Và những nỗi đam mê và ám ảnh ấy cũng được thể hiện ra trong văn học, điện ảnh và truyện tranh. Chẳng có nền văn học ở nước nào nhiều ám ảnh về cái đẹp và cái chết đến thế (các nhà văn nổi tiếng nhất nước Nhật như Kawabata, Mishima, Akutagawa đều chết bằng cách tự sát, Mishima thậm chí còn tự mổ bụng và để cho bằng hữu cắt đầu mình như một samurai thực thụ). Chẳng có nền điện ảnh nào lại có nhiều tác phẩm lạ lùng, nhiều bộ phim bạo lực và pervert đến thế (các bộ phim như Audition, Ichi the Killer, Visitor Q hay Battle Royale là những ví dụ). Cũng chẳng có nước nào mà các hình ảnh khiêu dâm trẻ em hay bạo lực trẻ em lại xuất hiện nhiều và công khai trên các truyện tranh và phim hoạt hình như thế.
Bộ phim Battle Royale là một thí dụ. Phim dựa theo một tiểu thuyết cùng tên kể về một đám học sinh cấp 2 bị chính quyền đưa ra một đảo hoang và bị bắt phải giết lẫn nhau chỉ để sống sót một người duy nhất. Trong phim có khá nhiều cảnh bạo lực khá hãi hùng. Thực ra mà nói thì phim này là một phim hay, ý tưởng sáng tạo, và đặt ra nhiều vấn đề như bản chất của con người, sự lựa chọn trong hoàn cảnh phải đối mặt giữa sống và chết, những hiểm họa và cách khủng bố của một nhà nước cảnh sát...Nhưng nội dung và nhiều liên tưởng ở trong phim rất bạo lực và tôi tin là có ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của thanh thiếu niên Nhật Bản.
Tháng 6 năm 2004, một vụ giết người xảy ra trong giờ ăn trưa ở một trường tiểu học ở Nhật Bản. Một cô bé 11 tuổi giết bạn cùng lớp 12 tuổi bằng cách cắt cổ bạn mình với một con dao dọc giấy. Cô bé này kể rằng đã bắt chước cách giết người đó trên một show truyền hình. Và bộ phim yêu thích nhất của cô bé đó là phim Battle Royale khi bọn trẻ con phải giết chết nhau, kể cả những bạn bè thân thiết nhất, để được quyền sống. Nguyên nhân trực tiếp của vụ giết người này thì do những cãi cọ, nói xấu nhau trên Internet của hai đứa trẻ học chung một lớp này- như thể giao tiếp trên thế giới ảo của con người ngày càng lấn chìm những tiếp xúc trong thế giới thực.
Điều đáng nói là sau đó, kẻ sát nhân nhỏ tuổi này trở thành một Internet celebrity, dù chỉ được biết đến với cái tên Girl A trong các tài liệu pháp lý (làm liên tưởng tới các nhân vật Girl #1, Boy #2... trong phim Battle Royale) hay Nevada-tan (do một bức ảnh của hung thủ nhí này là hình cô ta mặc chiếc áo phông có chữ Nevada ở trước ngực).
Rất nhiều trang web Nhật Bản với rất nhiều fan đua nhau đưa hình ảnh Nevada-tan lên các đoạn phim shock flash, các tranh vẽ manga, hay các đoạn phim hoạt hình mô tả cách giết chóc này. Còn có nhiều fan club của Nevada-tan xuất hiện trên các cộng đồng Internet mà đối tượng tham dự chủ yếu là các thiếu niên nam nữ. Các áo phông in chữ Nevada của University of Nevada trở thành sản phẩm bán rất chạy trong các cửa hàng ở Nhật Bản. Mặc dù những việc này không có nghĩa là hành động của Nevada-tan được tán đồng nhưng nó cho thấy những ám ảnh bạo lực trong xã hội Nhật Bản, nhất là trong những người trẻ tuổi, ở mức đáng báo động, thậm chí có lẽ là bệnh hoạn.
Và có lẽ trên thế giới này, chẳng ai có thể hiểu được người Nhật, ngoài chính người Nhật (nếu như họ có thể hiểu được chính mình).
Nhưng tôi vẫn thắc mắc: không hiểu những người làm phim Battle Royale, họ có cảm thấy áy náy lương tâm không khi nghe tin tác phẩm của họ là một nguồn cảm hứng, dù chỉ là phần nào đi chăng nữa, cho hành động dẫn tới cái chết của một đứa trẻ và biến một đứa trẻ khác trở thành kẻ sát nhân.
Hình ảnh trên lấy từ một website dành cho rất nhiều tranh vẽ về Nevada-tan của các fan.
Nhat noi chung va van hoa Nhat thi du'ng la` xep tren chau A' mot bac. Tuy nhien minh ko thich vi duong nhu doi luc co' cam giac nhu no' co' ve extreme & pure qua'. Khong hieu co phai ko. Du` sao thi minh van con hieu ve no qua' it :S
ReplyDeleteCái phim này em xem rồi, truyện thì chưa đọc, manga có đọc vài trang . Niềm đam mê cái đẹp hướng nội của người Nhật bắt nguồn từ văn hoá Nara và Heian, còn việc coi trọng sự cứng mạnh, danh dự, cái chết chắc chắn là sản phẩm của Shogunate. Văn hoá Heian về tinh thần coi trọng sự tinh tế nhưng biểu hiện ra bên ngoài thì cầu kỳ chứ không giản dị như văn hoá của các samurai. Có lẽ là văn hoá Nhật Bản hiện đại đến gần hơn với cái lõi "tinh tế tinh thần" và không còn để ý đến biểu hiện ra như thế nào nữa (cầu kỳ hay giản dị hay cái khỉ gì nữa thì cũng thế), có lẽ thế nên hentai hay phim kiểu Battle Royal, Ichi The Killer mới không bị cấm đoán gì cả .
ReplyDeleteAnh thu xem cac fim cua Akira. So kinky, so tragic....
ReplyDeleteI can't watch scary movies, esp. those haunting images produced by Jp, so I know nothing about what you write about. Guess that's why it's worth reading. Thanks :)
ReplyDeleteVới em Nhật Bản vừa là 1 đất nước của các quy tắc giao tế tôn ti trật tự gắt gao, của sự nghiêm túc và cũng là đất nước của tình dục (có phần lệch lạc), bạo lực, và của sự điên khùng.
ReplyDeleteHồi xưa khi xem phim Oshin rồi 1 số phim nữa trong đó có 1 bộ nói về nghệ thuật làm bánh ngọt truyền thống của Nhật, và tiếp xúc với 1 số du khách Nhật sang VN em thấy con người Nhật Bản thật tinh tế, sâu sắc và trong sáng.
Nhưng gần đây hiểu thêm về manga và anime của Nhật (thật ko thể tưởng tượng được trên đời lại sản sinh ra đc những thể lọai truyện tranh như ya-oi - truyện porno về gays và yu-ri - truyện porno về lesbians mà lại còn được công nhận công khai!!!) và xem những phim như Battle Royale mới thấy nền VH Nhật còn tiềm tàng những điều đáng sợ hơn.
Phim Battle Royale thì bạo lực miễn chê, ta xem mà ko tin vào mắt mình tai mình, dù chỉ để tin rằng nó chỉ là truyện hư cấu. Ko tin nổi là con ngta lại có thể nghĩ ra 1 cái cốt tryện và những trò dã man đến vậy.
Cũng mới gần đây em có đọc được 1 bài báo nói về nền VH "tính dục xúc tu" ở Nhật. Em ko nhớ rõ tiếng Nhật gọi thế nào. Đại lọai là trong hội họa truyền thống của Nhật có 1 trường phái (hosukai thì fải :D) có 1 ông họa sĩ chuyên vẽ tranh miêu tả phụ nữ bị các con quái vật thuộc ngành xúc tu ví dụ như bạch tuộc khổng lồ cưỡng hiếp. Những bức tranh này được tán thưởng và đánh giá rất cao. Tác giả bài báo nói là điều này có thể giải thích 1 phần thói quen làm tình hay trói/quấn bạn tình lại của ng Nhật.
À mà em nhớ ko lầm thì tỉ lệ phụ nữ bị hãm hiếp ở Nhật Bản là cao nhất thế giới.
Thanx anh Linh vì 1 cái blogs thú vị :D (mà blogs nào của anh cũng thú vị, vấn đề là có thời gian đọc hay ko :D)
@YouTaM: Anh không rõ lắm về các gốc rễ của văn hóa Nhật nhưng anh nghĩ văn hóa hiện đại Nhật Bản bây giờ đang bế tắc vì nó không tạo ra được các chuẩn mực về hình thức như trước kia, thành ra nó tồn tại như sự hòa trộn hỗn tạp giữa các giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại của xã hội tiêu thụ. Có thể gọi đó là khủng hoảng và thái quá nhưng cũng có thể là trong đống hỗn độn ấy sẽ có nhiều thứ có tính sáng tạo cao
ReplyDelete@Hiếu.
Bác Hiếu sao lại xếp văn hóa Nhật Bản trên văn hóa châu Á khác là sao? Tớ thấy như thế không hợp lý :). Văn hóa Nhật thì đúng là extreme rồi, không phải extreme trong lý tính như phương Tây mà trong cảm xúc và trong việc hướng tới cái đẹp (tớ thấy văn hóa Nhật duy mỹ rất nặng, còn chẳng quan tâm tới Chân với Thiện lắm).
@Trâu: Anh có xem một số phim của Akira Kurosawa rồi và thích. Phim của ông ấy có những cái rất Nhật Bản nhưng vẫn có giá trị phổ quát cao, chứ không hoàn toàn chỉ là những cái kinky kiểu Nhật. Mà Akira còn là tên của một cô đóng phim sex khá nổi tiếng của Nhật nên khi down phim dùng từ khóa Akira thì dễ kiếm được phim sex lắm, hehe.
@FF: Thanks :)
@Spirit: Thanks em :)
Anh cũng ít xem manga với anime của Nhật, chỉ liếc qua thôi nhưng bọn NHật đúng là kinky và rất ám ảnh với tình dục và bạo lực. Ông họa sĩ em nói là họa sĩ nổi tiếng của Nhật, có các tranh về biển và sóng cũng đẹp. Thực ra những thứ như bonding, orgy... thì ở phương Tây cũng rất nhiều và từ lâu đời rồi nhưng ở Nhật lại có nhiều nghệ sĩ tìm được cảm hứng trong đó trong sáng tạo. Có một ông nhiếp ảnh gia gì cũng nổi tiếng với ảnh chụp các cô prostitutes, nhất là trong các tư thế trói buộc. Đó có thể cũng là đặc tính của người Nhật, họ tìm cái đẹp trong mọi nguồn cảm xúc và thường đẩy nó lên tới cao độ.
Anh không nghĩ là tỷ lệ hãm hiếp ở Nhật cao, ngược lại, tỷ lệ tội phạm nói chung ở Nhật vào hàng thấp nhất thế giới. Một lý do một số người nói sở dĩ như vậy chính là vì người Nhật họ xả những cái "bí bách" của họ qua sách báo, phim ảnh bạo lực và khiêu dâm (?). Tỷ lệ hiếp dâm cao nhất thì có lẽ phải ở những nước như Nam Phi.
@Linh: Trong mot cai blog comment ma no'i han ve dat nuoc va van hoa Nhat thi` to e la` ko du, voi lai to chua doc du nhieu ve Nhat de co' the viet tuy tien duoc. Tuy nhien, dieu don gian nhat co the lam la` nhin vao nhung gi Nhat da duy tri, phat trien va dat duoc suot lich su cua no'. Thanh tuu ko don thuan la kinh te hay quan su, ma bao trum tat ca moi linh vuc, keo dai theo thoi gian. Nguyen nhan thi ko chi don gian la do nguoi Nhat can cu cham chi, ko chi don gian la co' minh quan hay biet chop thoi co, ma` no' phai gan rat nhieu toi van hoa, toi con nguoi Nhat.
ReplyDeleteJapan ay a, J'adore, hihihi :D
ReplyDeletePhai noi la nguoi Nhat rat gioi, qua gioi, hau het cac sac dan chau A khong the so sanh duoc voi ho. Island aestheic dac trung cua Nhat cung la mot anh huong lon den phat trien van hoa cua ho, nhu anh Linh noi.
Em cung muon tim xem phim nay ma cha thay o dau ca.
hihihi thế ạ :D thôi em sang blogs mới đọc đây :P
ReplyDeleteÔi hàng ngày mình làm việc với người Nhật đấy :D
ReplyDeleteĐúng quá anh Linh, thời đại bây giờ về văn hoá ở các nước Châu Á rất khó tạo ra các chuẩn mực mới mà không bị pha trộn vì văn hoá phương Tây đang chiếm ưu thế, nói chung là ngoài việc bảo tồn truyền thống ra thì phát triển nó là bế tắc. Tuy nhiên cái căn bản văn hoá của Nhật rất mạnh nên mặc dù nó đang lẫn lộn như thế thì sản phẩm của sự lẫn lộn đó vẫn có cái đặc trưng và vì không còn bó buộc, nó sẽ có thể đi đến cả 2 thái cực : hoặc là tự do thái quá hoặc là hết sức sáng tạo.
ReplyDeleteDu` ba'c ko muon dinh luong thi` nguoi ta van da~, dang va` se~ so sanh ca'c nen van hoa voi nhau. Co' nhu the thi nguoi ta moi co' cac nen van minh co dai, trung co, v.v. trong moi quyen sach ve lich su. Va` cung chang ai o VN noi la Lao van minh hon VN (cung nhu o TQ thi se chang ai noi la VN van minh hon TQ).
ReplyDeleteMac du` trang thai hien tai cua mot xa hoi khong phai la` tat ca nen van hoa cua ho, nhung no cung la san pham, la` mot bang chung rat lon ko the choi bo cua nen van hoa do'. Vi` the, so sanh cac nen van hoa thi ko the ko tinh den thuoc do van minh cua xa hoi hien tai. Neu nhu the thi to tin rang, xet ve tong the thi van hoa chau Au hien gio van xep tren van hoa chau A'.
Akira is a weirdo. Em thay fim ong nay nhieu y nghia, nhung ma xem rat met! Nhat Ban dung la rat tran trong cac gia tri van hoa rieng cua no. Thang truoc, em lam viec voi 1 bac giao su nguoi Nhat o ben Bao tang Dan toc hoc. Bac nay phai goi la extreme cultural relativist, luc nao cung keu goi cac dan toc chau A doan ket lai. Nguoi chau A phai hieu van hoa cua minh, khong nen chay theo Au My or something like that. Bac nay lap museum voi institute o Nhat, roi pass it on Korea, Malaysia, China va bay gio la VN.... Em chang dam noi ra, nhung ma thay cac bac y extreme qua. Vi du, boss cua em bay gio la Western-educated, lam viec rat de chiu, nhung ma may nguoi assistants escort bon em di fieldwork thi toan la purely religious va traditional-minded theo kieu cua THai. Nhieu luc rat buc minh. Em thi co the hieu duoc, nhung may con ban trong team cua em thi suot ngay make fun of them (tat nhien la o sau lung)....
ReplyDeleteTum lai la cai gi thai qua cung khong hay, anh nhi?
Bác Hiếu, tớ thấy khi bác nhận xét là văn hóa Nhật trội hơn các dân tộc châu Á khác thì không hiểu bác có ngầm giả định là văn hóa châu Âu cao hơn văn hóa châu Á không? Nói chung đánh giá về văn hóa một cách hơi định lượng so sánh cái nào hơn cái nào thì tớ thấy như có cái gì đó không ổn.
ReplyDeleteTớ thấy văn hóa Nhật rất đặc sắc và tinh túy nhưng trong các dân tộc châu Á thì văn hóa Trung Quốc cũng rất đặc sắc và có sức ảnh hưởng mạnh hơn cả. Ngoài ra còn văn hóa Ấn Độ chẳng hạn, rất original.
@Trâu: anh thấy hình như cũng tùy. Các thế hệ cũ của Nhật Bản rất trân trọng các giá trị văn hóa của họ nhưng thế hệ trẻ bây giờ thì những giá trị văn hóa cổ truyền cũng không còn được đánh giá cao như trước, mặc dù vẫn có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Có điều nền tảng nó vẫn mạnh nên kể cả khi Âu hóa thì sự Âu hóa của người Nhật cũng rất khác với sự sính ngoại của người Việt chẳng hạn. Nhưng ở đây cũng có một cái là chính vì nền tảng văn hóa của người Nhật mạnh thế nên họ cũng dễ confused hơn khi có sự trái ngược về giá trị. Người Việt thì không thế, dễ dàng bỏ cái A để lấy cái B mà không phải lăn tăn nhiều hoặc cho rằng A và B đều tương tự nhau, hòa hợp nhau ngay cả khi thực ra chúng trái ngược nhau :D.
Ơ mà hình như cách đây hơn 60 năm người Nhật sang Việt Nam, Trung Hoa, Korea cũng tuyên truyền các dân tộc châu Á đoàn kế lại, xây dựng một nền văn hóa Đại Đông Á thì phải :D.
Thôi các bác quên giùm Battle Royale và hãy cho phim này một cơ hội : Swallowtail Butterfly (1996) của Shunji Iwai . Một phim Nhật rất đáng xem, em không thích phim của tay đạo diện này lắm, mấy phim tình cảm thì cứ thấy chuối chuối còn cái phim nổi tiếng nhất là All about Lily Chow-Chow thì dài và mệt, nhưng Swallowtail lại khác , một sự kết hợp giữa cái phong cách lãng mạn của hắn , nhac alternative ,lối quay dogmer, những hình ảnh art house ản dụ, những đoạn phim đậm chất tài liệu và một câu chuyện action hình sự kèm theo bạo lực. Nhiều người cho rằng phim dài và thiếu kết dính nhưng không ai phủ nhận nó là cả hấp dẫn, hài hước lẫn cảm động .
ReplyDeleteCó thể là hơi vô duyên khi "dig" lại entry này của anh. :P
ReplyDeleteTác giả của tiểu thuyết "Battle Royale" có nói một câu đại ý là chỉ khi nào giới trẻ cảm thấy sợ hãi trước cái hệ thống trò chơi Battle Royale thì xã hội mới tiến lên được... Well, em thì xem xong cũng khá sợ cái trò này. Chỉ nghĩ phải rơi vào cảnh như chú Kawada thì chắc là khóc thét mất. Nhưng buồn cười cái ngồi xem với classmates khi xem xong bọn nó lại bảo có khi phải tổ chức một trò như thế on vacation... Well well... Và hiện tại trên mạng thì vẫn có vô khối website dig deeply về bộ phim/manga/tiểu thuyết này. Nhiều người thậm chí còn nhớ được cả ai cầm vũ khí gì, bị chết ra sao etc.... Người Mỹ cũng đã mua bản quyền remake phim này thì phải và thấy bảo nhiều khả năng sẽ là cho một lũ tù nhân trẻ tuổi ra đảo chơi Battle Royale...
Mà hình như anh còn ở Hà Nội? Nếu anh hứng thú với giới trẻ Nhật Bản thì có lẽ nên mua thêm All About Lily Chou-Chou (em rất bị ám ảnh) và Who's Camus, anyway (phim indie này mới có, nhưng xem rất thích :P)