Tuesday, September 30, 2008

Entry for September 30, 2008


Khoảnh khắc

Jorge Luis Borges

Nếu tôi có thể sống lại cuộc đời
Tôi sẽ thử
Phạm nhiều sai lầm hơn
Tôi sẽ không cố trở nên hoàn hảo
Tôi sẽ sống thoải mái
Tôi sẽ sống đủ đầy- hơn tôi hôm nay.
Tôi sẽ ít coi trọng mọi sự
Tôi sẽ ít ăn ở vệ sinh
Tôi sẽ mạo hiểm hơn
Tôi sẽ đi nhiều hơn
Tôi sẽ ngắm nhiều hoàng hôn
Tôi sẽ leo nhiều ngọn núi
Tôi sẽ bơi trên nhiều dòng sông
Tôi sẽ đến nhiều nơi mà tôi chưa từng đến,
Tôi sẽ ăn nhiều kem và ít đậu
Tôi sẽ gặp nhiều vấn đề thực sự -và ít thứ tưởng tượng ra

Tôi là một trong những người
sống cuộc đời cẩn trọng, chăm chú
-trong mỗi phút cuộc đời.
Tất nhiên tôi từng có niềm vui
Nhưng nếu tôi có thể trở lại
Tôi sẽ sống chỉ với niềm vui

Nếu bạn không biết- thế nào là cuộc đời
Đừng đánh mất khoảnh khắc này!

Tôi là một trong những kẻ không bao giờ đi xa
Nếu không có thân nhiệt kế
Nếu không có bình nước ấm
Nếu không có ô và không có dù,

Nếu có thể sống lại- tôi sẽ đi lại với ít đồ đạc
Nếu tôi có thể sống lại- tôi sẽ gắng làm việc với đôi chân trần
Từ đầu mùa xuân
Đến cuối mùa thu,
Tôi sẽ dong duổi trên những chuyến xe ngựa,
Tôi sẽ ngắm nhiều hoàng hôn và chơi với nhiều trẻ con
Nếu tôi có thể sống lại cuộc đời
Nhưng tôi đã tám mươi nhăm tuổi
Và tôi biết mình đang chết


Instants

If I could live again my life,
In the next - I'll try,
- to make more mistakes,
I won't try to be so perfect,
I'll be more relaxed,
I'll be more full - than I am now,
In fact, I'll take fewer things seriously,
I'll be less hygienic,
I'll take more risks,
I'll take more trips,
I'll watch more sunsets,
I'll climb more mountains,
I'll swim more rivers,
I'll go to more places - I've never been,
I'll eat more ice creams and less (lime) beans,
I'll have more real problems - and less imaginary
ones,
I was one of those people who live
prudent and prolific lives -
each minute of his life,
Of course that I had moments of joy - but,
if I could go back I'll try to have only good moments,

If you don't know - that's what life is made of,
Don't lose the now!

I was one of those who never goes anywhere
without a thermometer,
without a hot-water bottle,
and without an umbrella and without a parachute,

If I could live again - I will travel light,
If I could live again - I'll try to work bare feet
at the beginning of spring till
the end of autumn,
I'll ride more carts,
I'll watch more sunrises and play with more children,
If I have the life to live - but now I am 85,
- and I know that I am dying ...

---------------------

Chúng ta là thời gian

Chúng ta là thời gian.
Chúng ta là ẩn dụ nổi tiếng
của Herclitus, nhà triết học U Tối

Chúng ta là nước, chúng ta không phải kim cương
Chúng ta sẽ mất đi, chúng ta không đứng lại.

Chúng ta là sông và chúng ta là gã Hy Lạp ngắm mình trên sông.
Bóng gã biến thành làn nước trong tấm gương đang thay đổi
Biến thành pha lê và pha lê đổi thay như lửa.

Chúng ta là dòng sông tiền định phù phiếm
Trên hành trình ra tới biển.

Bóng tối bao quanh dòng sông.
Mọi thứ đều vĩnh biệt, mọi thứ đều vĩnh quyết ra đi.

Ký ức không lưu lại dấu ấn của mình.

Thế nhưng, vẫn còn điều gì ở lại
Thế nhưng, vẫn còn điều gì thở than


We are the time

We are the time. We are the famous
metaphor from Heraclitus the Obscure.

We are the water, not the hard diamond,
the one that is lost, not the one that stands still.

We are the river and we are that Greek
that looks himself into the river. His reflection
changes into the waters of the changing mirror,
into the crystal that changes like the fire.

We are the vain predetermined river,
in his travel to his sea.

The shadows have surrounded him.

Everything said goodbye to us, everything goes away.

Memory does not stamp his own coin.

However, there is something that stays
however, there is something that bemoans.






Monday, September 29, 2008

Entry for September 29, 2008

Kế hoạch bail-out bị bác bỏ. Hai phần ba nghị sĩ Cộng hòa và 1/3 nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống. Các nghị sĩ Cộng hòa nổi loạn, bác bỏ kế hoạch được chính quyền Tổng thống Bush và lãnh tụ hai Đảng thông qua.

Và giờ là lúc hai đảng chỉ ngón tay đổ lỗi cho nhau. Đảng Dân chủ chỉ trích Cộng hòa, còn đảng Cộng hòa (trong phát biểu của lãnh tụ phe thiểu số đảng Cộng hòa John Boehner) lại cho rằng diễn văn của Pelosi, chủ tịch Hạ Viện và là lãnh tụ Dân chủ ở Hạ Viện, trong đó bà Pelosi đổ lỗi nguyên nhân khủng hoảng cho chính sách của Bush, đã khiến kế hoạch này không được thông qua. Phát biểu này của ông Boehner quá buồn cười, có khác nào ông Boehner cho rằng các nghị sĩ Cộng hòa là trẻ con, nghe Pelosi nói bực mình bèn bỏ phiếu chống!

Ở đây rõ ràng có sự khác biệt trong quan điểm của những người lãnh đạo hai đảng và các nghị sĩ bình thường. Với lãnh tụ hai đảng thì kế hoạch bail-out này sẽ giúp họ có một bộ mặt sạch sẽ, thậm chí còn ghi công nếu như kế hoạch thành công (và nếu thất bại thì cũng chẳng sao). Nhất là trong tình thế như ở game theory, bởi nếu 1 đảng bác bỏ (và nếu bác bỏ thì sẽ là đảng Cộng hòa với truyền thống phản đối nhà nước can thiệp vào kinh tế) thì đảng đó sẽ rất có nguy cơ mất phiếu trong đợt bầu cử Tổng thống tới (việc McCain mất điểm nhanh chóng trước Obama trong tuần vừa qua chủ yếu bởi sự phản ứng chậm chạp, mâu thuẫn và thiếu nhiệt tình của McCain trước cách thức giải quyết khủng hoảng). Do vậy, giới lãnh đạo cả hai đảng đều có động lực ủng hộ thông qua kế hoạch Paulson. Nhưng với các nghị sĩ bình thường thì không phải như thế. Thứ nhất, việc chấp nhận kế hoạch này trái với triết lý về CNTB của một số nghị sĩ có khuynh hướng tự do (libertarian) và họ không muốn chấp nhận bằng bất cứ giá nào; thứ hai, các nghị sĩ quan tâm tới quan điểm của cử tri tại khu vực bầu cử của họ và kế hoạch này bị phản đối khá gay gắt ở nhiều nơi trên đất Mỹ (các poll với cử tri cho thấy tỷ lệ phản đối nhiều hơn tỷ lệ ủng hộ một chút, nhưng phân bố không đồng đều).

Và dẫn đến một kết cục bất ngờ. Dù Tổng thống Bush tuyên bố tin chắc kế hoạch sẽ được thông qua, dù lãnh tụ hai đảng sau những màn diễn đầy chất kịch (Paulson quỳ chân, Pelosi nói mỉa, đảng Cộng hòa giậm chân bỏ đi trước khi quay lại đồng ý....) nhưng các nghị sĩ bình thường đã không tuân theo "sự nhất trí cao trong Đảng và Chính phủ" mà bỏ phiếu chống lại kế hoạch này.

Và thị trường tài chính phản ứng dữ dội. Down Jones giảm 7% trong ngày hôm nay, mức giảm trong một ngày cao kỷ lục trong lịch sử. S&P 500 giảm gần 9%, Nasdaq giảm hơn 9%, đều là mức giảm cao nhất từ năm 1987 trở lại đây.

Không biết ngày mai thị trường sẽ phản ứng thế nào?

Entry for September 29, 2008

Có một số entry về việc doanh nghiệp "mua" nhà báo mà người viết là các nhà báo.

Trên blog của Bùi Thanh, nguyên phó TBT báo Tuổi Trẻ, có sự trở lại của Bùi Thanh trong bài viết về vụ Vedan. Sau khi đề cập tới các sai phạm đã sớm được phát hiện của Vedan, bác Bùi Thanh viết về cách Vedan "giải quyết" vấn đề:

"...xem cái cách Vedan chiêu đãi các quan chức và lảnh đạo báo chí ở những khách sạn sang trọng bậc nhất, nhìn “những phong bì luôn luôn là đô la” vào dịp cuối năm, những chuyến du lịch Taiwan bằng tiền Vedan…chúng ta mới thấy đau xót và hổ thẹn cho một dòng sông đã qua đời."

Blog của Bút Lông có ít nhất hai entry có ít nhiều liên quan tới mối quan hệ giữa nhà báo với doanh nghiệp:

Trong entry "Khác biệt giữa PR và nhà báo", Bút Lông đưa ra cách phân biệt giữa PR và nhà báo là "PR thì phục vụ cho DN trả tiền thuê mình, còn nhà báo để phục vụ người trả tiền mua báo!"

Nhưng cách phân biệt này không giúp bạn đọc phát hiện được bài báo nào là của nhà báo viết "để phục vụ người trả tiền mua báo", bài báo nào là do PR (hay nhà báo kiêm nhiệm PR) viết để "phục vụ cho DN trả tiền thuê mình"?

Trả lời comment của tôi: "
Thế còn những nhà báo tình nguyện làm công tác PR cho 1 số DN thì được xếp vào nhóm nào hả bác? PR hay nhà báo?"

Bút Lông viết: " Loại 2 mang như thế BL gọi là... cave."

Bút Lông còn một entry khác "Khẩu trang… dịu êm" trong đó cho rằng nhiều nhà báo đã "ngậm tăm" không đề cập việc giá sữa ở Việt Nam cao vào loại nhất thế giới, do được trang bị "khẩu trang dịu êm". Entry này còn thú vị ở chỗ có sự tranh luận sôi nổi giữa tác giả entry với một nhân viên PR của hãng sữa Dutch Lady Vietnam, xung quanh vụ việc cụ thể được nêu ra.

Entry for September 29, 2008

Nhớ đợt bạn Phan Xi Ne đến chơi, ba người: tôi, bạn Le và bạn Phan Xi Ne có nói chuyện một hồi về truyện ngắn nào của Nguyễn Huy Thiệp thích hợp để dựng phim ngắn. Bạn Le gợi ý truyện Sang Sông. Trên blog của mình, Le cũng từng viết về truyện ngắn này trong tiểu luận về Nguyễn Huy Thiệp "Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt".

Truyện ngắn này vừa được Nguyễn Huy Thiệp chuyển soạn thành kịch với tên vở kịch là Đến bờ bên kia (Đáo bỉ ngạn- cũng là một khái niệm trong Phật giáo). Giữa Sang Sông với Đến Bờ Bên Kia dường như có sự thay đổi. Sang Sông là hành trình, chưa phải mục đích trong khi Đến Bờ Bên Kia đã có một cái đích. Nguyễn Huy Thiệp chọn tên kịch khác tên truyện ngắn, liệu có dụng ý gì không?

Tên vở này như vậy gần giống với tên một vở kịch của Cao Hành Kiện: Bỉ Ngạn (Bờ Bên Kia). Có thể đọc vở kịch của họ Cao ở đây.

Entry for September 29, 2008

Comment về khủng hoảng tài chính Mỹ trên forum, để tạm ở đây như note:

Nguyên nhân sâu xa vì nước Mỹ nợ nhiều quá, hình như hơn 10 ngàn tỷ, nợ nhiều quá thì kiểu gì cũng không tồn tại mãi được, nhất định sẽ có lúc vỡ. Tỷ lệ nợ trên GDP vào thời Tổng thống Bush cao nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai trở lại đây, tới gần 70%. Trong khi ở các nước khác, nợ đến 50% thì nền kinh tế đã ở trong nguy cơ khủng hoảng rồi.

Nguyên nhân trực tiếp thì vì nổ bong bóng nhà đất, do người Mỹ quá tự tin vào kinh tế phát triển nên cứ thi nhau mua nhà, mua xe, lại được sự hùng hồn của các chính trị gia dân túy cổ vũ việc bất cứ người dân nào cũng có thể mua được nhà (cái Fannie với Freddie là do chính phủ thành lập, thành một hình thức nửa nhà nước, nửa tư nhân bởi mọi người đều tin rằng chính phủ sẽ bail-out cho nó nên nó ko thể phá sản được). Và quả thật chính phủ đã bail-out cho nó. Thế nên bong bóng nhà đất cứ phình ra mãi cũng vì thế. Cũng nói thêm bong bóng này với cái dotcom crisis 2001 có liên quan với nhau, bong bóng bắt đầu phình khi dotcom crisis bắt đầu có dấu hiệu xảy ra, do nhiều người chuyển sang đầu tư (cơ) bất động sản khi thị trường dotcom sụp đổ (giống VN năm 2006-07).

Trong vụ này lỗi chính thuộc về chính quyền Bush chứ còn ai, trong 8 năm thời Bush để nợ phình ra khổng lồ, thâm hụt thương mại nặng nề, chi tiêu chiến tranh quá lớn khiến ngân sách thâm hụt nặng nề (từ mức thặng dư kỷ lục thời Clinton thành thâm hụt kỷ lục thời Bush), nợ quốc gia lớn nhất từ thời chiến tranh thế giới thứ Hai, để thị trường nhà đất bong bóng phình to mà không có động thái nào kiềm chế để có được soft landing (tất nhiên lỗi này còn của Greenspan và mấy vị Bộ trưởng Tài chính trong hai nhiệm kỳ của Bush), quá chú trọng chính sách đối ngoại mà coi thường các vấn đề về kinh tế trong nước. Chính sách kinh tế của Bush rất giản dị chỉ có 3 điều: Giảm thuế, giảm thuế và giảm thuế. Trong khi chi tiêu đạt kỷ lục mà lại giảm thuế thì tất nhiên chỉ càng chóng phá sản thôi. Cũng nói thêm, khi Bush đưa ra kế hoạch giảm thuế, hơn 100 nhà kinh tế trong đó có cả chục vị được giải Nobel đã gửi thư ngỏ phản đối kế hoạch này, nhưng cũng chẳng đi tới đâu.

(Có lần được hỏi về chính sách kinh tế, Bush lắc đầu bảo "xin mời hỏi Greenspan, tôi chỉ được điểm B trừ về kinh tế thôi'. Rồi nháy mắt, nói tiếp "nhưng tôi được điểm A cộng về giảm thuế".)

Cũng như mới đây, hơn 100 nhà kinh tế gửi thư phản đối kế hoạch cứu của Paulson, nhưng cũng chẳng đi tới đâu. Nói chung, các chính trị gia thường rất ít quan tâm tới lời khuyên của những nhà nghiên cứu, nếu như nó không phù hợp với lợi ích của họ.

Về nguyên nhân trực tiếp khủng hoảng, Paul Krugman có tóm tắt 4 điều. Xem đại ý trên minhbien, trong post của Dự Trần, Ph.D. Texas Austin:

http://www.minhbien.org/

"Điểm qua về khủng hoảng: Theo tóm lược của Krugman, có thể chỉ ra 4 điểm cơ bản:

1. Bắt đầu là việc nổ bong bóng nhà đất, dẫn tới tình trạng default và foreclosure(trốn nợ) tăng vọt. Điều này làm các chứng khoán có bảo chứng của các khoản vay bất động sản (mortage backed securities – MBS) mất giá trị.

2. Việc MBS mất giá trị lại làm cho khu vực tài chính thiếu vốn vì mức leverage (tỉ lệ nợ trên vốn) trước đây OK bây giờ trở nên quá cao.

3. Khu vực tài chính buộc phải giảm mức leverage, vì thế đẩy các con nợ vào tính trạng căng thẳng.

4. Vòng luẩn quẩn của giảm tỉ lệ nợ trên vốn: khi các tập đoàn tài chính tìm cách giảm tỉ lệ nợ trên vốn (một phần bằng cách bán tháo các MBS), họ lại làm giá trị của các MBS giảm sâu hơn, việc này lại làm cho tỉ lệ nợ trên vốn thêm xấu đi, tăng thêm áp lực phải cải thiện tỉ lệ nợ trên vốn."

Có một bài rất hay của Tề Phi, Ph.D. Harvard, trên blog (bằng tiếng Anh) ở đây.

"
The Nation In Debt

Granted, this entry has deviated from the traditionally obscure content I have strived to maintain on this blog. Indeed, it has lately begun to show that it is way harder (for me, at least) to write nonsensical, or more precisely, arbitrarily comprehensible content, rather than mundane claims. Thence goes the no-information principle: the blog is now becoming a mere display of common sense.

In this first attempt at common sense, I will talk about the very lively financial crisis at Wall Street. Boasting absolutely no competence on any of the relevant issues, including market finance, international finance, corporate finance or any kind of finance, I have been captivated by the amazing animation on Wall Street since the fall of Lehman Bros. In brief, as a consequence of the mortgage market bubble explosion last year, investment banking is now in big troubles, the next victim is insurance, and the whole modern financial system is on the verge of a major overhaul. In this entry I will present an explained history as I see it, surely romanticizing certain parts while omitting others that might refute my supposedly coherent story.

As most has been said on major journals and blogs, I am adding only two minor comments. First, where does everything come from? So far, Ben Bernanke and Henry Paulson seem to have done a relatively good job of damage control, but are they barely touching the superficial layers of a deep-rooted problem with the US economy? Many recognize such a problem; and argue either for or against a more and better regulated system. I abstract mostly from that debate, or any debate regarding “policy solutions”, and instead just discuss the deep root.

The root, as economists have talked about for two decades, is the indebted nation. At the end of the Cold War (with an all-powered tour de force campaign against Iraq) confidence raised markedly as no visible Armageddon was in sight, Americans started to consume and consume. They quickly depleted their own saving, and still remained hungry for more. The American current account was exhausted, before turning deeply negative until now, and possibly in years to come. Such would have been unbearable for any country, save the US: at the pole position of World Economic, Political, Military and Technology Power, Americans could keep on borrowing and borrowing from the rest of the world without fear or concern to repay. The American debt financing mechanism is indeed
a perpetual machine that finances itself, as long as the green paper is still accepted around the world. And in the lending business, making more money breeds the making of more money.

So the financial system reached out to the grassroots, consumption-starving consumers, by extending credit cards for small purchases, before devising mortgage plans for larger and larger goods: vacation, cars, and houses. Normal debt requires repayment; yet since every bank works with the perception that there would always be enough funding in the future, risk and solvency was eclipsed by sales. In this greedy process, aggressive profit maximizing lenders either passively overlooked or actively hid and covered immense risks, wishfully thinking that all is well would end well. It is safe and sound, they thought, as long as the economy goes on well. And well the economy was doing a helluva good job, propelling the American example of growth in a period where Japan struggled with a liquidity crisis while Europe shivered from unemployment. It did experience a couple of hiccups, such as the bail-out of LTCM or the 2001 internet bubble burst. None was of a fundamental nature though, and regulators (yes, Mr. Greenspan included) did not care enough about the huge debt Americans bear, to the world and now also among themselves, in the most opaque manner possible. The system, well covered and disguised, resembles a sand-castle built solely on over-optimistic expectations of the power of debt.

The consequences are dire. The collapse started where it could hit the easiest: the housing market that had been heavily transformed, if not deformed, by complicated financial products that hid the true risks from everybody. While several went under, others tried to play hardball, like Lehman Bros, gambling on the possibility to harvest big when the system is back to work. And now, their heads and souls are harvested. The whole system punishes risky behavior, and mere size: Fanny Mae and Freddy Mac did not take as excessive risks as many others (i.e. they did not do ‘subprime’, by definition), yet they failed for being too cumbersome to dodge the meteoric arrays of quickly-vaporizing assets. The worst with a complicated, opaque debt system is that nobody really know the risk until they are hit.

Back in the days when he was a prominent academic, one important contribution by Ben Bernanke was the stress on the imperfect substitutability between bonds and credit: he (together with Alan Blinder) insisted that shocks in credit demand and bond demand should be treated very differently. Ironically, it seems to be playing out similarly in his now prominent position in the real (oh well, financially real) world. So far, the measures taken by the Fed and the Department of Treasury have been rather good, for damage-control standards. Will they be able to guarantee that another crisis, of this nature or another, would not come back anytime soon? It is tempting to say no. The root of the problems, as I see it, still lies with the huge current account deficit, which cannot be improved by erratic government spending, wasted in military adventures, agricultural subsidies as well as other political mishaps. Is any of the incoming presidential candidates promising in delivering a financially sounder economy? I am skeptical. But let us all keep our fingers crossed: after all, all of that is happening a hemisphere away from our hometown, thus has no consequence whatsoever on our humble lives in South East Asia.

Or is it? What consequences would this crisis have on Asia, South East Asia, and the poor in the world? It is easy to say that the poor are always those hit the hardest. But a soporific stroke has just suddenly hit me equally hard, so much that I need to postpone this entry.

Until next time. Good bye, for now."

Friday, September 26, 2008

Entry for September 26, 2008

Quan sát cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ (thực ra cũng không gọi là quan sát vì tôi chỉ nghe là chính vì lúc đó vừa làm việc khác trên máy tính vừa theo dõi tranh luận nên cũng không theo dõi kỹ), tôi thấy có một số điểm:

- Về nội dung, có lẽ không ai thắng. Cả hai đều nói những điều cũ kỹ nói đến từ bao lâu nay. Đặc biệt, vấn đề người Mỹ đang rất quan tâm hiện nay là khủng hoảng tài chính thì cả hai, nhất là McCain, đều cố tìm cách lảng tránh. McCain mở đầu rất mờ nhạt và lúng túng khi bàn về kinh tế trong khi Obama tỏ ra am hiểu và có lập trường rõ ràng hơn. Nhưng sau đó chuyển sang vấn đề quân sự và đối ngoại thì McCain hoạt bát và tự tin hơn hẳn và Obama có phần hơi đuối hơn.

- Về phong thái, McCain quá tự tin tới mức gần với kiêu ngạo, thái độ tỏ ra trịch thượng, xoa đầu với đối thủ. Phải tới 4, 5 lần ông ta nhắc đi nhắc lại là "anh không hiểu về vấn đề này" với TNS Obama. McCain cũng có tật hơi giống Bush, là thỉnh thoảng chen vài câu châm chọc, pha trò. Cái đó giúp ông ta gây ấn tượng bình dân và thoải mái hơn, nhưng cách pha trò của McCain hay có vẻ kẻ cả, trưởng lão, đôi khi gây khó chịu. Cái đáng lo ngại nhất ở McCain, bên cạnh tuổi tác và sức khỏe, là ấn tượng về tâm lý có phần self-righteous (tự cho là mình đúng). Sự kẻ cả trưởng lão của McCain thực ra sẽ gây ấn tượng xấu với cử tri.

Obama thì vẫn là người rất thông minh, cách đối thoại của ông ta hôm nay thẳng thắn và tôn trọng đối thủ. Ở Obama có điểm trội là ở khả năng nắm bắt vấn đề nhanh và rộng, cũng như sự ứng biến tốt. Nhược điểm của Obama là ở chỗ ông này ham nói theo "sách", quá quan tâm tới ấn tượng mình cần tạo ra với cử tri, với những gì cử tri trông đợi ở mình, thành ra nhiều khi các phát biểu của ông này chỉ là các từ ngữ trống rỗng, nghe thì kêu thật nhưng nghe xong thì chẳng thấy thực sự có ý tứ gì. Nhưng trong cuộc tranh luận hôm nay thì nói chung, Obama gây được ấn tượng tốt hơn McCain. Điều này cũng được phản ánh qua các đánh giá của giới phân tích và cử tri. Trong khi các nhà phân tích trên CNN (không kể FOX vì FOX chắc chắn thiên vị McCain) thiên về ý kiến cho rằng hai bên "hòa" thì các poll thăm dò sơ bộ với các cử tri chưa quyết định và với khán giả CNN cho thấy Obama thắng với khoảng cách chừng 60-40. Tất nhiên, cũng cần nói thêm là khán giả poll của CNN vẫn luôn có thiên hướng ủng hộ Dân chủ nhiều hơn Cộng hòa.

- Vậy vào thời điểm này, ai sẽ phù hợp làm Tổng thống nước Mỹ hơn? Theo tôi, Obama vẫn là sự lựa chọn tốt hơn ông già McCain. Trái với khẩu hiệu "dream" này nọ thường được Obama sử dụng, ông ta là một chính khách thực tế, khôn ngoan, uyển chuyển và rất thông minh. Một người như thế lên làm Tổng thống sẽ có khả năng thích ứng tốt với các tình huống phức tạp nảy sinh, để có thể giải quyết những khó khăn chồng chất từ thời Bush để lại. Hạn chế của Obama có lẽ vẫn ở trong chính sách đối ngoại, một phần bởi ông ta sẽ cố chứng minh rằng chính sách của mình khác Bush (ví dụ muốn bỏ Iraq, để mở rộng sang Afghanistan và sẵn sàng "chơi" cả ông bạn đồng minh Pakistan). Nhưng với tình hình Iraq tạm ổn nhưng nguy cơ kinh tế nặng nề như hiện nay thì chính sách đối ngoại sẽ không phải là cái khiến cử tri thực sự quan tâm như vấn đề kinh tế. Hơn nữa, nếu so sánh giữa hai phó Tổng thống thì quả thực có sự quá khác biệt, giữa một Biden lão luyện, già đời trong nghề ăn cơm của dân và một Palin bối rối, và có lẽ còn có phần ngờ nghệch nữa. Biden có thể là một trợ thủ tốt của Obama trên thực tế, trong khi Palin gần như thành một gánh nợ của McCain, và không có tác dụng thực tế gì ngoài việc để mua phiếu bầu của phụ nữ da trắng.

Hơn nữa McCain quá già. Hôm nay, McCain còn trích dẫn Eisenhower từ thập niên 1950s nữa chứ. Trong khi thực ra người ta biết đến Eisenhower nhờ việc ông ta đi đánh nhau với phát xít hơn là việc ông ta làm Tổng thống (anyway, roomate cũ của tôi đánh giá cao Eisenhower vì ông này thực hiện đúng sách của Lão Tử là vô vi). McCain nhắc tới Eisenhower là có dụng ý nhắc tới tiền lệ về một anh hùng quân đội làm Tổng thống, Kể ra ngoài Eisenhower, ông ta cũng có thể nhắc tới Tổng thống Washington, anh hùng chống Anh; Tổng thống Grant, anh hùng Nội chiến, Tổng thống Theodor Roosevelt, anh hùng chống Tây Ban Nha- họ đều là các cựu quân nhân lập nhiều chiến công trước khi làm Tổng thống. Nhưng nếu McCain làm Tổng thống thì nước Mỹ lần đầu tiên sẽ có một vị Tổng thống từng làm tù binh trong chiến tranh.

Còn nếu Obama làm Tổng thống? Một giáo sư Chicago (dù là kiêm nhiệm) lên làm Tổng thống. Nếu Obama lên làm Tổng thống thì cũng phải gần 100 năm nay, kể từ thời Woodrow Wilson trong thế chiến thứ nhất, nước Mỹ mới có một giáo sư lên làm Tổng thống?

Entry for September 26, 2008

Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình. Hội đồng này cho rằng cần sửa đổi Luật Đất đai, cho phép sở hữu tư nhân. Nhưng nếu thế thì phải sửa đổi Hiến pháp chứ không phải Luật Đất đai. Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định "đất đai...thuộc sở hữu toàn dân."

Thư này ký tên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam,
Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.

Hình như Hồng y Phạm Minh Mẫn ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa lên tiếng? Không kể Hồng y Phạm Đình Tụng tuổi đã cao, thì Hồng y Phạm Minh Mẫn là người có tước vị cao nhất trong Công giáo Việt Nam hiện nay. Chắc nhiều người liên quan tới tranh chấp này, cả người Công giáo và người không Công giáo, đều đang muốn nghe quan điểm của Hồng y.

Entry for September 26, 2008

Funny.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Paulson đã quỳ xuống theo đúng nghĩa đen để xin các lãnh đạo đảng Dân Chủ đừng tường thuật công khai rằng phiên họp bế tắc như thế nào (?). Trong phiên họp này, đảng Cộng hòa bất ngờ phản phé vào phút cuối, không chịu ủng hộ chương trình 700 tỷ nữa (Như vậy McCain flip-flop (trở mặt) tới 3 lần liền trong vòng vài ngày). Nghe đâu lúc đó bà Nanci Pelosi, chủ tịch Hạ Viện nói với Paulson khi ông này quỳ một chân: "Tôi không biết ông là người Công giáo."

"After the session, Paulson, hoping to prevent any chance for agreement from being torpedoed, pleaded with Democratic leaders not to publicly disclose how poorly the session had gone, said three people familiar with the episode. Frank and House Speaker Nancy Pelosi responded angrily, and Paulson, in an attempt to lighten the mood, got down on one knee, said the sources who spoke on condition of anonymity, like the others, because the conversations were private."

Xem mấy trích đoạn Sarah Palin trả lời phỏng vấn CBS thấy thật là lame. Vừa thiếu kiến thức, vừa thiếu tự tin và hồ đồ. Palin dự đoán nước Mỹ sắp bước vào Đại Khủng Hoảng trong khi chính phủ Mỹ đang phải bỏ 700 tỷ ra để hy vọng mua lòng tin của các nhà đầu tư và nhân dân rằng nước Mỹ không rơi vào khủng hoảng trầm trọng! Và Palin cho rằng kinh nghiệm của bà làm Thống đốc bang Alaska cạnh Nga (???) cũng là kinh nghiệm đối ngoại. Bà này làm phó Tổng thống sao được. McCain chọn Palin làm phó có lẽ chứng tỏ phần nào ông này là người không thận trọng lắm, quyết định mọi thứ không thật sự lý trí.

Entry for September 26, 2008


Trên blog bạn Phanxine có nói cảm giác như cái cây bị bứng gốc. Cảm giác ấy của bạn có thể hiểu được, nhất là vì bạn là người làm nghệ thuật và công việc sáng tạo nghệ thuật liên quan chặt chẽ với nền tảng văn hóa. Trong khi đó, văn hóa lại là một quá trình thẩm thấu nhiều năm. Thế nên có rất ít trường hợp một người đã trưởng thành ở một nền văn hóa này, sang nền văn hóa khác lại có thể đạt được những thành công lớn về nghệ thuật. Tất nhiên cũng có những ngoại lệ, như Lý An chẳng hạn, thành công cả với phim với nền tảng văn hóa phương Tây như Brokeback Mountain. Cũng như vậy, trong cuộc sống, có những người có thể hòa nhập rất nhanh vào một nền văn hóa khác, có người lại rất khó.

Khi đọc blog đó của Phanxine, tôi thử tự hỏi mình liệu mình có cảm giác đó không? Tôi cũng không rõ. Quả thực, có những lúc thấy nhớ Hà Nội, nhớ Việt Nam, nhớ cảm giác khi mình ở đấy, những lúc vui, lúc buồn, dạo này còn lẩn thẩn, thỉnh thoảng còn nhớ cả thời thơ ấu. Nhưng cái cảm giác gắn bó với nước Việt Nam hiện tại cũng mơ hồ đi nhiều, so với lúc khi mới bắt đầu rời khỏi Việt Nam. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác đầu tiên khi bắt đầu đi học xa Việt Nam, cũng vào dịp này cách đây 6 năm. Buổi sáng chủ nhật ngủ dậy trong một căn phòng trên tầng 2 ký túc xá, nghe tiếng người xôn xao xa lạ ở dưới sân, cảm thấy trống trải vô cùng. Và lúc đó có một ý nghĩ, nửa như câu hỏi, nửa như sự tự chấp nhận “như vậy đấy.”

Sau này mọi thứ quen đi, tôi không còn có cảm giác da diết hay mong về Việt Nam nữa, thậm chí còn cảm thấy khá dửng dưng khi tới thời điểm về. Tôi chưa bao giờ có cảm giác gắn bó với nước Mỹ, luôn có một cảm giác dửng dưng với xứ sở này. Thế nên tôi rất ngạc nhiên trước việc nhiều người sống ở một số nước, như Nga chẳng hạn, có tình cảm dồi dào với đất nước đó thế. Hoặc cũng có thể những người trải qua tuổi mười bảy, đôi mươi ở nước ngoài sẽ có cảm giác gắn bó với nơi đó hơn những người đi ra nước ngoài khi đã quá tuổi 25?

Nhưng với Việt Nam thì cái cảm giác gắn bó, quen thuộc cũng lỏng lẻo gần đi. Chắc vì thế nên quê hương thực ra là kỷ niệm. Trong tiếng Anh, chữ nostalgia vừa có nghĩa nhớ quê hương, lại vừa có nghĩa là hoài niệm. Nhưng chừng nào những nỗi nhớ còn có hình thù, nó không phải hoài niệm. Hoài niệm không phải nỗi nhớ cụ thể mà là nỗi nhớ về cái gì đó không hình thù, không rõ rệt. Khi những hình ảnh của quá khứ mờ dần đi, trộn vào với nhau thì lúc đó hoài niệm sẽ xuất hiện, như những bông súng trên mặt ao nước lặng. Và đó là cảm giác vừa như lắng xuống lại vừa như dội lên, nửa cồn cào, nửa trầm lặng.

Kundera có viết một tiểu thuyết ngắn mang chủ đề “nostalgia” có tên tiếng Anh “Ignorance” (Sự không biết) về “hoài niệm” của những người xa quê. Ông so sánh nỗi nhớ quê với sự ghi nhớ của ký ức:

"During the twenty years of Odysseus' absence, the people of Ithaca retained many recollections of him but never felt nostalgia for him. Whereas Odysseus did suffer nostalgia, and remembered almost nothing.

We can comprehend this curious contradiction if we realize that for memory to function well, it needs constant practice: if recollections are not evoked again and again, in conversations with friends, they go. Émigrés gathered together in compatriot colonies keep retelling to the point of nausea the same stories, which thereby become unforgettable. But people who do not spend time with their compatriots, Iike Irena or Odysseus, are inevitably stricken with amnesia. The stronger their nostalgia, the emptier of recollections it becomes. The more Odysseus languished, the more he forgot. For nostalgia does not heighten memory's activity, it does not awaken recollec tions; it suffices unto itself, unto its own feelings, so fully absorbed is it by its suffering and nothing else."


[“
"Trong hai mươi năm vắng mặt Odysseus, người Ithaca vẫn lưu giữ nhiều ký ức về chàng, nhưng chưa bao giờ họ cảm thấy hoài niệm về chàng. Trong khi Odysseus thì hoài niệm, nhưng gần như không nhớ được ký ức gì.

Chúng ta có thể hiểu được sự mâu thuẫn này nếu chúng ta biết rằng để cho trí nhớ hoạt động tốt, nó cần thường xuyên luyện tập: nếu các ký ức không được nhắc lại thỉnh thoảng, trong đối thoại với bạn bè, chúng sẽ ra đi. Những người lưu vong thường tụ họp trong những cộng đồng đồng bào để kể cho nhau, nhiều tới mức buồn nôn, những câu chuyện giống nhau , và vì thế những câu chuyện đó trở nên khó quên. Nhưng với những người không dành thời gian của mình ở bên những người đồng bào như Irena hay Odysseus thì sẽ không thể nào tránh khỏi việc mất trí nhớ. Lòng hoài niệm của họ càng mạnh mẽ, các ký ức càng trở nên trống rỗng.
Odysseus càng buồn khổ, chàng lại càng quên nhiều. Bởi hoài niệm không làm tăng hoạt động của trí nhớ, nó không đánh thức các ký ức; nó tự hài lòng với mình, tự hòa vào cảm giác của nó, tự vùi lấp trong nỗi đau của nó và không gì khác nữa.”]

Trong câu thơ của Thanh Tâm Tuyền “Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới”, thì nỗi nhớ ở đây không phải nỗi nhớ của hai người yêu nhau, mà là một nỗi nhớ hoài niệm. Thời gian đã là một cái trục ngược chiều, khi người ta hoài niệm không chỉ quá khứ mà cả tương lai. Cảm giác đó chỉ có khi người ta biết rằng đó là hoài niệm, rằng không phải tôi sẽ nhớ tới em trong vòng tay tôi ngày hôm nay, mà tôi sẽ nhớ cái cảm giác của tôi ngày hôm nay, nhớ đôi mắt sáng long lanh của em (chẳng hạn) và những gì nó gợi trong tôi lúc này. Hay đúng hơn nữa, những thứ đó sẽ không trở thành một ký ức cụ thể với tôi, mà sẽ trôi vào trong cảm giác của tôi một ngày nào đó trong tương lai. Và tôi cảm được cái ngày đó ngay từ bây giờ, vào lúc này.

Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hy vọng
Nên anh dìu em đi xa

Đi đi chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối

Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau
….Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới
Chiếc kèn hát mãi than van
Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
…”
[Dạ khúc- Thanh Tâm Tuyền]

Hoài niệm và Odysseus. Kundera viết về Odysseus và nỗi nhớ quê của chàng. James Joyce cũng từ câu chuyện chàng Odysseus để viết nên tác phẩm văn học lớn nhất thế kỷ 20. Cả Kundera và Joyce đều là những kẻ lưu vong, một bị bắt buộc, một tự nguyện. Hẳn vì thế mà cả hai đều cảm thấy gần gũi với Odysseus.

Một nhà văn lớn khác, Jorge Luis Borges, cũng viết về Odysseus:

“Người ta nói Ulysses, mệt mỏi vì các kỳ quan chàng thấy,
Khóc với yêu thương khi thấy lại Ithaca, xanh mướt, khiêm nhường.
Nghệ thuật chính là Ithaca,
Một màu xanh vĩnh cửu, nào phải kỳ quan. ”

Borges cũng là một kẻ lưu vong-lưu vong trên chính quê hương mình, trong những bức tường thư viện u tối, với đôi mắt dần mù lòa. Nostalgia của ông không còn là nostalgia về một miền đất, một khoảng thời gian, một nền văn hóa hay một lối sống cụ thể, mà đã trở thành sự tìm kiếm một trạng thái tồn tại khác. Thời gian và ký ức (thực - hư) luôn là những thứ ám ảnh Borges.

“Hãy nhìn dòng sông được tạo bởi thời gian và nước
Và nhớ rằng Thời Gian là một dòng sông khác
Để biết chúng ta lưu lạc như sông
Và khuôn mặt ta biến mất đi như nước.”
[Nghệ thuật thi ca- Borges]


“Ở phía bên kia, nơi chúng ta từng trẻ
Có một thế giới quyến rũ diệu kỳ
Những ý nghĩ của chúng ta lang thang
Không dừng lại, không biên giới
Khi tiếng chuông đổ vang...

Cỏ thêm xanh tươi
Ngày thêm rạng rỡ
Vị thêm ngọt ngào
Những đêm kỳ diệu
Bên cạnh bè bạn
Sương mai lóng lánh
Nước chảy trong lành
Dòng sông vô tận”

(High Hopes- Pink Floyd)

Ngày gặp lại, nếu Ithaca không còn xanh mướt, khiêm nhường, chắc gì Odysseus đã khóc?

Wednesday, September 24, 2008

“Unfortunately, this is a matter for psychology."

img

(pic:FT)


Đề án bail-out các tổ chức tài chính của Bộ trưởng Tài chính Paulson đang bị sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều nhà kinh tế, nhất là những người thuộc trường phái Chicago.

Hơn 100 giáo sư kinh tế, trong đó đếm sơ sơ có 37 giáo sư Đại học Chicago đã gửi thư tới Quốc hội Mỹ bày tỏ mối lo ngại với đề án này. Thư này ở đây.

Nội dung đề án là cho phép Bộ Tài Chính Mỹ quản lý một quỹ mua lại tài sản có liên quan tới cho vay cầm cố với số tiền lên tới 700 tỷ USD. Dự thảo sơ bộ đề án ở đây.

Có thể so sánh với việc công ty SCIC của Bộ Tài Chính Việt Nam từng có kế hoạch tương tự để "vực dậy" thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một vài phân tích liên quan
The $700 Billion Question (của hai giáo sư, một Chicago, một Harvard)

Why Paulson is Wrong (của một giáo sư Chicago)

Paulson’s plan was not a true solution to the crisis (Martin Wolf trên FT)


Ngay cả nhà kinh tế neo-Keynes và là người có vẻ đặt rất nhiều lòng tin vào Paulson và Bernanke là Paul Krugman cũng tỏ ra e ngại với đề án này:

"And there’s no quid pro quo here — nothing that gives taxpayers a stake in the upside, nothing that ensures that the money is used to stabilize the system rather than reward the undeserving."

+ Câu trả lời của Chủ tịch Fed Bernanke với Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế Quốc hội Mỹ Charles Schumer. Schumer hỏi Bernanke là số tiền $150 tỷ có đủ để trấn an thị trường không, từ quan điểm của nhà kinh tế?

Bernanke trả lời:"Thưa Thượng nghị sĩ, ngài hỏi quan điểm của tôi với tư cách nhà kinh tế. Thật không may, đây lại là vấn đề tâm lý."

Và số tiền 700 tỷ để làm gì? Theo Bernanke, 700 tỷ nhằm mua niềm tin của thị trường

"The key issue, Mr. Bernanke explained, is that “markets need to have confidence” the problem will be addressed. The government is essentially sending a signal to financial markets."
Và số tiền này tương đương 5% giá trị tài sản cầm cố bất động sản.


Tuesday, September 23, 2008

Entry for September 23, 2008

Gần đây có tin nhà nghiên cứu/dịch giả Nguyễn Tiến Văn tặng hơn 18.000 cuốn sách cho Viện Nghiên cứu Xã hội (Thành phố Hồ Chí Minh). Cũng có tin Phó Giáo sư, Tiến Sĩ Đào Thái Tôn mượn bản gốc Lưu Hương ký thư viện Viện Văn học hàng mấy chục năm không chịu đem trả, và giấu tiệt nó đi, không cho ai được xem bản gốc. Thậm chí nhà nghiên cứu này còn nói:

"Nếu có ai đó muốn nghiên cứu về Hồ Xuân Hương mà muốn xin bản Lưu Hương ký thì tôi cũng chỉ cho những bài tôi đã dịch ra chữ quốc ngữ. Ngay cả nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, PGS Phan Văn Các khi muốn xem bản gốc Lưu Hương ký tôi cũng chỉ cho xem những bài tôi đã phiên âm ra chữ quốc ngữ”...Tôi đã phiên âm hết từ năm 1977 rồi, nhỡ ông nào “cướp” mất của tôi thì sao? Viện Văn học giờ có gọi tôi ra Công an, tôi cũng không trả. "


Quả là có sự khác biệt.
Đọc bài phỏng vấn TS Nguyễn Thị Hậu, phó viện trưởng Viện NCXH TP HCM trên báo Thể thao-Văn hóa có câu hỏi mà khi đọc cảm thấy...khó nói:

"Thủ tục để nhận số sách này có khó không? Tại sao bên viện của chị lại chấp nhận làm một việc được xem là có tính “nhạy cảm” và gần như “hy hữu” này?

- Thủ tục nhận số sách này không khó, nhưng hơi lâu, vì đây là lần đầu tiên có một lô hàng nhập đặc biệt là sách nghiên cứu đã qua sử dụng. Vì vậy cũng cần làm một số văn bản giải trình… Chúng tôi đã được sự chấp thuận và giúp đỡ của các cơ quan chức năng nên đã nhận được lô hàng khá suôn sẻ. Là một cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, chúng tôi nhận thấy đây là nguồn tài liệu rất hữu ích cho công việc hiện nay và về sau, cho nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu không chỉ ở TP. HCM. Vậy nên có cơ hội thì chúng tôi cố gắng để có được nguồn tài liệu quý này."


Xã hội gì mà việc nhận sách tặng từ nước ngoài cũng bị cho là "nhạy cảm"? Và đọc câu hỏi của phóng viên thì có vẻ như việc "dám" nhận sách tặng từ nước ngoài của Viện NCXH cũng được cho là hành động dũng cảm, "hy hữu"! Đúng là xã hội làm con người ta cũng hèn đi, ngay cả việc nhận sách nghiên cứu từ nước ngoài gửi về (và dù chắc chắn số sách đó cũng phải qua kiểm duyệt văn hóa khi nhập khẩu) cũng được coi là một hành động dũng cảm. Ignorance is bliss?

Entry for September 23, 2008

Rumi (Mowlana Jalaladdun Rumi) 1207-1273, nhà thơ và nhà thần học người Ba Tư. Thơ ông đã được dịch ra hầu hết các tiếng trên thế giới.




Where Everything Is Music

Don't worry about saving these songs!
And if one of our instruments breaks,
it doesn't matter.

We have fallen into the place
where everything is music.

The strumming and the flute notes
rise into the atmosphere,
and even if the whole world's harp
should burn up, there will still be
hidden instruments playing.

So the candle flickers and goes out.
We have a piece of flint, and a spark.

This singing art is sea foam.
The graceful movements come from a pearl
somewhere on the ocean floor.

Poems reach up like spindrift and the edge
of driftwood along the beach, wanting!

They derive
from a slow and powerful root
that we can't see.

Stop the words now.
Open the window in the center of your chest,
and let the spirits fly in and out.


Nơi tất cả đều là âm nhạc

Đừng lo lắng để dành những bài hát!
Nếu có nhạc cụ nào đó của chúng ta đứt gãy
Sẽ chẳng sao.

Chúng ta đang ở một chỗ
Nơi tất cả đều là âm nhạc.

Tiếng bập bùng của cây đàn, và nốt nhạc từ thanh sáo
Bay cao trong không gian
Và ngay cả nếu như cây đàn hạc của toàn thế giới bốc cháy,
Sẽ vẫn còn âm nhạc từ những nhạc cụ vô hình.

Mặc cho cây nến lấp lóe và lụi tàn.
Chúng ta vẫn còn viên đá lửa, và một đốm lửa.

Bọt biển đang hát.
Những cử động dịu dàng của ngọc trai
ở đâu đó trên thềm biển mênh mông.

Những bài thơ vươn lên
Như bụi nước
Như rìa những thanh củi
Trôi giạt dọc bờ biển, mỏi mong!

Chúng mọc lên
Từ chiếc rễ chậm rãi và mạnh mẽ,
Nhưng chúng ta không thể thấy.

Hãy ngừng lại ngôn từ.
Hãy mở ra khung cửa sổ ở chính giữa ngực bạn,
Và để những tinh thần tự do bay đến, bay đi.

---------------------

This Will Not Win Him

Reason says,
I will win him with my eloquence.

Love says,
I will win him with my silence.

Soul says,
How can I ever win him
When all I have is already his?

He does not want, he does not worry,
He does not seek a sublime state of euphoria -
How then can I win him
With sweet wine or gold? . . .

He is not bound by the senses -
How then can I win him
With all the riches of China?

He is an angel,
Though he appears in the form of a man.
Even angels cannot fly in his presence -
How then can I win him
By assuming a heavenly form?

He flies on the wings of God,
His food is pure light -
How then can I win him
With a loaf of baked bread?

He is neither a merchant, nor a tradesman -
How then can I win him
With a plan of great profit?

He is not blind, nor easily fooled -
How then can I win him
By lying in bed as if gravely ill?

I will go mad, pull out my hair,
Grind my face in the dirt -
How will this win him?

He sees everything -
how can I ever fool him?

He is not a seeker of fame,
A prince addicted to the praise of poets -
How then can I win him
With flowing rhymes and poetic verses?

The glory of his unseen form
Fills the whole universe
How then can I win him
With a mere promise of paradise?

I may cover the earth with roses,
I may fill the ocean with tears,
I may shake the heavens with praises -
none of this will win him.

There is only one way to win him,
this Beloved of mine -

Become his.


Điều đó không giúp có được người

Lý trí nói
Tôi sẽ có được người bằng hùng biện

Tình yêu nói,
Tôi sẽ có được người bằng lặng im

Tâm hồn nói,

Làm sao tôi có được người

Khi tất cả những gì tôi có đều đã thuộc về người?.

Người không ham muốn, người không lo lắng,
Người không tìm kiếm niết bàn—
Làm sao tôi có được người
Dẫu bằng rượu hay vàng?

Người không bị ràng buộc bởi cảm giác--
Làm sao tôi có được người
Dẫu có cả nước Trung Hoa đầy ắp kho tàng

Người là thiên thần
Dù người xuất hiện dưới hình dạng con người.
Ngay cả thiên thần cũng không dám bay khi người đang ở đấy.
Làm sao tôi có được người
Dẫu có khoác đôi cánh thánh thần?

Người bay bằng đôi cánh Thượng Đế
Thực phẩm của người là ánh sáng thuần khiết—
Làm sao tôi có được người
Bằng những mẩu bánh mỳ?

Người không phải thương nhân-
Làm sao tôi có được người
Bằng những dự định kiếm nhiều lợi nhuận?

Người không mù lòa, không dễ dàng lừa gạt-
Làm sao tôi có được người
Bằng cách giả như mình ốm nặng?

Tôi sẽ điên mất, tôi sẽ dứt tóc tôi
Sẽ chà mặt mình trong bụi bặm
Nhưng làm vậy có thể có người chăng?

Người nhìn thấy hết mọi thứ-
Làm sao tôi có thể lừa dối?

Người không tìm kiếm danh vọng
Không phải vị đế vương nghiện ngập lời tụng ca của lũ thi nhân-
Làm sao tôi có được người
Bằng những vần thơ bay bổng?

Vinh quang từ hình dáng không ai thấy của người
Tràn lấp toàn vũ trụ
Làm sao tôi có được người
Bằng những hứa hẹn thiên đàng?

Tôi có thể lấp mặt đất bằng hoa hồng,
Tôi có thể phủ đại dương bằng nước mắt,
Tôi có thể lay bầu trời bằng những lời ca tụng—
Nhưng chúng không giúp được tôi có người.

Chỉ có một cách duy nhất để có được người,
Người Yêu Dấu của tôi—
Trở thành của người.

-------------

Spring Giddiness

Today, like every other day, we wake up empty
and frightened. Don't open the door to the study
and begin reading. Take down a musical instrument.
Let the beauty we love be what we do.
There are hundreds of ways to kneel and kiss the ground.

The breeze at dawn has secrets to tell you.
Don't go back to sleep.
You must ask for what you really want.
Don't go back to sleep.
People are going back and forth across the doorsill
where the two worlds touch.
The door is round and open.
Don't go back to sleep.

I would love to kiss you.
The price of kissing is your life.
Now my loving is running toward my life shouting,
What a bargain, let's buy it.

Daylight, full of small dancing particles
and the one great turning, our souls
are dancing with you, without feet, they dance.
Can you see them when I whisper in your ear?

All day and night, music,
a quiet, bright
reedsong. If it
fades, we fade.


Chóng mặt ngày xuân

Ngày hôm nay, giống như những ngày khác,
Chúng ta thức dậy, trống rỗng và sợ hãi.
Đừng mở cửa tới phòng làm việc và đọc sách.
Hãy cầm lấy một nhạc cụ.
Hãy để cái đẹp chúng ta yêu trở thành hành động của chúng ta.
Có hàng trăm cách để mình quỳ xuống và hôn lên mặt đất.

Gió ban mai nói với em điều bí mật.
Đừng ngủ tiếp.
Em hãy cầu điều gì em thực sự mong.
Đừng ngủ tiếp.
Mọi người đang đi lại trên ngưỡng cửa
Nơi hai thế giới chạm nhau.
Khung cửa tròn và mở rộng.
Đừng ngủ tiếp.

Anh muốn được hôn em.
Và cái giá của nụ hôn là cuộc đời em.
Giờ đây, niềm âu yếm đang chạy đến với đời anh,
Và nó hô lớn, thật hời, hãy mua đi.

Ánh sáng ngày, có vô số vòng tròn những hạt sáng nhỏ xíu đang nhảy múa
Và nó đang xoay tròn, tâm hồn của chúng ta,
Đang nhảy cùng em, không có chân, chúng nhảy.
Em có nhìn thấy chúng khi anh thì thầm vào tai em?

Cả ngày và cả đêm, âm nhạc.
Bài hát của cây sậy,
Lặng lẽ, sáng trong.
Nếu nó phai mờ,
chúng ta cũng sẽ phai mờ.

Monday, September 22, 2008

Entry for September 22, 2008

Tiếp...

Trích blog Bố Cu Hưng- một nhà báo/blogger nổi tiếng. "...Và cuối cùng, nhiều bạn gửi mess hỏi tôi rằng vì sao báo chí trong nước không thể đứng về phía Đức Cha, như tôi đã nói? Xin thưa, không chỉ báo chí mà với bất kỳ ai, với những lý do nêu trên, việc đứng về phía Đức Cha có là hợp lẽ?

Và cũng không riêng VN, pháp luật bất kỳ nước nào cũng sẽ ra tay khi các họat động tôn giáo hoặc mặc áo tôn giáo vượt ngưỡng pháp luật. Vì vậy trước khi là con chiên hay là Tổng Giám Mục, Đức Cha phải là một công dân có trách nhiệm. Comment của tôi (mở rộng một chút trong post này): "Lập luận của bác Bố Cu Hưng cũng dễ hiểu, và có những lý do của bác (và nói chung là tương đối chặt chẽ, mặc dù người ta cũng có thể dễ dàng phản biện bằng các lý do cũng chặt chẽ không kém).

Nhưng câu này thì bác hổng: "Và cuối cùng, nhiều bạn gửi mess hỏi tôi rằng vì sao báo chí trong nước không thể đứng về phía Đức Cha, như tôi đã nói? Xin thưa, không chỉ báo chí mà với bất kỳ ai, với những lý do nêu trên, việc đứng về phía Đức Cha có là hợp lẽ?"

Chắc bác cũng tự biết vì sao. Bây giờ tôi giả sử trong 600 tờ báo, có 550 tờ đồng ý với bác rằng việc đứng về phía Đức Cha là không hợp lẽ, nhưng có 50 tờ có ý kiến ngược lại, cho rằng đứng về phía Đức Cha là hợp lẽ. Liệu 50 tờ ấy, hay thôi, chỉ cần 1 tờ thôi, liệu tờ báo đấy có thể lên tiếng nói đứng về phía Đức Cha không? Vấn đề ở đây không phải là ai có lẽ hay không? Bác có thể tin là bác hợp lẽ và Đức Cha Kiệt không hợp lẽ, nhưng nhiều người khác lại không nghĩ như bác. Nhưng rút cục chỉ có những ai nghĩ như bác (và những người không cần nghĩ mà chỉ làm theo chỉ thị) là có thể lên tiếng, còn ai nghĩ khác thì sẽ không thể lên tiếng trên báo chí.

Bác trả lời một câu hỏi hàm ý có thể/không thể (và bác thừa biết là không thể) bằng cách lái sang một vấn đề khác, như thế gọi là nghệ thuật đánh lạc hướng. Nếu công bằng thì cũng câu hỏi trên bác phải trả lời: "Không báo nào có thể lên tiếng kể cả nếu như có ủng hộ Đức Cha. Còn tôi và báo chúng tôi thì cho rằng Đức Cha sai lẽ"

Câu hỏi đặt ra là:
Tại sao các anh chỉ nói X đúng và không ai nói Y đúng?.

A. Tại vì tôi cho là X đúng và Y sai.
B. Tại vì tôi không thể (không được phép) nói Y đúng.
C. Cả A và B.

Với nhà báo Bố Cu Hưng và nhiều nhà báo khác, câu trả lời đúng phải là câu C nhưng tác giả làm như rằng câu trả lời đúng là A.

Nhưng chắc chắn rằng trong số vài chục nghìn nhà báo có thẻ và không có thẻ thì không phải ai cũng chọn A hay là C. Chắc hẳn có không ít người cho rằng Y đúng và X không đúng, hoặc cả X và Y đều đúng ở mức độ nào đó, hoặc cả X và Y đều sai ở mức độ nào đó, nhưng những người đó không được nói ra. Đáp án đúng đối với họ là B. Nhưng theo logic của Bố Cu Hưng thì đáp án duy nhất đúng với hàng vạn nhà báo là A. Trên thực tế, A không phải là đáp án chung từ khối óc và con tim của hàng vạn nhà báo, hàng triệu người đọc, mà là đáp án duy nhất được phép lưu hành. Cái này theo George Orwell là một ví dụ điển hình của double-think.
Tôi thực sự tin là nó đúng vì việc tin là nó đúng như thế có lợi cho tôi, để tôi có thể sống dễ dàng hơn.

Vậy thực chất, Bố Cu Hưng đã trả lời sai khi chọn A cho câu hỏi của bạn đọc. Đáp án đúng của câu hỏi trên là B, đáp án duy nhất và đơn giản nhất, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào cảm xúc hay suy nghĩ của những người trả lời. Đáp án này đúng ít nhất với 600 tờ báo và vài vạn nhà báo.

Sunday, September 21, 2008

Entry for September 21, 2008

Vụ việc công giáo Hà Nội đã mở rộng ra tầm Trung ương rồi. Giờ đây, không chỉ báo Hà Nội mới với các bài lên án giáo hội đòi đất mà cả Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cũng vào cuộc. Hơn nữa, đích thân Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đang là đích ngắm của các cơ quan truyền thông, một phần bởi phát biểu của ông "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều và chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam" (vì bị hải quan soi xét kỹ, và chắc vì đi đâu cũng phải xin visa). Có vẻ như chính quyền đã quyết định không đối thoại với Tòa Tổng giám mục Hà Nội.

Rất có thể chính quyền sẽ gây sức ép với Vatican đòi triệu hồi ông Kiệt và thay Tổng giám mục.
Các bài trên VTV:

Gửi ông không muốn làm người Việt -Trần Chí Hiển (hình như là bút danh của Trần Đăng Tuấn, Phó TGĐ VTV?).

VIDEO: Thông tin về vụ việc 42 Nhà Chung

Ông Kiệt thuộc về đâu trong thế giới này?

VIDEO: UBND thành phố Hà Nội cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt

Mặt thật tự bộc lộ (đăng lại của Hà Nội Mới)

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sau VTV, hàng loạt báo chí khác sẽ có bài lên án Tòa Tổng giám mục Hà Nội và cá nhân ông Ngô Quang Kiệt.

+ Nguyên văn câu nói này như sau: "Chúng tôi rất mong muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều và chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam. Đi đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật, nó cầm hộ chiếu nó đi là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta?. Tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm, và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp..."

Thực ra cái cảm giác hơi xấu hổ và bực bội (chứ không đến mức "nhục nhã" như ông Kiệt nói) khi cầm hộ chiếu Việt Nam chắc hẳn nhiều người đi nước ngoài cũng biết. Đó là một cảm xúc có tính phản ứng của nhiều người cầm hộ chiếu công dân một nước nghèo khi đến các nước phát triển, khi họ thường bị đối xử một cách nghi kỵ, nhất là trong làn sóng chống di dân bất hợp pháp đang lên cao ở Mỹ và châu Âu.

Chẳng hạn, ở Mỹ, thái độ của các cơ quan ngoại giao và công an cửa khẩu của nước này với những người mang hộ chiếu nước ngoài (nhất là hộ chiếu các nước nghèo lại hay nhập cư trái phép) là nghi kỵ, với giả định là người đó đến với ý đồ nhập cư trái phép, ở lại Mỹ. Chẳng cần đâu xa, chỉ cần bạn đến xin visa ở các sứ quán Mỹ hay châu Âu ở Hà Nội, cũng cảm thấy thái độ lạnh lùng và nhiều khi khó chịu của họ- thái độ đó không chỉ có ở các nhân viên ngoại giao ngoại quốc mà còn ở (và có lẽ còn phần nhiều ở) các nhân viên giúp việc có chung quốc tịch Việt Nam với bạn. Và thái độ phân biệt với hộ chiếu Việt Nam còn có cả ở cơ quan cửa khẩu của chính Việt Nam- các công an, hải quan thường tỏ ra suồng sã, thiếu tôn trọng, bất lịch sự với người mang quốc tịch Việt Nam hơn hẳn so với người có quốc tịch khác. Tôi từng có kinh nghiệm vụ này vài lần, vì khi các anh chị hải quan tưởng tôi là người nước ngoài thì thái độ thường lịch sự, trân trọng hơn hẳn so với lúc nhìn thấy tấm hộ chiếu màu xanh của tôi.

(Ngoài lề: hồi cuối 2003, tôi vào Sài Gòn đi thuê xe máy ở khu Phạm Ngũ Lão. Người cho thuê đòi tôi phải đặt cọc pác-po (passport) thì mới cho thuê, đến khi tôi chìa hộ chiếu của mình ra thì họ nhất định không chịu, bảo rằng không nhận hộ chiếu, chỉ nhận passport, hehe. Lúc đó, tôi ngớ ra không hiểu, chả nhẽ cái hộ chiếu của tôi lại không phải passport. Hóa ra, ý họ passport là passport nước ngoài, còn hộ chiếu Việt Nam thì họ không nhận đặt cọc vì với họ chẳng có giá trị gì. Với họ: hộ chiếu là hộ chiếu, không phải passport. Lúc đó, tôi thấy rất nghịch lý, mình mang hộ chiếu Việt Nam mà không thể thuê xe máy được ở trên đất Sài Gòn bằng hộ chiếu đấy, trong khi hộ chiếu nước ngoài lại được dễ dàng chấp nhận.)

Ông Kiệt dùng từ "nhục nhã" quả là có nặng nề, nhưng nên đặt trong bối cảnh câu nói của ông- hơn nữa ở đây, rất có thể ông hàm ý khác, không chỉ là việc ông mang quốc tịch một nước nghèo mà còn ở việc ông là linh mục ở một nước có chế độ nhiều thành kiến, khắt khe và phân biệt đối xử với Công giáo. Nếu đặt ở trường hợp ông Kiệt, vừa là người Việt Nam vừa là linh mục, khi đi nước ngoài chắc hẳn sẽ nhận được thái độ, ban đầu là nghi kỵ, sau đó có thể là những ánh mắt thương hại và tò mò, thì trong trường hợp đó, ông Kiệt có cảm thấy "nhục nhã" hơn so với những người Việt Nam bình thường khác cũng có nguyên nhân của nó.

Tuy nhiên vấn đề ở đây là thái Ä‘á»™ của giá»›i truyền thông Việt Nam, cụ thể ở đây là VTV, khi tóm được câu nói này của ông Kiệt, chẻ nó ra khỏi văn cảnh, và dùng nó để tấn công ông Kiệt. NhÆ°ng rá»™ng hÆ¡n, đó là sá»± khuấy Ä‘á»™ng mối nghi kỵ lâu đời trong xã há»™i vá»›i người Công giáo: đến Tổng giám mục còn xấu hổ là người Việt Nam thì làm sao tin được người Công giáo; nÆ°á»›c của họ là đâu: là nÆ°á»›c Chúa (Christendom) hay nÆ°á»›c Việt? Có thể thấy ngay Ä‘iều đó qua nhan đề (hehe) bài của ông Trần Đăng Tuáº
¥n (
Gửi ông không muốn làm người Việt ) và bài ý kiến của người xem (Ông Kiệt thuộc về đâu trong thế giới này?).

Lời gửi cho ông Kiệt hay câu hỏi của người xem thực ra không chỉ nhằm vào ông Kiệt. Nó có hai dụng ý: một là cho rằng giới lãnh đạo Thiên chúa giáo ở Hà Nội là "người" Vatican chứ không phải người Việt, và lợi ích của họ theo đuổi đi ngược lại với lợi ích dân tộc; hai là khiến cho mâu thuẫn lương-giáo ngày càng gay gắt hơn vì qua "tấn công" cá nhân ông Kiệt, cũng sẽ khơi dậy quá khứ việc nhiều người Thiên chúa giáo từng quyết liệt chống Cộng, và ủng hộ Pháp xâm lược Việt Nam trước đây. Hiệu quả việc này không phải nhỏ, lướt qua các blog cũng có thể thấy tâm lý chống Thiên chúa giáo Việt Nam rất sôi sục kể cả những blog khá nổi tiếng của một số trí thức. Có vị cứ năm ba lần lên tiếng tại sao Chính phủ không chịu khó vào blog để sớm áp dụng chính sách được chủ blog đưa ra. Thực ra cái này cũng không phải mới gì, khi xưa các chính sách bỏ đạo, giết cha cố đều do các trí thức Nho học thời Nguyễn đưa ra. Phong trào Văn thân do các sĩ phu (thường là cựu quan chức hay lớp đỗ đạt Nho học) lãnh đạo cũng là phong trào nêu ra khẩu hiệu "bình Tây sát tả" (đánh giặc Tây, giết tà đạo"). Thời đó, đã diễn ra nhiều cuộc thảm sát các làng theo đạo do Văn thân thực hiện, và tất nhiên, cũng diễn ra hiện tượng nhiều làng theo đạo, cả làng theo Pháp đánh Văn thân.

(nhân đây tớ cũng muốn hỏi về nguồn gốc chữ Lương trong mối quan hệ Lương- Giáo, tại sao lại có chữ Lương này đối ngược, có-hoặc-không với chữ Giáo? Có phải tình cờ hay là có ý chửi ngầm "giáo dân" không (vì lương dân- cũng có nghĩa là dân lành- sẽ đối ngược với giáo dân, và giáo dân thì không phải lương dân)?. Nếu quả thực chữ lương trong cặp chữ lương-giáo có nguồn gốc như thế thì ngày nay cũng không nên dùng, giống như những từ "Thổ" "Mèo" "Mán" "Mọi" từng được dùng để chỉ các dân tộc thiểu số trước đây nhưng ngày nay không còn được dùng nữa.)

+ Sự thay đổi thái độ của Chính phủ với Tòa TGM Hà Nội
chỉ trong một ngày có thể thấy rõ qua hai bài này

Báo QĐND, đăng lại bản tin TTXVN ngày 20/9 có bài về buổi làm việc giữa ông Kiệt và ông Thảo, chủ tịch UBND Hà Nội về vụ việc này. Nội dung bài khá tích cực, nói rằng buổi làm việc diễn ra trên tinh thần cởi mở.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tiếp Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt trên tinh thần cởi mở

Về thái độ của ông Kiệt, bản tin TTXVN ghi

"
TGM Ngô Quang Kiệt đã cảm ơn Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có buổi tiếp cởi mở, chân tình, mong muốn có sự hài hòa trong khối đoàn kết thống nhất, hy vọng qua đây hai bên sẽ hiểu nhau hơn cùng góp phần xây dựng Thủ đô xứng đáng là một thành phố hòa bình, tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, làm cho đất nước ngày càng phát triển."

Nhưng một ngày sau đó, ngày 21/9, thái độ giới truyền thông thay đổi 180 độ, với hàng loạt bài lên án ông Kiệt với những lời ông nói tại buổi gặp mặt với "tinh thần cởi mở" nói trên. Bản tin TTXVN đưa tin ông Thảo cảnh cáo ông Kiệt.

Cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục giáo phận Hà Nội

trong bài có đoạn "Hơn thế, ông còn phát ngôn miệt thị chính dân tộc, đất nước mình gây bức xúc, phẫn nộ trong nhân dân Thủ đô."
tức là nội dung câu nói trong bài phát biểu của ông Kiệt, mà trước đó TTXVN cho biết trong bài phát biểu đó, "[ông Kiệt muốn] cùng góp phần xây dựng Thủ đô xứng đáng là một thành phố hòa bình, tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, làm cho đất nước ngày càng phát triển."

Vậy là trong cùng một bài phát biểu, hôm trước TTXVN cho rằng nội dung của bài phát biểu của ông Kiệt là mong muốn đoàn kết thống nhất để góp phần xây dựng Thủ đô, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Hôm sau, cũng theo chính TTXVN thì bài phát biểu đó trở thành "phát ngôn miệt thị chính dân tộc, đất nước mình"
! và là một cơ sở để ông Chủ tịch TP cảnh cáo ông TGM Thành phố (đoạn này thì hơi lạ, phải chăng Tòa TGM cũng là cơ quan trực thuộc UBND Thành phố nên ông Thảo mới cảnh cáo ông Kiệt?).

Và tất nhiên, công chúng rất phẫn nộ khi được TTXVN và VTV cho biết! Có thể tham khảo ý kiến bạn đọc trên Tuổi Trẻ ở đây.

Không ai được phép phỉ báng dân tộc mình

(Chú ý là ở đây tôi không bàn tới tính đúng sai, chính đáng hay không chính đáng trong việc làm của Công giáo hay của chính quyền Hà Nội, mà chỉ nói tới cách truyền thông sử dụng câu nói bị tách ra khỏi bối cảnh của ông Kiệt).

Saturday, September 20, 2008

Entry for September 20, 2008

What an irony!.
Công ty Vedan Vietnam sẽ phải đứng trước mức phạt kỷ lục 91 tỷ đồng.
Chi phí để làm sạch sông Thị Vải được ước tính khoảng 1000 tỷ đồng, theo Cục Hàng Hải.

Như vậy, kể cả việc thu hồi số tiền kỷ lục 91 tỷ đồng kia cũng chưa khắc phục được 1/10 những tổn thất với dòng sông này, chưa kể những tổn hại sức khỏe của người dân trong suốt 15 năm qua sẽ không được tính tới.

Và đó chỉ là một Vedan, một Thị Vải, còn có bao nhiêu Vedan khác, bao nhiêu con sông Thị Vải khác đang ô nhiễm với những chi phí và tổn thất không thể tính hết. Nhưng những con số đó không được tính vào GDP hay tốc độ tăng trưởng. Những tổn thất vô hình như sự suy giảm sức khỏe, môi trường sống của người dân, sự suy kiệt tài nguyên thiên nhiên... đều không được tính trong những số liệu mà người ta thống kê về GDP.

Nếu tính tới những tổn thất đó, giả sử cộng thêm 1000 tỷ cho chi phí khôi phục sông Thị Vải, và vài trăm tỷ cho tổn hại sức khỏe của người dân sống bên bờ sông 15 năm qua thì giá trị đóng góp GDP của Vedan Vietnam và của rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh khác sẽ là bao nhiêu? Và tăng trưởng thực tế sau khi trừ đi những tổn thất đó sẽ là bao nhiêu?

Để so sánh, lấy trường hợp Trung Quốc.
Theo cơ quan môi trường của chính phủ Trung Quốc (mới được nâng lên cấp Bộ), chi phí do ô nhiễm môi trường gây ra hàng năm lên tới 10% GDP của nước này (tức là tương đương khoảng 340 tỷ đô-la mỗi năm). Như vậy, nếu sau khi trừ đi tổn thất về môi trường thì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể còn âm.

Không rõ Bộ Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam có ước tính nào về chi phí do ô nhiễm môi trường gây ra hàng năm ở Việt Nam không? Chắc là không.

Và chúng ta lại tiếp tục đeo khẩu trang ra đường, có thể đôi khi tặc lưỡi tiếc những dòng sông đã chết trong những bữa nhậu thịt thú rừng và mừng vì kinh tế năm nay có thể tăng trưởng 7%. Dầu gì đi nữa, nếu bạn đọc blog này thì bạn không nằm trong số bị thiệt hại nhất về các ảnh hưởng của môi trường. Nhiều khả năng là bạn không nằm trong số những người nghèo sống bên dòng sông Thị Vải, Tô Lịch hay Sài Gòn, cũng không phải sống ở những vùng dân cư cạnh các nhà máy hóa chất hay các "bãi rác" của Hyundai-Vinashin và nhiều công ty khác. Bạn vẫn có thể tự chúc mừng mình vì đã may mắn.

Friday, September 19, 2008

Borat: Cultural Learnings of FPT Arena for Make Benefit Glorious Corporation of FPT

img


Các bạn FPT Arena th
ật là can đảm. Dù gì mình cứ hình dung không biết các ông Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc, Trương Đình Anh, Nguyễn Thành Nam (giả dụ thế, còn không biết hôm kỷ niệm 20 năm FPT thì có những ai)...sẽ nghĩ gì, có cảm thấy ngượng không khi ngồi dự xem hai chú Borat ăn mặc còn ít vải hơn Borat ở Kazakhstan múa nhông nhênh trên sân khấu trong sự hò reo cổ vũ của hơn 20 cô gái với một nhạc trưởng tóc bù xù và những chiếc trống màu đỏ- tức là rất có tính dân tộc.

Dù gì cũng phải ghi nhận đóng góp của các bạn FPT Arena (hình như là 1 trung tâm thiết kế đa phương tiện gì đó của FPT, không biết có liên hệ thế nào với đại học FPT). Các bạn đã có công trong việc "lột truồng" "văn hóa FPT".
Nếu như Borat chỉ mới "lột trần" văn hóa Mỹ với những định kiến, hẹp hòi và trịch thượng của nó trong hành trình vì sự văn minh của nước Kazakhstan quang vinh thì các bạn còn đi xa hơn, khi đã "lột truồng" cái văn hóa ăn tục, nói phét, kể chuyện bậy sờ ti cô của FPT, để cho mọi người thấy rằng thực chất, đấy là cái văn hóa vừa lắm lông, lại vừa lắm nhọt.

Dù vậy, vẫn phê phán các bạn chịu ảnh hưởng văn hóa ngoại lai, khi biểu diễn đấu vật bên những chiếc trống đỏ mang hoa văn dân tộc lại mặc trang phục Borat (ngay cả cảnh hai người đấu vật cũng lấy từ Borat, rất ngoại lai, khó chấp nhân). Lẽ ra các bạn nên mặc khố bằng vỏ cây mới đúng tinh thần dân tộc, tìm về cội nguồn. Hoặc hay hơn nữa, có thể mặc trang phục Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử từ một anh khố rách áo ôm, không có cả khố để mặc nhờ tự lột truồng mình, nghiến răng nằm trong cát nóng chờ người đẹp mà lấy được vợ là công chúa con vua. Rồi từ đấy, chàng Chử nhờ thần thế nhà vợ, đi buôn, rồi trở thành người giàu có nhất nước Nam thời vua Hùng Vương thứ mấy. Chọn trang phục Chử Đổng Tử trong biểu diễn 20 năm FPT sẽ vừa có tính dân tộc, định hướng nghề nghiệp, lại vinh danh lịch sử phát triển của tập đoàn.
Thay vì cảnh hai anh đấu vật, FPT có thể diễn hoạt cảnh vui vầy cá nước của Chử Đổng Tử khi gặp Tiên Dung.


Hình: TGĐ. Trương Gia Bình, PTGĐ. Bùi Quang Ngọc, Nhạc sỹ Trương Quý Hải,
cùng cất cao tiếng hát với sinh viên FPT trong bài hát “FPT dòng sông lời thề”

+ Note bổ sung: Theo Thanh Niên, thì buổi biểu diễn trên diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, với khoảng 4000 người tham dự, gồm cả nhân viên FPT và khách mời. Tiết mục "Borat" này diễn ra như là múa minh họa cho bài đồng ca "Đoàn FPT một lần ra đi" (nhạc chế từ bài "Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi"), bắt đầu từ
đoạn: "Ra đi ra đi áo quần không có". Như vậy, đúng là tiết mục này nhằm minh họa cho quá trình phát triển của FPT, từ cái thời "ra đi ra đi áo quần không có", lử đử như Chử Đồng Tử, cho tới thời thành tập đoàn lớn nhất nhì ngành truyền thông-viễn thông-máy tính.

Trong tiết mục còn có đoạn hai anh chàng này giựt lông ở chỗ kín ném lung tung
(như vậy chi tiết lông này được mua ở hiệu cắt tóc về gắn thêm chắc có lý), trước kia lao xuống ôm hôn ông Trương Gia Bình và các vị trong Ban lãnh đạo FPT (nhưng chỉ có ông Bình ôm đáp lại- (đồng khí tương cầu?)).

Theo ông Mai Thanh Long, giám đốc FPT Arena thì đây là "
một tai nạn của việc sáng tạo đột phá tại FPT Arena." Chờ đợi những sáng tạo đột phá như vậy trong tương lai của FPT Arena!. FPT Arena nên mở rộng hoạt động sáng tạo đồ họa đa phương tiện của mình sang các tiết mục múa "đa phương tiện", cạnh tranh với Trường Múa Việt Nam.

Entry for September 19, 2008

Trưởng đại diện văn phòng AP ở Hà Nội bị ăn đòn tại đồn cảnh sát do đến quay phim, chụp ảnh lễ cầu nguyện tại Tòa Khâm sứ cũ, vùng đất đang tranh chấp giữa Tòa Giám mục Hà Nội và chính quyền thành phố Hà Nội. Đại sứ Mỹ gửi thư phản đối lên Bộ Ngoại giao. Chuyện thật lạ lùng vì rất hiếm khi phóng viên quốc tế bị đối xử như vậy ở Việt Nam. Các phóng viên này thường bị kiểm soát chặt chẽ việc đi lại, thao tác, nhưng hiếm khi bị bắt giữ hay đánh đập. Có vẻ quan hệ giữa chính quyền với Tòa Giám mục Hà Nội đang rất căng thẳng.

AP reporter detained, beaten by police in Vietnam

Nhà báo AP 'bị đánh' vì vụ tòa Khâm sứ


+ Phát ngôn viên Lê Dũng của Bộ Ngoại giao Việt Nam phủ nhận việc cảnh sát hành hung ông Ben Stocking. Việc này cũng có nghĩa là theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ben Stocking, trưởng văn phòng đại diện AP ở Hà Nội bịa đặt việc ông ta bị cảnh sát đánh. Where's the truth?

Phóng viên Ben Stocking đã vi phạm pháp luật Việt Nam

Entry for September 19, 2008

Quanh vụ Vedan và sông Thị Vải (tên thuần Việt nhỉ), sao chưa thấy người dân sống trong khu vực chịu ảnh hưởng kiện công ty Vedan?

Người dân có thể còn chưa biết tới quyền được kiện của mình, nhưng chỉ cần một số người đứng tên, có thể kiện công ty này vì những tổn thất họ gây ra với sức khỏe và môi trường sống. Các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể đóng vai trò trung gian, hoặc những luật sư nào đấy có thể tiếp xúc với nhân dân, để khởi kiện công ty này.

Đọc trên Vnexpress thì công ty này có thể phải đối mặt với mức phạt 90 tỷ đồng, nhưng chưa rõ mức phạt cụ thể là bao nhiêu, và chính quyền sẽ sử dụng số tiền này như thế nào, sẽ có bao nhiêu % được sử dụng để trả lại cuộc đời dòng sông này và bồi hoàn cho những người dân bị ảnh hưởng?

Việc chính quyền xử ký kiên quyết vụ Vedan như thế này có lẽ là lần đầu tiên và sẽ là một tiền lệ tốt cho các vụ xử lý vi phạm môi trường trong tương lai. Nếu so sánh với cách tỉnh Khánh Hòa "dìm xuồng" vụ Vinashin-Hyundai thì quả là trong vụ này, cách xử lý của các cơ quan môi trường rõ ràng kiên quyết hơn.

Vedan chịu phạt 91 tỷ đồng phí môi trường

Wednesday, September 17, 2008

Entry for September 17, 2008

Hai bài phân tích của Vũ Quang Việt về khủng hoảng tài chính Mỹ (trước đây là khủng hoảng nhà cho vay, nhưng tới giờ thì có thể gọi tên là khủng hoảng tài chính rồi).

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đi về đâu ?

Hoạt động xã hội chủ nghĩa của FED


Không biết Greenspan sẽ nói gì trước việc Bernanke và Paulson "xã hội hóa" Fannie và Freddie, và AIG?


+ Trả lời của ông Lê Xuân Nghĩa ở NHNN VN về cuộc khủng hoảng này và tác động tới VN. Ông Nghĩa là Vụ trưởng Vụ Chiến lược của NHNN, có lẽ có thể coi ông là Kinh tế gia trưởng của NHNN.

Biến động tiền tệ Mỹ tác động VN 'khá mạnh'

Tuesday, September 16, 2008

Entry for September 16, 2008

Sonnet 66

Shakespeare.

1
Tir'd with all these, for restful death I cry
As to behold Desert a beggar born
And Needy Nothing trimm'd in jollity
And Purest Faith unhappily forsworn

2.

And Guilded Honour shamefully misplac'd
And Maiden Virtue rudely strumpeted
And Right Perfection wrongfully disgrac'd
And Strength by Limping Sway disabled

3.

And Art made tongue-tied by Authority
And Folly Doctor-like controlling Skill
And Simple Truth miscalled Simplicity
And Captive Good attending Captain Ill

4.
Tir'd with all these, from these would I be gone
Save that to die I leave my love alone!


Sonnet 66

Đau buồn mọi sự, tôi cầu mong cái chết
Khi Nhân Tài chịu đói khát, cơ cầu
Khi Vô Dụng hân hoan trong hạnh phúc
Khi Lòng Tin bị lừa dối đớn đau

Khi Vinh Dự trao cho kẻ cúi luồn
Khi Đức Hạnh bị chà lên, ô nhục
Khi Hoàn Hảo chịu khó nhọc, đau buồn
Khi Sức Mạnh bị cụt què, gãy gục

Khi Uy Quyền buộc Nghệ Thuật nín câm
Khi Ngu Dốt kiểm soát Tài Năng
Khi Sự Thật bị cho là Ngu Đần
Khi Cái Thiện nô lệ cho Cái Ác

Đau buồn mọi sự, tôi muốn bỏ cuộc đời
Nhưng sợ khi đấy, em còn một mình thôi.


Có thể đọc bản dịch khác trên blog Springfragrance, và một bản dịch của Thái Bá Tân trên Thi Viện.

Entry for September 16, 2008

Lập trường của bà Sarah Palin có vẻ rất bảo thủ, sùng đạo quá mức, và ít thông tin. Thế nhưng mặc nhưng bê bối gần đây, cũng như lập trường rất bảo thủ Thiên chúa giáo của bà, có vẻ như Sarah Palin lại đang mang lại lợi thế cho John McCain.

Theo the New Republic (một tờ tạp chí thân đảng Dân chủ).

The Case Against Palin"

On Iraq

"Pray for our military men and women who are striving to do what is right. Also, for this country, that our leaders, our national leaders, are sending [American soldiers] out on a task that is from God. That's what we have to make sure that we're praying for, that there is a plan and that that plan is God's plan."

--June 8, 2008, Wasilla Assembly of God Church

On creationism:

"Growing up with being so privileged and blessed to be given a lot of information on, on both sides of the subject--creationism and evolution. It's been a healthy foundation for me. But don't be afraid of information and let kids debate both sides."

--October 25, 2006, gubernatorial debate

On global warming:

"A changing environment will affect Alaska more than any other state, because of our location. I'm not one, though, who would attribute it to being man-made."
--August 29, 2008, Newsmax

On energy:

"I think God's will has to be done in unifying people and companies to get that gas line built, so pray for that."
--June 8, 2008, Wasilla Assembly of God Church

On library books she doesn't like:

"What would your response be if I asked you to remove some books from the collection?"
--October 1996 conversation with librarian Mary Ellen Emmons, Anchorage Daily News

On being governor:

"I will unambiguously, steadfastly, and doggedly guard the interests of this great state, as a mother naturally guards her own. Like a Southeast Eagle and her eaglets, or, more appropriately here in the Carlson, like a Nanook defending her cub."
--December 4, 2006, Inaugural address

On the prospect of becoming a candidate for vice president:

"It kind of cracks me up. It is so far out of the realm of possibility and reality."
--August 14, 2008, Financial Post

Entry for September 16, 2008

Xong! AIG lại thành doanh nghiệp nhà nước với 80% cổ phần thuộc Chính phủ Mỹ.
Phen này người đi làm Mỹ è lưng ra trả nợ cho mấy các công ty phố Wall. Bất công thế, khi kinh tế tăng trưởng thì các bác này tha hồ làm giàu, tới khi suy thoái thì nhân dân đóng thuế hứng hộ các bác.

Nhưng đúng là không thể để AIG sập, AIG sập nữa thì khủng hoảng tài chính luôn.

Thật mỉa mai khi nhiệm kỳ của một vị tổng thống "tân bảo thủ" lại là nhiệm kỳ chứng kiến nước Mỹ chi tiêu nhiều nhất, nợ nần chồng chất nhất và "quốc hữu hóa" nhiều nhất trong lịch sử.

Fed in AIG rescue - $85B loan

"Government response reaches dramatic new level: U.S. will take 80% stake in nation's largest insurer to prevent global financial chaos."



Entry for September 16, 2008

Các bạn Tàu đang có ý định nắn gân Việt Nam thì phải, bên cạnh bài 31 ngày thôn tính Việt Nam trên Sina.com (trang mạng có kiểm duyệt lớn nhất nhì TQ), các bạn còn xùy cho báo chí thân Tàu ở Hongkong "dân chủ" lên tiếng kêu gọi quân đội Tàu tăng cường trang bị và cứng rắn với Việt Nam.


Biển Đông nổi sóng gió: Cuộc chiến ngầm giữa Trung Quốc và Việt Nam về dầu mỏ

Đương nhiên đơn thuần dựa vào vũ lực cũng không thể triệt để giải quyết vấn đề, còn phải sử dụng thế công về chính trị và kinh tế. Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, thị trường cổ phiếu suy giảm, đồng đô la mất giá, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đích thân đi Bắc Kinh cầu viện. Về việc này, Bắc Kinh không nên quá thiện chí, phải gắn việc viện trợ kinh tế với vấn đề Biển Đông. Đối với tập đoàn dầu mỏ quốc tế mà Việt Nam dựng nên, Bắc Kinh cũng cần phải sử dụng cả thủ đoạn cứng rắn và mềm mỏng để tìm cách phân hoá, đánh gục từng đối thủ. Tóm lại, trong vấn đề Biển Đông không thể một chút mềm yếu. Mềm yếu sẽ có tội với tổ tiên, có tội với thế hệ sau."


“Hoài nghi về việc Việt Nam quyết chiến với Trung Quốc”

" Giải quyết sự vong ơn bội nghĩa của Việt Nam ở Biển Đông trước hết phải do cấp cao nhất của Trung Quốc căn cứ vào nhận thức chung Trung-Việt, trực tiếp giao thiệp với cấp cao nhất của phía Việt Nam, thể hiện đại nghĩa và sức mạnh. Việt Nam đang đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, việc thăm dò khai thác dầu mỏ ở Biển Đông chỉ là việc nước xa không cứu được lửa gần”. Vì việc này mà thù oán với Trung Quốc, lại chưa chắc đã nhận được sự ban ơn của Mỹ. Mỹ sẽ lợi dụng Việt Nam. Việc xây dựng hiện đại hóa của Việt Nam cần dựa vào cố gắng của bản thân mình và quan hệ tốt với Trung Quốc. Việt Nam không thể không biết rằng hàng loạt những người Việt Nam lưu vong chống Cộng ở Mỹ vẫn đang tiến hành những hoạt động lật đổ chính quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam với sự ủng hộ của Mỹ.

Tại Biển Đông, chính quyền Nam Việt Nam cũ vì xâm chiếm các đảo của Trung Quốc mà bị hải quân Trung Quốc tiến công. Cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979, về chính trị đã khiến ý đồ xưng bá của Việt Nam ở Đông Nam Á bị phá sản, khiến các nước Đông Nam Á thấy được Trung Quốc là nước kiềm chế chủ nghĩa bá quyền của Việt Nam. Với sức mạnh tổng hợp quốc gia và sức mạnh quân sự hiện nay của Trung Quốc, bao gồm thực lực quân sự ở Hải Nam, nếu Việt Nam muốn “quyết chiến với Trung Quốc” cũng không phải là điều dễ dàng. Nếu chẳng may lại nổ ra cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam trên biển, chẳng phải lại là cơ hội thử nghiệm đó sao: Trung Quốc lấy thực lực làm hậu thuẫn, yêu cầu các nước có liên quan nghiêm chỉnh thực hiện nhận thức chung Biển Đông, cùng nhau khai thác, ngăn ngừa nước ngoài gậm nhấm xâm phạm chủ quyền lãnh hải Biển Đông của Trung Quốc. Đồng thời Trung Quốc cũng cần nhanh chóng xây dựng lực lượng quân sự ở Hải Nam , bao gồm việc đóng tàu sân bay như đã lan truyền trong dư luận"


Monday, September 15, 2008

Entry for September 15, 2008


Báo Lao Động chửi bọn Anh và châu Âu keo kiệt. Sắp khủng hoảng tài chính toàn cầu mà chỉ giúp Mỹ có 28 USD.

Nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng toàn cầu

"Để cứu rỗi thị trường, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã cùng đổ 28 USD vào các thị trường với hy vọng có thể giải quyết được bất kỳ khó khăn tài chính nào. Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng nới lỏng luật cho vay của mình và 10 ngân hàng phố Wall cho biết đang tạo ra một quỹ có vốn 70 tỉ USD để tạo một khỏan vay tạm thời cho các doanh nghiệp gặp khó khăn."


Báo này còn đăng ảnh "bướm đêm" đang thay quần áo ngoài đường ở đây. Nhưng chắc cứ phải có ảnh như thế bán báo thời nay mới chạy? Nhật báo chính luận hàng đầu còn phải đưa ảnh Tăng Thanh Hà lên trang nhất thì báo phát ngôn của Tổng Liên đoàn Lao động đăng ảnh các sex worker (công nhân tình dục) đang thay quần áo để làm việc ca đêm không những giúp bán báo tốt hơn mà còn không đi chệch đường lối.

Entry for September 15, 2008

Các bạn Gia Đình Xã Hội, cơ quan thuộc Bộ Y Tế gỡ lời hứa cho Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu một cách rất buồn cười.

Người ta bảo ông Triệu hứa khắc phục tình trạng 2-3 người chung giường bệnh khi phát biểu ngày 7/8/2007 thì các bạn tìm cách chứng minh rằng ông không phát biểu như thế ngày 19/11/2007. Thậm chí các bạn còn lục cả biên bản của Văn phòng Quốc hội để chứng minh ông Triệu không hứa thế hôm 19/11 mà đó chỉ là câu hỏi của đại biểu QH.

Chán báo chí Việt Nam thế, toàn cố gắng chứng minh nửa cái bánh mỳ là cả cái bánh mỳ. Hôm trước thì các bạn Tiền Phong khăng khăng tôi không rút bài Thùy Dung hôm 26/8 (và lờ đi việc mình có rút sau ngày 26/8 và sau đó đăng lại), hôm nay thì các bạn GĐXH khăng khăng ông Triệu không hứa ngày 19/11.

Đây, đọc về lời hứa ông Triệu trên TuanVietnam ngày 9/8/2007. Bài này chắc là đích của bài trên GĐXH nhưng bài TuanVietnam nói rất rõ ràng : "
Tân Bộ truởng Y tế, chiều ngày 7/8, nói với báo giới: Tình trạng một giường 2,3 người bệnh nằm sẽ được khắc phục...khoảng từ 2 đến 3 năm. " chứ không phải báo này đưa tin là ông Triệu hứa trước Quốc hội như GĐXH tìm cách "phá án". Bài sau 1 năm của VNN ở đây cũng không hề đề cập rằng ông Triệu hứa trước Quốc hội. Các bạn GĐXH làm thế này khác gì người ta nói anh A tuần trước hứa lèo tại quán bia ôm, các bạn bèn tìm cách chứng minh là mày bịa đặt, hôm qua nó có hứa lèo tại hàng karaoke ôm đâu!.

Còn đây là bài trên Tuổi Trẻ (đăng lại của Thanh Niên) "Tình trạng một giường hai, ba bệnh nhân nằm sẽ được khắc phục. Tất nhiên việc này không thể làm ngay một sớm, một chiều được mà phải có lộ trình, khoảng từ 2 đến 3 năm mới giải quyết được."

Thực ra nếu gọi phát biểu trên của ông Triệu nếu đúng thực ông chỉ nói như bài trên TT là "lời hứa", hiểu như một lời hứa chính thức thì cũng không đúng, mặc dù có thể hiểu như đây là một lời hứa không chính thức, một cam kết mà ông Triệu sẽ cố gắng thực hiện (giống tớ từng hứa sẽ lấy vợ trước tuổi 30!. Nhưng lời hứa lấy vợ của tớ còn thua xa lời hứa này).

Bài trên GĐXH:
Chấm dứt tình trạng nằm ghép ở bệnh viện trong 2-3 năm: Lời giải cho một câu hỏi khó

"Giadinh.net - Giadinh.net - Vừa qua, một vài tờ báo đưa tin Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu từng hứa trước Quốc hội rằng: “Trong 2-3 năm nữa, sẽ chấm dứt tình trạng nằm ghép 2-3 người một giường bệnh”.

Để rộng đường dư luận, PV Báo GĐ&XH đã có cuộc lần tìm manh mối “lời hứa gây dư chấn” này trong kỷ yếu Quốc hội khoá XII, kì họp thứ 2.

.....

Đừng gán ghép nỗ lực, quyết tâm thành “lời hứa”

Vậy là “hai năm rõ mười”: Chuyện “trong 2-3 năm nữa, có chấm dứt tình trạng nằm ghép 2-3 người một giường bệnh được không?” là ý kiến chất vấn mà đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Tuân đoàn Khánh Hòa nêu lên, với mong muốn sớm giải quyết tình trạng quá tải này, chứ không phải là “lời hứa vàng của Bộ trưởng” như một tờ báo điện tử đã làm nóng vấn đề, để rồi suy diễn, cường điệu, gán ghép trách nhiệm cho riêng ngành Y tế trước thực tế đầy thách thức, khó khăn."

Ham chơi chữ quá, các nhà báo ơi!