Link tiếng Anh (nhiều thông tin và chính xác hơn)
Cuộc bình chọn gần đây do New York Times (NYT) thực hiện đã tôn vinh “Beloved” của Toni Morrison là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của nền văn học Mỹ 25 năm qua. Trước thềm giải Man Booker, tạp chí “The Observer” cũng tham khảo ý kiến của 150 nhân vật có tên tuổi để tìm ra tác phẩm hay nhất thuộc nền văn học Khối Thịnh vượng chung.
Trong khi Beloved được coi là tác phẩm kiệt xuất của nền văn học đương đại Mỹ - một sáng tác quan trọng góp phần đem đến cho Toni Morrison giải Nobel năm 1993 thì Disgrace được lựa chọn là tác phẩm tiêu biểu trong các sáng tác viết bằng tiếng Anh của Khối Thịnh vượng chung.
Dù đã dóng kèn công bố kết quả trên, NYT sau đó cũng đã nhanh chóng thừa nhận tính mơ hồ của cuộc bình chọn mà họ thực hiện, ví như: Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, đặt ra câu hỏi về cuốn tiểu thuyết xuất sắc của riêng nước Mỹ liệu có ý nghĩa gì? Trong thời đại của truyền hình thực tế, các sáng tạo hư cấu có vai trò ra sao? Tác phẩm thế nào thì được coi là hay nhất?
Xếp sau Beloved là một danh sách những tác phẩm đầy hấp dẫn Underworld của Don DeLillo; Blood Meridian của Cormac McCarthy; Rabbit Angstrom của John Updike, American Pastoral của Philip Roth… Tranh luận sôi nổi đã nổ ra. Sau khi đã dọn diễn đàn cho các cuộc thảo luận, NYT tổng kết, khảo sát của họ đã cung cấp một “góc nhìn về bức tranh văn học Mỹ - một phức hợp của nhiều bức chân dung”. Nhưng tất nhiên, có không ít các ý kiến khác đã chứng minh rằng đây là một khảo sát không đầy đủ, ít nhất là bởi họ đã bỏ sót ba đại diện lớn của nền văn học này: Paul Auster, Lorrie Moore và Anne Tyler.
Vài tuần trước, The Observer cũng đã gửi thư cho 150 nhà văn và các học giả nổi tiếng tham khảo ý kiến về một câu hỏi tương tự: “Theo quý vị, cuốn tiểu thuyết nào viết bằng tiếng Anh hay nhất trong giai đoạn 1980-2005 (trừ các tác phẩm văn học Mỹ). Tất nhiên, chúng tôi không quên ghi thêm dòng chú thích: “Thế nào là 'hay nhất' thì tuỳ thuộc vào quan niệm của quý vị”.
120 trong số 150 người đã hưởng ứng cuộc bình chọn. Và cũng như NYT, kết quả luôn gây bất ngờ. Nhiều tên tuổi thời thượng không được đề cập đến. Những cuốn sách dường như đã bị lãng quên từ lâu lại dành được nhiều phiếu ủng hộ. Chỉ có một nhà văn tự bỏ phiếu cho đứa con tinh thần của mình.
Trước những câu trả lời, không thể tránh khỏi ý kiến tranh cãi. Trong khi một số người cảm thấy hứng thú với câu hỏi của chúng tôi, một số khác sẽ không thèm quan tâm đến nó. Chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đề nghị tính cả truyện ngắn vào thể lệ bầu chọn. Thậm chí có một nhóm nhỏ yêu cầu đưa cả nhà văn người Đức WG Sebald vào danh sách các tác giả được bình bầu. Ông là người đã chuyển ngữ các tác phẩm của mình The Emigrants, Vertigo, Rings of Saturn, Austerlitz thành tiếng Anh nhuần nhuyễn như những sáng tác được viết bằng tiếng bản xứ. Bên cạnh đó, một vài ý kiến tỏ ra lúng túng trước ý nghĩa của từ “tiểu thuyết” với tư cách là một tác phẩm hư cấu hay “thế nào là hay nhất”.
Một vấn đề nữa cũng được đặt ra là mốc thời gian bình chọn. Năm 1980 là thời điểm được đặt ra một cách ngẫu hứng thôi. Chính cách lựa chọn này đã khiến cho A Bend in the River (1979) của VS Naipaul trở thành người ngoài cuộc, dẫu đây luôn là một trong những tác phẩm xuất sắc của thời đại chúng ta. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với John le Carre khi bộ ba tiểu thuyết lớn của ông đều được xuất bản vào những năm 1970. Cuối cùng, le Carre lọt vào danh sách với một đại diện duy nhất A Perfect Spy (1986).
Như xưa nay vẫn thế, tác phẩm đến từ mẫu quốc vẫn giữ vị trí thống trị. Tuy Coetzee là người chiếm lĩnh vị trí cao nhất nhưng theo sát gót ông là một loạt nhà văn Anh: Martin Amis (Money), Ian McEwan (Atonement), Anthony Burgess (Earthly Powers) và Kazuo Ishiguro (The Unconsoled). Disgrace - cuốn tiểu thuyết về nhất trong cuộc bình chọn này - là tác phẩm đem lại cho Coetzee giải Booker thứ hai vào năm 1999 và góp phần (cùng với Waiting for the Barbarians, The Age of Iron và The Life and Times of Michael K) đưa nhà văn đến với giải Nobel Văn học 2003.
Kết quả bình chọn của The Observer:
1. Tác phẩm đoạt nhiều phiếu bình chọn nhất: Disgrace (1999) - JM Coetzee
2. Hạng hai: Money (1984) - Martin Amis
3. Đồng hạng ba:
- Earthly Powers (1980) - Anthony Burgess
- Atonement (2001) - Ian McEwan
- The Blue Flower (1995) - Penelope Fitzgerald
- The Unconsoled (1995) - Kazuo Ishiguro
- Midnight's Children (1981) - Salman Rushdie
4. Đồng hạng tám:
- The Remains of the Day (1989) - Kazuo Ishiguro
- Amongst Women (1990) - John McGahern
- That They May Face the Rising Sun (2001) - John McGahern
Còn đây là danh sách các tác phẩm được đánh giá cao nhất ở Mỹ trong 25 năm qua.
oi gioi oi mua thi co mua may cuon nhung ma doc thi chua doc cuon nao ca, hehe.
ReplyDeleteVăn hóa quá, em chưa đọc cuốn nào trong danh sách này :(
ReplyDeleteAnh dung noi la anh doc het roi nhe!
ReplyDeleteEm chi moi cam quyen Disgrace len mot lan, doc luot qua mot teo va thay nong mat dat xuong. Con lai hau het chua nghe noi den bao gio.
mình mới đọc mỗi Disgrace, hì hì, văn hóa kém quá :P
ReplyDeleteỐi giời, ai mà đọc hết được cả đống ấy chứ
ReplyDeleteTrong cả 2 cái list đấy, anh cũng chỉ đọc mỗi Disgrace (bằng tiếng Việt), Midnight's Children, The Things They Carried (viết về chiến tranh VN) và một nửa của A Confederacy of Dunces.
Cuốn Disgrace ấy mình cũng chỉ thấy OK thôi, sao được đánh giá cao thế không biết.
Chị thì thấy Disgrace hay lắm, không đáng ngạc nhiên. Ngạc nhiên là trong danh sách dài không có Margaret Atwood và Paul Auster. Beloved chưa xem.
ReplyDeleteTrong 4 cuốn đã đọc của Auster chỉ có 1 cuốn hay thôi (City of Glass).
ReplyDeleteĐọc review về sách của Paul Auster thì em nghĩ anh ấy khó lọt vào danh sách bình chọn vĩ đại này kia. Đọc review chẳng hiểu sao em nghĩ Auster có cái tương đồng với Kundera, ở cái cách tìm ra cái mới trong cái cũ.
ReplyDeleteNói lăng nhăng thế chứ cũng chưa đọc :p Em vẫn thích sách của chị Siri Hudsveldt (sp?) vợ anh Auster này.
Disgrace cũng có thể do em đọc bằng bản tiếng Việt, dịch không được trôi chảy lắm.
ReplyDeletePaul Auster em có đọc bộ ba New Work Trilogy thấy cũng hay.
Margaret Atwood em có nghe nói nhưng chưa đọc vì thấy như cuốn nào của bà này cũng dầy. Chị 2-4-6 đọc cuốn nào của bà này rồi?
Chả thấy ai nói gì về Philip Roth nhỉ? Còn Midnight's children của RS thì hơi giống Trăm năm cô đơn nhưng không hay bằng. Chưa đọc được Beloved, đang đọc Jazz, với cái thứ tiếng Anh còi của mình thì TM viết sao mà hay thế:" When to love something and when to quit"
ReplyDeleteLea San doc nhung cuon nao cua Philip Roth roi? To co liec qua "A Portnoit's complaint" cua Philip Roth nhung chua thay hung thu may nen chua doc. Roth duoc coi la ca^y dai thu cua van chuong My hien nay, cung voi Cornac McCarthy, John Updike, Don DeLillo va Thomas Pynchon. Ngoai John Updike thi 4 nguoi kia duoc nha phe binh Harold Bloom coi la 4 nha van hang dau va con song o nuoc My hien nay, ma noi tieng va co suc sang tao dong deu nhat tren cac tac pham la Philip Roth (ong nay cung la nguoi a(~m nhieu giai thuong lon cua van hoc My nhat tu truoc toi nay).
ReplyDeleteTo thich Midnight's Children cua RS, so voi Tram nam Co don thi co le cung 1 9 1 10. Tony Morrison thi chua doc duoc cuon nao ca :(
Nobel van hoc nam nay lai ve tay ong Tho Nhi Ky gi noi tieng ve may vu kien tung ay, minh cung moi mua cuon Snow cua ong ay cach day khong lau, nhung tat nhien, cung chua doc.
ôi, chỉ cần đọc blogs anh Linh là có đủ loại kiến thức... hix, em đã nghe ca ngợi Toni Morrison nhiều mà lười chưa đọc. Trong lớp A. Lit em cũng thắc mắc sao ko đc đọc Toni, toàn các cụ Steinbeck với Faulkner... thì câu trả lời là giáo trình chưa update, pó tay hehehehe
ReplyDeleteanh oi the anh co link cua quyen Beloved khong cho em doc voi? Ma dung la em van hoa lun, em cung moi chi doc the things they carried mac du cung k thay thich lam.
ReplyDeleteAnh ko có link trên mạng. Ở TBN thế nào, thích ko em? Mà em ở thành phố nào thế?
ReplyDelete