Saturday, April 11, 2009

100 nhà kinh tế và bánh đậu xanh Hải Dương


Bài trên Blogspot.

Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, 100 nhà kinh tế họp nhau ở Hải Dương trong một hội thảo có quy mô lớn do Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức để bàn về suy thoái kinh tế và các chính sách đối phó. Đây là một hội thảo rất có quy mô vì lần đầu tiên quy tụ được các chuyên gia kinh tế từ các viện kinh tế, các trung tâm nghiên cứu kinh tế khắp cả nước. Đọc bài tường thuật này trên VNN thì có cả Đinh Văn Ân ở Viện Quản lý Kinh tế TW, Trần Đình Thiên ở Viện Kinh tế học, Vũ Thành Tự Anh ở chương trình Fulbright, Bùi Đức Sơn ở Viện KT-CT Thế giới, Lê Đăng Doanh và Nguyễn Quang A ở Viện Nghiên cứu Phát triển, Nguyễn Đức Thành ở Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế (theo VTV thì còn cả Trần Du Lịch ở VIện kinh tế TP HCM)... Có thể tóm lại rằng đây là một hội thảo quy mô hoành tráng. Chủ đề hội thảo cũng hết sức thiết thực, chính là những vấn đề mà hơn 80 triệu người dân Việt Nam phải đối phó, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách bấy lâu nay (nhưng cũng có thể là không?) và được nói đến hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thế nhưng nếu đọc trên báo chí thì có thể thấy ngoại trừ VNN và SGTT, hầu như không có mấy báo nhắc tới hội thảo này cùng với ý kiến của các chuyên gia kinh tế. Trên Tuổi Trẻ, nhật báo lớn nhất Việt Nam, chỉ có vài dòng về hội thảo, lược ghi ý kiến ông Thiên và bà Susan Adams. Trên Thanh Niên (bản online) và Lao động (bản online), tôi cũng không đọc được bài nào về thông tin hội thảo. Xem ra ý kiến của 100 nhà kinh tế Việt Nam và chuyên gia kinh tế nước ngoài không hề được quan tâm.

Lý do cũng dễ hiểu khi đọc hai bài tường thuật trên hai tờ báo hiếm hoi đưa tin tương đối chi tiết về hội thảo này, không thấy nhắc tới các nhà hoạch định chính sách, ngoại trừ Bí thư tỉnh ủy Hải Dương- địa phương đăng cai hội thảo, cho dù hội thảo này là do Ủy ban Kinh tế Quốc hội chủ trì. (Phát biểu của ông Bí thư này khá thú vị, nó cho biết thêm nhiều điều về thực trạng kinh tế hiện nay). Phải chăng đây cũng là lý do khiến giới truyền thông bỏ qua Hội thảo này vì cảm thấy nó không có ảnh hưởng gì tới chính sách kinh tế trên thực tế.

Điều này hoàn toàn có lý bởi từ trước tới nay, các chính sách kinh tế được đưa ra mà người ta không thấy nhiều sự tham vấn các chuyên gia kinh tế từ trước. Trước đây còn có Ban cố vấn kinh tế cho Thủ tướng nhưng khi Thủ tướng Dũng lên cầm quyền, một trong những việc làm đầu tiên của ông là dẹp bỏ Ban này. Gần đây, trước các biến động phức tạp về tài chính-ngân hàng, Chính phủ đã thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia do cựu Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy làm Chủ tịch. Nhưng rút cục, chức trách của Hội đồng này là gì, quyền lực Hội đồng ra sao thì không ai thực sự biết (có lẽ kể cả ông Thúy).

Và các "quyết sách lớn" của Đảng và Nhà nước thường được đưa ra rất đột ngột, không kèm theo các lý giải về sự cần thiết cũng như các đánh giá khách quan đầy đủ về hiệu quả của các chính sách được thực thi. Lấy ví dụ về gói kích cầu đợt 1 trị giá 1 tỷ USD và sau đó được nâng lên thành 6 tỷ USD. Gói này gồm nhiều thành phần như cho tiền Tết người nghèo, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng...Tuy nhiên cho tới nay, người ta vẫn không rõ cụ thể gói này gồm bao nhiêu phần là hỗ trợ lãi suất, bao nhiêu là các chính sách chi tiêu, bao nhiêu là giảm thuế....Cũng chưa có đánh giá nào thực sự nghiêm túc về hiệu quả của gói kích cầu này thời gian qua, chẳng hạn riêng với gói hỗ trợ lãi suất thì tỷ lệ vay để thực hiện đầu tư mới là bao nhiêu, vay để đáo nợ là bao nhiêu, bao nhiêu % cho DNNN, bao nhiêu cho DN ngoài quốc doanh, tạo được bao nhiêu việc làm mới...Ngay trong số liệu về thất nghiệp cũng đầy mâu thuẫn và mập mờ về phương pháp luận (ví dụ tính thế nào với trường hợp làng nghề?). Cũng không có công bố nào đánh giá khả năng ảnh hưởng tới lạm phát của các chính sách kích cầu này.

Thế nhưng chỉ đùng 1 cái, Chính phủ đã công bố gói kích cầu 2, lần này hướng tới đối tượng vay trung và dài hạn. Gói này còn mập mờ hơn cả gói 1 vì thậm chí không công bố số tiền mà Chính phủ định bỏ ra để hỗ trợ lãi suất. Trong khi Quốc hội Mỹ bàn bạc cả hàng tháng, đập lên đập xuống nghị sự về các gói kích cầu rồi mãi mới thông qua được thì ở Việt Nam chỉ cần Thủ tướng đặt bút ký thế là gói kích cầu được thông qua mà không gặp phải bất cứ sự phản biện nào.

Thế nên không có gì lạ khi các nhà kinh tế nói gì thì cứ nói, hội nghị cứ hội nghị còn Chính phủ thì việc mình cứ làm. Thậm chí hình như còn chẳng có vị quan chức cao cấp nào dự Hội thảo này- bởi lẽ các vị còn bận rộn trong việc hoạch định chính sách, đưa Việt Nam vượt qua khủng hoảng. Báo chí cũng chẳng buồn đưa tin. Đóng góp lớn nhất của 100 nhà kinh tế tại Hội nghị về suy thoái kinh tế ở Hải Dương, có lẽ là những gói bánh đậu xanh Hải Dương họ mua về làm quà. Như vậy âu cũng là góp phần làm tăng sức mua, đóng góp thiết thực cho chính sách kích cầu của Chính phủ.


Friday, April 10, 2009

Entry for April 10, 2009

Thiếu tướng Lê Văn Cương thực sự nói gì?

Theo bài tường thuật trên VNN, bản đã bị rút xuống bởi quá chi tiết, chú trọng tới những ý kiến phản biện (xem bản lưu ở đây, bản Google Cache ở đây), ông Lê Văn Cương, Thiếu tướng, Viện khoa học chiến lược Bộ Công an phát biểu như sau:

"Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện khoa học Chiến lược Bộ Công an đồng ý: Bô-xít là tài sản lớn của quốc gia, cần được khai thác nhưng nếu làm với cung cách ào ạt, làm nhanh sẽ mang đến những hậu quả khôn lường, nhất là về mặt an ninh kinh tế, an ninh xã hội.

Nhắc lại nhận định của các nhà địa chính trị quốc tế: "Tây Nguyên là nóc nhà của Đông Dương. Ai làm chủ được Tây Nguyên, sẽ làm chủ Đông Dương", TS Lê Văn Cương lưu ý cần đặc biệt coi trọng các dự báo, cảnh báo sớm về tác động đối với an ninh quốc gia của các dự án bô xít Tây Nguyên.

"Các đe doạ đối với an ninh quốc gia không diễn ra nhanh chóng và dễ nhận thấy như hiệu quả kinh tế và tai biến về môi trường. Do đó, cần đặc biệt coi trọng các dự báo, cảnh báo sớm", ông Cương nói."

Theo báo Thanh Niên trong một bài viết đúng lề bên phải thì ông Cương lại phát biểu hơi khác: "Sau khi bác bỏ quan điểm cho rằng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên có thể tác động đến vấn đề an ninh, GS Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học - Bộ Công an nói rằng, điều làm ông lo lắng chính là dự án chưa thể hiện quan điểm phát triển kinh tế bền vững."

Vậy ông Lê Văn Cương thực sự nói gì? Cùng một tham luận mà tại sao nhà báo VNN nghe thành ông Cương lo ngại "những hậu quả khôn lường, nhất là về mặt an ninh kinh tế, an ninh xã hội" trong khi nhà báo Thanh Niên lại khẳng định ông Cương "bác bỏ quan điểm cho rằng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên có thể tác động đến vấn đề an ninh, " mà chỉ lo về phát triển bền vững?

Hoặc là micro trên hội trường bị trục trặc nên cho ra các version trái ngược nhau của cùng một bài phát biểu, hoặc có ai đó đã bẻ cong ngòi bút, bóp mồm bóp miệng thiếu tướng Cương.

Tôi không dám khẳng định trong hai tường thật khác nhau này, bài nào đáng tin cậy hơn. Người đọc có thể tự rút ra kết luận. Nhưng nếu giả sử rằng lời tường thuật trên VNN về ý kiến ông Cương là chân thực thì đúng là sự giả dối, tráo trở đang ngự trị khi mà bài báo VNN đã bị xóa sổ trong khi ý kiến trái ngược về lời ông Cương lại được lưu hành trên bài báo Thanh Niên.

...

F... Yahoo. Vừa viết 1 entry rất dài mà nó lấy mất của mình khi chèn ảnh vào.

Thôi, coi như chấm dứt Yahoo blog ở đây được rồi. Blog mới của tôi (lại về với blogspot).
http://everywhereland.blogspot.com/

Monday, April 6, 2009

Entry for April 06, 2009

Chính sách tăng lương tối thiểu cho khu vực nhà nước mới đây theo tôi là một chính sách sai lầm không có ích lợi gì trong giai đoạn hiện nay mà còn đẩy lạm phát lên cao và tăng bội chi ngân sách. Hiện kế hoạch bội chi ngân sách năm 2009 đã lên tới 8%, nhưng theo chuyên gia ADB, thực tế tới cuối năm có thể lên tới hơn 10%.

Tại sao chính sách tăng lương tối thiểu cho khu vực nhà nước không có ích lợi gì? Thứ nhất bởi vì những người được tăng lương là những người ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đứng trước các nguy cơ mất việc làm so với nhân công ở các khu công nghiệp hay các làng nghề.. Thứ hai, việc này sẽ làm tăng bội chi ngân sách* trong khi ngân sách đã bội chi nặng nề do các gói kích cầu ngày càng lớn và rất mập mờ** (hiện sẽ là 10 tỷ USD hay nhiều hơn?). Thứ ba, nó sẽ làm tăng chi phí của nhiều doanh nghiệp nhà nước vốn đã gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ suy thoái, gây cản trở cho quá trình tái cấu trúc của các công ty này. Trong khi lợi ích của nó thì không có gì nhiều nhặn. Đứng về khía cạnh kích cầu, việc tăng lương tối thiểu ít có khả năng làm tăng cầu do đây là việc tăng thu nhập một cách ổn định, và vì thế thường kéo theo tăng giá cả với tốc độ tương tự. Giá cả tăng sẽ làm lạm phát càng trầm trọng, và khiến đời sống của người dân- nhất là các đối tượng gặp nhiều nguy cơ do khủng hoảng như lao động nghèo ở thành phố, nông dân xuất khẩu, chế biến nông sản- ngày càng khó khăn.


* Lại nhớ hôm trước đi dự một hội thảo về kích cầu, diễn giả là một chuyên gia kinh tế khá có uy tín phát biểu: tăng thâm hụt ngân sách 1000 tỷ hay 2000 tỷ thì cũng vậy thôi! Được biết báo cáo của diễn giả về chính sách kích cầu là nhằm cung cấp cho Quốc hội.

**GS Trần Hữu Dũng nhận xét trên trang nhà viet-studies của ông: "Gói kích cầu của Mỹ mất gần 2 tháng, quốc hội cãi nhau ỏm tỏi, mới xong. Ở Việt Nam chỉ cần Thủ tướng ký sọet một cái, không cần hỏi ý kiến ai, sướng thiệt!".
TS Lê Đăng Doanh viết trên TBKTSG: Chính phủ đã có gói kích cầu 6 tỷ đô la Mỹ được công bố từ tháng 12-2008, song chỉ có 1 tỷ đô la trợ cấp lãi suất tín dụng để nhằm cho vay được 650.000 tỷ đồng là được công bố tường minh, còn 5 tỷ đô la còn lại bao gồm miễn giảm thuế và những ưu đãi khác chưa được công khai cả gói.

Sunday, April 5, 2009

Entry for April 05, 2009


Trong nỗi đau tình cờ

TCS

Tôi đã yêu em bao ngày nắng
Tôi đã yêu em bao ngày mưa
Yêu em bên đời lặng lẽ

Tôi đã đưa em qua nhiều phố
Những sáng mênh mông tôi ngồi nhớ
Yêu em trái tim thật thà

Yêu đầy mùa nắng mùa mưa
Yêu trong nỗi vui đợi chờ
Đâu ngờ tình như lá úa
Khiến tôi chia lìa từng giấc mơ

Tôi đã yêu em trong mùa gió
Khi lá cây khô bay đầy ngõ
Yêu em không cần vội vã

Tôi đã yêu em như trẻ thơ
Đâu biết đôi khi có lìa xa
Yêu trong nỗi đau tình cờ.

Links:
Khánh Ly
Giang Trang
Thái Hòa


Saturday, April 4, 2009

Entry for April 04, 2009

Các án mạng liên tiếp xảy ra ở Mỹ trong thời gian gần đây.

Ngày thứ 6 vừa rồi, tại New York, một người Mỹ gốc Việt (nhưng có gốc Hoa) tên là Jiverly Wong hay Linh Phát Wong xả súng bắn chết 13 người trước khi tự sát. Nguyên nhân hiện nay được cho là vì anh ta bị mất việc do suy thoái kinh tế, cộng thêm cảm giác không hòa nhập được với xã hội Mỹ.

Ngày thứ bảy, tại thành phố Pittsburgh, một người có tên Richard Poplawski nằm phục đợi cảnh sát đến nhà sau khi nhận được cấp cứu 911 từ mẹ của anh ta, và bắn chết ba cảnh sát trước khi bị bắt. Gã này cũng mới bị mất việc và bức xúc trước khả năng quyền sở hữu súng bị hạn chế trong nhiệm kỳ Obama. Chỉ hai tuần trước, tại California, bốn cảnh sát bị phục kích bắn chết.

Cùng ngày, gần thành phố Seatles, bang Washington, một người đàn ông bắn chết 5 đứa con của mình trước khi tự sát. Nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được làm rõ.

Riêng trong tháng 3, các vụ thảm sát, giết người hàng loạt đã tước đi sinh mạng của 40 người ở Mỹ. Các vụ án này đang có xu hướng leo thang trong thời gian gần đây bởi tình trạng suy thoái kinh tế, kèm theo thất nghiệp và cùng quẫn trong một bộ phận không nhỏ người dân Mỹ. Trong khi đó, người Mỹ lại có quyền sở hữu súng một cách rộng rãi.

Friday, April 3, 2009

Entry for April 03, 2009

img


Từ link trên blog Tề Phi.

The Mechanic

As an ISTP, your primary mode of living is focused internally, where you deal with things rationally and logically. Your secondary mode is external, where you take things in via your five senses in a literal, concrete fashion.

ISTPs have a compelling drive to understand the way things work. They're good at logical analysis, and like to use it on practical concerns. They typically have strong powers of reasoning, although they're not interested in theories or concepts unless they can see a practical application. They like to take things apart and see the way they work.

ISTPs have an adventuresome spirit. They are attracted to motorcycles, airplanes, sky diving, surfing, etc. They thrive on action, and are usually fearless. ISTPs are fiercely independent, needing to have the space to make their own decisions about their next step. They do not believe in or follow rules and regulations, as this would prohibit their ability to "do their own thing". Their sense of adventure and desire for constant action makes ISTPs prone to becoming bored rather quickly.

ISTPs are loyal to their causes and beliefs, and are firm believers that people should be treated with equity and fairness. Although they do not respect the rules of the "System", they follow their own rules and guidelines for behavior faithfully. They will not take part in something which violates their personal laws. ISTPs are extremely loyal and faithful to their "brothers".

ISTPs like and need to spend time alone, because this is when they can sort things out in their minds most clearly. They absorb large quantities of impersonal facts from the external world, and sort through those facts, making judgments, when they are alone.

ISTPs are action-oriented people. They like to be up and about, doing things. They are not people to sit behind a desk all day and do long-range planning. Adaptable and spontaneous, they respond to what is immediately before them. They usually have strong technical skills, and can be effective technical leaders. They focus on details and practical things. They have an excellent sense of expediency and grasp of the details which enables them to make quick, effective decisions.

ISTPs avoid making judgments based on personal values - they feel that judgments and decisions should be made impartially, based on the fact. They are not naturally tuned in to how they are affecting others. They do not pay attention to their own feelings, and even distrust them and try to ignore them, because they have difficulty distinguishing between emotional reactions and value judgments. This may be a problem area for many ISTPs.

An ISTP who is over-stressed may exhibit rash emotional outbursts of anger, or on the other extreme may be overwhelmed by emotions and feelings which they feel compelled to share with people (often inappropriately). An ISTP who is down on themself will foray into the world of value judgments - a place which is not natural for the ISTP - and judge themself by their inability to perform some task. They will then approach the task in a grim emotional state, expecting the worst.

ISTPs are excellent in a crisis situations. They're usually good athletes, and have very good hand-eye coordination. They are good at following through with a project, and tying up loose ends. They usually don't have much trouble with school, because they are introverts who can think logically. They are usually patient individuals, although they may be prone to occasional emotional outbursts due to their inattention to their own feelings.

ISTPs have a lot of natural ability which makes them good at many different kinds of things. However, they are happiest when they are centered in action-oriented tasks which require detailed logical analysis and technical skill. They take pride in their ability to take the next correct step.

ISTPs are optimistic, full of good cheer, loyal to their equals, uncomplicated in their desires, generous, trusting and receptive people who want no part in confining commitments.

Jungian functional preference ordering:

Dominant: Introverted Thinking
Auxiliary: Extraverted Sensing
Tertiary: Introverted Intuition


Inferior: Extraverted Feeling



Thursday, April 2, 2009

Entry for April 02, 2009

img

Ngày 24 tháng 10 năm 1929, phố Wall rối loạn. Gần 13 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo trên thị trường chứng khoán New York, nhiều gấp ba lần số lượng giao dịch thông thường. Ngày này đi vào lịch sử như ngày thứ Năm đen tối (Black Thursday) mở đầu cho cuộc Sụp đổ Lớn (Great Crash) của thị trường chứng khoán Mỹ và cuộc Đại Suy thoái (Great Depression) kéo dài từ năm 1929 tới năm 1933. Chỉ số Down Jones sụt giảm từ mức cao kỷ lục 381.2 ngày 3/9/1929 xuống còn 230.1 ngày 29/10/1929. Điểm đáy của chỉ số này đạt được ngày 8/7/1932 khi chỉ số Down Jones đóng cửa ở mức 41,2- giảm gần 90% so với mức đỉnh cao nó từng đạt được ba năm trước đó. Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính kéo theo nó là suy thoái kinh tế trầm trọng trên phạm vi toàn cầu, riêng tại Mỹ, sản xuất công nghiệp giảm 45%, GDP giảm 30%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25% và 60% người Mỹ sống dưới ngưỡng nghèo khổ.

Gần 80 năm sau cuộc Đại Suy thoái xảy ra, thế giới lại đang phải chứng kiến sự quay trở lại của tình trạng suy thoái và khủng hoảng toàn cầu. Không khó khăn trong việc nhận ra những điểm tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng toàn cầu này: chúng đều bắt đầu từ những đổ vỡ trong hệ thống tài chính, do kết quả của tình trạng đầu cơ tài chính-địa ốc trong cơn lốc xoáy của tham vọng làm giàu một cách dễ dàng. Như triết gia George Santayana đã nói: “Ai không biết cách học từ lịch sử chắc chắn sẽ lặp lại những gì từng xảy ra.”

Trong khi cơn bão khủng hoảng và suy thoái, thất nghiệp và bất ổn đang lan ra khắp thế giới, có lẽ đây chính là lúc thích hợp nhất để đọc lại lịch sử cuộc đại suy thoái toàn cầu đầu tiên trên thế giới, để học được từ những kinh nghiệm quá khứ, và để thấy rằng con người ở mọi thời thật giống nhau, với những sai lầm dại dột không mấy khác biệt. Tác phẩm Đai khủng hoảng, 1929 của John Kenneth Galbraith là một tác phẩm nổi bật viết về Đại suy thoái, và hơn thế, về những sai lầm, những ngớ ngẩn của con người trong tham vọng kiếm tiền nhanh chóng.

John Kenneth Galbraith (1908-2006) là một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông là người theo trường phái Keynes nhiệt thành, ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, từng làm việc trên nhiều cương vị khác nhau trong chính quyền của bốn đời tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ: Roosevelt, Truman, Kennedy và Johnson. Tốt nghiệp tiến sĩ về Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học California ở Berkeley, ông dạy tại Đại học Harvard trong nhiều năm và từng làm Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ. Nhưng John Kenneth Galbraith được biết đến nhiều nhất nhờ những tác phẩm của ông. Trong cuộc đời gần 100 năm của mình, ông viết gần 50 cuốn sách và hơn 1000 bài báo về những vấn đề khác nhau nhưng chủ yếu là về kinh tế. Nhiều cuốn sách của ông bán rất chạy, và có ảnh hưởng sâu sắc tới tư duy kinh tế của một tầng lớp trí thức Mỹ trong nhiều thập kỷ, nhất là trong giai đoạn 1950-1970. Có thể nói Galbraith là nhà kinh tế được công chúng biết đến nhiều nhất tại Mỹ trong giai đoạn hậu chiến tranh cho tới khi trường phái Keynes thoái trào và trường phái tiền tệ- với đại biểu xuất sắc là Milton Friedman- lên ngôi.

Đại khủng hoảng, 1929 (The Great Crash, 1929- bản tiếng Việt do Thanh Tâm và Hà Trang dịch) (sắp xuất bản) là cuốn sách đầu tiên thực sự đưa tên tuổi của Galbraith đến với công chúng Mỹ và cho tới nay, vẫn được coi là cuốn sách cần phải đọc đầu tiên nếu muốn tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ tài chính năm 1929 tại Mỹ. Trong cuốn sách này, Galbraith đã chỉ ra con đường dẫn tới đại khủng hoảng ở Mỹ. Bắt đầu từ việc đầu cơ bất động sản ở Florida những năm 1920, nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng bong bóng với việc các nhà đầu tư mua bất động sản với giá trời ơi để đầu cơ sinh lời, hy vọng rằng giá cả thị trường tiếp tục tăng. Các ngân hàng hà hơi tiếp sức cho những hành động đầu cơ bằng cách cho vay dễ dàng. Thị trường chứng khoán ngày càng phồng lên, phồng lên cho tới khi đứt phựt vào cuối năm 1929, đưa kinh tế Mỹ vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Đọc Galbraith dường như chúng ta bắt gặp lại những hiện tượng mới xảy ra rất gần đây ở Thái Lan năm 1998, ở Mỹ, Iceland hay ở Việt Nam thời gian gần đây.

Đại khủng hoảng, 1929 được viết bằng một ngòi bút hết sức sắc sảo và trôi chảy, đượm chất hóm hỉnh trong những quan sát của Galbraith về hành vi con người trong khi xảy ra bóng bóng đầu cơ và cuộc đổ vỡ thị trường con người. Để nói về cuốn sách có lẽ hợp lý hơn khi dùng chính lời của Galbraith kể về việc viết nó: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy vui sướng khi viết một cuốn sách như khi viết nó. Cuốn sách này thực sự là cuốn duy nhất đọng lại trong tôi không phải là sự nhọc công lao động mà là niềm sung sướng.”

Cuối cùng, để kết thúc xin mượn lại lời của John Kenneth Galbraith trong cuốn sách như một lời cảnh tỉnh cho thói tự tin thái quá (và cả tin) của con người: “Một trong bài học quý của năm đó cho đến giờ đã trở nên rõ ràng: Tai họa cá nhân và cụ thể sẽ xảy đến với những ai muốn tin rằng họ nhìn thấy tương lai.”


* Nói thêm, tôi thấy cái tên sách này dịch ra tiếng Việt không chuẩn lắm.