Bài này hay, cho thấy có những cái khác nhau giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc, cũng như ở mức độ nào đó về mối quan hệ giữa hai Đảng.
'Cơ hội cải tổ chính trị ở VN lớn hơn TQ'
Còn như bài này thì có thể Việt Nam hay Đông Nam Á hiện không được coi quan trong lắm trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Vì thế cũng sẽ ít có khả năng Việt Nam chuyển dịch ra đáng kể so với hệ thống Trung Quốc trong tương lai gần.
Unlike Clinton, Bush Sees Hanoi in Bit of a Hurry
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Đọc kĩ bài viết thứ hai thì có vẻ không hẳn như anh nói (VN hay ĐNA không được coi trọng trong CSNG của Mỹ). Việc so sánh giữa hai chuyến viếng thăm của Clinton và Bush thực ra chỉ rõ ràng ở một điểm là chuyến đi của Clinton mang mục đích về bình thường hóa QHNG, và chuyến đi của Bush mang nặng ảnh hưởng của việc đẩy mạnh QHKT hơn, còn nếu lấy khoảng thời gian cũng như chiều sâu của chuyến viếng thăm của Bush để nói rằng Mỹ không coi trọng quan hệ với VN theo tôi là một cách đánh giá chủ quan (không phải sai, chủ quan). Có hai lý do để tôi nói như vậy. Trước khi rời Mỹ Bush đã mạnh miệng nói muốn "mang PNTR sang VN," khiến người ta không thể không nghĩ rằng chính quyền Mỹ vẫn muốn thúc đẩy QHNG với VN. Điều thứ hai là do chuyến viếng thăm của Bush rơi vào đúng thời điểm APEC diễn ra nên nội dung của nó cũng mang nhiều tính KT hơn là CT. Nếu kết hợp bài viết này với bài viết thứ nhất thì có lẽ sự cởi mở của ĐCS cũng như nền KT VN hiện tại đã làm cho Mỹ yên tâm hơn về khoản phải thúc đẩy VN thay đổi đường lối CT, thế nên mối quan tâm của Mỹ bây giờ chủ yếu là về KT (qua KT để gián tiếp đánh vào CT) chăng?
ReplyDeleteNói rằng VN và ĐNA không được coi trọng trong CSNG của Mỹ cũng có phần dễ bị hiểu lầm. Có lẽ cái tầm quan trọng của vùng Trung Đông trong CSNG của Mỹ đã được tăng lên đáng kể, chứ không phải mối quan hệ với VN và ĐNA bị đánh giá thấp hơn?
Những điều bạn nói đều có vẻ đúng. Nhưng thực ra ở đây nên hiểu các mối quan hệ theo mức độ ưu tiên của chính sách ngoại giao, chứ không thể nói chỗ nào cũng quan trọng cả. Vai trò của VIệt Nam đối với Mỹ chủ yếu có lẽ ở khả năng kiềm chế Trung Quốc. Nhưng hiện nay chính sách của Mỹ đang đặt nặng vào khu vực Trung Đông vì thế mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, duy trì và củng cố vị thế ở Đông Nam Á không còn được coi trọng như trước đây (nhất là từ thời thập kỷ 90 trở về trước, nhất là thời chiến tranh Việt Nam khi người Mỹ hy sinh 5 vạn lính với mục tiêu kiềm chế cộng sản Trung Quốc). Lợi ích của Việt Nam và Đông Nam Á đối với Mỹ mang tính lâu dài là chính chứ không phải trong thời gian trước mắt, ít nhất cho tới khi Mỹ đã ổn định Trung Đông để có thể ve vãn Đông Nam Á khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng với tình hình sa lầy ở Trung Đông cùng với trọng tâm của chính sách chống khủng bố trong chính sách ngoại giao ở Mỹ như hiện nay thì việc đó còn khá xa vời. Ngược lại với Mỹ, Trung Quốc cũng tranh thủ thời gian này để tăng cường triệt để ảnh hưởng của họ với các nước lân bang và những vùng mà Mỹ đang bỏ lơ (ví dụ châu Phi). Trong một bài báo gần đây tớ mới đọc thì người Tàu đang ngày càng thay thế Việt Nam trong ảnh hưởng chính trị- kinh tế ở Lào (mà một kịch bản tương đồng ở mức độ nào đó diễn ra hồi những năm 70 đã đưa đến thảm kịch Khmer Đỏ ở Cambodia cùng với tổn thất vài chục ngàn binh sĩ Việt và vô số của cải tài nguyên của Việt Nam trong những năm từ 75-85).
ReplyDeleteVề mặt kinh tế, Việt Nam là thị trường khá lớn và là nơi có khả năng cung cấp lao động giá rẻ (chi phí lao động ở VN chỉ bằng chứng 1/2 Trung Quốc) nên tất nhiên là người Mỹ vẫn sẽ rất quan tâm. Nhưng chừng đó chưa đủ tạo ra sự thay đổi đáng kể để có thể đẩy Việt Nam phần nào ra khỏi cái trục chính trị có trung tâm là Bắc Kinh.
Việc thóat ra khỏi ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay có lẽ là không tưởng, mà phần lớn nguyên nhân do người Việt. Tự người Việt ràng buộc lẫn nhau trong vòng lẩn quẩn. Muốn giữ thân và thăng tiến thì phải hành xử thuận theo lề thói của số đông. Những người muốn thóat khỏi vòng luẩn quẩn ấy thời nào cũng có, nhưng hiện nay còn manh mún lẻ tẻ.
ReplyDeleteNhư vậy mà cứ trông chờ vào ngọai cảnh thì hơi hão huyền. Mỹ có hay hớm bao nhiêu thì cũng chẳng phải cha mẹ của Việt Nam. Trong gia đình cha mẹ thương con mấy thì cũng chỉ tác động và giúp đỡ trong chừng mực, làm sao sống thay được.
Việt Nam tuy là nước nhỏ, nhưng lại là một trong những quốc gia XHCN cuối cùng. Hơn thế lại là láng giềng. Nếu Việt Nam đi ra ngòai quỹ đạo XHCN sẽ ít nhiều gây tổn hại tới sự chính danh trong lãnh đạo của DCS Trung Quốc. Đó là lí do để Mỹ "ve vãn" Việt Nam, nhưng chắc chắn không dám biểu lộ quá đáng. Trung Quốc là đối thủ của Mỹ, nhưng cũng là đối tác. Hai bên trở mặt đối đầu nhau thì lợi bất cập hại. Việc Nga xù lông nhím gần đây lên các nước muốn ngả sang phương Tây quả là không đẹp đẽ dễ chịu gì.