khi người Miền Bắc không thích kiểu nói chuyện quá bộc trực mà ít quan tâm đến suy nghĩ của người đối diện mình. Một vài đúc kết từ thực tế như vậy, không biết đúng không. Hy vọng không làm ai khó chịu.

    ReplyDelete
  2. Em có may í kien the này:
    - Con dzai lo*'n muon di xa lap nghiep mà phai 1. thuyet phuc bo me, 2. ko thuyet phuc duoc phai ho?i chi. Thanh Tam. Em thay cái da.ng này o nhà là tot nhat.
    - Cha? có ca(n cu*' gì de nói là globalization làm gia?m su kì thi. cua các vùng mien.
    - Rivalry regions là chuyen thuong tình. Dau cu*' phai chi? có o*? VN, ví du. nhu* NY voi LA, các vùng o*? UK. Cái này nó thuoc ve^` ba?n châ't cu?a the notion of us and them roi. Khác biet va(n hóa chi? là cái tool de^? reinforce cái notion dó thoi.
    - Chính vì the, neu ai di la.i nhieu, giao tiep nhieu, có ho.c thu*'c, thì ho. se de dang vuot qua may cái stereotype vùng mie^`n. Su phân biet vùng mien, neu có, thì chac là van de^` taste thoi.

    ReplyDelete
  3. @T:
    - Thực ra ở đây bác ấy muốn nêu một hiện trạng xã hội, chị THanh Tâm chỉ là một cách nói thôi, chứ không phải là bác ấy có nhu cầu hỏi chị Thanh Tâm. Trâu nói thế là không ổn lắm
    - Anh nghĩ là globalization làm giảm sự kỳ thị hơn, vì người ta biết đến người khác mình. Trong khi nếu ko có globalization, họ chỉ biết tới họ và e ngại hay kỳ thị người khác họ.
    - Đúng là thường tình và không chỉ có ở VN. Nhưng cái notion us and them ấy tại sao lại có, không phải phần quan trọng cũng do khác biệt văn hóa à.
    - Cái này cũng đúng nhưng chẳng phải globalization sẽ tạo ra nhiều người như vậy hơn à, tức là mâu thuẫn với ý thứ 2 của Trâu.

    @Viettory: Tớ cũng nghĩ bạn nói đúng những ý này. Người Bắc hay nghịch ngầm, và trêu đùa người Nam một cách thái quá, nó cũng là thứ biểu hiện của snobby. Còn người Bắc thì lại hay chê người Nam là kém tinh tế hay sâu sắc, không đoán được ý người đối thoại mình. Hình như đây cũng chính là điều khiến giai Nam với gái Bắc khó hòa hợp, ở chỗ gái Bắc thích giai phải đoán ý mình hơn là tự mình nói, không biết có đúng ko?

    ReplyDelete
  4. Vài dòng góp vui:
    Người Bắc, Nam hay Trung đều có cái hay cái dở riêng của họ. Có những người Bắc/Nam mình rất thích, nhưng cũng có những người Bắc/Nam mình rất ghét. Thích hay ghét nhìn chung cũng là quan điểm riêng của mỗi người: Có thể Cricket thích bạn, nhưng người khác lại ko thích ...
    Bàn về con người và phong tục tập quán là chủ đề muôn thuở, nói bao nhiêu trang cũng ko hết :)

    ReplyDelete
  5. hí hí, chê bai là chuyện thường, rồi cũng chẳng sao, trai gái Bắc Nam vẫn lấy nhau ầm ầm, stereotype works in general, nhưng in specific case người ta tự đánh giá được.
    Để đối trọng với chuyện dân Nam ra Bắc chê Hà Nội thì có bài Phở của bác Đoàn Tiểu Long cũng trên Talawas với nhiều câu bất hủ phết: "Những hiệu phở nặng về phô trương hình thức kiểu này sống tốt ở Sài Gòn, nơi người dân chuộng hình thức phù phiếm hơn nội dung đích thực."..."Người Nam, nhất là dân Sài Gòn, làm gì cũng ào ào, khiến các bà vợ tức phát khóc, nhưng các em gái bán hoa lại thích" hí hí hí... Qua đây cho thấy dân ta cả hai miền chắc còn tranh chấp nhau lâu dài về độ nông cạn , chưa phân thắng bại được :P
    À mà dân văn minh có đầu óc như dân Đức cũng có thoát đâu, dân Berlin cười hô hố khi nghe giọng nhà quê München, dân München có lẽ trong bụng khinh khỉnh bọn Berlin đã đói rách nợ nần rồi mà còn lên mặt thủ đô, hihihi :D.

    ReplyDelete
  6. Sorry anh, em doc thoáng qua cái Thanh Tam nen hieu sai.

    Vi globalization van dang dien ra, nen rat khó define va discuss. Nhu*ng nhieu nguoi có cái nhìn naïve ve globalization. Globalization có làm thay doi su kì thi. vùng mien khong? Có, doi voi nhung nguoi có kha nang, phuong tien, tien ba.c, hoc van. Nhung globalization is an uneven process. Globalization làm tang su ca.nh tranh giua các vùng mien, chính quyen lap các hàng rao thue quan, co^' gang reinforce su khác biet van hoá, ton giao, v.v.... Trong chuc nam gan day, bao nhieu van de ve riot, conflict, violence, terrorism na?y nòi, chu có giam dau? Tóm la.i la nen có cái nhìn critical hon ve globalization.

    Voi cau hoi ve us vs. others, em nghi tot ho*n nen ho?i rang what constitutes Nam/Bac, who has the power to decide the differences, who draws the border line, thì se thay ro rang khac biet van hóa chi là 1 phan nho? trong van de này. De có cau tra loi ve us vs. others thi anh có the do.c imagined community cua Anderson.

    ReplyDelete
  7. Hôm trước thầy giáo nói tao có gặp một thằng VN, nó người HN, nó nói HN là thành phố văn hoá (cultural city), còn SG là thành phố thương mại (commercial city), có đúng không vậy? Vì là người quái dị, B đọc ngược lại như vậy, SG thì vô văn hoá còn HN thì vô thương mại (i.e nghèo) :D, nên trả lời thầy là: Em không biết, em ghét thành phố lắm, nói chung thành phố là ghét, chỉ thích miền quê thôi, như cái chốn nhà quê hẻo lánh này, em cảm thấy bình yên thanh thản lắm, ai muốn đi London cứ đi, còn em chẳng ham thích gì mấy chỗ ấy...

    ReplyDelete
  8. Anh Linh ơi, đúng là modified lại nên không hoàn toàn chính xác áh:
    Thanh nữ SG:
    - Em không ghét Hà Nội nhưng em anti- Hà Nội (?).
    Sao lại đánh dấu hỏi ở đây, có gì mà khó hiểu nhỉ - anti có nhiều cách hiểu mà 1 trong những các hiểu dựa vào văn cảnh chat có nghĩa là not in favor of thôi. Đâu phải ghét là phải anti- và đâu phải anti-nghĩa là ghét :)

    ReplyDelete
  9. Hì, anh Linh, cái số 1 và số 2 rất hợp ý em :D
    Còn những đoạn in nghiêng của các thanh nữ thì miễn bình luận, vì đó là ý kiến cá nhân và mang tính quy nạp quá :-)

    ReplyDelete
  10. ;)) con mèo dạo này thể hiện sự quan tâm với "ào ào" và "không ào ào" một cách lộ liễu ;)) Đây là một đặc điểm của gái có/sắp có chồng không kể Nam lẫn Bắc ;))

    Dân ca ba miền như mình nên xếp vào loại thanh nữ gì đây ta ;))

    ReplyDelete
  11. @Binh: thế em là người SG hay HN đấy :P.
    @Jodie: Anh đã nói rõ là modified rồi tức là không hòan toàn là lời lẽ của người đối thoại, mà có cả một số từ anh chêm vào, chẳng qua mục đích để phục vụ chủ đề của anh thôi, không nhằm ám chỉ một ai cả, nếu em thấy phiền lòng thì cho anh xin lỗi. Thực chất ở đây qua các đoạn chat đó để anh thể hiện quan điểm của một số người cụ thể nhưng thực ra cũng là những suy nghĩ rất chung của không ít người (kể cả phần nào đó là chính anh) về HN/SG.
    Dấu hỏi ở đây là vì anh chưa hiểu thế nào là anti thôi.

    @Gatgu: Thế em nhận mình là người miền nào: Miền Nam hay Miền Trung? :P.

    ReplyDelete
  12. Ôi em G, quê miền Trung nhưng cả đời chẳng biết quê, lại mới vào SG mới 2 năm thế mà cũng tự nhận là dân ca 3 miền. Như hoaianh thì còn nhận là dân ca 2 miền được chứ em chỉ là thanh nữ Bắc mới vào sống trong SG thôi, em ơi :P

    ReplyDelete
  13. Vấn đề là bản chất dân ca ba miền, không phải thời gian ;))

    Còn anh Linh không nhìn vào bản chất mà nhìn vào hiện tượng là không Bắc kỳ tý nào cả ;))

    ReplyDelete
  14. You probably know this "poem":

    ---
    Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
    Nhớ chua ngoa, nhưng giả bộ ngoan hiền
    Nhớ khiêm nhường nhưng thầm ý khoe khoang
    Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt.

    Em nhớ giữ tính tình người Trung nhé
    Nhớ hững hờ nhưng tranh đấu nội tâm
    Nhớ vui tươi nhưng đau khổ âm thầm
    Nhớ kín đáo đoan trang mà lãng mạng.

    Em nhớ giữ tánh tình người Nam nhé
    Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà
    Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa
    Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng.
    ----

    Hehe, let the flame wars begin! :) That was probably written by a Trung Ky, methinks.

    Speaking as a Trung Ky, let me say that con ga'i Bac Ky have the most mesmerizing voices! Man, let a Bac Ky girl whisper sweet nothings into your ears, and you'll do whatever she want!

    So, Linh, how's it going with your Saigon girlfriend? :D

    ReplyDelete
  15. Bài trên ăn cắp 1 khổ của Nguyễn Tất Nhiên, 2 khổ còn lại chắc là xuyên tạc :p

    Speaking as Dân ca 3 miền, let me say Bắc kỳ guys are cool and Nam kỳ guys are hot :-D Trung Kỳ guys are, by personal experiences with my deary lovely daddy, kinda stubborn and not to discuss with ;))

    ReplyDelete
  16. Tranh cãi bắc khác nam làm gì cho mệt, chẳng qua là lấy tầm nhìn của người này đem làm lăng kính soi người kia. Có ai có danh sách do and don't ở mỗi miền Bắc Trung Nam ko? let's think about that.

    ReplyDelete
  17. không biết sao chứ tui không thích người Hà Nội nói chung, nhưng lại thích cụ thể người Hà Nội nói riêng. Rất nhiều bạn bè tui toàn người Hà Nội. Có lẽ vì tui ra Hà Nội chơi toàn gặp xui xẻo, hoặc không chịu nổi cung cách đối xử ở HN. Chẳng hạn vô quán ăn, nghe giọng SG của tui thì y như rằng hét giá cao lên - cứ làm như dân SG là giàu lắm. Rút kinh nghiệm, đi ăn ở Lò Sú, chọn quán có menu, xem giá đàng hoàng. lát sau tính tiền, cũng vẫn bị chém, hỏi tại sa giá trong menu thế kia mà tính tiền thế này, cậu bồi bàn leo lẻo 'Chúng em lên giá mà chưa sửa menu kịp'. Mình bực bội nói, sao không nói từ đầu. Bà chủ ra bảo 'Giời, cậu trong Sài Gòn ra sao mà ki bo thế'. Nghe nóng cả mặt, chỉ muốn cầm tiền quăng vào mặt. Đi ăn tiệm phở thì bắt xếp hàng, ngồi ăn chưa nóng đít đã bị đuổi ra, bảo rằng ăn gì mà lâu thế.Ơ, thích ăn lâu hay chậm thì kệ người ta. Ăn phở thì kinh nhất là mì chính, mình chưa kịp bảo đừng cho mì chính vào thì đã thấy một thìa canh quăng vào, mình la lên 'Ối, đừng', thì chị bán phở đã nhăn nhó mặt mặt 'Mì chính chứ có phải thuốc độc đâu mà giãy nãy'. Mình muốn té xỉu rồi, chị lại bảo 'Không cho mì chính thì nước ngọt thế nào được'.... Kể chuyện đi ăn uống với phục vụ ngoài Hà Nội thì thôi, kể mãi không hết.
    Bạn Linh nói đúng cái chuyện khinh người ở HN. Nhiều người HN thích tỏ vẻ ta đây hơn người, rất là Hoàng đế cởi truồng. Tui đi xem anh Đào Anh Khánh đáo xuân, tranh anh ấy vẽ đã xấu, múa anh ấy diễn còn bệnh hơn, xem như tấu hài Bảo Quốc, mà bà con cứ thế mà vỗ tay ngời ngời. Anh ấy diễn đang lên đồng thì đèn tắt bật không đúng sao đấy, anh ấy quát cái đứa bật đèn, rồi bay ra chỉnh công tắc xong bay vào múa tiếp.
    Nói về hài thì miền Bắc chê bai kịch Sài Gòn nông cạn với rẻ tiền, xem cái Gặp nhau cuối tuần của chị Thảo vân thì tui muốn ói vì nó rẻ tiền và nhảm nhí còn hơn Bảo Quốc Sài Gòn, suốt ngày mấy con mụ vợ đanh đá với mấy ông chồng sợ vợ. Thâm thuý thì chả tới đâu, nhưng toàn mỉa mai móc mẻo thấy phát mệt.
    Còn nói về thưởng thức âm nhạc thì ca sĩ Hà Nội như Hồng Nhung Thanh Lam Mỹ Linh nếu không vào Sài Gòn được dân Sài Gòn hâm mộ lăng xê thì chả ma nào biết, hát ở HN bao năm cũng toàn bị gọi là con Linh, cái Lam đến tội. thế mà em búp bê Thanh Thảo ra Hà Nội hát làm kẹt đường cả phố công viên Lê Nin, bà còn chen lấn để thấy em ấy. Hoàng tử sơn ca Quang Vinh ra Hà Nội hát, lỡ đưa tay quệt phải một em gái đứng dưới sân khấu đang với tay lên, em ấy sướng đến điên, ưứng tim mà ngất xỉu, phải cho xe cấp cứu vào bệnh viện! Hâm mộ cỡ đó là cùng, mà chú QV trong SG có ai mà nghe??? Phim Lấy vợ Sài Gòn với 39 độ yêu gì đó bán vé chợ đen ngoài Hà Nội đến cả trăm ngàn mà vẫ không có mà mua, trong khi mấy phim nghệ thuật gì đấy chiếu chả ma nào xem (trừ khi có phát giấy mời).
    Nói xấu Hà Nội chút thế thôi. CHứ thật ra vẫn thích ra Hà Nội chơi, đi dạo hồ Tây hồ Gươm, đi mua đĩa lậu ở Đinh Liệt Hàng Bài Hai Bà Trưng, đĩa bìa đẹp, giá phải chăng, nhiều mẫu lạ. Ngồi cà phê tán dóc với bạn bè Hà Nội cũng thú lắm. May quá, mình toàn quen bạn không có khinh người Sài Gòn nông cạn như mình :D

    ReplyDelete
  18. @Phan Xi Ne: thế ở Sài Gòn mấy người bán hàng không bất lịch sự như ở Hà Nội hả anh? Ở HN cái chuyện mấy người đó bất lịch sự ai cũng thấy, ai cũng quen cả rồi.

    (Ơ sao mình người HN mà lại tự chê thế này? :D)

    ReplyDelete
  19. hí hí, chị G, hồi đọc bài Phở này, dân ca 2 miền suýt nữa thì té ghế, còn có một đoạn bất hủ nữa ca ngợi scenario gia truyền bao gồm chỗ ngồi xập xệ (spelling?), bát đũa sứt mẻ, vừa ngồi xổm vừa húp phục vụ thêm màn quát tháo làm cho dân ca 2 miền chuyên ăn phở 24 thấy nhục nhã không thể nào tả xiết!!! :(

    ReplyDelete
  20. Anh Linh rất xấu nhé, mang chuyện tâm sự riêng tư lên blog nhé.

    ReplyDelete
  21. Tớ thì tớ cho rằng đấy là tuỳ vào tính người thôi chứ còn ở đâu cũng có những người chua ngoa, đanh đá hay thùng rỗng kêu to....blah blah(như mọi người liệt kê ở trên) Tớ nghĩ tuỳ từng mục đích của mỗi người mà chọn 1 thành phố để sống thôi. Tớ có một đứa bạn nước ngoài khi đến VN ở và sống ở cả Hà Nội và TPHCM. Nó có đánh giá về ngừơi Hà Nội và HCMC mà tớ thấy rất đúng và rất thích. Người HCMC thân thiện và dễ gần hơn nhưng để chơi thực sự thân thiết thì không phải dễ còn người Hà Nội ban đầu tuy rất khó gần nhưng một khi đã trở thành bạn thân của họ thì họ hết lòng và rất coi trọng bạn bè.Ngay cả khi người ta so sánh giữa hài miền Bắc và hài miền Nam, người miền Bắc cho rằng hài miền Nam nhạt nhẽo không sâu sắc, hơi "cải lương", trong khi đó người miền Nam lại cho rằng việc gì cứ phải làm phức tạp hoá vấn đề lên như vậy trong khi hài là phục vụ hoàn toàn cho giải trí, tôi đã có quá đủ vấn đề ở công sở rồi... Thiết nghĩ cũng là phù hợp với mỗi xã hội, nền văn hóa riêng. Mỗi cộng đồng có những đặc điểm văn hoá nhu cầu riêng, không nên chỉ vì người ta không giống mình mà mình phải phán xét hay chê trách. Hà Nội và TPHCM cả 2 đều đẹp và đáng yêu theo những cách rất riêng. Và tớ yêu cả 2 thành phố đó!^____^
    P/S: chưa đọc hết các bài của anh Linh nhưng có một bài anh viết về Hà Nội em thấy không hợp lý lém!(just my personal opinion)Em không nghĩ rằng Hà Nội của năm 2005 giống 2006 hay 2007. Mỗi năm Hà Nội có những chuyển mình cho dù là rất nhỏ...đó có thể vừa là điều buồn và vui cho mỗi người...nhưng dù có buồn, vui, yêu, ghét gì...em tin rằng Hà Nội đã để lại rất nhiều xúc cảm cho những con người đã từng sống ở đây, đặt chân đến đây.
    @Các bạn miền Nam: nếu ai thất vọng vì khi đến Hà Nội không thấy đẹp như trong những bài hát bài thơ viết về HN, thì khi nào ra HN tớ làm tour guide cho hehe - mọi người sẽ thấy một Hà Nội rất đương thời, nhưng cũng rất cổ điển, sôi động nhưng cũng tĩnh lặng, vui những cũng buồn, đa chiều và nhiều màu sắc.......để cũng sẽ giữ được những kỉ niệm đẹp nhất về Hà Nội như tớ.

    ReplyDelete
  22. Phần comment của Lucy ổn quá làm mình không viết gì thêm được nữa. Chỉ đưa thêm 1 ý kiến nhỏ thôi, mình gốc miền Trung gió lào cát trắng, có rất nhiều người nhà ở Sài Gòn và sinh trưởng ở Hà Nội. SG là một thành phố sôi động, và chính xác là một thành phố Thương mại - Kinh tế. Cũng giống như bất kỳ quốc gia nào, trung tâm kinh tế không phải là thủ đô. Nhưng Thủ đô thì khi nào cũng là trái tim của một quốc gia.
    Hà Nội không dễ gì mà đã là Thủ đô 1000 năm. Không chỉ đơn giản vì vị trí địa lý, thổ nhưỡng, mà quan trọng là nó kết tinh văn hoá và tri thức của cả một dân tộc. Đương nhiên Hà Nội hiện nay còn quá nhiều vấn đề đáng phải thay đổi..., nhưng nếu ta quy chụp cho trái tim ta những mệnh đề phản cảm, thì liệu cơ thể ta có đáng để giới thiệu cho bên ngoài hay không?
    Còn nếu nói riêng từng vùng miền, thì đúng là sự phân cách và khác biệt về địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu tạo ra sự sai biệt về văn hoá và lối sống. Luôn tồn tại hai mặt của một vấn đề. Phía Nam, điều kiện tự nhiên phong phú, dễ thích nghi tạo ra một phong cách Phương Nam phóng khoáng, hồn hậu, cởi mở... nhưng đồng thời cũng hình thành cách sống biết nay không biết mai, sự khoáng đạt "tứ hải giai huynh đệ" khiến tình gắn bó keo sơn kiểu làng nước kém mặn mà...
    Phía Bắc, ngược lại, thời tiết 4 mùa rõ rệt, nắng hạn, mưa buốt, giá rét... Hơn thế, sự đấu tranh sinh tồn của người Bắc còn khó khăn hơn do những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và 1000 năm Bắc thuộc. Sự sống khó khăn hơn đã khiến tính cách người Bắc nói chung căn cơ hơn, đằm hơn, thận trọng và mang tính địa phương chủ nghĩa, ăn cây nào rào cây ấy hơn.
    Còn về cảnh và người Hà Nội hiện nay, như những thông tin mà các bạn phía Nam đã nêu, không phải không đúng. Nhưng có lẽ phải phân tách rõ, thế nào là người Hà Nội? Có những điều, những việc cần phải biết chấp nhận như một thứ "mặt trái" của quá trình phát triển.
    Hà Nội, không phải của riêng tôi, riêng bạn, riêng của người Hà Nội, mà HN là của tất cả mọi người VN ta kia mà.

    ReplyDelete
  23. @Minh Thi: Ừm, ở Sài Gòn nói chung người bán hàng rất sợ mất khách, nên dịch vụ tốt hơn. Vả lại văn hoá Sài Gòn là văn hoá dân tứ xứ, văn hoá tiếp nyận, người nói giọng Trung hay giọng Bắc hay giọng Nam ở Sài Gòn cũng không khiến người ta thấy dị hợm vì Sài Gòn vốn là xứ của dân tứ chiếng. Trong khi đó ở Hà Nội, nói giọng Nam hay giọng Trung ngay giữa phố đông người ngay tức thì trở thành tâm điểm chú ý vì quá nổi bật, quá lạc lõng.

    @April Lys: Hà Nội, không phải của riêng tôi, riêng bạn, riêng của người Hà Nội, mà HN là của tất cả mọi người VN ta kia mà --> Thế Sài Gòn không thế à?

    ReplyDelete
  24. choì, SG chac toi 1/3 noi giong Bac do chu, nhu o quan Tan Binh nha em ne :D

    ReplyDelete
  25. Em thấy người miền nào cũng có người tốt người xấu, chỉ có những cá nhân mang ý nghĩ cục bộ hoặc đôi khi gặp phải những người không tốt nên suy ra cả 1 tập thể, còn nếp sống thì có lẽ anh Linh nói đúng còn tùy thuộc vào chia cắt địa lý, chính trị,... vì thế mình nên có cái nhìn thoáng 1 tí sẽ thấy tốt ngay thôi mà. Em may mắn cũng có nhiều đứa bạn miền Bắc, Trung rất tốt í chứ :D

    ReplyDelete
  26. Hình như virut phân biệt chủng tộc đã đến Việt Nam rồi, có cách nào ngăn chặn không nhỉ??

    ReplyDelete
  27. for Fan... : Tôi có nhiều người bạn miền Nam (TP) nhưng họ không giống bạn và thực sự tôi yêu mến họ và điều đó cũng làm tôi yêu mến người miền Nam. Tôi cũng biết nhiều người miền nam có thái độ "Sài Gòn" như bạn và tôi nghĩ không dễ gì có thay đổi được thành kiến đó. Còn nói về người Hà Nội hay giọng Hà Nội, xin thưa bạn, trên các giảng đường đại học của Hà Nội bây giờ phải gần 40% giáo sư nói giọng miền Trung, và họ là nhũng đối tượng được kính trọng nhất đấy bạn ạ.

    ReplyDelete
  28. Có nhiều người xứ Bắc, nhất là dân thành thị, tiêu biểu là Hà Nội do ảnh hưởng nặng lối sống thời "bao cấp" và nền văn hóa "việc làng", cốt cách "nho sĩ Bắc Hà" ...nên sống thủ đoạn, thực dung, chụp giựt,... hơn người Trung và Nam. Họ nặng "hình thức", thích khoe của, khi cần ai thì xun xoe, cần cạnh, khi không cần thì trở mặt quá nhanh. Hôm trước mới xưng là "con", hôm sau đã xưng là "bố"...Nói chung chơi với họ cần cẩn thận vì lâu ngày họ sẽ lòi"cái đuôi" lợi dụng. Mới hay tại sao người Nam hiên nay được Đảng giao nắm các vị trí quan trọng nhất trong điều hành kinh tế và trong BCĐ chống tham nhũng TW. Những vụ scandal lớn thường xảy ra ở HN?

    ReplyDelete
  29. @Nguyen K: Nói như dở hơi, không còn gì để mà nói :)). Xem xét kỹ lại đi rỗi hẵng mở mồm nói. Người ta còn chưa đụng gì đến SG các vị, mà đã moi móc vấn đề chính trị của cả đất nước ra lạm bàn. GIỏi nhỉ. Ra sống ở đây lâu lâu khắc biết, chắc ông này nghe qua tai nhiều người chứ tôi thề là ông chưa bao giờ tiếp xúc sâu sắc với người HN. Hết lôi chuyện character ra, thấy bằng chứng không cụ thể thì lôi mẹ nó cả politics ra lạm bàn.

    Anyway, Chẳng còn gì để nói, không có Hn thì không có SG mà không có Sg thì cũng chẳng có HN ^^ Tớ thì tớ yêu người SG chứ, thật thà, thắng thắn, giống tính csch của một người Hn như tớ :D

    ReplyDelete
  30. Thì lôi một đọan trích viết về tính cách từng vùng trong cuốn Việt Nam văn hóa mà nói:
    Người bắc: Chỉ đủ tiền mua một chiếc xe đạp nhưng lại chạy quanh vay tiền mua xe hơi cho oai.
    Người trung: Đủ tiền mua xe hơi thì lại chỉ đi mua một chiếc xe đạp.
    Người nam: Đủ tiền mua cái gì thì mua cái đó.

    ReplyDelete
  31. cái en tai cũ ơi là kỹ rùi, nhưng mình vẫn thích còm men, mình là gái Bắc trăm phần trăm, năm nay 34 tuổi,sinh ở Hải Dương, tám tuổi vào Mỹ Tho,20 tuổi lên sài Gòn ngụ cư tới bây giờ. lấy chồng người Nam trăm phần trăm.
    dài dòng thế để mọi người thấy mình chẳng cục bộ địa phương đâu, vì cũng muốn nhiều chuyện một chút.
    mình thấy người Bắc rất trọng bề ngoài, từ lời ăn tiếng nói đến thói quen ăn uống, xử thế thì thâm nho, sâu sắc,còn người Nam bộc trực thẳng thắn nên củng có phần nông nổi hơn, nhưng thú thật, với người Bắc thì mình chơi làm bạn chứ không chọn làm đối tác làm ăn.
    ông già chồng mình giải thích về sự khác nhau giữa tính cách Bắc và Nam như sau: ngày trước, các triều vua khi có giặc giã binh biến thì trọng dụng quan võ, đến khi trăm họ thái bình thì tin yêu quan văn, nghe lời dèm pha quan văn mà bạc đãi quan võ, vì thế những người này bất mãn bỏ vào Nam khai khẩn ,. . .quan văn vốn thâm nho, sâu sắc mưu mô, cầu kì sĩ diện vv, ở lại đất Bắc, còn quan võ bộc trực, thẳng thắn nông nổi bỏ đi biệt xứ giang hồ, vì vậy dân Nam bộ có phần hào sảng phóng khoáng của con nhà võ, nhanh nhạy dễ tiếp thu cái mới dung nạp cái mới nên người Nam bộ nhất là người SG rất năng động trong việc làm kinh tế, . . .còn người Bắc thì có phần bảo thủ, cẩn trọng, tư duy chỉn chu nên làm nghệ thuật thường tốt hơn,
    các ông bà ở Nam bộ cũng vẫn truyền dạy con cháu rằng: ngày trươc đi khai khẩn, con trai trưởng phải ở lại giữ đất đai thờ tổ tiên nên người Bắc có chức anh Cả, người con thứ đi vào Nam nên người Nam chỉ có con lớn nhất là anh hai mà thôi,
    vì thế Bắc Nam cũng chỉ một nhà.

    ReplyDelete
  32. em là người HN nhưng không có tính kỳ thị, em rất thích sự khoáng đạt của người Nam, và thích SG

    Em yêu HN, nhưng không thích tính bảo thủ của người Bắc... hì hì ủng hộ đa văn hóa, phong phú và cấp tiến, không bảo thủ. Mọi sự kỳ thị đều vớ vẩn, hẹp hòi...

    uhhh cho em xin entry này nhé, vì có nhiều bạn người Nam, Hải ngoại không ưa người bắc hì hì

    ReplyDelete