Không những thế mà còn...
-Văn học Việt Nam phát triển "bồng bột mau lẹ" khi được tiếp xúc với các luồng văn hóa thế giới.
- Bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão được sáng tác vào Thời Đường....
Vâng, đó không phải là các bài viết kiểu A Phủ rạch mặt trả thù Bá Kiến như trong các bài văn thi tốt nghiệp, thi Đại học mà đó là ở trong sách Bồi dưỡng cho giáo viên dạy văn học do các giáo sư đầu ngành như Trần Đình Sử chủ biên và là tài liệu chính thức của Bộ giáo dục phát hành.
Và còn những nhận định, yêu cầu, hướng dẫn ngô nghê, thậm chí là phản văn hóa như yêu cầu tóm tắt một bài thơ Đường của Thi Phật Vương Duy bằng một câu văn hay ra đề cho học sinh chọn multiply choices (rất Tây nhé, không kém thi TOEFL) kiểu thế này:
Truyện An Dương Vương nêu lên bài học gì?
A: Tình yêu nam nữ;
B: Xây dựng đất nước;
C: Bảo vệ đất nước;
D: Giáo dục thế hệ trẻ”.
Đáp án?: Tất nhiên là C.
Đây là link hai bài báo trên Tuổi trẻ về câu chuyện buồn (cười) này:
Nguyễn Trãi là người bảo vệ môi trường?
Những sai sót “chết người” của sách ngữ văn: Cô Tấm nào đây?
Trích thử một đoạn"Trang 55, sách Bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện..., khi hướng dẫn dạy bài “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) đã gợi ý giáo viên cần dạy như thế này: “Kết hợp tích hợp giáo dục môi trường khi giảng bài “Đại cáo bình Ngô”: lúc lên án tố cáo tội ác kẻ thù, tác giả tố cáo hành động hủy diệt môi trường sống. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời - Nặng thuế khóa sạch không đầm núi (...), với những câu văn trên, Nguyễn Trãi là “người xưa của ta nay” trong vấn đề bảo vệ môi trường” (!).
Chưa hết, để nhấn mạnh ý trên, trong sách giáo viên, người biên soạn còn hùng hồn hơn: “Giáo viên cần lưu ý cho học sinh rằng bằng linh cảm thiên tài, Nguyễn Trãi đã đề cập vấn đề môi trường sống”! (trang 21)."
Vâng, và Giáo sư Sử trả lời cho các sai sót này cũng rất vui, trích từ báo Tuổi trẻ:
"GS Trần Đình Sử - chủ biên cuốn sách này (và nhiều bộ sách giáo khoa ngữ văn khác) - đã giải thích một cách rất hài hước. Rằng xảy ra tình trạng “Nguyễn Trãi... bảo vệ môi trường” là do bộ chỉ đạo thời gian biên soạn, in ấn quá gấp rút (trong một tuần phải viết xong hai cuốn sách hướng dẫn); do sự trưng cầu ý kiến song song với tài liệu đã in ra; do lỗi in ấn; và đặc biệt là do chủ trương phải dạy lồng ghép vào môn học các chương trình như: bảo vệ môi trường, bình đẳng giới… "
2. Chết rồi khỏi đi học Đại học
Bài này cũng là một chuyện buồn (cười khác), không khác gì cái truyện của Azit Nexin về anh chàng được chính quyền coi là đã chết vì "sổ sách nó thế, làm sao mà nhầm được", tất nhiên là trừ khi phải đi lính hay đóng thuế.
“Người chết” đậu đại học: Làm sao đến trường?
Hóa ra những chuyện có thể xảy ra ở nước Thổ Nhĩ Kỳ đầu thế kỷ 20 vẫn có thể xảy ra ở nước An Nam đầu thế kỷ 21.
" Thương tình, cô Trang lại tất tả đi gõ cửa khắp nơi để giúp đứa học trò nghèo: “Tôi đến UBND huyện Long Hồ, bên huyện người ta tính thu hồi giấy báo tử lại, làm cho nó... sống lại, nhưng bên tư pháp nói không được. Lẽ nào Huỳnh Văn Dư với năm sinh 1989 lại đi học lớp 1 từ năm lên ba tuổi? Trong khi đó còn học bạ, văn bằng chứng chỉ trong suốt 12 năm học nữa...”, cô Trang thở dài...
Trao đổi với chúng tôi, trưởng Công an xã Hòa Ninh Trương Thanh Toàn kể: “Nhà tui gần đó chứ đâu. Bọn tui cũng muốn giúp lắm nhưng làm không được, không có chỉ đạo ở trên xuống thì làm sao? Chẳng thà hồi đó đừng khai tử còn uyển chuyển được”."
Riêng với VN... thì cái gì cũng có thể xảy ra. :>
ReplyDelete