Thursday, September 28, 2006

Entry for September 28, 2006

Very good films that I've seen and like recently (in about 2 weeks).

1. Gandhi. Great epic, can be compared to Dr Zhivago or Lawrence of Arabia. Very subtle portray of a great man by a great actor.

2. 3-Iron . The Kim Ki-duk thing, you know, beautiful, delicate and a little philosophical/mystic. But this film is nicer and not so haunted like some of his other films (The Island, Samanta and even Spring, Summer, Fall, Winter and Spring).

3. Garden State. Very nice movie. It reminds me of The Graduate and a bit of Eternal Sunshine. Great sountrack too (I downloaded and am listening to it right now). And I officially announce that I'm a fan of Natalie Portman- this is Day One. She is a rare talent among the so-many-young-and-hot actresses that it's hard to remember their names/faces now.

4. Cat in the Hot Tin Roof. Nice drama. I'm quite attracted to movies made from drama (like Closer, for instance) because they are so tense and portrays the relationship and the human minds mercilessly. And  this one is the adaptation of a main work by a great playwright- Tennesse Williams (admittedly, this is the first thing from him that I've seen).

5. Burnt by the Sun: post-Soviet movie, awarded Oscar for Best Foreign Movie some years ago. Very honest work about one darkest period in Russia before- the age of Stalin's Terrorist State. Yet, I find the movie very Russian and quite lovely indeed.

6. The Chorus. Phim Pháp, nội dung hơi cũ, sentimental kiểu Holywood chứ không phức tạp hay pseudo-intellectual như đa số phim Pháp khác, nhưng nói chung là nice, câu chuyện nhẹ nhàng và có tính thực tế chứ không lên gân như ở nhiều phim Holywood. Âm nhạc thì rất hay, nghe trong phim rất cảm động, cậu diễn viên chính trông rất cute, mắt đẹp, còn một cậu diễn viên nhí nữa trông cũng dễ thương cực kỳ.

On the list of being seen this weekend: Bad Education (though I have a little prejudice because of transexual thing?), The Hour (some more prejudice for the lesbian thing?) and The Sound of Music (saw it long long ago, don't know if it's good or bad but I heard that's a great musical and I like some songs in its soundtrack very much).

Update: Đã xem Bad Education. Quả là một phim đặc biệt, twist, dark và original. Nhưng cũng không dám coi phim này là một favorite vì có quá nhiều thứ gay, trần trụi và dark quá. Đọc ở đâu thấy có nói phim này có thể chịu ảnh hưởng từ Vertigo của Hitchcok, kể cũng đúng, cũng các themes đó: passion, jealousy, obsession, identity, cũng nhiều tầng ý nghĩa, cũng những cái twist rất bất ngờ và bao hàm nhiều genres phim (thriller, noir, romance) nhưng theo một phong cách Tây Ban Nha rất sensual và direct (khác với tính biểu tượng và siêu thực trong Vertigo của Hitchcok). Phim của Almodovar
cũng u tối, bi quan và không khoan nhượng với người xem so với phim của Hitchcok. Có thể coi là một trong số ít phim độc đáo và có tính sáng tạo nhất trong vòng vài năm gần đây (cùng với the Matrix, Adaptation và vài phim khác).

Sunday, September 24, 2006

Entry for September 24, 2006

Take it easy- The Eagles

Well, I'm running down the road

tryin' to loosen my load
I've got seven women on my mind,
Four that wanna own me,
Two that wanna stone me,
One says she's a friend of mine,

Take it easy, take it easy
Don't let the sound of your own wheels
Drive you crazy
Lighten up while you still can
Don't even try to understand
Just find a place to make your stand
and take it easy

Well, I'm a standing on a corner
in Windsor Arizona
and such a fine sight to see
It's a girl, my Lord, in a flatbed Ford
slowin' down to take a look at me


Come on, baby, don't say maybe

I gotta know if your sweet love is
gonna save me.
We may lose and we may win
though
we will never be here again
so open up, I'm climbin' in,
take it easy...
"Alright"


Well I'm running down the road trying to loosen my load,
got a world of trouble on my mind

lookin' for a lover who won't blow my cover,
she's so hard to find

Take it easy, take it easy
don't let the sound of them old wheels drive you crazy
come on baby, don't say maybe
I gotta know if your sweet love is gonna save me.

Monday, September 18, 2006

Music for the Nigh- Ray LaMontagne



Các bạn nghe thử album này "Till the Sun Turns Black" của anh Ray LaMontagne xem có sweet và melancholy không nhé. Đây là album thứ hai của anh Ray LaMontagne, sau album đầu tiên "Trouble" được đánh giá là một trong những album debut thành công nhất gần đây.



Giọng Ray LaMontagne có gì đó liên tưởng tới Neil Young và Van Morrison. Bản thân Ray LaMontagne tự nhận là mình chịu ảnh hưởng của Stills, thành viên của nhóm Crossby, Stills, Nash and Young nổi tiếng ngày xưa. Ray có ngoại hình của một kẻ vô gia cư (nhưng cũng có người bảo có khuôn mặt giống Chúa Jesus) là một kẻ cô độc, shy và khép mình với xã hội, hầu như không có bạn bè. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh ta làm công nhân trong một nhà máy giầy. Một buổi sáng sớm,  anh ta nghe thấy từ radio một bài hát của Stills. Thế là hôm đó anh ta nghỉ làm, đi lùng mua đĩa nhạc của Stills và quyết định bỏ việc để trở thành ca sĩ/nhạc sĩ.
Giọng của Ray truyền cảm, buồn bã và cô độc một cách hiếm có. Và lyrics của anh cũng rất đáng nhớ.
Thử nghe bài "Can I stay" của Ray



Can I stay


Can I stay here with you till the morning
I am so far from home and I feel a little stoned
Can I stay here with you till the morning?
There's nothing I want more than to wake up on your floor
Lay with me in your thinnest dress,
Fill my heart with each caress
Between your blissful kisses, whisper
Darling, is this love?

Can I stay here with you, till the day breaks?
There's something you should know
I ain't got no place to go
Can I stay here with you, till the day breaks
How happy it would make me to see your face when I wake
Lay with me in your thinnest dress
Fill my heart with each caress
Between your blissful kisses, whisper
Darling, is this love?

Can I stay here with you through the night time
I've fallen sad inside and I need a place to hide
Can I stay, here with you, through the night time
I'm all alone and blue, won't you take me to your room
Lay with me in your thinnest dress
Fill my heart with each caress
Between your blissful kisses, whisper
Darling, is this love?

Whisper to me, is this love?

"Whisper to me, is this love?".
Isn't it sweet?

Album:
Ray LaMontagne- Till the Sun Turns Black

Sunday, September 17, 2006

Biên niên ký chim vặn dây cót



Biên niên ký chim vặn dây cót

Cuốn này mới được dịch ra tiếng Việt. Nếu ai ưa thích Murakami thì có lẽ không nên bỏ qua cuốn này, mặc dù đọc thì sẽ rất khác Norwegian Wood. Wind-up Bird Chronicle mang những đặc điểm của tiểu thuyết hậu hiện đại với cả hình thức meta-fiction hay truyện ở trong truyện, nhiếu tuyến nhân vật và cách kể chuyện không hoàn toàn theo thứ tự thời gian. Wind-up Bird Chronicle cũng có tính siêu thực (surreal) và biểu tượng (symbol) cao, và có lẽ còn có gì đó ảnh hưởng của triết học Đông phương như tính âm dương. Có thể ví cuốn này như một bức tranh khảm màu (mosaic) mà mỗi mảng tranh lại có những màu sắc, vẻ đẹp riêng, ám ảnh và bí ẩn.
Nước Nhật trong Win-up Bird Chronicle vẫn là nước Nhật lạ lùng- có lẽ còn lạ lùng hơn Norwegian Wood- với những ám ảnh thường trực về cái chết, tình dục và cái đẹp- cái đẹp mà người Nhật hình như tìm thấy cả trong cả sự sáng tạo và sự hủy diệt, trong cả đạo đức và tội ác (chẳng phải một nhà văn nổi tiếng hàng đầu của Nhật từng say sưa ca ngợi cảm xúc duy mỹ của kẻ từng nổi lửa đốt ngôi chùa Vàng nổi tiếng từ hàng trăm năm đó sao).

Nhưng có lẽ một chủ đề trọng tâm trong Wind-up Bird Chronicle không phải là cái đẹp hay cái chết, mà là cái Thiện và cái Ác, là cách đối diện với tội lỗi, với cái phần Ác bên trong mỗi con người và chịu trách nhiệm trước nó. Trên phương diện rộng hơn, đó còn là sự đối mặt với quá khứ tội lỗi của nước Nhật trong thế chiến thứ Hai. Đọc Murakami hình như vẫn thấy có dáng dấp của chủ nghĩa hiện sinh nhưng không phải thứ hiện sinh sôi nổi, cực đoan như thời Sartre, Camus hay ở Abe Kobo (tác giả Người đàn bà trong cồn cát) hoặc Kenzaburo Oe, lại càng không phải là chủ nghĩa nihilism tìm ý nghĩa và cái đẹp trong sự hủy diệt và tự hủy diệt như ở Mishima mà là một thứ hiện sinh ngậm ngùi của thời hậu hiện đại, khi kiếp người không còn được coi là một thứ bi kịch vĩ đại được ve vuốt bằng các danh từ/tính từ trừu tượng mà có tính biểu cảm như despair, absurd, abandon, alienation, anxiety, meaningless...nữa. Nếu bi kịch của chàng Sysphine của Camus vừa vĩ đại vừa không thể nào chịu được vào thời điểm những năm 50 thì đến cuối thế kỷ 20 đã trở thành một cái gì đó tầm phào, nhỏ nhoi, nó cũng chẳng thể đem lại được một cảm giác "buồn nôn" như Sartre miêu tả mà chỉ là một  thứ "unbearable lightness of being",  mang lại một cảm giác vừa khó chịu lại vừa nực cười.  Và nói như Kundera thì các danh từ/tính từ trên trở thành các kitsch, những cái bẫy con người tự lừa mình mà thôi.

Trở lại với Wind-up bird chronicle, đây là cuốn sách nổi tiếng nhất của Murakami ở phương Tây và được giới phê bình đánh giá cao nhất. Trong khi đó, cuốn popular nhất của ông, đặc biệt với độc giả châu Á, lại là NorwegianWood. Tại sao vậy? Có lẽ là vì cuốn Wind-up bird chronicle khó đọc hơn, nhiều tính biểu tượng và siêu thực, kết cấu cũng khá lỏng lẻo, chứ không sweet và dễ tiếp cận như Norwegian Wood. Mặc dù vậy, người đọc vẫn gặp ở đây những nét tiêu biểu trong văn của Murakami như ở trong Norwegian Wood: vẫn giọng văn thư thả, ngọt ngào, phảng phất một nỗi buồn trầm lắng; vẫn những nhân vật lạc lõng trong một nước Nhật hiện đại, dù họ nghe Jazz và Elvis Presley, ăn hamburger và pizza, hay tranh cãi về Hemingway và về Scott Fitzgerald, nhưng bên trong họ vẫn là nước Nhật của ngàn năm biệt lập, lạ lùng và bí ẩn; vẫn những anh chàng nhân vật chính cô độc, sống không có mục tiêu nhưng lại có gì đó rất bình thản, rất Thiền và dễ khiến người đọc cảm thấy gần gũi.

East of Eden



One of the few films that touch me deeply. I think it's a great film. It was directed by Elia Kazan- the guy infamous for naming Holywood collegues for being Communists or Communist sympathizers in the McCarthy period to keep him from the blacklisted list. Politics aside, it's still a great film.



That's the first film of James Dean that I've seen but I must agree that he is one of the greatest movie stars in the last century.
I may pick up the book by Steinbeck to read someday. It is interesting to know how the characters are portrayed in the book. It is said that the movie is only partially based on the the book.
And what we can learn from that movie: Love and forgiveness. Sound like in the Testament, doesn't it? Well, the name of the novel was actually taken from the Book of Genesis "
And Cain went out from the presence of the Lord, and dwelt in the land of Nod, on the east of Eden."  But you don't have to be a Christian to understand that love and forgiveness are essential in human relations, or in a certain sense, they are what define human being.

Will watch "Rebel without a cause" one day.

And here is Steinbeck's opinion about the film, based on the book he himself considered his lifetime's greatest although most critics may not agree.

"
Steinbeck himself approved of what Kazan had done. He told the New York Herald Tribune he was “overwhelmed with what they had done.”
“*I think it might be the best film I ever saw,” the author went on. “*I don’t think the fact of my having written the book has anything to do with that connection.* They have not translated my book.* Translations rarely succeed.* But they have taken the theme and story and set them down in a different medium. What I saw was familiar and true but fresh and new to me. It is a fine thing, and I am grateful.”

Saturday, September 16, 2006

Test again


You Communicate With Your Eyes
imgWhen you say, "I'll believe it when I see it" - you really mean it.
For you, what you see is a lot more important than what you hear.
You don't take someone's words at face value. You judge people by their facial expressions, body language, and appearance.
You tend to be quiet, but when you talk, you tend to make eye contact and describe things in colorful detail.

Perhaps Love

Thấy cái link bài này trên blast của Oshin, tự nhiên muốn nghe lại anh John Denver hát. Lục lọi một hồi trên Limeware ra vài version của bài này.


"Oh, love to some is like a cloud. To some as strong as steel. For some a way of living. For some a way to feel. And some say love is holding on. And some say letting go. And some say love is everything.
And some say they don`t know".
Đọc lại bài thơ mới của em GT- chắc lâu lắm rồi GT mới lại làm thơ?
"..
Rồi anh chạm thật sâu vào nỗi cô độc của em
Nỗi cô độc em mang theo từ cái vẫy tay đầu tiên chào thế giới
Nhìn vào mắt nhau
Em thấy một tình yêu tự nhiên như lời nói
Hôm qua với hôm nay cầm tay
Chúng mình cùng nhau trôi vào ngày tháng..."

Mấy câu thơ (mà hôm nay mới được biết là) của Thiền sư Basho:
"Những ngọn cỏ
Như những ngón tay bíu chặt

Khi từ biệt nhau"


Comment của Tiny "Love matters more than anything else - and I don't mean just romantic love.  But again, I am talking about "being loved properly". I don't see many people that lucky. Serious. You can joke about it, but at the end of the day, if you don't have it... then you feel it :) It will hit home, honey, despite logic :)"

Và của Hiếu:  "Why the hell do ppl always yearn for love like that? Don't exaggerate LOVE please!"


What about you? What is love to you? A resting place, a comfort,  a window or an open door, a way of living or a way to feel? Everything or... you don't know?


Perhaps love - John Denver


John Denver



John Denver & Placido Domingo
Jose Mari Chan
Jan Smit
Richard Clayderman

Perhaps love is like a resting place
A shelter from the storm
It exists to give you comfort
It is there to keep you warm
And in those times of trouble
When you are most alone
The memory of love will bring you home

Perhaps love is like a window
Perhaps an open door
It invites you to come closer ( you wrote close)
It wants to show you more
And even if you lose yourself
And don`t know what to do
The memory of love will see you through

Oh, love to some is like a cloud
To some as strong as steel
For some a way of living
For some a way to feel
And some say love is holding on
And some say letting go
And some say love is everything
And some say they don`t know

Perhaps love is like the ocean
Full of conflict, full of pain (you wrote - change)
Like a fire when it`s cold outside
Or thunder when it rains
If I should live forever
And all my dreams come true
My memories of love will be of you

Friday, September 15, 2006

Movies plus: Dangerous men

Blog này lập theo yêu cầu của em Tiny


Nguyên văn như sau

" Anh Linh nen mo them mot entry nua ve movies plus. Hom qua xem lai Out of Africa, em phat hien ra la co mot so mau dan ong trong dien anh het suc nguy hiem, can khuyen cao chi em tinh tao phan loai ra thanh friend or lover or more... vi du nhu anh Denys trong cai phim Out of Africa."

Anh xin bổ sung là một mẫu nữa là để làm chồng. Tóm lại là sẽ có ba loại đàn ông trong phim để chị em lựa chọn: làm bạn, làm người yêu và làm chồng.
Giờ xin kể ra một số anh nhé:

1. Anh Denys trong Out of Africa: Cái này phải chờ em Tiny vì anh chưa xem phim này.
2. Anh Shrek trong Shrek: Nhường em Grass :P.
3. Anh Johnny Depp trong Pirates of the Caribean: Anh này funny nhưng hình như cũng hơi có triệu chứng gay, không biết chị em có thích ?
4. Anh Jesse trong Before Sunrise/Sunset: Anh này rõ là làm chồng thất bại rồi, được cái có vẻ yêu con, nhưng cũng chỉ là anh ấy kể thế với Celine vì đàn ông còn có một chiêu là tỏ ra yêu trẻ con vì phụ nữ thường tin tưởng một cách ngây thơ là anh nào yêu trẻ con thì cũng là người chồng/cha tốt, chung thủy ngoài ra còn nhân hậu nữa.
5. Còn các anh nào nữa nhỉ, mình ít xem phim romance thành ra không nhớ lắm. À, anh Clark Gable trong Cuốn theo chiều gió, anh Humphrey Bogard đóng trong Casablanca, anh Leo DiCaprio trong Titanic, anh John Cusack trong High Fidelity, anh Clive Owen và anh Jude Law trong Closer, anh Tom Hanks trong Forest Gump, anh Laszlo trong English Patient, anh Jim Carrey trong Eternal Sunshine...
Bây giờ xin mời em Tiny và các bạn :P

Đây là bài của em Tiny (chọn màu tím cho nó loãng con bà nó mạn):

"
Đây, anh đầu tiên là anh Denys trong Out of Africa. Anh này thuộc tuýp "Oh, my freedom! My freedom! My precious freedom".

Để tiện cho ai chưa xem thì em kể vắn tắt là anh này sống ở châu Phi, suốt ngày lang thang săn bắn, được tả là sống tự do, rất yêu cô Karen, nhưng mà rồi suốt ngày đi lung tung, thỉnh thoảng mới quay về, để cho cô này ở nhà hết sức cô đơn, một mình nai lưng ra làm lụng. Và kiên quyết không cưới cô ấy, mà cứ để cô ấy sống với một người chồng hờ. Lúc cưa cẩm thì bày vẽ rất nhiều thứ, như dẫn cô này đi vào trong safari bắn cái nọ giết cái kia, nhưng được một thời gian thì bắt đầu bảo là có cô khác cũng muốn đi safari bắn giết với anh, anh thấy chả vấn đề gì, cứ cho đi. Lại bảo "anh không bao giờ đòi hỏi tự do của em, thế thì đừng yêu cầu gì ở anh cả". Cô Karen - về phẩm chất cao thượng của cô này thì phải xem phim mới biết - mới nói đại khái là I've learnt that there are a few things that are really precious that they often come with a price. Tức ý là anh không thể nào muốn tất cả được - vừa freedom, vừa Karen, vừa tất cả những thứ khác. Freedom thật là một chiêu bài tiện lợi. Và khi cô này nói là cô ấy không muốn tiếp tục nữa, thì anh này đồng ý và bỏ đi... rồi một thời gian sau quay lại và kêu gào như một đứa trẻ rằng "You have destroyed it for me". IT ở đây là "being alone" và cảm giác tự do của anh ấy. Ý là không có cô ấy, anh ấy chả còn thích freedom như xưa nữa, nhưng mà chỉ khóc thế thôi chứ cũng vẫn để cho cô ấy khánh kiệt, rất là khổ sở.

Cô Karen lẽ ra đã phải bảo anh Denys là: Freedom my ass! :)Nhưng mà cô ấy lại là người Đan Mạch hihi. Và một phụ nữ cao cả, dũng cảm như thế nhưng tiếc thay cả đời chẳng có một người đàn ông nào xứng đáng cho cô ấy nên đến cuối đời vẫn còn nhớ đến những khoảnh khắc với anh Denys.

Kiểu anh Denys thì có vẻ hấp dẫn đây, nhưng mà thực ra là một đứa trẻ chưa lớn hết. Nếu anh ta yêu quý tự do của anh ta đến thế và thực sự là con người tự do thì không ai có thể destroy cái tự do của anh ta cả. Nhưng cái khổ là rất nhiều thanh niên bị tiêm nhiễm các hình mẫu anh hùng tự do lãng tử zombie và chỉ yêu tự do một cách nửa vời, làm người tự do, mạnh mẽ một cách nửa vời. Về lý thuyết, những anh như Denys thì hay ho; nhưng trên thực tế, đa số chị em sẽ đau khổ với tuýp này.

Anh cha Ralph trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai còn tệ hơn cả anh Denys này bởi vì ít ra anh Denys còn dùng chiêu bài MY freedom, chứ anh Ralph thì viện tới God's call. Những con ma to lớn như thế, chị em nào chống nổi?

Người tự do, cao thượng thực sự ít lắm. Những kẻ dùng chiêu bài tự do một cách ước lệ thì nhiều :) Chị em hết sức bảo trọng"

Wednesday, September 13, 2006

Entry for September 13, 2006

Hic hic img
Phạm Lưu Vũ-
Sách Đông Chu liệt quốc của NXB Văn học 2005 - Một sản phẩm của con buôn
 
Tôi có may mắn được tiếp xúc với bộ sách “Đông Chu liệt quốc chí” (sau đây gọi tắt là Đông Chu) của Phùng Mộng Long tiên sinh từ hồi học lớp tám, lớp chín, trên tủ sách của nhà ông bác họ trong làng. Bấy giờ gồm tổng cộng mười hai mười ba tập gì đó, sách rất cũ, giấy ngả màu vàng, ngoài bìa mỗi tập đều có vẽ một bức tranh cổ minh họa tác phẩm rất nghệ thuật. Bộ Đông Chu ấy do cụ Nguyễn Đỗ Mục (1866-1948) dịch. Mặc dù không đậm chất kiếm hiệp để cầu lấy sự hấp dẫn như Tam Quốc, song Đông Chu thực sự đã hút hồn tôi từ đó. Sau này, khi đã có chút kiến thức về văn học cổ điển cũng như lịch sử Trung Quốc, rồi đọc đi đọc lại bộ sách đó, tôi mới có thể thưởng thức được một phần tài nghệ tuyệt luân của cụ Nguyễn Đỗ Mục trong việc dịch kiệt tác đó ra chữ Quốc ngữ. Dịch văn chương mà đến như thế, như có lần tôi đã từng viết, có thể nói là đã gọi được hết ba hồn chín vía của chữ nghĩa ra. Nói thì có người bảo rằng nói ngoa, chứ nếu trong thi ca có bản dịch Chinh phụ ngâm thiên tài của Đoàn Thị Điểm từ nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, thì trong văn xuôi, cũng có bản dịch Đông Chu liệt quốc tuyệt tác của Nguyễn Đỗ Mục tiên sinh. Những bản dịch khác không kể làm gì, duy có bản dịch ấy của tiên sinh mới đích thực là một sự sáng tạo lại một cách kì vĩ, gần như nguyên vẹn tác phẩm bất hủ của Phùng Mộng Long bằng ngôn ngữ tiếng Việt yêu dấu của chúng ta. Xin được nghiêng mình kính phục và tri ân bậc túc Nho tiền bối ấy.

Thời cách đây chưa lâu, những sách như thế này là cực hiếm, nó chỉ có thể được tìm thấy trong Thư viện Quốc gia hoặc trong tủ sách của những nhà có truyền thống học hành, đỗ đạt từ mấy đời truyền lại. Khoảng giữa những năm tám mươi của thế kỷ trước, tôi tình cờ mua được một bộ ở một tiệm bán sách cũ gần Ngã Tư Sở - Hà Nội. Giá bấy giờ bằng gần hai tháng lương của kĩ sư mới ra trường. Không còn nhớ do “nhà” nào xuất bản, nhưng rồi bộ sách ấy cũng ở với tôi được không lâu thì bị thất lạc, có lẽ cái “duyên” của tôi với sách Đông Chu là chưa đến lúc chăng? Khoảng hơn chục năm sau, tôi lại có may mắn mua được một bộ khác cũng ở một tiệm sách cũ tại Sài Gòn. Lần này thì sách do NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội xuất bản năm 1989. Bộ Đông Chu này cũng vẫn là bản dịch của cụ Nguyễn Đỗ Mục, có sự hiệu đính của cụ Cao Xuân Huy (1900-1983). Sách được in thành tám tập, giấy đen sì, chất lượng xấu khủng khiếp. Đến nỗi tôi chỉ đọc được chừng chục lần thì từng trang, từng trang đã gãy rời khỏi gáy sách. Có trang thậm chí đã bắt đầu mủn ra như những mảnh vải liệm trong quan tài của người tiền sử. Tôi đã cố giữ gìn, sắp xếp, mỗi khi giở ra đọc dù nóng mấy cũng không dám bật quạt. Vậy mà vẫn không tránh khỏi bị thất lạc lúc thì trang này, lúc thì trang khác. Những trang sách quý có khi bị gãy nát làm bốn năm mảnh, có khi bị gió thổi bay ra ngoài trời, bay lên trần nhà hoặc lăn lộn vào các xó xỉnh... Rồi thì nhện giăng, bụi bặm, rồi thì lũ trẻ nghịch ngợm, phá phách, rồi thì chuyển nhà chỗ nọ, chỗ kia... Bộ Đông Chu già nua, khổ hạnh ấy của tôi thế là mang thương tích đầy mình, nó không còn được nguyên vẹn, tử tế như xưa nữa. Tôi rất ân hận về điều đó, lòng vẫn hằng canh cánh như thể đang bị khuyết mất một phần kiến thức trong đầu mình.

May mắn cho những kẻ ham sách nhÆ° tôi là đất nÆ°á»›c đã chuyển mình sang thời chợ búa. Những sách nhÆ° thế này bây giờ không còn hiếm nữa, miá»…n là có tiền hoặc chịu khó nhịn đói má»™t ít, là có thể mua được ở bất cứ hiệu sách lá»™ng lẫy và hoành tráng nào. Và... tôi đã nhìn thấy bá»™ sách đó trong má»™t hiệu sách lá»›n giữa Sài Gòn, cùng vô số sách quí khác, đủ các loại cổ kim, bày xếp la liệt nhÆ° hàng rau, hàng cỏ chợ đầu mối. Mừng quá, tôi vá»™i vàng cầm lên, giở xem qua. Sách má»›i ra, ghi ná»™p lÆ°u chiểu quý 2/2005, in giấy tốt, trình bày cá»±c đẹp, bìa cứng hẳn hoi. Vẫn là bản dịch thông kim bác cổ của cụ Nguyá»…n Đỗ Mục, do cụ Cao Xuân Huy hiệu đính đây thôi, lại có cả bài tá»±a của đích danh Cao tiên sinh in ở đầu sách. Càng yên tâm hÆ¡n khi sách do má»™t nhà xuất bản danh giá, Ä‘á»™c tôn, đúng “chuyên môn” là nhà xuất bản Văn Học - Hà Ná»™i ấn hành. Bá»™ Đông Chu này được in dồn lại làm ba tập, má»—i tập hÆ¡n năm trăm trang khổ 14,5 x 20,5. Tổng cá»™ng ngót má»™t nghìn sáu trăm trang. Tập má»™t từ hồi thứ nhất đến hồi 43; tập hai từ hồi 44 đến hồi 75; tập ba từ hồi 76 cho đến kết thúc ở hồi 108. Giá trọn bá»™ là má»™t trăm bẩy mÆ°Æ¡i ngàn đồng, tÆ°Æ¡ng Ä‘Æ°Æ¡ng khoảng tám, chín mÆ°Æ¡i ki lô gam thóc, bằng thu nhập thá»±c tế trong sáu tháng của má»™t nông dân quê tôi vá
»›i Ä‘iều kiện không bị thiên tai, mất mùa. Tất nhiên là lần thứ ba trong đời, tôi đã không ngần ngại dốc hầu bao để rÆ°á»›c bá»™ sách quý ấy về.

Tiếc thay, niềm vui tậu được sách quí ấy kéo dài không lâu. Mặc dù trong phần “Lời Nhà Xuất bản” in ở đầu sách, có khẳng định chỉ in lại, “không sửa chữa, vì đây là một công trình có tính nghệ thuật cao”. Song càng đọc bộ sách mới cáu này, tôi càng ngờ ngợ. Vẫn tư tưởng Nho gia của Phùng Mộng Long và văn chương Quốc ngữ của Nguyễn Đỗ Mục đây thôi. Song tôi vẫn cảm thấy có gì hụt hẫng đâu đây. Ngoại trừ những lỗi chính tả, những dấu chấm, dấu phẩy bị thiếu hoặc đặt lộn chỗ làm cho câu văn trở nên ngô nghê, tối nghĩa mà tôi cho là lỗi do đánh máy. Dù sao thì mình cũng vẫn hiểu, vẫn tự bổ sung, sửa lỗi bằng mắt những dấu chấm, dấu phẩy ấy mỗi khi đọc thấy là được. Và con mình, cháu mình sau này nếu có đọc đến, chắc chúng cũng làm được như vậy. Thế thì cũng không sao. Tôi tự an ủi mình như vậy để thông cảm với những lỗi in ấn muôn đời khó tránh khỏi ấy của nhà xuất bản.

Đó là lý do mà bài viết này sẽ không nhắc đến những lỗi in ấn, sai chính tả, sót một vài chữ... thậm chí nước Tần đánh thành nước Trần (và ngược lại), họ Triệu đánh thành họ Trịnh... mặc dù rất nhiều và phát hành sách cũng không hề kèm theo một mảnh “đính chính” nào. Nhưng nếu đó là một ấn phẩm được làm một cách cẩu thả, bôi bác, nhất là đối với một tác phẩm lớn, “một công trình có tính nghệ thuật cao” - (chính lời NXB) như sau đây thì khó mà thông cảm cho được. Đầu tiên là việc nhắm mắt lặp lại cái sai, y như cái sai của bản in lần trước. Bản in này của NXB Văn học, tôi đồ rằng được đánh máy lại từ bản in năm 1989 của NXB Khoa học Xã hội. Ngay tập 1, hồi thứ 5, trang 63, có câu nói của Thạch Hậu (con Thạch Thác) người nước Vệ, kẻ bày mưu cho Chu Hu giết anh là Vệ Trang công để cướp ngôi. Trong đó có đoạn: “duy có nước Trịnh nhân việc loạn sai Công tôn Hoạt đem quân sang đánh nước ta...” Đoạn này ở cả hai bản in đều sai. Công tôn Hoạt là con trai Thái Thúc Đoạn, em của Trịnh Trang công. Thái Thúc Đoạn vì mưu cướp ngôi nước Trịnh của anh không thành mà bị giết. Công tôn Hoạt phải chạy sang nước Vệ, mượn quân nước Vệ về đánh nước Trịnh. Cớ sao lại nói ngược lại 180 độ như thế? Đoạn trên đúng ra phải là: “duy có nước Trịnh nhân việc loạn Công tôn Hoạt, đã đem quân sang đánh nước ta...”.

Tiếp đến là bỏ sót chữ, thậm chí sót cả một đoạn... (cẩu thả mà), làm hỏng cả nội dung, khiến người đọc không biết đâu mà lần. Cũng vẫn tập 1, hồi thứ 5, trang 66, đoạn Trịnh Trang công nói với các quan. Đây là một trong những lời bàn tuyệt hay trong Đông Chu, thể hiện tầm nhìn chiến lược, cực kì sáng suốt của một vị vua giỏi trước họa chiến tranh. Tiếc rằng sự cẩu thả của kẻ làm sách đã làm hỏng đi ít nhiều. Trang 66 ấy in câu nói của Trịnh Trang công có đoạn sau: “Nay ta đưa công tử Phùng lại sai công tử Lã đem quân ra cửa đông đánh nhau với nước Vệ...”. Có ai hiểu nổi câu văn này không hở giời? Đơn giản là nó đã bị người ta bỏ sót mất hẳn 15 chữ (những chữ in đậm sau đây). Đoạn văn ấy đầy đủ (từ giờ trở đi, các phần đối chiếu như thế này, người viết đều dẫn từ bản in năm 1989 của NXB KHXH - Hà Nội) là: “Nay ta đưa công tử Phùng ra ở đất Trường Cát thì Tống tất kéo quân ra đấy; bấy giờ ta lại sai công tử Lã đem quân ra cửa đông đánh nhau với nước Vệ...”

Tôi tưởng tượng trong một buổi ngoài trời mưa dầm dề, trong phòng gió hây hây làm cho người đánh máy bỗng nhiên buồn ngủ. Thế rồi người sửa bản in, người chịu trách nhiệm xuất bản... chẳng bao giờ thèm ngó lại. Thế là những trang sách cứ bị hẫng đi theo những cơn gà gật. Sở dĩ tưởng tượng như thế là vì chỉ sáu trang tiếp sau đó, ở hồi thứ 6, trang 73, có câu nói của Sái Túc, một quan đại phu giỏi của nước Trịnh, lại bị người ta làm hỏng chỉ vì bỏ sót quá nhiều chữ. Câu ấy trong sách đã dẫn in như sau: “Ngày trước năm nước họp quân đánh Trịnh, bây giờ ta đánh Tống thì bốn nước kia tất nhiên sợ hãi, mà phải đem người đi giảng hoà với Trần, lại lấy điều lợi chung mà giao kết với Lỗ...”

Cái sai của đoạn in này nguy hiểm ở chỗ dễ làm cho người đọc loạn trí. Bốn nước kia vì sợ hãi (Trịnh) mà phải đem người đi giảng hòa... với nước Trần hay sao?, lại lấy điều lợi chung (với ai?) mà giao kết với Lỗ (?) Cụ Nguyễn Đỗ Mục ở dưới suối vàng nếu biết được điều này chắc sẽ phiền lòng lắm đây. Bởi vì nguyên văn câu của cụ dịch rõ ràng, rành mạch đến thế này kia mà: “Ngày trước năm nước họp quân đánh Trịnh, bây giờ ta đánh Tống thì bốn nước kia tất nhiên sợ hãi, mà phải đem quân giúp Tống. Thế là bất lợi cho ta. Bây giờ ta nên sai người đi giảng hoà với Trần, lại lấy điều lợi chung mà giao kết với Lỗ...”

Ôi! cái cơn ngủ gật này biết bao giờ dừng lại, có lẽ bởi “mưa cứ rơi dầm dề, ngày cứ dài lê thê...” chăng? Những câu bị rơi rụng mất trong tập sách này, trong khuôn khổ một bài viết kể sao cho xiết. Xin dẫn thêm một trường hợp nữa.
Trang 102, hồi thứ 9, trong hồi này, Phùng Mộng Long đặc tả sự nhỏ nhen, tầm thường của kẻ xưng là thiên tử nhà Chu, người ta đã đánh máy một đoạn văn thế này: “
Bấy giờ công tử Đà nước Trần giết thế tử Vấn mà cướp ngôi, người trong nước không phục, bỏ đi nhiều lắm. Vì cớ ấy nên khi vua nhà Chu lấy quân đi theo ngay...” Biến mất toi 12 chữ Quốc ngữ của cụ rồi cụ Nguyễn Đỗ Mục ôi. Đoạn dịch ấy của cụ đầy đủ như thế này cơ mà: “Bấy giờ công tử Đà nước Trần giết thế tử Vấn mà cướp ngôi, người trong nước không phục, bỏ đi nhiều lắm. Vì cớ ấy nên khi vua nhà Chu lấy quân đi đánh Trịnh, công tử Đà không dám trái mệnh, phải cất quân theo ngay...”

Trong Đông Chu, có lẽ những đoạn viết về Tề Hoàn công và Quản Trọng chính là nằm trong số những đoạn khoái hoạt nhất của ngòi bút Phùng Mộng Long. Ông vua anh hùng ấy, một trong năm vị ngũ bá thời Xuân Thu có một sự nghiệp lẫy lừng, song kết thúc lại cực kì thảm hại. Không thấy Phùng Mộng Long tiên sinh miêu tả cái tướng khí của Tề Hoàn công ra sao. Song cứ theo sự khởi đầu - kết thúc của cái nghiệp bá chủ ấy mà đoán, thì trên gương mặt Tề Hoàn công hẳn phải có hai đường gọi là đường pháp lệnh xuất phát từ hai bên cánh mũi, chạy xuống chui tọt vào hai bên mép, mà các nhà nhân tướng học gọi là tướng “lưỡng xà nhập khẩu” (hai con rắn cùng chui vào miệng). Tiếc rằng trên đầu lưỡi lại không có nốt ruồi thành ra đó là một tướng hung. Tướng ấy có thể đạt đến phú quí cực đỉnh đấy, song kết cục bao giờ cũng là... chết đói mà thôi. Cùng có cái tướng số này với Tề Hoàn công, ở những phần sau của Đông Chu còn hai vị vua nữa là Sở Linh vương và Triệu Chủ phụ (Triệu Vũ vương). Ba cái đỉnh phú quí khác nhau, đồng thời cũng là ba kiểu chết đói bi thảm khác nhau. Bằng cách miêu tả cực kì sinh động những số kiếp và những kết cục bi thảm ấy, Phùng Mộng Long tiên sinh muốn ngầm răn chúng ta rằng, lẽ huyền cơ của cõi nhân sinh này thật là đáng sợ, không chừa ra bất cứ đẳng cấp xã hội nào. Những chuyện ấy có dịp mà “tán”, chắc sẽ còn rất nhiều điều lý thú. Đây đang nói về bộ Đông Chu kia của NXB Văn học. Than ôi, người ta đâu cần tôn trọng cái sự “khoái hoạt” ấy của ngòi bút Phùng Mộng Long. Bằng chứng là đến hồi thứ 23, đoạn viết về Tề Hoàn công đem quân bảy nước chư hầu đi đánh Sở. Những trang như trang 272; 273; 274, thì sự cẩu thả đã đạt đến trình độ... không sửa được nữa. Thậm chí có đoạn rõ ràng là cố tình “tóm tắt” một cách bôi bác, không đếm xỉa gì đến văn chương chữ nghĩa, đến tư liệu cần phải thể hiện của cả người viết lẫn người dịch. Chỉ xin dẫn chứng ra đây một đoạn “tóm tắt”... tối om ấy ở trang 273-274 (chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy...):

“Nước Sái vẫn cậy thế Sở không phòng bị. Khi quân Tề đến mới chống giữ. Thụ Điêu diễu quân dưới chân thành nước Sái. Sái hầu biết rõ Thụ Điêu là kẻ tiểu nhân sai đem vàng lụa lễ Thụ Điêu. Thụ Điêu nhận lễ và cho biết Tề Hoàn công sẽ còn đánh Sở: các nước sẽ phá huỷ kinh thành nước Sái.

Sái hầu sợ hãi trốn sang Sở, dân Sái bỏ chạy cả. Thụ Điêu tự nhận công mình, phi báo với Tề Hoàn công. Sái hầu đến Sở gặp Sở Thành vương biết rõ mưu kế Tề Hoàn công sai quân sĩ phòng giữ các nơi, triệu Đấu Chương ở Trịnh về.

Đại binh Tề Hoàn công và quân bảy nước chư hầu kéo sang nước Sái.

Hứa mục công đang ốm cũng đem quân hội ở nước Sái. Tề Hoàn công cho Hứa mục công ngồi trên Tào chiêu công. Đêm ấy Hứa mục công mất. Tề Hoàn công đóng quân ở Sái ba ngày để phát tang.”

Trích đến đây, tôi vừa nghe như có tiếng thở dài xót xa của cụ Nguyễn Đỗ Mục ở bên cạnh mình. Ai mà tin được lời khẳng định “không sửa chữa” của NXB in ở đầu sách nữa? Mà dẫu có sửa thì cũng phải sửa thế nào kia, chứ cái kiểu “tóm tắt” như đoạn in trên là quá ẩu, không còn tý hơi hướng văn chương nào so với bản dịch mà tất nhiên, tôi cũng phải trích dẫn ra đây để bạn đọc tự đối chiếu:

“Nước Sái vẫn cậy thế nước Sở, không phòng bị chút nào cả; khi quân Tề kéo đến nơi, mới vội vàng đem quân ra chống giữ. Thụ Điêu diễu quân ở dưới chân thành nước Sái. Sái hầu trông rõ là Thụ Điêu, năm trước vẫn hầu hạ Sái Cơ ở trong Tề cung, sau lại đưa Sái Cơ về nước Sái. Sái hầu biết Thụ Điêu là kẻ tiểu nhân, đêm hôm ấy sai người đem một xe vàng lụa đến lễ Thụ Điêu, để nhờ Thụ Điêu hãy hoãn binh cho.

Thụ Điêu nhận lễ, rồi lại đem việc bí mật của Tề Hoàn công đại hội chư hầu, trước đánh Sái, sau đánh Sở, nói hết cả cho nước Sái biết, lại bảo với sứ giả nước Sái rằng:

‘Chẳng bao lâu nữa thì các nước chư hầu sẽ đem quân đến phá huỷ kinh thành nước Sái, âu là người nước Sái nên liệu mà trốn trước đi.’

Sứ giả nước Sái về nói với Sái hầu. Sái hầu sợ hãi, đêm hôm ấy đem cung quyến
mở cửa thành trốn sang nước Sở. Dân nước Sái thấy Sái hầu đi trốn, tức khắc vỡ chạy cả; Thụ Điêu tự nhận là công mình, sai người về phi báo với Tề Hoàn công. Sái hầu sang đến nước Sở, vào yết kiến Sở Thành vương, thuật lại những lời nói của Thụ Điêu.


Sở Thành vương biết rõ mưu kế của Tề Hoàn công, tức khắc truyền cho quân sĩ phải phòng giữ các nơi; rồi một mặt sai người đi triệu quân Đấu Chương ở nước Trịnh về. Mấy hôm sau, đại binh của Tề Hoàn công đến nước Sái. Thụ Điêu đem quân ra nghênh tiếp. Bảy nước chư hầu cùng kéo quân đến, nghi vệ rất là nghiêm chỉnh. Bảy nước ấy là:

Tống Hoàn công (Ngự Thuyết)
Lỗ Hi công (Thân)
Trần Tuyên công (Chử Cữu)
Vệ Văn công (Huỷ)
Trịnh Văn công (Thiệp)
Tào Chiêu công (Ban)
Hứa Mục công (Tân Thần)

Kể cả bá chủ là Tề Hoàn công (Tiểu Bạch), cộng thành 8 nước.

Bấy giờ Hứa Mục công đang ốm, cũng miễn cưỡng đem quân đến hội ở nước Sái, Tề Hoàn công khen cái công khó nhọc ấy, thăng tước cho ở trên Tào Chiêu công. Đêm hôm ấy Hứa Mục công mất. Tề Hoàn công đóng quân ở nước Sái ba ngày để phát tang Hứa Mục công.”


So sánh hai đoạn trích trên, chưa kể những câu tóm tắt cẩu thả, tối nghĩa và cụt ngủn của bản in lần này. Người ta thậm chí còn lược bỏ hẳn danh sách bảy nước chư hầu theo Tề đánh Sở. Danh sách này không chỉ có ý nghĩa tư liệu, mà còn rất cần để giúp người đọc hình dung ra một cách rõ ràng, sáng sủa cái tính chất của “liệt quốc” trong quá trình nghiền ngẫm Đông Chu (bản in năm 1989 của NXBKHXH thậm chí còn in kèm cả bản đồ thời đó để người đọc tiện tham khảo nữa cơ đấy. Chứ bản in này thì... chả cần). Đến đây, hẳn bạn đọc đã bắt đầu nhận thấy bản dịch Quốc ngữ công phu của Nguyễn Đỗ Mục tiên sinh, “rơi” vào tay NXB Văn học ở lần in này đã bị “biến dạng” như thế nào. Chưa hết đâu. Bạn cứ chịu khó đọc đi, rồi sẽ phải công nhận rằng, bộ Đông Chu mới cáu ấy vừa ra khỏi nhà in thì đã bị mang thương tích đầy mình.

Kẻ viết những dòng này dù đã bắt đầu cảm thấy sắp cạn hết kiên nhẫn, song cũng phải cố dẫn thêm một số chỗ nữa của bản in, mà sự cẩu thả đã đạt đến một “đẳng cấp” khó tưởng tượng nổi. Ví dụ đoạn viết về cái điềm “đương bích” trong cung nước Sở, tập 2, hồi thứ 69, trang 397, bản in của NXB Văn học như sau: “Trong năm người con ấy, Sở Cung vương muốn chọn một người để lập làm thế tử mà chưa biết lập ai, muốn tế các thần, rồi chôn một viên ngọc bích ở giữa ở trong sân nhà thái miếu, đánh dấu chỗ chôn rồi đến canh năm cho năm người con vào yết tổ, xem người nào đứng làm lễ đúng vào chỗ chôn ngọc bích, thì người ấy được quỷ thần chọn làm vua. Khang vương vào trước, đứng cách ngọc bích xa lắm. Công tử Khí Tật bấy giờ tuổi hãy còn nhỏ, người vú ẵm vào lễ đứng chính giữa ở trên ngọc bích, Sở Cung vương biết là có thần giúp, bởi vậy rất yêu công tử Khí Tật...”

Rõ ràng cả năm người con cùng phải vào lễ, mà đọc chỉ thấy có hai, lại sai be bét. Cũng đơn giản tại cái “đẳng cấp” cẩu thả đó (hay là lại “tóm tắt” đây?) đã làm hỏng cả một câu chuyện ly kỳ. Bởi nguyên văn đoạn ấy của Nguyễn Đỗ Mục trong bản in năm 1989 là như thế này: “Trong năm người con ấy, Sở Cung vương muốn chọn một người để lập làm thế tử mà chưa biết lập ai, mới tế các thần, rồi chôn một viên ngọc bích ở giữa ở trong sân nhà thái miếu, đánh dấu chỗ chôn rồi đến canh năm cho năm người con vào yết tổ, xem người nào đứng làm lễ đúng vào chỗ chôn ngọc bích, thì người ấy được quỷ thần chọn làm vua. Khang vương vào trước, đứng lễ quá lên trước chỗ chôn ngọc bích; Linh vương vào sau, lúc lễ với tay đến chỗ ngọc bích; Tử Can và Tử Tích thì cách ngọc bích xa lắm. Công tử Khí Tật bấy giờ tuổi hãy còn nhỏ, người vú ẵm vào lễ đứng chính giữa ở trên ngọc bích, Sở Cung vương biết là có thần giúp, bởi vậy rất yêu công tử Khí Tật...”

Người ta chỉ sai có má»™t chữ (chữ má»›i đánh thành chữ muốn) thôi. NhÆ°ng lại thiếu hẳn 26 chữ. Cái thiếu cá»±c kì tai hại này vừa tạo ra má»™t cái sai khác rất cÆ¡ bản (vị trí đứng lá»… của Khang vÆ°Æ¡ng), vừa không thấy ba người con còn lại đứng lá»… ở đâu. ChÆ°a kể chi tiết “vá»›i tay đến chá»— ngọc bích” của Linh vÆ°Æ¡ng là rất quan trọng, không thể xem thường. Chỉ cần mô tả má»™t Ä‘á»™ng tác đứng lá»… đó thÃ
´i, cÅ©ng đủ nói lên bản chất khao khát quyền lá»±c đến ghê người của Sở Linh vÆ°Æ¡ng. Chi tiết đó liên quan đến việc Linh vÆ°Æ¡ng sau này giết anh (là Khang vÆ°Æ¡ng) để cưỡng chiếm ngôi vua nÆ°á»›c Sở, rồi cuối cùng cÅ©ng bị truất ngôi mà chết thảm ở trong buồng nhà má»™t kẻ thứ dân. Nói nhÆ° thế để chứng tỏ má»™t Ä‘iều, rằng đã là văn chÆ°Æ¡ng của má»™t bậc thiên tài thì không được phép bỏ sót má»™t chi tiết nào. In sách nhÆ° thế này thì có khác gì xẻo thịt lá»™t da?


Đông Chu có những bài ca về mưu lược trùm đời như Quản Trọng, kì tích về lòng kiên nhẫn như Trùng Nhĩ (Tấn Văn Công), bản lĩnh dùng người điêu luyện như Tấn Điệu công, trí tuệ thần thoại như Khổng Tử, quân sự cái thế như Tôn Vũ, nhẫn nhục đến giun dế cũng phải kinh như Câu Tiễn, ngoại giao lắt léo như Tử Cống... Lại có những hạng gian thần như Bá Hi, dẻo mỏ như Tô Tần, quay quắt như Trương Nghi, tởm lợm như Lao Ái... Lại có Ngũ Viên (Ngũ Tử Tư) mà kiến thức, mưu trí cũng như cuộc đời của ông là cả một thiên đại bi hùng. Đây cũng chính là những trang khoái hoạt đặc biệt của ngòi bút Phùng Mộng Long. Nhất là đoạn tả Ngũ Viên trút sự hận thù trong mười chín năm ròng rã của mình lên cái xác khô của Sở Bình vương. Tất cả những điều đó sở dĩ lưu truyền được hàng nghìn năm, cho đến tận ngày nay, chủ yếu là nhờ ở văn tự, chữ nghĩa đấy. Tiếc thay, ở đây cũng gặp phải sự cẩu thả kinh người. Xin hãy xem ở tập 3, hồi thứ 76, trang 18, sách đã dẫn in như sau:

Ngũ Viên lại lấy chân dẫm lên bụng xác Sở Bình vương, rồi hỏi ông cụ già rằng:

‘Tại sao cụ lại biết rõ chỗ chôn Sở Bình vương và sự thể quan quách như thế?’

Ông cụ già nói:

‘Tôi có phải là ai đâu, chính là thợ đá đã làm cái mộ này lúc bấy giờ!...’”

Chẳng biết có phải người ta lại tiến hành một cuộc “tóm tắt” hay không, mà thiếu hẳn lời kể tội rất đặc sắc, có thể áp dụng cho cả những đời sau của Ngũ Viên, lại biến mất một đoạn văn tiếp theo nữa, thành ra Ngũ Viên cứ dẫm lên bụng cái xác đó không biết đến lúc nào thì mới bỏ chân xuống? Đoạn trích ấy đầy đủ phải như sau:

“Ngũ Viên lại lấy chân dẫm lên bụng xác Sở Bình vương, rồi thò tay khoét mắt, mà kể tội rằng:

‘Lúc mày sống có mắt cũng như không! Mày có mắt mà không biết ai trung, ai nịnh, lại giết oan cha ta và anh ta!’

Nói xong, cắt lấy đầu Sở Bình vương, còn áo quan và xương, sai đem quẳng ở giữa cánh đồng. Ngũ Viên đã đánh vào xác Sở Bình vương rồi, lại hỏi ông cụ già rằng:

‘Tại sao cụ lại biết rõ chỗ chôn Sở Bình vương và sự thể quan quách như thế?’

Ông cụ già nói:

‘Tôi có phải là ai đâu, chính là người thợ đá đã làm cái mộ này lúc bấy giờ!’...”

Đến đây, ta lại bắt gặp một trận ngủ gật nữa của người đánh máy (chắc thế), bởi chỉ ba trang tiếp theo đó, trang 21, người đọc lại phải đọc một đoạn như thế này: “Lại nói chuyện công tử Thân đóng quân ở Lỗ Phục Giang nghe tin Sính Đô đã mất rồi, Sở Chiêu vương phải chạy trốn, sợ người trong nước tan tác, không có ai làm chủ, mới mặc đồ vương phục, để cho yên lòng dân. Dân chạy loạn, đều theo. Sở Chiêu vương mới nói với Hạp Lư rằng...”. In như thế thì ai mà hiểu nổi kia chứ? Công tử Thân chỉ cần mặc đồ vương phục vào là yên được lòng dân sao? Lại còn Sở Chiêu vương, đang bị Hạp Lư đuổi cho chạy toé khói sang tận nước Tuỳ, ngồi đấy mà nói với Hạp Lư? Người đánh máy buồn ngủ đã đành, chẳng lẽ cái người gọi là “sửa bản in”, người “chịu trách nhiệm” kia cũng ngủ gật hết hay sao? Nào có phải sót một vài chữ cho cam, đằng này sót hẳn mấy câu, lại còn làm loạn cả văn cảnh đi như thế, thử hỏi không gọi là cẩu thả thì gọi là cái gì?. Nguyên văn đoạn ấy trong bản dịch đầy đủ là: “Lại nói chuyện công tử Thân đóng quân ở Lỗ Phục Giang, nghe tin Sính Đô đã mất rồi, Sở Chiêu vương phải chạy trốn, sợ người trong nước tan tác, không có ai làm chủ, mới mặc đồ vương phục, đi xe vương dư, tự xưng là vua Sở, đóng ở đất Bế Tiết để cho yên lòng dân. Dân chạy loạn, đều theo về đấy. Sau công tử Thân nghe tin Sở Chiêu vương ở nước Tuỳ, liền hiểu dụ cho dân biết, rồi tìm sang nước Tuỳ để theo Sở Chiêu vương. Ngũ Viên vẫn căm tức vì không bắt được Sở Chiêu vương mới nói với Hạp Lư rằng...”.

Mạch “ngủ gật” của người đánh máy chưa dừng ở đấy. Bởi vì chỉ tám trang sau đó (trang 29), lại thấy biến mất toi một câu của vua Hạp Lư hỏi Ngũ Viên, trong khi ở một câu khác, rõ ràng là Ngũ Viên nói thì lại “gán” sang cho Hạp Lư. Lại có trường hợp chỉ cần in thiếu đúng ba chữ, mà ý nghĩa và tư tưởng của câu nói bị đảo ngược hẳn 180 độ. Ví dụ vẫn ở tập 3, trang 35, câu nói của Sở Chiêu vương: “Kẻ kia định báo thù cho cha, thế tức là hiếu tử. Đã là hiếu tử thì không làm được trung thần!” (???) Than ôi! người ta đã đánh máy thiếu mất ba chữ cực kì quan trọng. Câu đầy đủ phải là: “Kẻ kia định báo thù cho cha, thế tức là hiếu tử. Đã là hiếu tử thì khó gì mà không làm được trung thần!”. Lỗi kiểu này không những người dịch là cụ Nguyễn Đỗ Mục phải nuốt hận, mà ngay chính Phùng Mộng Long tác gia chắc cũng phải... khóc rưng rức.

Trang 62, thế tử Ba nước Ngô không hề bị truất, mà bỗng dưng tự “bốc hơi” đi đâu mất, để vua cha là Hạp Lư phải chọn người khác lập làm thế tử, chỉ vì người ta đánh máy thiếu hẳn câu: “Thế tử Ba thương nhớ nàng Thiếu Khương quá, sau cũng thành bệnh, chưa được bao lâu cũng chết”.

Trang 119, cụt mất đoạn Trần Hằng nước Tề sai bọn Trần Nghịch và Trần Bão giết chết Hám Chỉ nhằm chuyên quyền, lấn vua. Thành ra tự dưng đọc đến câu: “Tề Giản Công sợ hãi bỏ chạy...”, người đọc bỗng chẳng hiểu ông vua này sợ ai?

Trang 138: “Ngày hôm sau, Câu Tiễn biến sắc mà bảo Văn Chủng rằng...” - Văn chương gì mà cụt ngủn như thế? Tự dưng vô cớ mặt Câu Tiễn lại biến sắc...? Đúng ra là: “Ngày hôm sau, Câu Tiễn sai người triệu thì Phạm Lãi đã đi rồi. Câu Tiễn biến sắc mà bảo Văn Chủng rằng...”

Trang 195: “Đất nước Tần nguyên là của nhà Chu chia cho, chỉ hơn trăm năm thì tất lại hợp...” Thiếu một chữ thôi nhưng dễ làm đời sau hiểu sai mất tới... bốn trăm năm. Đúng ra là: “Đất nước Tần nguyên là đất của nhà Chu chia cho, chỉ hơn năm trăm năm thì tất lại hợp...”

Kể ra thì còn nhiều nữa. Nhưng thôi! Tiền nhân đang nổi giận ở dưới suối vàng kia kìa, kể cả kẻ phải viết ra những dòng này cũng đang giận không kém. Thật chẳng khác nào hí hửng ra siêu thị, lại mua về một thứ đồ kém phẩm chất, bỏ đi thì tiếc của, mà để dùng thì không yên tâm, huống chi lại là cái thứ mà (biết đâu) sau này, cả con cháu, chắt, chút... của mình cũng sẽ còn dùng đến. Tóm lại là kẻ viết đã cạn hết kiên nhẫn và mệt mỏi lắm rồi, xin dừng lại ở đây thôi, kẻo thời buổi miếng cơm manh áo này, người ta dễ mắng mình là đồ vô tích sự, chỉ biết bày trò “bới lông tìm vết”... lắm. Mà có khi đọc đến đây, người ta đang mắng thật rồi ấy cũng nên...

Văn chương mà đến cỡ như Đông Chu liệt quốc chí của Phùng Mộng Long, thì có thể nói là đã đạt đến bực thần thông quảng đại. Chuyện của cả thiên hạ suốt bốn trăm năm với hàng nghìn nhân vật, hàng trăm cuộc chiến, hàng vạn âm mưu... mà cứ như từ trong bụng tuôn ra, mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng, trùng trùng điệp điệp, không nhân vật nào mang máng nhân vật nào. Cái thiện cũng như cái ác, trung cũng như nịnh, giỏi cũng như ngu, anh hùng cũng như hèn hạ... tất cả cũng không cái nào giống với cái nào. Sức khái quát tư tưởng của Đông Chu lớn đến nỗi, muôn đời đều có thể soi vào đấy mà nhận ra mình, mà nhìn rõ thực chất thế sự của thời đại mình. Những quy luật của trời đất, nhân gian, của quỷ thần, chiến tranh, của tham tàn, đểu cáng... mà Đông Chu đã vạch ra, cho đến tận thời hiện đại bây giờ vẫn đúng, vẫn có thể vận dụng được. Đặc biệt là luật nhân quả thì có thể nói không ở đâu triệt để bằng Đông Chu. Vạn sự thịnh suy của những đời sau, dẫu có biến tướng kiểu gì đi chăng nữa, cũng đều không ra ngoài bộ sách ấy. Đó thực sự là cả một pho kiến thức nhân sinh vĩ đại, kiến thức triết học, văn học, sử học, chính trị, quân sự, ngoại giao... khổng lồ, chẳng những kẻ làm quan, làm tướng đời đời cần phải học, mà kể cả thứ dân cũng có thể học được ở trong đó rất nhiều điều. Pho kiến thức ấy ví như những vỉa quặng quý, có vỉa lộ thiên, có vỉa chìm sâu trong lòng đất, vỉa nọ chồng lên vỉa kia, tầng tầng lớp lớp, dẫu có khai thác mãi cũng không thể nào hết được. Đặc biệt ghê gớm nữa là tuy viết về lịch sử đấy, song điều đó vẫn không ngăn cản thiên tài Phùng Mộng Long múa bút sáng tạo nên những chi tiết đầy văn chương, siêu (và) thực đến bạt vía kinh hồn. Chỉ xin dẫn ra đây một ví dụ thôi cũng đủ. Ví dụ đoạn viết về Việt Vương Câu Tiễn, vì nếm phân Ngô Phù Sai, mà đến khi trở lại ngôi vua rồi mới mắc chứng hôi mồm (!). Quân sư Phạm Lãi bèn bắt tất cả triều đình đều phải nhai một thứ lá hái trên núi gọi là lá trấp, để cho mọi cái mồm cùng nhất tề thở ra tuyền một mùi hôi, giống như cái mùi hôi phát ra từ cửa miệng của đấng quân vương kia vậy... Thật là một hình ảnh tượng trưng thiên tài. Cái chuyện cam tâm thở ra một thứ thối tha để cùng a dua với đấng chí tôn của mình như thế, thì chẳng riêng gì lũ kẻ sĩ, quí tộc thượng đẳng cha mẹ dân của nước Việt thuở xưa, kể cả những đời sau này, đời nào mà chẳng có. Thậm chí cho đến tận bây giờ, “truyền thống” ấy hình như vẫn còn hiện hữu đâu đây... Một chi tiết trào lộng thâm trầm, sâu sắc đến như thế, đắt đến như thế, vậy mà Phùng Mộng Long tiên sinh viết ra cứ tỉnh bơ như không. Thử hỏi từ cổ chí kim, với biết bao thiên tài văn chương lừng lẫy trên thế gian này, liệu đã có mấy ai
nghĩ ra nổi một tình huống tương tự? Vậy thì,
Đông Chu xứng đáng là một trong những áng văn chương không tiền khoáng hậu. Và sở dĩ ngày nay, chúng ta có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với siêu tác phẩm đó, với những điều ghê gớm đó, là nhờ ở công lao to lớn của cụ Nguyễn Đỗ Mục, của cụ Cao Xuân Huy. Thế thì lẽ ra người ta phải hết sức nâng niu, hết sức cẩn trọng với văn bản của các cụ mới phải chứ? Đó chính là những con chữ của bậc Thánh hiền để lại đấy. Vậy mà...

Người ta vẫn nói sách là một loại sản phẩm văn hoá. Thậm chí các nhà xuất bản còn được “rêu rao” một thứ chức năng rất “thiêng liêng” là góp phần “định hướng” văn hoá (đọc) cho toàn xã hội (!). Định hướng cái kiểu bát nháo, giả cầy, bất chấp văn chương, sặc mùi lợi nhuận như cái thị trường sách mênh mông bát ngát hiện nay (mà bộ Đông Chu này chỉ là một ví dụ) thì thà cứ hiếm sách như ngày trước còn hơn. Tóm lại là, dẫu có sản xuất ra để bán kiếm lời, thì người sản xuất thứ sản phẩm đặc biệt là sách ấy cũng phải có chút gì đó gọi là văn hoá tương xứng. Ít nhất cũng phải tôn trọng người sẽ mua sản phẩm của mình, tôn trọng người đã viết ra những cuốn sách, đặng giúp mình có cái để mà làm tiền, làm quan, để mà (nếu biết muối mặt nữa) thì còn làm... điếm (văn hoá) chứ? Nếu bất chấp những điều đó, thì có khác nào cách tính toán của những loại con buôn mạt hạng, mãn kiếp chỉ biết coi đồng tiền là trên hết? Xuất bản sách cái kiểu cẩu thả, vô trách nhiệm như thế này thì không những coi thường người mua (cũng tức là coi thường người đọc), mà còn phạm tội đại bất kính đối với các bậc tiền nhân đã kì công làm ra sách ấy cho hậu thế. Những cuốn sách sẽ còn nằm trên giá cho người đời nay, người đời sau, và người đời sau nữa... Tội lỗi này liệu có lấp liếm nổi chăng?

2/9/2006

© 2006 talawas

Entry for September 13, 2006

Ăn chặn tiền hỗ trợ lũ lụt

"Sau vụ thiên tai này, chính quyền huyện nhận được 24.4 tỉ đồng và 1300 tấn lương thực.

Nhưng nay có bằng chứng cho thấy các vị quan chức ở đây đã chi tiêu số tiền cứu trợ một cách vô tội vạ.

Phòng Tổ chức - Lao động - Thương binh & Xã hội và phòng Kế hoạch - Tài chính của huyện Hương Sơn được phân bổ số tiền 5.3 tỉ đồng để hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại về người và tài sản.

Nhưng hai phòng này chỉ chi hết 1.566.000.000 đồng, số tiền còn lại được dùng cho những việc sai mục đích như trợ cấp ngân sách xã, phục vụ hành chính.

Công an Việt Nam chỉ mới điều tra ở bốn xã và thị trấn thì đã thấy xã nào cũng dính vào việc thâm lạm số tiền.

688 triệu đồng được gửi cho bốn xã và thị trấn này, nhưng chỉ có 195 triệu đồng được chi cho việc cứu trợ".

Thử tính xem mức độ hao hụt là bao nhiêu:

1. Từ cấp huyện tới cấp phòng

Từ 24.4 tỷ cho huyện, hai phòng của huyện nhận được "5.3 tỉ đồng để hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại về người và tài sản". Hao hụt bao nhiêu trước khi phân bổ thì chưa biết chắc vì bài báo không đề cập tới việc ngòai hai phòng trên, còn có phòng ban nào nhận được phân bổ không. Nếu giả sử hai phòng ban này là cơ quan chịu trách nhiệm cứu trợ và không phòng nào khác được nhận thì tỷ lệ hao hụt ở cấp huyện khoảng 78 %

2. Từ cấp phòng tới cấp xã: Tỷ lệ hao hụt ở cấp phòng là (5.3-1.566)/5.3=70 %

3. Từ cấp xã tới người dân: Tỷ lệ hao hụt trung bình ở cấp xã sẽ là 1-195/688=71%

Vậy chỉ tính riêng từ cấp phòng tới người dân thì người dân chỉ nhận được 8.3% số tiền hỗ trợ lũ lụt. Nếu giả thuyết ở (1) là đúng thì họ chỉ nhận được trung bình 1.8% số tiền cứu trợ.

Tức là nếu bạn đóng 100.000 đồng để ủng hộ bão lụt thì trung bình có thể sẽ chỉ có từ 2000 cho tới 8000 đồng là tới tay người dân bị nạn, còn lại là góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt và làm việc của các cán bộ nhà nước các cấp từ huyện tới xã.

Đó là mới chỉ có hai cấp là huyện và xã, còn chưa kể nếu việc cứu trợ này còn phải qua các cấp khác, ví dụ cấp tỉnh, hay Ủy ban phòng chống lụt bão. Rồi còn Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...Số tiền còn lại trên thực tế sẽ là bao nhiêu, hoàn toàn có thể dưới 1%. Bạn góp 100.000 nghĩ rằng số tiền này có thể đủ cho một gia đình nghèo chi tiêu cho nhu cầu ăn uống trong một tuần, nhưng có biết đâu tất cả những gì họ nhận được từ lòng thông cảm và chia sẻ của bạn chỉ là một gói mỳ tôm duy nhất.

Mà thôi, dù sao thì các cán bộ ăn chặn cũng là những người sinh sống trong vùng bị bão lụt mà, nếu nhìn thoáng một chút thì họ cũng là nạn nhân bão lụt thôi. Lá lành đùm lá rách vẫn là truyền thống dân tộc cơ mà. Lọt sàng xuống nia cả, số tiền đấy thì cũng được dùng để phát triển kinh tế xã nhà, huyện nhà, nếu không trực tiếp thì cũng bằng tiêu dùng, đầu tư mang tính kích cầu. Các bạn không nên vì thế mà không hưởng ứng khi người ta quyên góp cứu trợ bão lụt, thiên tai.

Monday, September 11, 2006

Nguyễn Trãi bảo vệ môi trường- Chết rồi thì thôi học Đại học

1. Nguyễn Trãi là nhà bảo vệ môi trường
Không những thế mà còn...


-Văn học Việt Nam phát triển "bồng bột mau lẹ" khi được tiếp xúc với các luồng văn hóa thế  giới.
- Bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão được sáng tác vào Thời Đường....

Vâng, đó không phải là các bài viết kiểu A Phủ rạch mặt trả thù Bá Kiến như trong các bài văn thi tốt nghiệp, thi Đại học mà đó là ở trong sách Bồi dưỡng cho giáo viên dạy văn học do các giáo sư đầu ngành như Trần Đình Sử chủ biên và là tài liệu chính thức của Bộ giáo dục phát hành.
Và còn những nhận định, yêu cầu, hướng dẫn ngô nghê, thậm chí là phản văn hóa như yêu cầu tóm tắt một bài thơ Đường của Thi Phật Vương Duy bằng một câu văn hay ra đề cho học sinh chọn multiply choices (rất Tây nhé, không kém thi TOEFL) kiểu thế này:

Truyện An Dương Vương nêu lên bài học gì?

A: Tình yêu nam nữ;
B: Xây dựng đất nước;
C: Bảo vệ đất nước;
D: Giáo dục thế hệ trẻ”.

Đáp án?: Tất nhiên là C.

Đây là link hai bài báo trên Tuổi trẻ về câu chuyện buồn (cười) này:

Nguyễn Trãi là người bảo vệ môi trường?

Những sai sót “chết người” của sách ngữ văn: Cô Tấm nào đây?

Trích thử một đoạn  

"Trang 55, sách Bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện..., khi hướng dẫn dạy bài “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) đã gợi ý giáo viên cần dạy như thế này: “Kết hợp tích hợp giáo dục môi trường khi giảng bài “Đại cáo bình Ngô”: lúc lên án tố cáo tội ác kẻ thù, tác giả tố cáo hành động hủy diệt môi trường sống. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời - Nặng thuế khóa sạch không đầm núi (...), với những câu văn trên, Nguyễn Trãi là “người xưa của ta nay” trong vấn đề bảo vệ môi trường” (!).

Chưa hết, để nhấn mạnh ý trên, trong sách giáo viên, người biên soạn còn hùng hồn hơn: “Giáo viên cần lưu ý cho học sinh rằng bằng linh cảm thiên tài, Nguyễn Trãi đã đề cập vấn đề môi trường sống”! (trang 21)." img

Vâng, và Giáo sư Sử trả lời cho các sai sót này cũng rất vui, trích từ báo Tuổi trẻ:

"GS Trần Đình Sử - chủ biên cuốn sách này (và nhiều bộ sách giáo khoa ngữ văn khác) - đã giải thích một cách rất hài hước. Rằng xảy ra tình trạng “Nguyễn Trãi... bảo vệ môi trường” là do bộ chỉ đạo thời gian biên soạn, in ấn quá gấp rút (trong một tuần phải viết xong hai cuốn sách hướng dẫn); do sự trưng cầu ý kiến song song với tài liệu đã in ra; do lỗi in ấn; và đặc biệt là do chủ trương phải dạy lồng ghép vào môn học các chương trình như: bảo vệ môi trường, bình đẳng giới… "


2. Chết rồi khỏi đi học Đại học

Bài này cũng là một chuyện buồn (cười khác), không khác gì cái truyện của Azit Nexin về anh chàng được chính quyền coi là đã chết vì "sổ sách nó thế,  làm sao mà nhầm được", tất nhiên là trừ khi phải đi lính hay đóng thuế.

“Người chết” đậu đại học: Làm sao đến trường?

Hóa ra những chuyện có thể xảy ra ở nước Thổ Nhĩ Kỳ đầu thế kỷ 20 vẫn có thể xảy ra ở nước An Nam  đầu thế kỷ 21.

"
Thương tình, cô Trang lại tất tả đi gõ cửa khắp nơi để giúp đứa học trò nghèo: “Tôi đến UBND huyện Long Hồ, bên huyện người ta tính thu hồi giấy báo tử lại, làm cho nó... sống lại, nhưng bên tư pháp nói không được. Lẽ nào Huỳnh Văn Dư với năm sinh 1989 lại đi học lớp 1 từ năm lên ba tuổi? Trong khi đó còn học bạ, văn bằng chứng chỉ trong suốt 12 năm học nữa...”, cô Trang thở dài...

Trao đổi với chúng tôi, trưởng Công an xã Hòa Ninh Trương Thanh Toàn kể: “Nhà tui gần đó chứ đâu. Bọn tui cũng muốn giúp lắm nhưng làm không được, không có chỉ đạo ở trên xuống thì làm sao? Chẳng thà hồi đó đừng khai tử còn uyển chuyển được”."

Sunday, September 10, 2006

Sunset and Sunrise



Thế là list các phim romantic/relationship favorite của mình vốn không phải nhiều nhặn gì lắm giờ được bổ sung thêm 2 phim: Before SunriseBefore Sunset. Cả hai phim đều rất so nice, so honest, so smart, so romantic and so beautifully filmed.

Hình như một số người thích phim Before Sunrise nhưng không thích Before Sunset. Tớ thì thấy Before Sunset rất hay, không kém Before Sunrise một tý nào, trong khi thực tế để làm được một sequence thành công như thế thì quả là rất khó. Nếu như Before Sunrise là câu chuyện lãng mạn của tuổi 20 nhiều mơ mộng và hy vọng thì Before Sunset là câu chuyện của tuổi 30, khi sự lãng mạn không mất đi nhưng nó lẩn khuất bên trong và cùng chung sống với những lo toan đời thường cùng những hoài nghi và thất vọng với cuộc đời, với tình yêu. Và tất cả những thứ đó đều được thể hiện một cách rất tinh tế và sâu sắc qua những lời thoại thông minh và chân tình và cả qua body language của hai diễn viên Ethan Hawke và Julie Delpy, cả hai đóng quá đạt, tưởng như đạo diễn làm phim này là để cho họ. Và thực tế là nhiều chi tiết trong cuộc sống của hai diễn viên này được đưa vào phim vì cả Ethan và Julie cùng tham gia viết kịch bản của Before Sunset: như Ethan đúng là sinh ở cung hoàng đạo Scorpion, sinh ở Texas còn Julie là Sagittarius, cũng từng du học ở trường NYU, New York....(Nhưng mình tưởng là Sagittarius với Scorpion là opposite với không hòa hợp cơ mà nhỉ)

Giữa Sunset và Sunrise, trong khoảng thời gian 10 năm đó họ có thay đổi không? Jesse thì hình như vẫn thế, tuy có phần trưởng thành và tự tin hơn trước, nhưng phải chăng chính sự tự tin ấy là do những hoài nghi mà anh ta từng có khi tuổi trẻ được thời gian kiểm nghiệm? Còn thì anh vẫn vậy, vẫn thông minh sắc sảo và witty nhưng có phần cynic, và từ sâu bên trong vẫn có phần giống một đứa trẻ. Và cuộc đời anh đã diễn ra như anh từng nghĩ về nó trong thủa 20 "Sometimes I dream about being a good father and a good husband. And sometimes it feels really close. But then other times it seems silly like it would ruin my whole life." Celine có lẽ thay đổi nhiều hơn Jesse. Trong Sunrise, cô có vẻ là một cô gái ấm áp, đôn hậu và cân bằng. Trong Sunset, có thể thấy trong cô nhiều sự giận dữ với cuộc đời hơn. Như cô nói về đêm họ gặp nhau ở Vienna "In a way, I put all my romanticism into that one night....and I was never able to feel all this again" .Nhưng cô vẫn rất quyến rũ, nét quyến rũ của một người phụ nữ thông minh, độc lập và luôn là chính mình, beautiful and natural (và sensual từ cái vẻ natural ấy).

Hai bộ phim đều rất lý thú, hầu như nội dung phim chẳng có gì ngoài việc hai con người cô đơn gặp nhau rồi lang thang bên nhau, vừa đi  bên nhau vừa nói chuyện với nhau về cuộc đời, về tình yêu, về những người yêu cũ, về chính trị, về gia đình, về tôn giáo, về sự tái sinh, và hơn cả là về chính mình. Có phải là một người đối thoại hay là người giúp ta hiểu hơn về chính bản thân ta không? Và câu chuyện của họ diễn ra trong những khung cảnh tuyệt đẹp, một châu Âu cổ kính như hoài niệm về một thời kỳ lãng mạn, dù đó là thành Vienna ban đêm- nơi có những nghệ sỹ hay kẻ nát rượu bán thơ lấy tiền và những người digan xem bói cho du khách- hay là Paris trong một buổi chiều nắng nhạt với những con phố màu nâu uốn lượn, các quán café ven đường và nhà thờ Đức Bà cổ kính lặng lẽ soi bóng xuống dòng sông Seine. Đoạn kết của Before Sunset cũng rất đẹp, lúc xem cảm thấy hơi hẫng một chút nhưng nghĩ lại thì thấy sweet và hopeful.

Trong Before Sunrise, Celine có nói "I believe if there's any kind of God it wouldn't be in any of us, not you or me but just this little space in between. If there's any kind of magic in this world it must be in the attempt of understanding someone sharing something. I know, it's almost impossible to succeed but who cares really? The answer must be in the attempt". Xem hai phim này cũng là một attempt để "understand someone sharing something". Và có thể còn là một attempt để hiểu hơn về bản thân mình, về con người, về tình yêu và những mối quan hệ trong cuộc đời. Bởi vì rồi ai cũng sẽ tới những lúc sunset cuộc đời và có khi nó đến nhanh hơn là mình tưởng, vậy thì cũng nên làm được điều gì "before sunset" chứ?

À, có một chi tiết trong phim là Jesse và Celine hẹn gặp lại nhau trong Before Sunrise vào 6 tháng sau ngày họ gặp nhau, tức là vào ngày 16/12.  Btw, that day is my birthday :D

Entry for September 10, 2006



Muốn nghe lại Kim Anh hát Mùa thu lá bay mà trong máy không có. Đọc chay lyrics trên Đặc Trưng thì thấy lời bài này thật sến, não nuột ghê, nhưng được có một câu hay "Mùa thu lá bay anh đã đi rồi ".
Không có Mùa thu lá bay thì nghe Autumn Leaves bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp vậy.
Có một số version ở đây.




Autumn Leaves

The falling leaves drift by the window
The autumn leaves of red and gold
I see your lips, the summer kisses
The sun-burned hands I used to hold

Since you went away the days grow long
And soon Ill hear old winters song
But I miss you most of all my darling
When autumn leaves start to fall

Les Feuilles Mortes

C'est une chanson qui nous ressemble.
Toi, tu m'aimais et je t'aimais
Et nous vivions tous deux ensemble,
Toi qui m'aimais, moi qui t'aimais.
Mais la vie sépare ceux qui s'aiment,
Tout doucement, sans faire de bruit
Et la mer efface sur le sable
Les pas des amants désunis.


Cuối cùng cũng tìm được album Kim Anh ở MP3 player, giờ là đang nghe nàng rền rĩ những câu nhạc nửa Hoa nửa Việt:
"Mùa thu lá bay anh đã đi rồi. Vỡ tan ôi bao giấc mông lứa đôi.  Giờ đành lìa xa thế nhân sầu đau. Hẹn anh kiếp sau ta nhìn thấy nhau"

Pic above:
Isaac Levitan. Fog. Autumn