Ý kiến của ông Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trên báo Thanh Niên
"Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Mọi người nhận lương đó, nhưng mà có ai sống bằng lương đâu! Nói dối hằng ngày nên thành thói quen. Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành "đạo đức", mà cái "đạo đức" đó là rất mất đạo đức. Đấy là một cái nguy, nhưng tôi thấy ít người quan tâm, chỉ chăm chăm vào vụ tham nhũng này, vụ tham nhũng kia."
Bài gốc trên báo Thanh Niên.
Bài thảo luận trên BBCVietnamese.
Hiếm khi có một ý kiến thẳng thắn và mạnh mẽ như vậy từ một vị quan chức Nhà nước trên báo chí Việt Nam. Thật đáng phục.
Trong một bài viết cách đây cũng lâu lâu của tớ có ý tương tự:
"Điều đáng sợ của một xã hội như vậy là gì? Là việc tất cả đều giả vờ: chúng tôi giả vờ làm việc và họ giả vờ trả lương. Đảng giả vờ là đại diện cho giai cấp vô sản và chúng tôi giả vờ là chúng tôi tin điều đó. Giống như thể một tấn hài kịch. Nhưng trong một tấn hài kịch trên sân khấu thì cả khán giả và diễn viên đều cười. Trong tấn hài kịch-cuộc sống này thì người ta không được phép cười và sự giả vờ đó cũng được coi (tất nhiên là theo một cách giả vờ) như điều thiêng liêng. Họ vẫn có thể dung thứ cho sự tồn tại của bạn nếu bạn căm ghét hay hờn dỗi họ (thậm chí bạn còn có thể trở thành một celebrity trong một chừng mực nào đó) nhưng họ sẽ không để cho bạn cười cợt vào mũi họ, nói với họ là họ đang "diễn". Nói cách khác, bạn sẽ bị bắt buộc phải đóng vai diễn viên và cùng diễn với họ chứ không được phép làm khán giả"
Oi, may ong dang be` phai' da^'m da' nhau trong Dai Hoi Dang thi` to mom the thoi. Chu ban than ong y' thi` khac gi? Pho chu nhiem van phong quoc hoi co ma`! Ma` doan cuoi cung "Dieu dang so...khong duoc phep lam khan gia" la` anh viet do a?
ReplyDeleteCan I have the link to the article on Thanh Nien? I couldn't find it. Thanks.
ReplyDelete@Zim: Yes. Có thể đúng như em nói nhưng anh nghĩ nói chung cái cần quan tâm hơn là tới argument của người nói chứ không phải cá nhân người đó thế nào.
ReplyDelete@Binh: The link is given already, in the "Thanh Nien" hyperlink.
I quoted âgain: http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/5/20/149137.tno
Em thấy thời nào cũng có người dám nói thật. Hiện nay, em thấy ở Quốc hội bắt đầu xuất hiện những ý kiến tốt, thẳng thắn, em nghĩ đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, cũng phải để một thời gian thì mới có thế kết luận đó là xu thế, hay mới là hiện tượng cá biệt. Trước đã có những người dám nói và kết cục chẳng tốt đẹp gì như ông Ung Văn Khiêm, ông Trần Xuân Bách. Nếu như một vài kì họp tới mà ông Trần Quốc Thuận vẫn được tại vị thì mới có thể kết luận sáng sủa một chút về đời sống chính trị ở VN.
ReplyDeleteThanks. What a surprise :D Hope that guy will live happily forever after ;)
ReplyDelete"Trong một bài viết cách đây cũng lâu lâu" >>> anh có thể cho em link toàn bài được không ạ? :)
ReplyDelete30 năm hòa bình, chỉ mới được có nhiêu thế à, khi tham nhũng đang tàn hại đất nước mình, văn hóa mình hơn bất cứ giặc ngọai xâm nào.
ReplyDeleteLâu lâu có 1 người dám nói thật, phỏng có ích lợi gì, khi do cơ chế lại nảy sinh ra trăm ngàn người nói dối, nịnh nọt khác. Cơ chế đang làm cả 1 tầng lớp thanh niên băng hoại, ích kỷ. Ngày nay, thanh niên dễ bức xúc, phản ứng mạnh vì những điều nhỏ nhặt giữa bạn bè, gia đình, nhưng lại ngặm tăm, hoặc âm thầm về nhà uất ức, khi bị công an giao thông "xin đểu".
ReplyDelete