1. Little Miss Sunshine là một phim chế nhạo lối sống Mỹ với cách phân chia loài người thành hai loại: the Winners và the Losers. Một black comedy vừa hài hước vừa cảm động và bất ngờ. Mặc dù nội dung phim có vài chỗ hơi thô, không phù hợp lắm với văn hóa của người châu Á lắm nhưng nếu ngẫm lại thì tất cả những cái đó đều chấp nhận được và đều nói lên được một cái gì đó. Đạo diễn tỏ ra khá can đảm khi đi vào những chỗ gross đó mà không sa vào việc làm ra một phim chọc cười tầm thường mà vẫn sâu sắc. Người xem có những lúc có thể phá lên cười nhưng đọng lại từ phim có lẽ là một nụ cười mỉm, một sự tự chế giễu mình với những ảo tưởng và phù phiếm trong việc tuân thủ những giá trị và cách đánh giá mà xã hội coi là chuẩn mực. Trong việc mô tả về ba ngày sóng gió trong một gia đình Mỹ không được bình thường lắm, những người làm phim đã nêu được những sự bất thường và méo mó trong những thứ tưởng được coi như bình thường trong xã hội.
Các diễn viên đóng đều đạt cả, các nhân vật rất đáng nhớ: một cô bé bị ám ảnh bởi việc thi hoa hậu trẻ con, người cha ám ảnh bởi việc phải thành đạt như một self-help author (note: người Mỹ đọc các sách dạy thành công hơi bị nhiều, trong best-selling list của Amazon lúc nào cũng thấy vài cuốn như Đắc nhân tâm, 7 thói quen của người thành đạt...); người mẹ luôn mong muốn giữ được gia đình không bị đổ vỡ nhưng lại quá căng thẳng và stressed để làm được điều đó; người cậu-một học giả về Proust và cũng đồng tính luyến ái như Proust- từng tự tử không thành công vì cậu sinh viên-người tình của mình rơi vào tay một học giả chuyên về Proust khác; ông nội- ham thích đọc các tạp chí khiêu dâm và bị đuổi ra khỏi nhà dưỡng lão vì hút heroin; và người anh trai cô bé- sùng bái Nietszche, khinh bỉ loài người cùng với lời nguyền sẽ không nói ra một từ nào với loài người cho tới khi được nhận vào Không lực.
2. The Departed: Phim remake của Vô gian đạo (Infernal Affairs) mà có lẽ nhiều người xem rồi. Nội dung về cơ bản tương tự Vô gian đạo, khác một chút trong đoạn cuối và một số nhân vật. Ấn tượng chung là phim này làm chặt chẽ và logic hơn Vô gian đạo nhưng lại không gây được các ấn tượng về chiều sâu của nội tâm nhân vật. Tất nhiên, nhận xét có thể không được khách quan lắm vì bị ấn tượng bởi phim trước rồi. Vô gian đạo là một phim tragic kiểu phương Đông, nhiều đoạn có vẻ mang tính biểu tượng hơn là thực tế trong khi The Departed lại là một tragedy kiểu phương Tây, chặt chẽ và hợp lý hơn. Có điều là nếu so với các phim làm từ thập niên 70 của Scorsese như Raging Bull hay Taxi Driver thì có vẻ càng về sau, Scorsese càng có phần hướng ngoại và ưa sử dụng bạo lực như một hình thức gây shock hơn, thay vì dùng bạo lực như một cách diễn giải, một sự kéo dài của các mâu thuẫn, xung đột bên trong nội tâm nhân vật. Khác biệt nữa là ông cũng chuyển từ việc phân tích một situation (Taxi Driver, Mean Street, After Hours) sang các phim có tính tiểu sử và hơi có tính epical (Raging Bull, Goodfellas, Casino, Gangs of New York). The Departed đúng ra là rơi vào phim situation nhưng cách xử lý của tác giả cũng thiên về hướng ngoại. Anh Leo nói nhiều, chửi bậy cũng rất nhiều chứ không có vẻ hiền triết khổ sở, mắt buồn đau đáu như anh Lương Triều Vĩ. Điểm chung các phim của Scorsese chắc là sự bùng nổ bạo lực ở đoạn cuối phim như là cách giải quyết mâu thuẫn và trong đoạn đó thì thường có máu đổ đầu rơi. Trong The Departed cũng vậy, đoạn cuối phim có khá nhiều xác người và các nhân vật chính thì đều chết ráo.
The Departed có kết cục chóng vánh hơi bị sốc, nhưng có lẽ cần phải xem lại một hai lần mới có nhận xét chính xác được. Mình không nghĩ là chiều sâu các nhân vật chính nông hơn so với trong Infernal Affairs. Cả ba nhân vật đều được xây dựng khá thành công, có vẻ "người". Frank (Jack Nicholson) có lẽ không cần phải bàn. Colin (Matt Damon) được khai thác cũng tinh tế, người xem tưởng chừng có thể đọc rõ mồn một dăm ba luồng cảm xúc đồng thời tương tác và đối địch bên trong nhân (Lưu Đức Hoa đáng nhẽ cũng phải như vậy, nhưng anh này diễn xuất vẫn còn khá khô cứng). Và Billy Costingan (Leo deCarpio), nhân vật này là xương sống của The Departed. Khác với hình tượng Chan (Lương Triều Vỹ) được xây dựng còn có gì cấn cái, thiếu định hướng, và chưa thỏa đáng, kịch bản của The Departed rất hay khi xây dựng Billy chu đáo từ phút đầu tiên. Nổi lên ở đây là sự liên quan chặt chẽ ba thành phần chính: đám tang mẹ, quá khứ bụi bặm nhạt nhòa, và cuộc phỏng vấn định mệnh (không rõ trong các phần tiếp của Infernal Affairs có nhắc đến không, nhưng trong phần một rõ ràng không có, một sự thiếu hụt rất lớn). Phút đầu tiên này tạo nền tảng vững vàng cho những gì xảy ra về sau. "Do you want to be a cop, or do you want to appear like a cop", that's the question. Cuộc vật lộn của Billy là cuộc vật lộn chung của số đông con người trong một môi trường bất nhân kỳ quặc nhằm lưu giữ và biểu đạt giá trị nhân văn của nó. Bên trong cuộc vật lộn này tất yếu còn những điều đáng nói khác, nhưng cần nhắc đến hơn cả là mối quan hệ cùng Madolyn. Mối quan hệ tay ba Colin-Madolyn-Billy là thành công vượt trội cần nhắc đến nhất của The Departed so với phiên bản gốc từ Hồng Kông. Lưu ý cách đạo diễn nhấn mạnh sự tương phản song song xuyên suốt bộ phim. Colin lá mặt lá trái gặp thành công thuận lợi từ sự nghiệp tới tình ái - Billy tầm thường vô danh, bị vùi dập nhạt nhòa trong cái vỏ tay chân cho ông trùm (các scene xen kẽ nhau rất khéo, vừa tinh tế vừa expressive). Vậy mà chính những vùi dập te tua của Billy lại khiến Madolyn dễ dàng tìm thấy phần người non nớt nguyên sơ trong anh, điều cô cố gắng nhưng không thể tìm được ở Colin. Nhưng giữa hai người ấy, cô chọn ai? Đó là câu hỏi thú vị và tiềm ẩn những ý vị sâu sắc mà kịch bản phim đặt ra. Nhìn lại một cách tổng quan, The Departed vượt trội về nghệ thuật trong kịch bản và sự thể hiện. Nó khai thác tối đa những tiềm năng mà Internal Affairs bỏ phí hoặc tận dụng chưa chín và quá lõang. Tuy nhiên, có lẽ 30 phút bạo lực cuối cùng được dựng còn thiếu chu đáo, chỉ sốc chứ chưa thực đem lại dư âm ấn tượng. Chẳng hạn, nếu mình là đạo diễn thì sẽ không để Colin chết lãng nhách như vậy (mở cửa ra, oh no, đòm, xong). Có lẽ nên để nhân vật mở cửa, bước vào phòng, ngồi xuống bàn, yên chí ngồi xuống, đặt cellphone lên bàn, ánh mắt dao động như thường lệ, và BOOM! ...
ReplyDeleteThe Departed...Hôm qua cũng vừa xem xong... Về khách quan mà nói, phim HK làm cho người ta cảm động hơn,tình tiết, cách bố trí góc quay,cách bố cục và sắp đặt cảnh trí đều có màu sắc và thiên về nghệ thuật thị giác hơn phiên bản Mĩ. Phiên bản Mĩ đúng là có chặt chẽ hơn,nhưng có vài nhân vật mình cảm thấy hơi bị dư thừa, dường như có mặt chỉ để...làm cho nhân vật khác bới xuất hiện và...nói bậy. Nhân vật khó tiêu nhất là tay cảnh sát do Mark Wahlberg đóng. Anh này trong phim chỉ có nhiệm vụ là kết liễu Colin ở cuối phim và...nói bậy. Không thể phủ nhận vai trò của anh ta là quan trọng (kết thúc phim mà), nhưng quả thực là thấy gượng gạo và rất vô duyên. Cảnh sát mà nóng tính, mà chuyên nói bậy, mà cứ nhảy chồm chồm lên để văng. Quả thật mình thích Mark nhưng phim này thật không có cảm tình tí nào. Và ông cảnh sát già bị rơi phịch xuống đất nữa. Cảnh sát mà khi bị tay trong của mình cảnh giác, lại ko hề mảy may kiểm tra, cứ đinh ninh "I have no tail". Kết thúc của Departed hơi nhanh, nhất là đọan ở thang máy. Chết dễ quá, nhiều quá, ai cũng lăn quay cu lơ ra, đâm ra làm mình cảm thấy hơi buồn cười. Chính xác là trong rạp đã có nhiều tiếng bật cười khi Colin "pằng chíu" vào đầu tên đồng đảng với mình. Những tiếng cười ko nên có trong phim. Và mình nhớ "Infernal Affairs",lúc ấy là lúc cả rạp lặng lẽ trong một nỗi buồn không thành tiếng...
ReplyDeleteLeo phim này đóng rất khá,xứng đáng được 1 đề cử Oscar. Jack thì khỏi phải nói. Tên cáo già ranh mãnh của Hollywood mà. Matt chưa biểu đạt được cái ước vọng làm 1 cảnh sát chân chính. Hay là Colin ko hề có mong ước đó?
Có lẽ mình bị diễn xuất hút hồn day dứt của anh Lương ám ảnh. Có lẽ mình bị cái vẻ ngòai hào hoa phong nhã và ánh mắt sắc như dao của anh Lưu quyến rũ. Có lẽ mình thích cái triết lý phương Đông đậm đặc. Có lẽ mình thích cái khung cảnh trên gác thượng nhìn ra biển, gió thổi lồng lộng và trời mây phản chiếu trên tấm kính building phía sau, cô liêu ko lối thóat. Có lẽ mình thích sự thủy chung hết lòng yêu thương bf của Mary đã làm cô đau đớn khi nghe đọan băng khủng khiếp. Có lẽ mình đau bởi cái chết khủng khiếp của Sam, nằm trên nóc xe, mắt mở trừng trừng và anh Lương đau lòng đến chết khi chứng kiến.
Giá như cho Lương và Lưu đóng theo kịch bản phương Tây, sửa đôi chỗ cho hòa hợp nhỉ ^^
Dù sao đây cũng là một phim hay.
Có lẽ mình
Không chỉ người Mỹ thích đọc sách dạy thành công đâu anh, có vài người Việt cũng lẩn thẩn như thế, như đại loại trên bàn có cuốn The Asian Mind Game by Chin-Ning Chu. Hồi "the 36 strategies", 1. Deceived the sky and cross the ocean – Man thiên quá hải, 3. Borrow another’s hand to kill – Tá đao sát nhân (Mượn dao giết người), 36. Escape is the Best Policy – Tẩu vi thượng sách. Đọc thấy cũng vui lắm ạ.
ReplyDeletetui nghĩ rằng hài hước hoá bạo lực đangg là mốt hiiện nay của điện ảnh, và chuyện khán giả cười ở đoạn cười có lẽ đã được tính trước. Tui đi xem phim này hai lần (the departed), khán giả đều giật bắn mình khi Leo bị bùm và sau đó thì cười khi chú Matt bùm thằng bạn.
ReplyDeleteMỗi phim khai thác một thế mạnnh. Tuii khôong nghĩ rằng VGD nếu được sửa lại để phù hợp hay logic hơn sẽ hay hơn, cũng như TD nếnu nhét vài ba màn triết lý sẽ hay hơn. Nói cách khác, mỗi phim đã khai thác triệt để thế mạnh của nó. Tuy vậy, tui vẫn thấy tiếc cho Leo trong vai này, có cái gì đó bề ngoài quá. He's a cop who tries to act not like a cop but looks like a cop who try to not act like a cop :). Matt Damonn diễn nội tâm hơn. Có một chi tiết thay đổi thúu vị và cũng gây tranh cãi. Tui thì cho rằng, phpim ảnh cần có nhnững kiểu như thế, là chuyuện hai chú vai chính vô tình ngẫu nhiên trùng hợp cùng yêu một em - được gom lại từ hai em trong VGD. Nhiều người cho rằng việc gom lại như vậy khiến cho câu chyuện tựu nhiên bị trùng hợp quá.
Ngoài ra, tui cực khoái màn gõ Morse của VGD, thông minh và độc đáo. Chắc tại Mỹ không xài morse, nên ko xài lại...hehe?
Về Little Miss Sunshine, có lẽ là một trong những phim hay nhất mà tui được xem trong năm nay. Ai đóng cũng hay. Phim xem cười đau ruột, mà cười xong thì thấy đau nhói, thấy mỉa mai, thấy muốn chảy nước mắt. Everybody tries to act normal. Tui rất thích cái đặt vấn đề ấy. Cả gia đình nàny ai cũn weird, nhưng at least họ chả có try to act normal. Nhìn đám con nít thì hoa hậu, cũng những trò sexy, flirt, ngúng ngẩy kinh tởm, try to act normal đó chả hơn gì con bé con cuối cùng.
(PS: cuối tuần này tui đi xem Science of the sleep, một phim lẽ ra phải xem cách đây cả tháng mà vẫn chưa dám xem vì nhiều lý do. Anyway, chờ đồng chí Linh đi xem phim đó về, viết cái gì đó cho tui đọc, hehehe. Guarantee là phim đó hay (chắc ko cần nói nhiều Michel Gondry)...
Xem phim The Departed này có cái tiếc/tức là mình nghe kém nên nhiều đoạn nó joke không hiểu hết, thấy bọn Mỹ cứ cười mà mình thì không hiểu sao lại cười.
ReplyDeleteCác bạn nhận xét ở trên nói chung đều có lý cả, cho dù không giống nhau, hehe.
Anyway, tớ cũng có cảm giác giống bạn/em linhlove, thích cái không khí phương Đông mằng mặc ở trong Infernal Affairs. Nhiều đoạn cũng có thể nói là hơi thừa trong Infernal Affairs nhưng lại để lại nhiều dấu ấn trong khán giả như phanxine nói tới cái đoạn 2 anh Lương Lưu cùng nghe nhạc, em Linhlove nói tới cảnh sân thượng lồng lộng gió với nụ cười mỉa của anh Lưu...Hay nhiều tiểu tiết ví dụ như đoạn anh Lưu gọi điện thoại của ông Sam cho anh Lương rồi gõ gõ vào cái điện thoại, vừa như một trò cân não vừa có tính giải trí, thư giãn cho người xem. Nếu so sánh thì kịch bản của Scorsese chặt chẽ và logic hơn nhưng lại thiếu những khoảng trống để người xem thả mình vào.
Về diễn xuất, tớ thích vai Lương Triều Vĩ hơn Leo. Leo đóng được nhưng vẫn không thực sự sâu, đúng như fansipan nói vẫn có cái gì đó "appear like a cop", hay nói cách khác là anh ta vẫn chưa dứt điểm được với câu hỏi trong cuộc phỏng vấn "DO you want to be a cop or to appear like a cop" và vẫn giằng xé giữa hai cái đó.
Về đoạn kết, Infernal Affairs hay hơn, vừa có tính thơ vừa có cái gì đó chua chát nhưng vẫn đậm tính anh hùng ca. The Departed thì có cái kết hay theo kiểu phim gangster, nhưng có lẽ là hả hê hơn cho khán giả. Vì xem phim The Departed, tớ thấy ghét anh Matt Damon hơn anh Lưu Đức Hoa trong phim kia nên đến đoạn anh ấy bị giết mình cũng không thấy thương tiếc. Anh Lưu Đức Hoa thì bị giết trong phần Infernal Affairs 3 nhưng lúc đó anh ấy như thằng điên mất rồi, chết cũng chẳng có gì đáng nhớ. Nghe đồn là khi chiếu ở TQ, VÔ gian đạo đã phải dùng 1 đoạn kết khác là anh Lưu Đức Hoa bị bắt để hợp lòng chính quyền ở đây (vì lúc đó Hongkong đã thuộc về TQ).
The Departed hay hơn ở các chi tiết sau:
1. Hợp 2 nhân vật nữ làm một, và cho em bác sĩ tâm lý ngủ với Leo. Thế nên đứa trẻ em ấy mang thai là con ai thì chúng ta cũng không biết. Thêm một sự lấp lửng về identity, bên cạnh việc tạo ra một tam giác có hai cạnh đối xứng nhau là Leo và Matt.
2. Nhân vật Jack Nicholson nổi bật và có sức sống hơn.
3. Lý giải thành công hơn nguyên nhân đưa Matt và Leo tới con đường của họ.
Nhân vật anh cảnh sát phụ việc ông cảnh sát trưởng (tớ nhớ tên diễn viên rất kém) mà thủ tiêu Matt đoạn cuối có thừa không? Thoạt nhìn thì có vẻ hơi thừa nhưng nghĩ lại thì chưa chắc đã thừa. Anh này bỗ bã, nói tục chửi bậy không ra gì nhưng lại có tác dụng như một cái trục thẳng đứng để cân bằng hai tuyến Matt-Leo, những người mà identity đã không còn rõ ràng. Thế nhưng đến cuối phim thì anh này lại giết Matt một cách mờ ám, một việc làm của mob chứ không phải của cop-> lại không rõ ràng đâu là phải, đâu là trái.
Little Miss Sunshine thì đúng như phanxine nói. Xem phim này, không kể đoạn cuối cười nôn ruột (mà hiếm khi mình phá lên cười khi xem phim), buồn cười nữa là cái điệu chạy của ông chú Frank, nó phù hợp với nhân vật hết sức.
Phim Science of the sleep thì tớ chưa nghe nói bao giờ, để check thử xem sao.
nho doc blog anh Phanxine voi blog anh Linh ma em len duoc danh sach may phim can xem Science of sleep ( dinh xem ca thang nay), Shortbus (vua ra o Berlin) va Little Miss Sunshine (cha thay thong bao bao gio ra rap).
ReplyDeleteTks guys.
oi troi nuoc Duc dung la lac hau dien anh, ai lai Little miss sunshine den tan 30.11 moi chieu co chu :(
ReplyDeleteXem lam phim qua nhi.
ReplyDeletePhim này tớ thấy hay. Những đoạn joke toàn bậy bạ, bọn nó nói bậy khiếp đi được.
ReplyDeleteEm hôm nay mới xem Little Miss Sunshine, phim hay và để lại nhiều dư âm, xem đoạn cuối đầu tiên là mắt trợn lên, rồi cười ha hả...đúng là cô bé được ông nội coach có khác. :D
ReplyDeleteCách đặt vấn đề của phim này rất đặc biệt, tuy nhiên cái sự weird của các nhân vật và dark side of life (thực ra rất nặng đô với financial prob., drug... and suitcide) lại được mention vừa đủ nên kịp để cho người ta nghĩ chứ chưa kịp để người ta sợ (hoặc là hôm nay đầu em quay chậm nên thấy thế)...
Em chắc anh Linh nói về cái đoạn chạy của ông chú Frank khi đi đăng ký thi hoa hậu nhí cho cô bé cho kịp. :) so vivid and, typical, nah.