Từ Wikipedia. Một số chi tiết về thời Tam quốc.
- Chúng ta biết Ngũ hổ tướng của Thục là Quan, Trương, Triệu, Mã, Hoàng. Thế còn các tướng Nguỵ thì các tướng nào là giỏi nhất. Theo Tam quốc chí của Trần Thọ là người sống thời cuối Tam Quốc- đầu Tấn, thì Ngũ hổ tướng của Ngụy là Trương Liêu, Từ Hoảng, Trương Cáp, Vu Cấm, Nhạc Tiến chứ không phải những cái tên như Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân là những tướng thường chỉ huy hẳn một đạo quân. Ngòai Trương Liêu- tướng rõ ràng xuất sắc nhất của Ngụy- thì danh sách này hơi đáng ngạc nhiên vì các tướng đó đều khá tầm thường trong Tam quốc diễn nghĩa. Từ Hoảng chỉ nổi lên như một vị võ tướng dạng Hứa Chử, thế nên đến trận Phàn Thành thì lại bùng phát một cách đáng ngạc nhiên như một vị tướng xuất sắc khi chặn được Quan Vũ khi Quan Vũ đánh lên phía Bắc. Vu Cấm, Nhạc Tiến đều có vai trò khá lờ mờ, Vu Cấm còn bị Quan Vũ bắt sống. Trương Cáp cũng chỉ được nhắc tới như một tướng khá của nước Ngụy trong giai đoạn sau mà thôi. Trong khi trái ngược lại, Ngũ hổ tướng của Thục thì được mô tả như thần thánh.
- Trận Xích Bích được ước lượng trên wikipedia gồm 200.000 quân Tào và 50.000 quân Tôn-Lưu. Số 5 vạn quân thì giống như trong Tam quốc diễn nghĩa còn số quân Tào trong truyện thì lên tới 80 vạn. Trong trận này thì vai trò của Chu Du là chủ yếu còn Gia Cát Lượng thì mờ nhạt không đáng kể. Trong chiến dịch trừng phạt Ngô của Thục do Lưu Bị thân chinh thì quân mỗi bên được ước khoảng 5 vạn (truyện hình như là 50 vạn quân Thục?). Gia Cát Lượng không tham dự chiến dịch (quân sư của Lưu Bị chiến dịch này là Mã Lương) nhưng không phản đối nó như ở trong truyện.
- Nhiều chi tiết trong truyện không được coi là đúng ví dụ như cái chết của Thái Sử Từ, Hoàng Trung, Từ Hoảng hay Cam Ninh đều không phải là tử trận mà là chết do bệnh tật. Quan Hưng, Trương Bào cũng không tham gia chiến trận gì cho bên Thục. Cũng không có chuyện tướng Phan Chương bên Ngô bị Thục giết hay bọn My Phương bị Thục đem tế Quan Vũ mà My Phương về sau vẫn tiếp tục làm tướng Ngô.
- Cả nhà Quan Vũ về sau bị con trai Bàng Đức giết sạch khi Ngụy chiếm được Thục. Chi tiết này không nhớ có ghi trong Tam quốc diễn nghĩa không.
- Thống kê dân số thời Tam Quốc ghi trong Tam quốc chí: Ngụy 4.4 triệu, Thục 940.000 người và Ngô 2.3 triệu người. Thống kê dân số cuối thời Đông Hán, toàn đế quốc là 56 triệu trong khi thống kê thời Tây Tấn sau khi mới thống nhất đất nước, là 16 triệu dân. Chứng tỏ các cuộc chiến thời nay tiêu hao nhân lực các nước như thế nào.
- Tiếc là ở Việt Nam người ta dịch rất nhiều sách Tàu và rất nhiều người say mê Tam quốc diễn nghĩa mà không biết tại sao vẫn chưa dịch cuốn Tam quốc chí của Trần Thọ, một cuốn sách sử chính thức về giai đoạn này (được kể trong 24 pho sử chính thức của Trung Quốc, xếp thứ 3 về thứ tự thời gian sau Sử ký của Tư Mã Thiên và Hán thư của Ban Cố).
- Vu Cấm trong truyện của La Quán Trung cũng khá nổi bật vào thời gian Tào Tháo mới gây dựng sự nghiệp. Như trận Tào Tháo thua Trương Tú ở Uyển Thành, nhờ Vu Cấm bình tĩnh bầy trận, không hoảng sợ (có tin Vu Cấm làm phản), mà giúp được Tào Tháo chống trả lại quân truy kích của Trương Tú.
ReplyDelete- Theo Tam Quốc Chí thì ngoài việc chinh phục người Man ở phương Nam, Gia Cát Lượng không có nhiều quân công. Những trận hỏa thiêu gò Bác Vọng, Xích Bích vv. ông đều không có vai trò gì nhiều (ngoại trừ vai trò ngoại giao). Ngay đến chiến dịch đánh Hán Trung của Lưu Bị thì quân sư chính là Pháp Chính, còn Gia Cát Lượng chỉ ở lại Thành Đô lo việc ổn định kinh tế. Sáu lần ra Kỳ Sơn rốt cuộc cũng không thu được kết quả gì đáng kể, phần lớn đánh được chút ít rồi lại mất.
Tam Quốc diễn nghĩa là một dạng tiểu thuyết chương hồi, ko phải là chính sử nên những con số,chi tiết nó đưa ra không thể nào hoàn toàn chính xác được. Điều đó cũng dễ hiểu thôi anh ạ.
ReplyDeleteCòn chuyện Ngũ hổ tướng của Thục được miêu tả như thánh thần có lẽ vì tác giả cảm tình với họ Lưu kia ( em thì thấy cả tác phẩm có nhiều chi tiết ca ngợi Lưu Bị một cách thái quá ) ,mặt khác đấy cũng là hình tượng người anh hùng trong tiểu thuyết mà thôi.
Đợt trước cũng có mấy bộ truyện tranh nói về thời Tam Quốc như " Hoả phụng liêu nguyên"" Chú bé rồng " , nhưng khác với Tam Quốc diễn nghĩa ở nhiều chi tiết và bị chê nhiều hơn khen ,còn có người chê với em " chẳng giống với chính sử ?".Kể ra thì cũng buồn cười vì ai biết chính sử nó thế nào đâu ? Nhưng ngẫm lại mới thấy Tam Quốc diễn nghĩa ăn sâu vào tâm trí dân mình với hình tượng oai phong trung thần của Quan Vũ , sự nhân đức của Lưu Bị ( dù em nghi ngờ cái này ) , và trí không minh của Khổng Minh ...
Tiếu thuyết 70% là hư cấu và 30% sự thật ko nên quá tin vào nó
DeleteỪ, Quốc Anh nói anh mới nhớ đến đoạn Vu Cấm ổn định quân đó. Chắc vì thành tích này nên mới được Tào Tháo tin cậy giao cho giữ thành gì (Phàn Thành?) cùng với Bàng Đức vì thành này mất xong là cả Lạc Dương hoảng loạn, Tào Tháo suýt phải thiên đô. Cũng chính vì thế mà vai trò của Từ Hoảng lúc này là cực kỳ quan trọng vì đã phối hợp với Lã Mông, hai mặt giáp công, chặn được bước tiến của Quan Vũ.
ReplyDeleteVai trò của Pháp Chính trong Tam quốc diễn nghĩa như tớ nhớ không được nhắc tới nhiều, ngòai việc ổn định nước Thục sau khi Lưu Bị chiếm được Hán Trung. Thế nên đến tập 6 tự dưng có đoạn Gia Cát Lượng than rằng, nếu còn Pháp Chính hẳn ngăn được chúa công, hoặc nếu không ngăn được thì cũng không đến nỗi bị thua Lục Tốn như thế làm người đọc cũng hơi ngạc nhiên.
Mà trong wikipedia thì Gia Cát Lượng với Mã Lương kết nghĩa anh em với nhau, có lẽ vì thế lý giải sao Gia Cát lại đau lòng khi phải chém Mã Tốc như thế (theo Tam Quốc chí thì Mã Tốc chết trong tù, khi chưa bị đem ra xử). Mã Lương thì trước đó đã tử trận trong chiến dịch đánh Ngô rồi.
Nếu nói một kẻ thuần túy mưu sĩ và là khôn ngoan nhất trong Tam Quốc diễn nghĩa thì có lẽ là Giả Hủ. Không trung thành tận tụy tới chết và có thể không có được tầm nhìn chiến lược như Gia Cát Lượng hay Quách Gia nhưng Giả Hủ là một tay rất thính, biết thời thế và khôn ngoan. Thế nên dù thờ đủ mọi thứ chủ mà ở đâu y cũng được trọng đãi cho tới chết.
Em doc truyen hoi cap 1 nen bay gio cha? nho*' la('m. Nhu*ng em van nho*' là em thích Trie^.u Vân nhat mà cung cha hieu sao lai thich nua, chac tai may vo~ tuong khác deu flawed. :D
ReplyDeleteNếu kể về quân công của Ngũ hổ tướng quân Ngụy thì thành tích lớn nhất của họ chắc là
ReplyDelete1. Trương Liêu giữ Hợp Phì
2. Từ Hoảng đuổi Quan Vũ
3. Trương Cáp giết Mã Tốc, phá Nhai Đình.
4. Vu Cấm cứu Tào Tháo, chặn được Trương Tú (?)
5. Nhạc Tiến: không nhớ ra quân công gì đặc biệt, hình như có thời chống chọi với Lã Bố hay Viên Thiệu và làm phó tướng cho Trương Liêu ở Hợp Phì.
, Từ Hoảng, Trương Cáp, Vu Cấm, Nhạc Tiến
Người ta nói "Bến Tiêu Diêu, Trương Liêu khét tiếng" mà, dù cho có là tướng "Ngụy" nhưng LQT vẩn phải viết hẳn 1 chương cho ổng. Nhìn cách đặc tên cho Tào Tháo là quân "Ngụy" (từ tiếng Hán cũng là WEI) - trong con mắt nhìn của LQT thì Tào Tháo là giặc rồi.
ReplyDeleteMà cũng đúng, ngày xưa đạo Khổng coi vui là nhất, Họ Lưu theo dòong dỏi nhà Hán, xem ra cũng legitimate nhất.
Trương Liêu thì khỏi phải bàn, từ khi còn là phó tướng cho Lã Bố đã được đánh giá cao rồi :D
ReplyDeleteTừ Hoảng em thấy cũng bình thường, trong TQDN mô tả không có gì nổi bật.
Trương Cáp thì khét tiếng từ khi dưới trướng Viên Thiệu, nhưng thời gian đầu chỉ thấy nói đến Nhan Lương Văn Sú mà không hề thấy nói gì đến Trương Cáp (???). Hơn nữa, trong TQDN mô tả Trương Cáp đúng kiểu hữu dũng vô mưu T_T
Nhạc Tiến thì rất mờ nhạt, nói đến một tí đoạn đầu và một tí đoạn cuối trong TQDN. Vu Cấm được nhắc đến nhiều hơn. Nhưng đọc một số sách khác liên quan thì nói Nhạc Tiến và Vu Cấm như là "khai quốc công thần" của nhà Ngụy. Tuy nhiên sau vụ sợ chết của Vu Cấm khi bị Quan Vũ bắt thì không còn chỗ đứng trong mắt Tào Tháo (vì Tào Tháo rất coi trọng thể diện), không bị chém có lẽ cũng vì là chiến hữu từ thời khốn khó ban đầu :D
Trong quân NGụy có một nhân vật em rất thích cùng Trương Liêu là Điển Vi, chả thấy được nhắc gì đến T_T
Điển Vi với Hứa Chử được nhắc tới trong TQDN chỉ như là các võ sĩ, vệ sĩ riêng của Tào Tháo. Cùng với Tào Hồng, hai người này có lẽ là các tướng được Tào Tháo tin cậy trên phương diện riêng tư nhất (hình như 3 người này đều từng cứu sống Tào Tháo trong các thời điểm nguy cấp nhất của Tào). Thế nên dễ hiểu là họ không có mặt trong danh sách Ngũ hổ tướng vì Ngũ hổ tướng phải là các tướng chiến trường, chỉ huy các đạo quân riêng đánh giặc.
ReplyDeleteNhạc Tiến ở trong TQDN thì luôn đi cùng với Lý Điển thành một cặp, kiểu như bên quân Ngô có cặp Từ Thịnh- Đinh Phụng, hầu như lúc nào, nhắc tới cũng là nhắc cả đôi.
Mà mọi người không biết có biết chuyện giai đoạn Tam quốc, Việt Nam mình lúc đó phụ thuộc Ngô nhưng cũng có thời gian nổi loạn, xin phụ thuộc Ngụy, Ngô phải đánh dẹp mất bao nhiêu công phu mới được.
@Yuna: Ngụy là tên nước thôi, không phải do LQT tự gọi (thời Đông Chu cũng đã có nước Ngụy). Có thể là từ đồng âm với từ ngụy- giả trá, không chân chính, cái này tớ không biết tiếng Tàu nên không biết. Cũng như tên nước VN có thời là Đại Ngu, đâu có nghĩa là tự chửi nước mình là đại ngu đâu :P.
Về Việt Nam thời Tam Quốc, có lẽ là được sống dưới một chế độ tương đối độc lập về thực chất (dù hoàn toàn là châu huyện của Trung Quốc về danh nghĩa). Bắt đầu từ thời họ Sĩ sang cai trị (Hán Hoàn Đế - Linh Đế), một mặt đặt họ tên, quy định vv. cho người Việt, mặt khác Sĩ Nhiếp bản thân cũng tiếp thụ nhiều nét văn hóa điển hình của người Việt/Phật giáo. Sau khi Sĩ Nhiếp chết, con cháu yếu nên không đánh lại được nước Ngô. Cho đến khi bắt đầu Tấn, Việt Nam (Giao Chỉ) lại theo nhà Tấn trước khi Tư Mã Viêm thu phục hoàn toàn nước Ngô. Trong suốt thời gian này, sự cai trị của trung ương (Ngô/Tấn) ở Việt Nam khá lỏng lẻo, mức độ tự trị ở địa phương rất cao.
ReplyDeleteHai chữ Ngu là tên nước (thời cổ đại vua Thuấn đặt tên là nước Ngu, Hồ Quý Ly theo đấy) và ngu là ngu si là 2 chữ hoàn toàn khác nhau.
Post khác sẽ comment thêm về các tướng vậy. Đúng là trong số mưu sĩ, có lẽ Giả Hủ là người "trí" nhất. Trong TQDN, tuy luôn là nhân vật phụ (không như Gia Cát Lượng, Chu Du) song vẫn luôn xuất hiện xuyên suốt truyện qua rất nhiều vai trò khác nhau.
Bác nói chí lý, Điển Vi và Hứa Chử đúng là kiểu bodyguard của Tào Tháo, nhưng mà cũng là mãnh tướng đấy chứ. Em nghĩ Điển Vi "đi" sớm nên không có cơ hội ra trận thôi. Còn Hứa Chử chả có những trận đánh tưng bừng với Trương Phi và Mã Siêu đấy thôi, mà có thua kém gì 2 Hổ Tướng của Thục đâu :-"
ReplyDeleteQuốc Anh: Tớ nghĩ việc sử Việt gắn nhiều công tích cho họ Sỹ là hơi quá, do thói quen viết sử cũ quen gộp nhiều việc trải qua một thời gian dài vào một nhân vật (như việc đặt họ tên, học cách canh nông...).
ReplyDeleteKingSS: Điển với Hứa là mãnh tướng khi đánh nhau thôi, chứ không có tài cầm quân :P. Trương với Mã đều từng cầm các đạo quân lớn, lập nhiều chiến công.
Tôi đánh giá Trương Liêu giỏi nhất, văn võ toàn tài (một hồi nào đó có tên là "Trương Liêu khét tiếng bến Tiêu Diêu"). Quan Vũ xem ra cũng chỉ là phường hữu dũng vô mưu, Mã Siêu quá nhạt nhòa, Hứa Chử hơi thiếu Iốt. Tiếc là Điển Vi chết sớm quá.
ReplyDeleteThật sự khâm phục Angielic đấy, rất sắc sảo mà nhận chân rõ vẫn đề. (Không chỉ vì cái comment ở trong entry này đâu).
ReplyDeleteHì hì.. Trương Phi thì em công nhận là lập nhiều chiến công, chứ nói về cầm quân thì Mã Siêu chỉ hoàn toàn là một anh nhà giàu dốt nát, thua xa phó tướng của mình là Bàng Đức. Mã Siêu đánh đâu thua đấy, chả thấy thắng trận nào, chả có mưu lược nào, chỉ được cái chân tay to :P Hơn nữa, từ khi về với Thục là Mã Siêu "tắt điện" luôn, hình như Khổng Minh chiêu hàng Mã Siêu chỉ để nó đỡ phá ngang việc của mình thôi ^^
ReplyDeleteBàng Đức đánh đâu thua đó, chỉ được cái vác áo quan ra dọa thiên hạ thôi.
ReplyDeleteMã Siêu tuy không có gì siêu việt nhưng cũng từng chỉ huy hàng chục vạn quân Tây Lương, khiến Tào Tháo phải cắt râu, cởi áo, rõ không phải là xoàng. Việc chỉ huy hàng vạn quân là một việc chẳng dễ dàng gì, tất nhiên có thể lấy lý do Tào Tháo vất vả thế là vì quân Tây Lương hùng hổ, thiện chiến nhưng như thế e rằng chưa đủ, vì rõ ràng vai trò của người chủ tướng là rất quan trọng.
Nhược điểm của Mã Siêu là nóng nảy, hiếu sát, so với Trương Phi thì còn nhiều hơn. Mã Siêu còn quá kiêu ngạo nữa do không những bản thân giỏi mà còn là dòng dõi thế gia, hùng bá một vùng.
Về với Thục thì rõ ràng Mã Siêu không thể được tin cậy so với các đại tướng khác rồi, Khổng Minh chỉ dùng y để trấn áp, chiêu nạp các dân tộc ít người vốn sợ oai y. Không những Mã Siêu thường có chí tự lập mà còn hay để lại vạ cho những người xung quanh. Sử cũ ghi là Mã Đằng bị giết ở kinh đô, do Mã Siêu nổi loạn ở Tây Lương chứ không phải ngược lại như trong TQDN. Đến khi Mã Siêu lại nổi loạn chống Ngụy lần nữa thì bị Ngụy giết sạch cả vợ con, cuối cùng cả đại gia tộc lừng lẫy miền Tây chỉ còn sót lại mỗi mình chú Mã Đại. Người đi đến đâu cũng để lại dớp xấu cho những người liên quan tới mình như thế, rõ là không phải đối tượng để trọng dụng rồi.
Anh ui, Bàng Đức đánh đâu thua đó vì hắn có được thực sự làm chủ đâu, đi đánh ở đâu cũng toàn làm phó (kiểu làm em ăn thèm vác nặng). Những trận chủ yếu em thấy hắn đều đưa ra lời khuyên cho chủ tướng (Mã Siêu và Vu Cấm) nhưng mấy chú kia không nghe cho nên mới thảm bại :D
ReplyDeleteNhư trên em nói, Mã Siêu làm chủ tướng quân Tây Lương là vì gia thế, thời đó danh phận rất quan trọng. Hơn nữa, ở các tộc như vậy thì sức mạnh rất được coi trọng, mà cái đó thì Mã Siêu có thừa.
Nói chung, là bàn về mấy cái này thì thật vô cùng vô tận, nhưng mà em rất vui vì được nói về nó ở blog của anh. Bạn bè em nhìn quanh chả có ai đọc nhiều về văn học cổ Trung Quốc, có chăng cũng chỉ Tây Du hay Thủy Hử mà không sâu, hoặc là văn học hiện đại TQ kiểu Vệ Tuệ T_T
hi huynh
ReplyDeleteđệ là anhhungsida , 1 mem bên TTV
hiện nay bọn đệ đang có chiến dịch Tam Quốc Chí - Trần Thọ và có ước muốn mời anh em tham gia
bon de la trang web chuyen dich kiem hiep tren mang
www.tangthuvien.com
kinh cho*` su tham gia cua huynh de trên toan internet
than
Thong tin lien lac : anhhungsida@yahoo.de
nick yahoo : anhhungsida
hoac qua www.tangthuvien.com voi bat ky thanh vien BQT nao cung duoc